hệ thống giao thông thông minh (its) và đề xuất áp dụng tại thành phố biên hòa hiện nay báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên - Pdf 23



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước,với sự bùng nổ về khoa học
kỹ thuật và công nghệ thông tin, tốc độ đô thị hoá ngày càng phát triển.Thành phố
Biên Hòa, với lịch sử lâu đời là một đô thị công nghiệp, trung tâm kinh tế, văn hóa
chính trị và xã hội của tỉnh Đồng Nai đang dần trở thành một trung tâm đô thị đa
chức năng, với những tiềm năng to lớn cùng nhiều thế mạnh thúc đẩy kinh tế - xã
hội phát triển bền vững và nhanh chóng. Gắn liền với sự phát triển và tốc độ đô thị
hóa nhanh, dân cư thành phố không ngừng gia tăng do thu hút các nguồn lực lao
động từ các vùng miền khác nhau đổ về các khu công nghiệp lao động và sinh sống.
Trong tương lai thành phố sẽ trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước.
Kinh tế phát triển, đời sống con người ngày càng nâng cao, nhu cầu đi lại ngày càng
tăng kéo theo số lượng phương tiện xe cá nhân ở thành phố tăng nhanh chóng mặt.
Thành phố đang phải đương đầu với những vấn đề lớn về cơ sở hạ tầng và giao
thông. Tuy nhiên cở sở hạ tầng, giao thông ở thành phố Biên Hòa hiện nay chưa đáp
ứng đủ nhu cầu mật độ hiện hữu giao thông công cộng và cá nhân. Hiện tượng ùn
tắc giao thông thường xuyên xảy ra nhất là vào các giờ cao điểm, công nhân, cán
bộ, công nhân viên đi làm và tan sở. Mọi ngã đường đều bị chật cứng, hiện tượng
ùn tắc xảy ra liên tục, kéo dài hàng giờ. Người lao động đi làm xa bằng phương tiện
cá nhân và công cộng, phải tính được giờ trừ hao khi kẹt xe, nếu không rất dễ bị trễ
việc. Ngoài việc làm ảnh hưởng không ít đến lưu thông và sự phát triển, còn lãng
phí giờ giấc, tiền bạc của người dân cũng như những hệ lụy khác như: ô nhiễm môi
trường vì khói thải xe hay phải cần đến nhiều lực lượng chuyên trách để điều tiết
giao thông. Mật độ người tham gia giao thông quá đông nên những vụ tai nạn giao
thông xảy ra thường xuyên, làm thiệt hại lớn về người và của cải. Trước sự bức
bách đó đòi hỏi phải có một giải pháp để giải quyết vấn đề nói trên. Hệ thống giao
thông thông minh (ITS- Intelligent Transport System) đã được ra đời để đáp ứng

minh hiện nay.
- Tiến hành thử nghiệm trong phạm vi nhỏ có thể thực hiện được rồi dần
dần áp dụng rộng rãi trên tất cả các con đường trọng điểm ở thành phố Biên Hòa.
1.4 Nhiệm vụ của đề tài

3

- Nghiên cứu tình hình và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đô thị,
giao thông vận tải Thành phố Biên Hòa – Đồng Nai ở hiện tại và tương lai.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu để phát triển “hệ thống giao thông thông
minh” (ITS) tại thành phố Biên Hòa.
- Đề xuất mô hình quản lý giao thông bằng “Hệ thống giao thông thông
minh” (ITS) cho Thành Phố Biên Hòa, phương hướng để tổ chức và quản lý “Hệ
thống giao thông thông minh” (ITS) nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu thực tế ở địa
phương.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của việc xây dựng “Hệ thống giao
thông thông minh” (ITS) mang lại cho ngành giao thông ở thành phố Biên Hòa.
1.5 Ý nghĩa của đề tài
- Với tình hình giao thông hiện nay, sử dụng hệ thống giao thông thông
minh là một trong những đòi hỏi cấp thiết cần được quan tâm, tìm hiểu kỹ lưỡng.
- Hệ thống giao thông thông minh là một trong những hệ thống an toàn và
cần thiết cho chúng ta hiện nay.
- Tại Việt Nam, hệ thống giao thông thông minh đã xuất hiện từ khá lâu
nhưng còn nhỏ lẻ và chưa hiệu quả.
1.6 Phạm vi nghiên cứu đề tài
1.6.1 Không gian
Khu vực nghiên cứu tập trung vào thành phố Biên Hòa hiện nay. Dựa trên
quy hoạch về mạng lưới giao thông và hướng phát triển của giao thông công cộng ở
thành phố Biên Hòa gồm:
- Khu vực Thành phố Biên Hòa và vùng lân cận: Long Thành, Dầu

