một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lộc bình – tỉnh lạng sơn - Pdf 23

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
_______________________________
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHN
O
&PTNT
HUYỆN LỘC BÌNH- TỈNH LẠNG SƠN
Họ và tên : Hoàng Ngọc Linh
MSSV : 09A450167
Niên khóa : 2009 - 2013
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng

HÀ NỘI, 6- 2013
Sinh viên : Hoàng Ngọc Linh KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Niên khóa : 2009 – 2013
class="bi xe y12 w2 h9"
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
_______________________________
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHN
O
&PTNT
HUYỆN LỘC BÌNH- TỈNH LẠNG SƠN
Giảng viên hướng dẫn :ThS Đinh Thị Thanh Long
Họ và tên : Hoàng Ngọc Linh
MSSV : 09A450167

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT 3
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỘ SẢN XUẤT TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hộ sản xuất 3
1.1.2. Phân loại hộ sản xuất 4
1.1.3. Vai trò của hộ sản xuất với nền kinh tế 6
1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VỚI HỘ SẢN XUẤT 8
1.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng 8
1.2.3. Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất 11
1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng 13
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT 17
1.3.1. Nhân tố thuộc về phía Ngân hàng 17
1.3.2. Nhân tố thuộc về phía khách hàng vay 18
1.3.3. Môi trường kinh doanh 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI
NHNo&PTNT HUYỆN LỘC BÌNH – TỈNH LẠNG SƠN 20
2.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNO&PTNT HUYỆN LỘC
BÌNH 20
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của NHNO&PTNT huyện Lộc Bình- tỉnh
Lạng Sơn 20
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 21
2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT
HUYỆN LỘC BÌNH- TỈNH LẠNG SƠN 22
2.2.1. Hoạt động huy động vốn 22
2.2.2. Hoạt động tín dụng 24
2.2.4. Hoạt động kinh doanh khác 27
2.2.5. Kết quả kinh doanh 28
2.3. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI

3.2.4. Đối với cán bộ tín dụng phải giao trách nhiệm một cách rõ ràng
nhưng cũng phải quan tâm hơn đến quyền lợi của họ 55
3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 55
3.2.6. Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ, phối kết hợp chặt chẽ với các cấp
chính quyền địa phương và tổ chức đoàn thể 56
3.2.7. Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm
ẩn và nợ quá hạn mới phát sinh 57
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 59
3.3.1. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 59
3.3.2. Kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền địa phương và ban ngành hữu
quan 59
3.3.3. Kiến nghị, đề xuất đối với hộ sản xuất 61
3.3.4. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 61
3.3.5. Kiến nghị với Chính phủ 62
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN VĂN
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHN
O
&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
HSX Hộ sản xuất
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CBTD Cán bộ tín dụng
UBND Ủy ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
SXKD Sản xuất kinh doanh
CLTD Chất lượng tín dụng

kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể đến các hộ cá thể tư nhân… đều có quyền lợi và
nghĩa vụ như nhau. Một điều tất yếu của kinh tế thị trường là luôn tồn tại cạnh
tranh, và từ trong cạnh tranh các thành phần kinh tế tư nhân cá thể đã chứng tỏ được
sức mạnh của mình.
Tuy nhiên nước ta hiện nay là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở
nông thôn, hơn 70% lao động trong nông nghiệp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển,
đơn vị sản xuất chủ yếu là kinh tế hộ gia đình năng suất thấp, quy mô ruộng đất,
vốn, tiềm lực còn nhỏ bé, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn
chế, trình độ dân chúng nhìn chung chưa hiểu biết nhiều về nền sản xuất hàng hoá.
Trong vấn đề phát triển nông nghiệp của nước ta không đơn thuần chỉ là áp
dụng khoa học công nghệ, mà thực hiện một cuộc cải cách đồng bộ, đòi hỏi những
quyết định kinh tế phức tạp và được cân nhắc kỹ lưỡng.
Chúng ta phải chú ý hệ thống nông nghiệp như là một tổng thể kinh tế xã hội
hoàn chỉnh. Cần phải có một chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
một cách hoàn thiện. Điều đó đặt ra nhiều vấn đề song song cần giải quyết, trong đó
tài chính là vấn đề bức xúc. Nhu cầu vốn cho sản xuất và đời sống đối với nông
nghiệp và nông thôn ngày càng lớn. Đó cũng là nhu cầu lâu dài của chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của đất nước.
Để thực sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế hộ nói riêng phải
kể đến vai trò của tín dụng ngân hàng, đặc biệt là vai trò của hệ thống Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn trong hoạt động tín dụng cho kinh tế nông
nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay.
Hoàng Ngọc Linh Lớp K2- NH3
1
Khóa luận tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội
Với mong muốn tìm hiểu vì sao tín dụng ngân hàng chưa thực sự chiếm lĩnh
thị trường tín dụng nông thôn, và sau thời gian tiếp cận với thực tế tình hình cho
vay hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lộc Bình
– tỉnh Lạng Sơn, tôi xin đề cập đến đề tài "Một số giải pháp nâng cao chất lượng
tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông

O
&PTNT huyện Lộc Bình- tỉnh Lạng Sơn
Hoàng Ngọc Linh Lớp K2- NH3
2
Khóa luận tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỘ SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hộ sản xuất
1.1.1.1. Khái niệm hộ sản xuất
Nói đến sự tồn tại của các hộ sản xuất trong nền kinh tế trước hết ta cần thấy
rằng, hộ sản xuất không chỉ có ở nước ta mà còn có ở tất cảc các nước có nền sản xuất
nông nghiệp trên thế giới. Hộ sản xuất đã tồn tại qua nhiều phương thức và vẫn đang
tiếp tục phát triển. Do đó có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế hộ sản xuất.
Tuy nhiên, khái niệm hộ sản xuất vẫn chưa cụ thể, hầu hết đều mặc nhiên
thừa nhận hộ sản xuất là “hộ gia đình”, là “kinh tế hộ”. Ta có thể hiểu khái niệm hộ
sản xuất như sau: Hộ sản xuất ở Việt Nam hiện nay thường là những hộ gia đình mà
các thành viên có tài sản chung, đồng sở hữu tài sản, cùng chịu trách nhiệm, cùng
sản xuất kinh doanh trên cơ sở tự nguyện, tự giác và chủ yếu sử dụng chính sức lao
động của gia đình mình.
Theo phụ lục của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyết
định 499A Tín dụng ngân hàng ngày 02/09/1993 thì khái niệm hộ sản xuất được
nêu như sau: "Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất
kinh doanh, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình".
1.1.1.2. Đặc điểm hộ sản xuất
Trình độ sản xuất còn thấp trên nhiều mặt: Trình độ hiểu biết, kỹ năng sản
xuất, tổ chức quản lý kinh doanh, hoạch toán,… Việc phân công lao động dựa trên
tình cảm, bổn phận, phong tục tập quán địa phương, dân tộc, dòng họ và thường gắn

