tóm tắt luận án nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo phần cơ học lớp 10 THPT – nâng cao - Pdf 22

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học Vinh
Vũ thị minh
nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống
bài tập sáng tạo trong dạy học PHần cơ học
lớp 10 - trung học phổ thông
CHuyên ngành: Lý luận và pPdh bộ môn vật lí
Mã số: 62.14.10.02
TóM TắT Luận án tiến sĩ giáo dục học
Vinh - 2011
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005, điều 28.2 đã ghi: "Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho học sinh".
"Dạy học sáng tạo" với nội hàm là dạy tư duy sáng tạo nhằm góp phần đào tạo những
con người năng động, sáng tạo, những con người luôn biết vận dụng kiến thức và năng lực
của mình để tạo ra những giá trị mới để không ngừng cải tạo nâng cao chất lượng cuộc sống
của cá nhân và của xã hội.
Bài tập sáng tạo là bài tập mà các dữ kiện cho trong đầu bài không chỉ dẫn trực tiếp
hay gián tiếp cách giải. Đây là phương tiện có tầm quan trọng và có tác động mạnh mẽ
trong việc bồi dưỡng năng lực tư duy logic, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý thuyết
vào thực tiễn, phát triển tư duy sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức làm việc
tự lực của học sinh. Do đó, dạy học có sử dụng loại bài tập này một cách hợp lí chính là dạy
học sáng tạo, nó sẽ góp phần vào việc đào tạo ra một nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức
tốt, có tri thức khoa học, biết vận dụng tri thức vào công cuộc xây dựng đất nước.
Trên cơ sở đó chúng tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống
bài tập sáng tạo trong dạy học phần cơ học lớp 10 - Trung học phổ thông".
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

BTST là một phương tiện có thể giúp GV bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo
cho một lớp học bình thường khi sử dụng chúng trong dạy học. Muốn vậy, đầu tiên phải xây
dựng hệ thống BTST phù hợp trong dạy học vật lí THPT. Với giới hạn của đề tài, chúng tôi
nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống BTST trong dạy học cơ học lớp 10 dựa trên các
nguyên tắc sáng tạo của TRIZ.
3. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng các nguyên tắc sáng tạo của TRIZ xây dựng và sử dụng hệ thống
BTST nhằm bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần cơ
học lớp 10 - THPT.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Lí thuyết về dạy học sáng tạo trong bộ môn vật lí; TRIZ và Quá trình dạy học bài
tập vật lí phần cơ học lớp 10 THPT.
5. Giả thuyết khoa học
3
Bằng việc vận dụng TRIZ vào xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo và hướng dẫn học
sinh giải các bài tập đó trong dạy học phần cơ học lớp 10 - Trung học phổ thông thì sẽ góp
phần bồi dưỡng được năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lí thuyết dạy học sáng tạo
6.2. Nghiên cứu TRIZ
6.3. Tìm hiểu thực trạng dạy học BTST ở trường THPT
6.4. Nghiên cứu chương trình SGK vật lí 10 và các tài liệu liên quan như: Sách bài tập,
sách bồi dưỡng GV, sách các chuyên đề nâng cao, tuyển tập đề thi,…
6.5. Nghiên cứu vận dụng các NTST của TRIZ xây dựng hệ thống BTST về vật lí
phần cơ học 10 - THPT
6.6. Đề xuất các hình thức sử dụng BTST đã xây dựng vào dạy học nhằm bồi dưỡng
TDST cho HS. Thiết kế các giáo án thực nghiệm
6.7. Thực nghiệm sư phạm
6.8. Đề xuất tiến trình đánh giá tính ích lợi của hệ thống BTST đã đề xuất.
7. Phương pháp nghiên cứu