ngừa va đập đằng sau. AHS được nghiên cứu trên 3 lĩnh vực chủ yếu: Thông tin:
nghiên cứu việc cung cấp thông tin cho lái xe; Điều khiển: nghiên cứu hỗ trợ điều
khiển xe; Dẫn đường tự động: nghiên cứu hỗ trợ lái xe hoàn toàn tự động. Sự an
toàn của lái xe là trách nhiệm của hệ thống này.
- Dự án Phương tiện giao thông an toàn cao (ASV) cũng đã bắt đầu được
nghiên cứu từ 1991 bao gồm 6 lĩnh vực và 32 hệ thống. Nhiều kết quả đã đạt được
trong phát triển công nghệ tự động. Một số nhà sản xuất ô tô đã bán ra các hệ thống
điều khiển dẫn đường thích ứng.

5

- Hệ thống thu thuế đường điện tử để chống ùn tắc giao thông (ETS) đã
được nghiên cứu từ 1990 và triển khai từ tháng 3-1997. Hệ thống này của Nhật Bản
phù hợp với tất cả các kiểu thu thuế đường trong khi sử dụng cùng một thiết bị trên
xe.
Như vậy trong Giai đoạn từ 2000 đến nay thực sự là một cuộc cách mạng
trong hệ thống giao thông với các dịch vụ của ITS cho người sử dụng ở Nhật.
1.7.2 Công trình nghiên cứu liên quan trong nƣớc
Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta từng bước tiếp cận, nghiên cứu, vận dụng
ITS vào các lĩnh vực: Thu phí đường bộ; Kiểm soát tải trọng ô tô tải nặng; Sát hạch
lái xe. Một loạt đề tài nghiên cứu khoa học được triển khai và thu được kết quả khả
quan. Điển hình như hệ thống thu phí đường bộ đã lắp đặt, thử nghiệm trên xa lộ An
Sương- An Lạc; Thiết bị sát hạch lái xe tự động đã thành công tại Phú Thọ, Bắc
Ninh, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Vụ KHCN Bộ GTVT và tập đoàn Trùng Hưng- Trung Quốc đã tổ chức Hội
thảo giới thiệu giải pháp Giao thông Thông minh (GTTM)- ITS. Hội thảo nhằm tìm
ra giải pháp điều hành, quản lý hiệu quả hệ thống giao thông ở Việt Nam. Phát biểu
khai mạc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng: Chính phủ Việt
Nam rất quan tâm đến hệ thống công nghệ truyền thông nói chung và hệ thống ITS
nói riêng. Hiện đang có nhiều giải pháp công nghệ đang áp dụng ở Việt Nam, tuy


7

CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI, GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ HIỆN
TRẠNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ Ở
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA HIỆN NAY
1.1 Tổng quan kinh tế - xã hội và giao thông vận tải ở thành phố Biên Hòa
hiện nay
1.1.1 Vị trí địa lý [10]
Thành phố Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, Phía Bắc giáp
huyện Vĩnh Cửu, Phía Nam giáp huyện Long Thành, Phía Đông giáp huyện Trảng
Bom, Phía Tây giáp huyện Tân Uyên, thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương và Quận 9 -
thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Biên Hòa là Trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, giáo dục, Khoa học kĩ thuật của tỉnh Đồng Nai. Thành phố Biên Hòa là
đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Đồng Nai và có Quốc lộ 1A đi ngang qua.