có căn cứ khoa học sẽ tạo điều kiện để xây dựng chính sách tín dụng phù hợp nhằm
đầu tư đem lại hiệu quả.
Có thể chia hộ sản xuất làm 3 loại sau:
Loại thứ nhất: Các hộ có vốn, có kỹ thuật, kỹ năng lao động, biết tiếp cận với
môi trường kinh doanh, có khả năng thích ứng, hoà nhập với thị trường. Như vậy các
Hoàng Ngọc Linh Lớp K2- NH3
4
Khóa luận tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội
hộ này tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, biết tổ chức quá trình lao động sản
xuất cho phù hợp với thời vụ để sản phẩm tạo ra có thể tiêu thụ trên thị trường.
Chính vì vậy mà các hộ này luôn có nhu cầu mở rộng và phát triển sản xuất
tức là có nhu cầu đầu tư thêm vốn. Việc vay vốn đối với những hộ sản xuất này
hoàn toàn chính đáng và rất cần thiết trong quá trình mở rộng và phát triển sản xuất
kinh doanh. Đây chính là các khách hàng mà tín dụng ngân hàng cần phải quan tâm
và coi là đối tượng chủ yếu quan trọng cần tập trung, đồng vốn đầu tư vào đây sẽ
được sử dụng đúng mục đích, sẽ có khả năng sinh lời, hơn thế nữa lại có thể hạn
chế tối đa tình trạng nợ quá hạn. Đây cũng là một trong những mục đích mà ngân
hàng cần thay đổi thông qua công cụ lãi suất tín dụng, thuế… Nhà nước và Ngân
hàng có khả năng kiểm soát và điều tiết hoạt động của các hộ sản xuất bằng đồng
tiền, bằng chính sách tài chính ở tầm vĩ mô.
Loại thứ hai: Các hộ có sức lao động làm việc cần mẫn nhưng trong tay họ
không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất, tiền vốn hoặc chưa có môi trường kinh
doanh. Loại hộ này chiếm số đông trong xã hội. Do đó, việc tăng cường đầu tư tín
dụng để các hộ này mua sắm tư liệu sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng để phát huy
mọi năng lực sản xuất nông thôn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Việc cho vay
vốn không những giúp cho các hộ này có khả năng tự lao động sản xuất tạo sản
phẩm tiêu dùng của chính mình mà còn góp phần giúp các hộ này có khả năng tự
chủ sản xuất. Mặt khác, bằng các hoạt động đầu tư tín dụng, tín dụng ngân hàng có
thể giúp các hộ sản xuất này làm quen với nền sản xuất hàng hoá, với chế độ hạch
toán kinh tế để các hộ thích nghi với cơ chế thị trường, từng bước đi tự sản xuất

Từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo cơ chế thị trường,
hộ sản xuất được công nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao quyền sử
dụng quản lý đất lâu dài, đã có tác động thúc đẩy hộ sản xuất khai thác có hiệu quả
nguồn lực đất đai và tài nguyên thiên nhiên tại chỗ, tăng vòng quay sử dụng đất, đầu
tư thâm canh tăng độ phì nhiêu của đất, tăng sản xuất cây trồng, mở rộng khai
hoang phục hóa tăng diện tích canh tác, tăng sản lượng cây trồng.
1.1.3.2. Hộ sản xuất có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường thúc đẩy sản xuất
hàng hóa, thúc đẩy phân công lao động dẫn tới chuyên môn hóa
Hoàng Ngọc Linh Lớp K2- NH3
6
Khóa luận tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội
Kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh trong sản xuất hàng hoá. Hộ sản xuất là
đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ song với quy mô bộ máy quản lý nhỏ gọn, năng động
nên đã dễ dàng nắm bắt được sự thay đổi của thị trường, kịp thời điều chỉnh kế
hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp, đồng thời lại được Nhà nước có chính sách
hỗ trợ phát triển.
Trong nền kinh tế thị trường với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, các
hộ sản xuất tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với nhiều
điều kiện khác nhau. Do đó, giữa các hộ sản xuất thường có sự phân công lao động
theo hướng ai giỏi nghề gì, có điều kiện để sản xuất mặt hàng nào thì làm nghề đó,
mặt hàng đó vì vậy sẽ có điều kiện tập trung được tiền vốn, nhân lực, vật lực triển
khai có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường.
Tóm lại, hộ sản xuất là một tổ chức kinh tế năng động hiệu quả, có khả năng
thích ứng cao với cơ chế thị trường, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phân
công lao động, chuyên môn hóa lao động, từ đó tạo khả năng hợp tác lao động trên
cơ sở tự nguyện cùng có lợi.
1.1.3.3. Đóng góp của hộ sản xuất đối với xã hội
Tốc độ tăng về giá trị tổng sản lượng nông nghiệp từ năm 1988 đến nay trung
bình hàng năm đạt 4%, nổi bật là sản lượng lương thực. Gần 70% rau quả, thịt