học vật lí THPT
Chương 2: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo phần cơ học lớp 10
THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG
BÀI TẬP SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ THPT
1.1. Năng lực tư duy sáng tạo
1.1.1. Năng lực
Theo tâm lí học, năng lực là những thuộc tính tâm lí riêng của cá nhân, nhờ những
thuộc tính này con người hoàn thành tốt một loại hoạt động nào đó, hoặc dù phải bỏ ra ít
sức lao động nhưng vẫn đạt kết quả cao.
1.1.2. Tư duy
1.1. Tư duy và đặc điểm của tư duy
Tư duy là một quá trình nhận thức khái quát và gián tiếp những sự vật và hiện tượng
của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính bản chất của chúng, những mối quan
5
hệ khách quan, phổ biến của chúng, đồng thời cũng là sự vận dụng sáng tạo những kết luận
khái quát đã thu được vào những dấu hiệu cụ thể, dự đoán được những thuộc tính, hiện
tượng, quan hệ mới.
Các đặc điểm của tư duy như: Tính “có vấn đề” của tư duy; Tư duy có quan hệ mật
thiết với nhận thức cảm tính; Tính trừu tượng và tính khái quát của tư duy; Tính gián tiếp
của tư duy; Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ, ngôn ngữ là phương tiện, hình thức biểu
đạt của tư duy.
1.2. Phân loại tư duy
Căn cứ vào mức độ độc lập của chủ thể, tư duy gồm bốn bậc.
- Tư duy lệ thuộc, tư duy độc lập, tư duy phê phán và tư duy sáng tạo.
.Theo chúng tôi, đây là cách phân loại tư duy rõ ràng nhất. Người có TDST thì có tư
duy độc lập và tư duy phê phán, ngược lại người có tư duy lệ thuộc thì không có 3 loại tư
duy còn lại.

Thường xuyên rèn luyện các thao tác tư duy, nhiều kỹ năng tư duy với nhiều loại tư duy,
đặc biệt là TDST; Khắc phục tính ì tâm lí để có tư duy toàn diện; Để TDST được nhạy bén
và sâu sắc cần phải có cách nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát, linh động trong việc lựa
chọn công cụ và giải pháp giải quyết vấn đề.
1.2. Dạy học sáng tạo trong dạy học vật lí
Trong giới hạn đề tài này dạy học sáng tạo được hiểu là dạy học nhằm bồi dưỡng
TDST cho học sinh.
1.2.1. Cơ sở tâm lí học về dạy học sáng tạo
Dạy học sáng tạo lấy lý thuyết thích nghi của Piaget và lý thuyết về vùng phát triển
gần của Vưgôtsxki làm cơ sở.
1.2.2. Cơ sở lí luận dạy học về dạy học sáng tạo
Dạy học sáng tạo lấy chu trình sáng tạo của Razumôpxki làm cơ sở lí luận dạy học.
1.2.3. Các biện pháp dạy học sáng tạo trong môn vật lí ở trường phổ thông
- Áp dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- Chuyển hóa phương pháp nhận thức của vật lí học thành phương pháp dạy học vật lí
- Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học
- Rèn luyện óc tưởng tượng, tư duy không gian, tư duy logic cho học sinh
- Đưa bài tập sáng tạo về vật lí vào dạy học
- . Bồi dưỡng phương pháp tự học
- Giáo dục tính tích cực và sáng tạo cho học sinh
1.3. TRIZ và việc vận dụng các nguyên tắc sáng tạo của TRIZ vào dạy học vật lí
1.3.1. Tìm hiểu về TRIZ
7
Lý thuyết giải các bài toán sáng chế (tiếng Nga là Теория решения изобретательских
задач, chuyển tự Teoriya Resheniya Izobretatelskikh Zadatch, viết tắt TRIZ) là phương pháp
luận tìm kiếm những giải pháp kỹ thuật mới, cho những kết quả khả quan, ổn định khi giải
những bài toán khác nhau, thích hợp cho việc dạy và học với đông đảo quần chúng.
TRIZ có khái niệm bài toán sáng tạo và các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo.
1.3.2. Phân loại mức độ khó của bài toán và mức sáng tạoTheo TRIZ, mức sáng tạo và
mức khó của bài toán có thể được xem xét theo các dấu hiệu sau:

Nguyên tắc 4: Nguyên tắc liên tục tác động có ích
Sử dụng vào dạy học: NT này sử dụng trong việc hướng dẫn HS thiết kế mô hình,
chế tạo các sản phẩm kỹ thuật trong giờ thực hành.
Nguyên tắc 5: Nguyên tắc thay đổi các thông số hóa - lí
Sử dụng vào dạy học: Thay đổi một dữ kiện của bài toán đến một giá trị nào đó thì
hiện tượng xảy ra trong bài toán thay đổi.
Nguyên tắc 6: Nguyên tắc sử dụng trung gian
Trong dạy học bài tập, nếu bài toán không thể giải quyết bằng cách áp dụng trực
tiếp các công thức đã có để giải thì có thể giải thông qua một bài toán trung gian hoặc đặt
ẩn số trung gian sẽ làm cho bài toán trở nên dễ hơn.
Nguyên tắc 7: Nguyên tắc đảo ngược
Sử dụng vào dạy học: Từ một bài tập luyện tập thay đổi giả thiết thành kết luận và
ngược lại, chuyển đối tượng từ trạng thái đứng yên thành chuyển động và ngược lại ta có
thể được một bài tập sáng tạo.
Nguyên tắc 8: Nguyên tắc quan hệ phản hồi
Sử dụng vào dạy học: Thiết lập quan hệ giữa các yếu tố, dữ kiện và lời giải của bài
toán. Sự tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của các đại lượng hoặc các bộ phận trong
một sản phẩm kỹ thuật.
Nguyên tắc 9: Nguyên tắc linh động
Sử dụng NTST này con người sẽ linh hoạt hơn trong cách nhìn nhận và giải quyết
vấn đề.
Nguyên tắc 10: Nguyên tắc tác động lên “nhiễu”
Tách hoặc tác động lên các yếu tố gây “nhiễu” để yếu tố gây nhiễu không còn có hại nữa.
1.4. Bài tập sáng tạo về vật lí - phương tiện dạy học sáng tạo trong môn vật lí ở trường
phổ thông
9
1.4.1. Khái niệm
Bài tập sáng tạo (BTST) là bài tập được xây dựng nhằm mục đích rèn luyện bồi
dưỡng năng lực TDST cho học sinh. Đây là loại bài tập mà các dữ kiện cho trong đầu bài
không chỉ dẫn trực tiếp về algorit giải hay kiến thức vật lí cần sử dụng .

NTST2
NTSTn
NTST
Đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi
Trả
lời
Trả
lời
BTST
BTST1
BTST2
BTSTn
Hình 1.1. Quy trình xây dựng BTST
Chú thích: ĐL (Định luật); KN (Khái niệm).
11
1.4.5. Quy trình hướng dẫn HS giải BTST có sử dụng các NTST của TRIZ nhằm bồi
dưỡng năng lực TDST cho học sinh.
Sử dụng NTST của TRIZ vào hướng dẫn HS giải BTST như sau:
+ Nhận dạng BTST theo 6 dấu hiệu;
+ Phân tích đề bài để phát hiện vấn đề cần giải quyết (bài toán cho gì, cần tìm gì);
+ Sử dụng NTST đề xuất phương án giải quyết vấn đề;
+ Đánh giá các phương án đề ra và lựa chọn phương án khả thi nhất;
+ Thực hiện theo phương án đã chọn;
+ Biện luận kết quả hoặc đánh giá tính đúng đắn, sự phù hợp của sản phẩm và rút ra
bài học khi giải quyết vấn đề tương tự.
Quá trình sử dụng các NTST vào hướng dẫn HS giải BTST được mô hình hoá như sau:
Hình 1.2. Quy trình giải BTST
Chú thích: DH: Dấu hiệu; P.án: Phương án
1.4.6. Những biện pháp sư phạm cần thiết trong tiến trình sử dụng BTST vào dạy học

Biện luận
Đánh giá SP
Đ


x
u

t

p
h
ư
ơ
n
g

á
n
N
T
S
T
1.5. Xây dựng thang đo đánh giá năng lực TDST của HS trong dạy học BTST về vật lí
1.5.1. Đánh giá theo tiêu chí
Kiểm tra, đánh giá theo tiêu chí là loại kiểm tra, đánh giá có tính chất tuyệt đối,
đánh giá kết quả học tập của từng người học đạt được trong thực tế so với các tiêu chí đề ra.
1.5.2. Cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực TDST
Các tiêu chí được xây dựng: Dựa trên chu trình sáng tạo khoa học Razumôpxki và sự
tương đồng giữa TDST của nhà khoa học và TDST của HS.