Hình 1.1: Bản đồ vị trí Thành Phố Biên Hòa

Thành phố Biên Hoà
155,68
806.656
5.182

Bảng 1.2: Dân số trung bình và dân số đô thị trên địa bàn Biên Hòa
Đơn vị
2006
2007
2008
2009
2010
TP Biên Hòa
615.011
641.713
673.094
701.709
806.656
-TP Biên Hòa
573.437
598.455
627.593
654.278
659.886
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011 và số liệu thu thập từ các địa phương)
1.1.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội [7]
Ước thực hiện tổng sản phẩm quốc nội năm 2012 (GDP) trên địa bàn đạt
23.873 tỷ đồng (giá CĐ), tăng 14,5% so năm 2011, đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra
(NQ tăng 13,5%-14,5%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng “Công
nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp”, công nghiệp chiếm tỷ trọng 63,95% (NQ 64,03%);

2
Biên Hòa II
08/06/1995
365 ha
3
Loteco
10/04/1996
100 ha Bao gồm 13 ha Khu Chế xuất
4
Sông Mây
07/04/1998
474 ha (Giai đoạn 1: 250 ha; Giai đoạn 2:
224 ha)
5
Hố Nai
08/04/1998
497 ha (Giai đoạn 1: 226 ha, Giai đoạn 2:
271 ha)
6
Biên Hòa I
12/05/2000

QH (ha)
Địa điểm
Ngành nghề
2
Cụm CN gỗ Tân Hòa
39,2
TP. Biên Hoà
Chế Biến gỗ
3
Cụm CN Dốc 47
97,65
TP. Biên Hoà
CCN tổng hợp
4
Cụm CN Tam Phước 1
57,0
TP. Biên Hoà
CCN tổng hợp

Tổng cộng 4 cụm
248,68 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011 và số liệu thu thập từ các địa phương)
Trong tương lai nhu cầu lao động tại các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp trên địa bàn Thành Phố sẽ gia tăng, vì vậy cần phải phát triển mạng lưới
giao thông công cộng phục vụ cho việc đi lại của công nhân là việc làm tất yếu
nhằm góp phần ổn định tình hình giao thông trên địa bàn, đồng thời góp phần quan
trọng vào việc tiết kiệm chi phí đi lại cho người lao động, chăm lo đến đời sống,
đáp ứng nhu cầu của người lao động một cách hiệu quả.

1.1.4.1 Đƣờng bộ
Thành Phố Biên Hòa có hệ thống đường bộ với nhiều con đường huyết
mạch của Đồng Nai và cả nước như: quốc lộ 1A, quốc lộ 51, quốc lộ 1K, tỉnh lộ
768, tỉnh lộ 16,
Đồng Nai bắt đầu quan tâm nhiều hơn các dự án giao thông tầm cỡ và đồng
thời phát triển giao thông nội bộ từ đô thị về đến nông thôn và đặc biệt là Thành
phố Biên Hòa.Vì vậy mà Thành phố trong nhiều năm qua đã có rất nhiều dự án giao
thông lớn và quan trọng phục vụ cho sự phát triển quá nhanh của thành phố Biên
Hòa.
Các tuyến đường có ý nghĩa lớn, liên kết thành phố Biên Hòa với các địa
phương khác:
1.1.4.2 Đƣờng sắt
Thành phố có hệ thống đường sắt Thống Nhất chạy ngang qua thành phố
với 2 Ga chính là: Ga Hố Nai, Ga Biên Hòa. Hiện nay thành phố có 2 cầu đường sắt
chạy chung với cầu đường bộ là cầu Gềnh và cầu Rạch Cát; Thành phố Biên Hòa
đang thiết kế và xây dựng Ga Biên Hòa mới tại xã An Hòa. Trong tương lai, thành
phố Biên Hòa sẽ xây dựng Hệ thống đường sắt đô thị chạy trong thành phố cũng
như liên kết với hệ thống đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài dự án

12

dường sắt đô thị, thành phố Biên Hòa hiện nay đang được đầu tư như: Đường sắt
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Đường sắt trên cao Trảng Bom - Hòa Hưng,
1.1.4.3 Đƣờng hàng không
Thành phố Biên Hòa có vị trí khá thuận lợi khi rất gần với các sân bay
như Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (35 km), Sân bay Quốc tế Long Thành (10 km).
Chính vì vậy, thành phố Biên Hòa rất thuận lợi phát triển về nhiều mặt. Hiện nay,
thành phố có Sân bay Biên Hòa là sân bay quân sự lớn nhất cả nước.
1.1.4.4 Công trình phục vụ vận tải hành khách công cộng
Hiện tại có ba bến xe, 1 nằm trung tâm Thành Phố và 2 ở vùng tiếp giáp;