sản xuất.
1.2.2.1. Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất đảm bảo quá
trình sản xuất liên tục, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, tại một thời điểm nhất định có hiện tượng thừa
thiếu vốn, Ngân hàng đã thực hiện chức năng của mình là huy động vốn nhàn rỗi để
cung ứng tới người cần vốn trong đó có hộ sản xuất. Nhờ có vốn tín dụng, các hộ
sản xuất có đủ vốn để đảm bảo sản xuất liên tục, tổ chức sản xuất một cách hợp lý
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tăng năng suất lao động, cải thiện và nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Hoàng Ngọc Linh Lớp K2- NH3
8
Khóa luận tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội
Như vậy, tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng
nhu cầu vốn của hộ sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp rất lớn; Khu vực nông thôn đã và đang là
một thị trường rộng lớn của ngân hàng.
1.2.2.2. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn
trong sản xuất nông nghiệp
Quá trình sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi người sản xuất
phải nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Muốn vậy phải không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cải tiến máy móc
thiết bị, ứng dụng công nghệ mới, cải tiến cơ chế quản lý. Những hoạt động này đòi
hỏi một khối lượng vốn lớn, thường vượt quá khả năng của các hộ sản xuất. Nhờ có
vốn tín dụng ngân hàng, các hộ sản xuất có đủ vốn để tái sản xuất mở rộng, tập trung
ruộng đất, tập trung vốn hạ giá thành sản phẩm, tăng mức lợi nhuận từ đó thúc đẩy
quá trình tích tụ vốn, tăng quy mô của vốn tự có, tăng sức mạnh trong cạnh tranh.
1.2.2.3. Tín dụng ngân hàng là kênh truyền tải vốn tài trợ của Nhà nước đối với
nông nghiệp, nông thôn
Thực hiện chủ trương công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ thông qua nhiều kênh. Tín

dưới hình thức trang trại, nông trại và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông
nghiệp, nhiều vùng chuyên canh mới ra đời thay thế những cây trồng, vật nuôi kém
hiệu quả.
1.2.2.6. Tín dụng ngân hàng góp phần khôi phục, phát huy các ngành nghề truyền thống
Việt Nam có nhiều ngành nghề truyền thống và trong một thời gian dài, nhiều
nghề truyền thống đã bị mai một do không được quan tâm và đầu tư đúng mức. Thực
hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế, phát huy nội lực,
khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, phát triển thêm các ngành nghề mới thu
hút số lao động nhàn rỗi, tạo việc làm cho người lao động. Tín dụng ngân hàng là công
cụ tài trợ vốn cho các ngành nghề này, góp phần phát triển toàn diện nông- lâm- ngư
nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất
khẩu, mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ, tạo điều kiện cho các ngành nghề này
phát triển đồng bộ, nhịp nhàng.
Hoàng Ngọc Linh Lớp K2- NH3
10
Khóa luận tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội
1.2.2.7. Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định chính trị - xã hội
Thông qua việc cho vay mở rộng phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề
mới, tín dụng ngân hàng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,
tăng thu nhập, đảm bảo nâng cao mức sống của người dân; Đời sống kinh tế, văn
hóa xã hội được cải thiện, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, hạn chế
sự phân hóa bất hợp lý trong xã hội.
Tín dụng ngân hàng góp phần thiết thực trong việc thực hiện chương trình
xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho các hộ nghèo, thiếu vốn được vay vốn ưu đãi
để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, thoát khỏi đói nghèo.
Từ những điều trên ta thấy, tín dụng ngân hàng có vai trò cực kỳ quan trọng đối
với hộ sản xuất. Để vốn tín dụng ngân hàng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn
của hộ sản xuất, các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn nói riêng cần hoàn thiện mạng lưới tổ chức, hoàn thiện các biện
pháp nghiệp vụ để đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho hộ sản xuất.