x

24: TDST mức 3. Ở mức này, học sinh đã giải quyết vấn đề bằng tư duy
sáng tạo và cơ sở vững chắc, lí luận chặt chẽ, học sinh có năng lực TDST ở mức này có thể
làm việc tự lực, các kỹ năng thực hành thí nghiệm cũng rất tốt, có tư duy phê phán sắc bén.
13
1.5.5. Kiểm chứng thang đo
Để đánh giá thang đo đã đề xuất có đo được kỹ năng cần đo hay không và có ý nghĩa
với nhóm thực nghiệm hay không ta kiểm chứng độ tin cậy và độ giá trị của dữ liệu.
Kết luận chương 1
Trên đây chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận của việc xây dựng và sử dụng hệ thống
BTST. Đề xuất được 4 biện pháp sư phạm cần thiết trong quá trình sử dụng hệ thống BTST
đã xây dựng nhằm mang lại hiệu quả trong quá trình dạy học sáng tạo. Để tìm hiểu tác dụng
của BTST đối với việc bồi dưỡng năng lực TDST cho HS sau khi học BTST về vật lí chúng
tôi đã xây dựng thang đo năng lực TDST của HS.
Chương 2
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SÁNG TẠO
PHẦN CƠ HỌC LỚP 10 THPT
2.1. Phân tích nội dung dạy học cơ học lớp 10
Hệ thống BTST phần cơ học lớp 10 phải nhằm thực hiện tốt mục tiêu và nội dung
chương trình, đồng thời phải hướng tới mục đích bồi dưỡng TDST cho HS.
2.2. Điều tra thực trạng dạy học bài tập vật lí nói chung, BTST về vật lí nói riêng ở
trường phổ thông
Từ kết quả điều tra với 310 GV và 300 HS chúng tôi nhận thấy: Rất ít GV THPT có
thể xây dựng BTST để có thể sử dụng vào DHVL. Hơn nữa, số lượng BTST phần cơ học có
trong SGK và SBT là quá ít. Vậy nên cần thiết phải xây dựng hệ thống BTST mà GV có thể
sử dụng vào dạy học nhằm phát triển TDST cho HS. Luận án này chúng tôi sẽ chỉ ra cho GV
cách xây dựng và hướng dẫn sử dụng BTST nhờ việc vận dụng các NTST của TRIZ. Nâng
cao hiểu biết của GV về tác dụng của BTST trong việc bồi dưỡng năng lực TDST cho HS và

được không?
BTST 8: Dùng thước đo có ĐCNN là mm, hãy xác định hệ số ma sát giữa dây xích
đang đặt trên mặt bàn?
BTST 9: Dùng dây xích đặt trên mặt bàn nằm ngang. Không dùng dụng cụ gì hãy
xác định hệ số ma sát giữa dây xích và mặt bàn.
BTST 10: Không dùng dụng cụ gì hãy xác định hệ số ma sát giữa dây xích với mặt
phẳng nghiêng góc
α
so với phương ngang.
Sử dụng NT linh động thay đổi dữ kiện của bài toán (ghép 2 mặt phẳng nghiêng),
chuyển thành:
BTST 11: Không dùng dụng cụ gì hãy xác định hệ số ma sát giữa dây xích với hai
mặt phẳng nghiêng góc
α
so với phương ngang (hình vẽ)
15
α
Hình 2.1
α
α
Hình 2.2
BTST 12: Chỉ dùng lực kế hãy xác định hệ số ma sát giữa thanh gỗ AB và sàn.
BTST 13: Chỉ dùng 1 cái thước có ĐCNN là mm. Hãy xác định trọng tâm của 1 khối
gỗ đồng chất hình chữ T.
BTST 1 4 : Dùng thực nghiệm để kiểm tra có tồn tại
3
F
có phải là hợp lực của
1
F

BTST 26: Một vòi nước khoá không chặt để rỉ ra một dòng nước mảnh. Làm thế nào
để xác định lưu lượng nước chảy của dòng nước đó mà trong tay chỉ có một cái thước kẹp
có độ chia nhỏ.
BTST 27: Một vòi nước gia đình bị hỏng không thể khoá chặt lại được để rỉ ra một
dòng nước mảnh. Bằng một thước kẹp có chia độ nhỏ hãy xác định số tiền lãng phí mà gia
đình phải trả cho việc này trong 1 tháng? Cho giá 1m
3
nước là 3500 đồng.
BTST 28: Hãy đề xuất các phương án thí nghiệm so sánh hệ số căng mặt ngoài của
nước xà phòng và nước cất?
BTST 29: Dùng thực nghiệm khảo sát sức căng mặt ngoài của chất lỏng phụ thuộc
vào: a) Khối lượng riêng của chất lỏng;
b) Nhiệt độ của chất lỏng
BTST 30: Từ một ống dòng có tiết diện lớn, vận tốc dòng nước nhỏ, hãy nghiên cứu
cấu tạo của hộp đen sau sao cho dòng nước đầu ra có vận tốc lớn (có thể đầu ra có 1 hoặc
nhiều dòng)
2.3.2. Một ví dụ cụ thể về cách xây dựng và sử dụng BTST trong dạy học phần cơ học
lớp 10
BTXP:

Xích có chiều dài l = 1m nằm trên mặt bàn, một phần chiều dài l’ thòng
xuống cạnh bàn. Hệ số ma sát giữa xích và bàn là
3
1
=k
. Tìm l’ để xích bắt đầu trượt
khỏi bàn?
Giải: Để vật bắt đầu trượt khỏi bàn thì lực ma sát của phần xích nằm ngang trên bàn
phải nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của phần xích tự do.
F


=
hoặc
n
n
k
′′

=
, với n’’ là tổng số mắt xích nằm ngang trên bàn. Sử dụng
NT linh động, NT phân nhỏ (phân nhỏ xích thành nhiều mắt xích giống nhau). ta được
BTST 9. Thay đổi góc tạo bởi mặt bàn và mặt ngang (NT linh động, NT thay đổi thông số
hóa – lí) ta được BTST 10 và 11. Như vậy từ một BTXP chúng ta có thể vận dụng các
NTST của TRIZ vào xây dựng được 3 BTST. Những BTST này được sử dụng để ôn tập về
lực ma sát sau khi HS học xong các lực cơ học hoặc ôn tập cuối kỳ II của năm học.
2.4. Các hình thức sử dụng BTST trong dạy học vật lí ở trường THPT lớp 10
2.4.1. Sử dụng BTST vào tiết bài tập
Sử dụng BTST vào tiết bài tập trong hình thức chính khóa hay không chính khóa đều
có nhiều thuận lợi về mặt thời gian so với việc sử dụng BTST ở tiết học bài mới. Giáo viên
có thể lồng ghép, đan xen BTST với bài tập vật lí thông thường theo một tỷ lệ phù hợp với
thời gian, trình độ của HS.
2.4.2. Sử dụng BTST vào tiết thực hành thí nghiệm trong giờ dạy không chính khoá
Trong luận án chúng tôi đã xây dựng 30 BTST dạng thí nghiệm với ba bài thực hành
thí nghiệm ngoài phân phối chương trình là:
- Bài thực hành: Chế tạo lực kế đẩy
- Bài thực hành: Chế tạo lực kế kéo - đẩy
- Bài thực hành: Sử dụng lực kế kéo – đẩy để tổng hợp và phân tích lực
Kết luận chương 2
Sau khi xác định mục tiêu và nội dung dạy học của phần cơ học lớp 10 và mục tiêu
cho từng chương, thực trạng của việc xây dựng và sử dụng BTST trong DHVL, chúng tôi đã

+ Hệ thống BTST đã xây dựng có mức độ khó từ thấp đến cao nên phù hợp với phần
lớn HS có năng lực trung bình trở lên.
+ Sử dụng BTST vào dạy học kích thích sự say mê tìm tòi của HS. Thông qua việc
giải các BTST HS đã được bồi dưỡng các NTST của TRIZ từ đó bồi dưỡng năng lực TDST
cho HS.
19
- Đối với lớp ĐC :
+ Ở lớp ĐC, HS không được bồi dưỡng các NTST của TRIZ nên việc giải BTST đối
với các em là khó khăn. Vì vậy, chỉ có một số HS có năng lực khá, giỏi mới có thể thể giải
được một số BTST.
+ Việc giải bài tập luyện tập chỉ có tác dụng củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng mà
không tạo nên không khí học tập kích thích TDST phát triển.
3.3.2. Đánh giá định lượng thông qua xử lí, phân tích bài kiểm tra bằng phương pháp
thống kê kiểm định
3.3.2.1. Các bảng số liệu kết quả thu được
Sau 4 bài học chúng tôi tiến hành cho HS làm 3 bài kiểm tra .Sau khi chấm điểm và
xử lí số liệu, tính trung bình tần số của mỗi điểm xuất hiện sau 3 bài kiểm tra chúng tôi thu
được các kết quả sau:
Bảng phân phối tần số kết quả
Năm học Lớp Số HS
Số HS đạt mức điểm X
i
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
2008 - 2009
Vòng 1
TN 143 0 3 8 14 34 30 27 10 12 5
ĐC 141 0 14 9 18 34 46 11 4 5 0
2009 - 2010
Vòng 2
TN 136 0 7 14 9 15 13 16 31 18 13