3.724

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011 và số liệu thu thập từ các địa phương)
1.2 Tổng quan về hệ thống giao thông thông minh (ITS)
1.2.1 Lịch sử ra đời và sự phát triển của (ITS)
ITS (Intelligent Transport System) là khái niệm xuất phát từ Nhật Bản,
bắt đầu từ những năm 1980. ITS được xúc tiến như một dự án quốc gia tại Nhật
Bản.
Từ năm 1993, Hội nghị ITS quốc tế được tổ chức hàng năm với sự tham gia
của các chuyên gia về lĩnh vực giao thông vận tải đại diện cho các quốc gia và các
hãng danh tiếng trên thế giới sản xuất vật liệu mới, thiết bị thông tin hiện đại, ô tô,
tàu hỏa và các loại phương tiện giao thông khác.

13

Hội nghị ITS quốc tế lần thứ 13 được tổ chức tại London từ
ngày12/10/2006. Các chủ đề chính được thảo luận tại các hội thảo là an toàn giao
thông, hạn chế ô nhiễm môi trường, chống ùn tắc giao thông, sản xuất các phương
tiện giao thông thông minh, thiết bị an toàn giao thông Qua đó có thể thấy: ITS đã
khai thác khả năng công nghệ tiên tiến sẵn có của nhiều lĩnh vực nhằm cải thiện
giao thông với các mức độ khác nhau.
Chương trình ITS của một số nước được nghiên cứu và ứng dụng rất đa
dạng, hiệu quả với các mức độ khác nhau. Tùy theo đặc điểm của mỗi quốc gia mà
tập trung vào các lĩnh vực chính sau đây: Hoàn thiện kết cấu hạ tầng đường bộ, xử
lý khẩn cấp các sự cố giao thông; Hiện đại hóa các trạm thu phí tự động, trạm cân
điện tử; Quản lý các đường trục giao thông chính; Hệ thống thông tin cho người
tham gia giao thông; Phổ cập giao thông tiếp cận; Khai thác, điều hành hệ thống
giao thông công cộng tiên tiến (xe buýt, đường sắt đô thị, trung tâm đèn đường tín
hiệu); Cải thiện các vấn đề về thể chế, nguyên tắc giao thông tại các nút giao cắt;
Nghiên cứu sản xuất phương tiện giao thông thông minh; ứng dụng công nghệ tin

quyết vấn đề ùn tắc giao thông. Các chức năng của dự án ITS bao gồm quản lý,
giám sát, phân tích dữ liệu và kiểm soát các hoạt động giao thông. Dự án sẽ mang
lại một hiệu quả quản lý giao thông thông qua kiểm soát giao thông và giám sát hệ
thống (TCSS) theo dõi tất cả các xa lộ chính, đường hầm và các đường nối được lựa
chọn.