lãi của các doanh nghiệp cho ngân hàng.
Bởi vậy đối với ngân hàng, chất lượng tín dụng đi liền với độ an toàn của
vốn vay và việc hoàn trả đầy đủ, đúng thời hạn của gốc và lãi vay khi khách hàng
hết hợp đồng tín dụng. Đối với khách hàng, khoản tín dụng được đánh giá là có chất
lượng cao khi khoản vay đó đáp ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp cả về
không gian và thời gian, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận đủ để trả lãi cho khoản
vay và tăng giá trị tài sản sở hữu của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, tất cả các chủ thể kinh tế đều hoạt động dưới sự
điều tiết và quản lý của Nhà nước. Do vậy, chất lượng tín dụng không chỉ đánh giá
bởi hai chủ thể là Ngân hàng và khách hàng mà còn đánh giá từ phía Nhà nước. Đối
với Nhà nước, khoản tín dụng được đánh giá là có chất lượng khi nó đáp ứng được
các mục tiêu chung của Nhà nước cả về mặt kinh tế và xã hội. Chẳng hạn như, các
khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp sẽ góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao
cơ sở hạ tầng, giảm ô nhiễm môi trường, tăng phúc lợi xã hội.
Chất lượng tín dụng nhìn phía khách hàng: Một khoản tín dụng được
đánh giá là có chất lượng thì nó phải bù đắp kịp thời, đầy đủ nhu cầu thiếu hụt về
vốn của khách hàng vay. Nó đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn
Hoàng Ngọc Linh Lớp K2- NH3
12
Khóa luận tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội
ra nhịp nhàng, làm tăng sản lượng hàng hóa sản phẩm, tăng vòng quay vốn và do đó
tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chất lượng tín dụng nhìn từ lợi ích kinh tế- xã hội: Tín dụng được coi là
chất lượng khi nó hỗ trợ và làm tăng hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp đơn
lẻ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn nghĩa vụ với Ngân sách nhà
nước, giải quyết được việc làm cho người lao động, góp phần tích cực vào tốc độ
phát triển chung của nền kinh tế. Đồng thời, chất lượng tín dụng được đảm bảo
cũng sẽ góp phần tích cực vào việc thực thi chính sách tiền tệ của Nhà nước.
Chất lượng tín dụng nhìn phía ngân hàng thương mại:
Đối với ngân hàng, chất lượng tín dụng được xác định thông qua các chỉ tiêu

nhuận cho bản thân ngân hàng và bảo toàn được vốn.
1.2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất
a) Các chỉ tiêu định lượng
Quá trình cho vay hộ sản xuất góp phần tạo nên hiệu quả cuối cùng tăng
thu nhập của hộ sản xuất. Hiệu quả đó được đánh giá trên các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu 1
Doanh số cho vay hộ sản xuất
Dư nợ bình quân HSX =
Tổng số hộ sản xuất vay vốn
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền vay của mỗi lượt hộ sản xuất. Số tiền vay càng
cao chứng tỏ hiệu quả cho vay tăng lên, thể hiện sức sản xuất cũng như quy mô hoạt
động sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất tăng lên.
Chỉ tiêu 2
Dư nợ cho vay trung hạn hộ SX
Tỷ lệ cho vay trung hạn HSX =
Tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất
Hai chỉ tiêu 1 và chỉ tiêu 2 phản ánh hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với việc
phát triển kinh tế của hộ sản xuất qua đó đánh giá được chất lượng tín dụng.
Tỷ lệ này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn trung hạn của hộ sản xuất để
mở rộng sản xuất kinh doanh. Theo đánh giá tỷ lệ tối thiểu là 30% tổng dư nợ (mục
tiêu của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam). Tuy vậy, tỷ lệ
Hoàng Ngọc Linh Lớp K2- NH3
14

Trích đoạn Nghiên cứu khách hàng Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam Kiến nghị với Chính phủ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status