2
TN 8 6,59 7 2,35
0,000075.10
-3
0,90
ĐC 5 5,10 5 1,64
Nhìn vào bảng các tham số ta nhận thấy:
* Vòng 1: Điểm trung bình chung của lớp TN là 6,03 cao hơn lớp ĐC là 5,15, điều
đó chứng tỏ chất lượng học tập và khả năng giải các BTST của HS lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
SD là độ lệch chuẩn của lớp TN là 1,8 cao hơn SD của lớp ĐC là 1,65, chứng tỏ độ phân tán
điểm số của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Chênh lệch giá trị trung bình giữa là p = 0,000026 <
0,05 nên chênh lệch là có ý nghĩa tức là chênh lệch không có khả năng và xảy ra ngẫu nhiên
mà nhờ việc sử dụng BTST vào dạy học mà điểm trung bình của lớp TN cao hơn điểm trung
bình của lớp ĐC. Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD là 0,53, so sánh với giá trị
SMD trong bảng tiêu chí Cohen: 0,5 < 0,53 < 0,79 thì mức ảnh hưởng của việc sử dụng
BTST vào dạy học ở mức trung bình.
* Vòng 2: Điểm trung bình chung của lớp TN là 6,59 cao hơn lớp ĐC là 5,10, điều
đó chứng tỏ chất lượng học tập và khả năng giải các BTST của HS lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
SD là độ lệch chuẩn của lớp TN là 2,35 cao hơn SD của lớp ĐC là 1,64, chứng tỏ độ phân
tán điểm số của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Chênh lệch giá trị trung bình giữa là p =
0,000075.10
-3
< 0,05 nên chênh lệch là có ý nghĩa tức là chênh lệch không có khả năng xảy
ra ngẫu nhiên mà nhờ việc sử dụng BTST vào dạy học mà điểm trung bình của lớp TN cao
hơn điểm trung bình của lớp ĐC. Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD là 0,9, so
sánh với giá trị SMD trong bảng tiêu chí Cohen: 0,8 < 0,9 < 1 thì mức ảnh hưởng của việc
sử dụng BTST vào dạy học là lớn. So sánh với TNSP vòng 1 thì trong TNSP vòng 2, tác
giả đã có điều chỉnh về nội dung, thực thi phương pháp dạy BTST tốt hơn nên kết quả đạt
được cao hơn, tác động ở mức lớn còn TNSP vòng 1 mức ảnh hưởng chỉ ở mức trung bình.
22

10A (TN) 18 17 10 1
10B
1
(ĐC) 18 22 5 0
NT
10A1 (TN) 28 13 7 0
10A2 (ĐC) 27 18 1 0
23
Năm 2009 - 2010
Trường Lớp Mức 0 Mức 1 Mức 2 Mức 3
LVT
10T1 (TN) 11 15 15 7
10T2 (ĐC) 13 24 7 2
NCT
10B1 (TN) 17 13 12 4
10B3 (ĐC) 21 17 8 1
NT
10A1 (TN) 17 15 9 1
10A2 (ĐC) 24 18 2 0
3.3.3.3. Phân tích kết quả
Vòng 1:
- Số HS không sáng tạo ở cả lớp TN và ĐC gần như tương đương.
- Số HS sáng tạo mức 1 ở lớp TN ít hơn lớp ĐC
- Số HS sáng tạo mức 2 ở lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC
- Ở mức 3, chỉ có hai lớp TN mỗi lớp có 1 HS đạt được.
Từ đó cho thấy, BTST cũng đã bồi dưỡng được năng lực TDST của HS, số HS đạt
mức sáng tạo cao hơn xuất hiện ở lớp TN, càng tăng mức sáng tạo lên thì lớp ĐC lại có
càng ít HS đạt được.
Vòng 2:
- Ở lớp ĐC số HS sáng tạo mức 0 và mức 1 sẽ nhiều hơn ở lớp TN.

hứng khởi, tạo động lực mạnh mẽ cho các em TDST.
- Dạy học có sử dụng BTST ở các lớp thực nghiệm cho thấy HS có năng lực trung
bình là có thể học được BTST, tuy nhiên với HS có năng lực khá, giỏi (kiến thức cơ bản đã
nắm vững) thì vai trò của BTST phát huy hiệu quả hơn.
Dạy học BTST đã bồi dưỡng được năng lực TDST cho HS song người GV cũng phải
nỗ lực chuẩn bị các giáo án, thí nghiệm ở nhà và giảng dạy có “nghệ thuật sư phạm” hơn thì
mới kích thích được TDST của HS.
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status