15 Hình 1.3: Hệ thông giao thông thông minh ở Hồng Kông
1.3 Hiện trạng hệ thống quản lí điều hành giao thông Biên Hòa [6]
Trong nước ta hiện nay yêu cầu cải thiện tình hình giao thông tại các thành
phố lớn trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Theo Viện chiến lược và phát triển GTVT,
hiện trạng lưới giao thông đô thị Việt Nam nói chung và thành phố Biên Hòa nói
riêng mới chỉ có đường bộ, chưa có đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, các giao cắt
chủ yếu là đường đồng mức, tỷ lệ đất dành cho giao thông đô thị quá thấp (thấp hơn
10%, trong khi tỷ lệ của nhiều nước trên thế giới là 20-25%). Dòng giao thông hỗn
hợp (nhiều loại phương tiện tốc độ khác nhau) gây khó khăn cho công tác tổ chức
giao thông, tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng quá thấp (dưới 5%), trật tự
an toàn giao thông còn nhiều bất cập, tắc nghẻn giao thông tăng cả về điểm lẫn tần
suất, đặc biệt trên một số tuyến: Quốc lộ (1A, 1K, 51, 15,…). Trong hoàn cảnh phát
triển ở nước ta, về mặt khoa học công nghệ, các giải pháp cải thiện giao thông,
phòng chống ách tắc được đề ra gồm nhiều khía cạnh như cải tạo nút, mở đường, bố
trí đèn tín hiệu, tổ chức giao thông, tăng cường đầu tư hệ thống giao thông công
cộng,…trong những năm vừa qua có mang lại một số kết quả nhất định. Tuy nhiên
có thể thấy rõ còn nhiều giải pháp bất cập như thiếu các giải pháp quản lý, điều
hành tổng thể, việc tính toán phân luồng, định tuyến, chu kỳ đèn tín hiệu nhiều nơi
chưa hợp lý, thậm chí phản tác dụng, chưa có hệ thống giám sát, điều hành giao
thông kịp thời, thuận tiện, hiệu quả,…Các dự án về quy hoạch do nước ngoài tài trợ
đều gác lại vì những vấn đề của giao thông đô thị. Các dự án về hệ thống đèn tín

cao
- Văn hóa giao thông hay thói quen giao thông công cộng của người dân
nước ta chưa cao.

17

1.4.3 Cơ hội
- Xu thế phát triển giao thông theo hướng hiện đại là một xu thế đã đang
và sẽ được áp dụng ở nước ta nói chung và Thành phố Biên Hòa sắp tới; Tỉnh Đồng
Nai ngày càng quan tâm đến việc phát triển hạ tầng xã hội
- Chúng ta là nước đi sau học hỏi được nhiều mô ITS đã được áp dụng
thành công trên thế giới; Ngày còn có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực hạ
tầng và quản lý đô thị bằng hệ thống giao thông thông minh (ITS) với nhiều hình
thức đầu tư khác nhau.
1.4.4 Thách thức
- Vốn đầu tư cho hệ thống giao thông ban đầu thường rất là lớn. Công
nghệ hiện đại phức tạp; Mật độ xe cộ lưu thông tại Thành Phố Biên Hòa đã bắt đầu
tăng cao.
- Văn hóa giao thông ở nước ta nói chung và tại Thành Phố Biên Hòa còn
nhiều vấn đề để bàn; Còn nhiều tiêu cực trong lĩnh vực đầu tư cơ bản ở Việt Nam.
- Những vấn đề an ninh, bảo vệ các thiết bị cũng có nhiều chú ý: nạn trộm
cắp các thiết bị đắt tiền.
quảng trường có tác dụng dẫn gió, tăng độ ẩm mát, hạ nhiệt độ nhờ các dải cây xanh
và mặt nước dọc đường phố.
d) Về phƣơng diện cảnh quan: Nơi thụ cảm phong cảnh, giao tiếp xã
hội sinh động và phong phú… Đường phố là một bộ phận của tổng thể kiến trúc
toàn đô thị. Đường phố như một không gian toàn diện, được kết hợp rất nhiều
những yếu tố khác nhau trong đó có yếu tố giao thông, điều kiện khí hậu, điều kiện
đất đai, lối sống và điều kiện lịch sử…

19

2.1.2 Quan hệ giữa quy hoạch giao thông và quy hoạch đô thị [5]
- Quy hoạch GTVT hợp lý là phần công tác quan trọng nhất trong quy
hoạch đô thị: đáp ứng các yêu cầu giao thông hàng ngày tiện lợi, an toàn, kinh tế,
nhanh chóng, kịp thời… Phát triển GTVT phải đi trước một bước là quy luật chung
trong nền kinh tế, trong đô thị nó góp phần tạo nên bộ mặt của đô thị, là yếu tố
quyết định sự thành công của đô thị hoá… Là cầu nối giữa sản xuất và lưu thông,
tiêu dùng… mở rộng thị trường, giao lưu giữa các khu vực và các đô thị … Cần
được ưu tiên đầu tư về kinh phí, thời gian…
- Sự khác nhau rõ rệt giữa đô thị và nông thôn thể hiện trong mức độ đầu
tư cơ sở hạ tầng: GTVT, điện nước, thông tin liên lạc… Chú trọng đến diện tích đất
dành cho giao thông trong đô thị: 15%-25%
- Về bố cục đô thị: giao thông là một trong những yếu tố để tổ chức không
gian đô thị. Trục của đường và vị trí quảng trường là khung bố trí quy hoạch đô thị.
Thông thường bố cục quy hoạch tổng thể đô thị và các quần thể đều xoay quanh hệ
thống giao thông. Các tuyến giao thông chính, quan trọng có vai trò quyết định
trong việc xác định bố cục chính, phụ của đô thị…
- Các yêu cầu của giao thông có ảnh hưởng quyết định đến việc bố trí chỗ
ở, nơi làm việc, nghỉ ngơi và các tiện ích phục vụ hàng ngày cho dân cư, ảnh hưởng
trực tiếp đến quy mô khu công nghiệp và khu dân cư, tác động đến tiến trình hiện
đại hoá đất nước.… Lưu lượng dòng xe có ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc

- Trình bày các phương án thu thập thông tin.
- Phát triển các mô hình giao thông, các phương thức giao trên cơ sở các
thông tin thu thập được.
2.2.3 Quy trình quy hoạch giao thông đô thị

21 Hình 2.1: Quy trình quy hoạch giao thông đô thị
a) Xác lập mục tiêu
Xác định mục đích của việc làm quy hoạch, các việc cần làm, thời gian
hoàn thành; Xác định các vần đề và các ràng buộc; Giảm thiểu tai nạn giao thông;
Giảm chấn thương và tử vong do tai nạn giao thông; Tăng cường an toàn giao thông
cho từng đối tượng sử dụng đường.
b) Thu thập số liệu
Thu thập số liệu; Quan trắc
c) Phƣơng pháp phân tích
Phân tích số liệu; Phát triển mô hình phù hợp hệ thống giao thông hiện tại
và tương lai.
d) Dự đoán
Dự đoán tình hình tương lai; Yêu cầu: Dự đoán về dân số, các hoạt động
kinh tế, xã hội,…
e) Thiết lập phƣơng án
Nhiều phương án đưa ra để so sánh, đánh giá trên cơ sở đó lựa chọn một
phương án phù hợp nhất.
f) Đánh giá

22

Trình bày các phương án; Đánh giá các phương án: Khảo sát và thử tất cả

phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành GTVT đường bộ Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến 2020.
- Quyết định số 33/2003/QĐ-TTg ngày 04/3/2003 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Đồng Nai
thời kỳ 2001-2010.
- Công văn số 1717/TB-UBT ngày 25/4/2003 của UBND tỉnh Đồng Nai
về việc rà soát lại Quy hoạch GTVT Đồng Nai đến năm 2010, lập quy hoạch GTVT
có định hướng đến năm 2020.
2.4 Cơ sở thực tiễn
Hệ thống giao thông tại các thành phố lớn hiện nay ngày càng trở nên phức
tạp: mạng lưới đường xá rộng, lưu lượng giao thông lớn, thành phần các phương
tiện tham gia giao thông hiện đại và nhất là yếu tố phục vụ con người, giữ gìn môi
trường ngày càng được quan tâm. Vì vậy vấn đề xây dựng các hệ thống quản lý,
điều hành giao thông đô thị trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Trong đó không thể
thiếu được vai trò ứng dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến.
2.4.1 Ngoài nƣớc
a) Hệ thống giao thông thông minh ở thành phố Luân Đôn
Các giải pháp giao thông thông minh ở thành phố Luân đôn bao gồm: đèn
đỏ và tốc độ, ưu tiên phương tiện vận tải công cộng, thông tin cho người tham gia
giao thông, quản lý bến đỗ xe, điều khiển nút, trung tâm điều hành và điều khiển

24

giao thông thành phố, quản lý sự cố, trợ giúp người tàn tật, hệ thống thông tin cho
người lái xe, mạng các camera giám sát, làn xe riêng cho xe buýt. Hình 2.4: Hệ thống giao thông thông minh ITS ở Luân Đôn

Hình 2.5: Quản lý thông tin GIS trên Internet


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status