đề phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức - Pdf 24

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, Pháp luật và Đạo đức đều là những bộ phận của hình
thái ý thức xã hội. Giữa chúng thường xuyên có những mối quan hệ, tác động
qua lại đan xen lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau cho dù bản thân chúng có những
điểm riêng biệt. Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của xã hội trong tất
cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học, pháp luật thì mức độ đan xen, tác
động qua lại giữa Pháp luật và Đạo đức ngày càng có những sự ảnh hưởng lẫn
nhau đúng như quan niệm của Đảng ta "Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng
thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức". Để nắm rõ hơn mối quan hệ này, em
đã lựa chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và
chuẩn mực đạo đức”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Chuẩn mực pháp luật:
Tính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước
quy định để mọi chủ thể có thể xủa sự một cách tự do trong khuôn khổ cho
phép, thường biểu hiện dưới dạng “cái có thể”, “cái được phép”,…Vượt qua
khỏi phạm vi, giới hạn đó là vi phạm pháp luật. Không thể có chuẩn mực pháp
luật chung chung, trừu tượng, mà nó phải được thể hiện thành các quy tắc, yêu
cầu cụ thể, dưới dạng các quy phạm pháp luật. Chuẩn mực pháp luật là các quy
tắc điều chỉnh hành vi, bởi vậy nếu không đặt ra các quy phạm pháp luật thì sẽ
không có căn cứ pháp lý để đánh giá hành vi nào là hợp lý và hành vi nào là bất
hợp pháp.
Chuẩn mực pháp luật được thực hiện chừng nào nó còn phù hợp với các quan
hệ xã hội và các lợi ích của giai cấp thống trị nảy sinh từ các quan hệ xã hội này.
Chuẩn mực pháp luật nào không còn phản ánh đúng các quan hệ xã hội nữa thì
[1]
nhà nước tước mấy của nó sức mạnh hoặc thay đổi nó về mặt hình thức. Nếu
chuẩn mực pháp luật thể hiện nhu cầu xã hội đứng đằng sau nó là chính quyền
nhà nước với nhiệm vụ bảo vệ các quan hệ xã hội thống trị; phù hợp với các
quan hệ xã hội ấy, chuẩn mực tạo thành hành vi phù hợp với pháp luật, tức là
cưỡng bức tuân theo nó. Sự thực hiện phổ biến tương ứng với các quan hệ xã hội

là những thói quen, nếp sống trong sinh hoạt hang ngày của mỗi con người; hai
là sự tự nguyện, tự giác của mỗi con người trong việc thực hiện hành vi đạo đức
phù hợp với các quy tắc của chuẩn mực đạo đức; ba là sức mạnh nội tâm chi
phối bởi lương tâm của mỗi người.
+ Các yếu tố khách quan là những yếu tố tồn tại bên ngoài ý thức của mỗi
người, nhưng lại luôn giữ vai trò chi phối, điều chỉnh hành vi đạo đức của họ;
hoặc ít nhất cũng tác động đến việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức, gồm: một là
ảnh hưởng của các thuần phong mỹ tục trong xã hội, hành vi hợp đạo đức của
những người xung quanh tới ý thức và hành vi đạo dức của mõi cá nhân; hai là
sức mạnh của dư luận trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi đạo đức của
con người.
- Chuẩn mực đạo đức được sinh ra từ sự mâu thuẫn được quy định về mặt vật
chất giữu các lợi ích chung và lợi ích riêng, từ sự thể hiện cái hiện có và cái cần
có, nó thể hiện năng lực của con người đối với sự hoàn thiện và phát triển năng
lực, nhân cách của mình.
III. Mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức:
1. Điểm giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật.
[3]
Đạo đức và pháp luật có sự giống nhau ở 3 điểm sau:
- Thứ nhất, pháp luật và đạo đức đều gồm những quy tắc xử sự chung để
hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội hay gồm nhiều những quy
phạm xã hội cho nên chúng có các đặc điểm của các quy phạm xã hội là:
+ Chúng là khuôn khổ những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử
sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do
chúng dự liệu thì đều phải xử sự theo cách thức mà chúng đã nêu ra. Căn cứ vào
pháp luật, đạo đức, các chủ thể sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì và
làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
+ Chúng là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con
người. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các quy tắc đạo đức, có thể xác
định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp đạo đức, hành vi nào là

còn pháp luật thì cụ thể, rõ ràng. Đạo đức chỉ nhằm định hướng cho con người
nên con người cần tự tìm tòi khám phá và qua dư luận mà điều chỉnh hành vi
một cách cụ thể.
- Thứ ba, đạo đức có nguồn gốc giá trị lâu dài, khi con người ý thức hành vi
tự do sẽ điều chỉnh hành vi đó. Do sự điều chỉnh đó xuất phát từ tự thân chủ thể
nên hành vi đạo đức có tính bền vững. Ngược lại, pháp luật là sự cưỡng bức, tác
động bên ngoài, dù muốn hay không người đó cũng phải thay đổi hành vi của
[5]
mình. Sự thay đổi này có thể là không bền vững vì nó có thể lập lại nơi này hay
nơi khác nếu vắng bóng pháp luật.
- Thứ tư, về biện pháp thực hiện, pháp luật đảm bảo rằng nhà nước thông qua
bộ máy cơ quan như cơ quan lập pháp, tư pháp,…còn đạo đức lại được đảm bảo
bằng dư luận và lương tâm của con người.
- Thứ năm, pháp luật có tính quyền lực nhà nước, nó chỉ do nhà nước đặt ra
hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp quyền lực nhà nước, từ
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục cho đến áp dụng các biện pháp
cưỡng chế của nhà nước. Trong khi đó, đạo đức được hình thành một cách tự
phát trong xã hội, được lưu truyền từ đời này sang đời khác theo phương thức
truyền miệng; được đảm bảo bằng thói quên, bằng dư luận xã hội, bằng lương
tâm, niềm tin của mỗi người và bằng biện pháp cưỡng chế phi nhà nước.
- Thứ sáu, pháp luật có tác động tới mọi tổ chức và cá nhân có liên quan
trong xã hội, còn đạo đức tác động tới các cá nhân trong xã hội.
- Thứ bẩy, pháp luật có những quan hệ xã hội, điều chỉnh còn đạo đức không
điều chỉnh.
- Thứ tám, pháp luật có tính hệ thống, bởi vì nó là một hệ thống các quy tắc
xử sự chung đề điều chỉnh mọi loại quan hệ xã hội phát sinh trong những lĩnh
vực khác nhau của đời sống như dân sự, kinh tế, lao động,…song các quy phạm
đó không tồn tại một cách độc lập mà giữ chúng có mối quan hệ nội tại thống
nhất với nhau để tạo nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật. Ngược lại, đạo đức
không có tính hệ thống.

hôn nhân trước đây trở thành tiền đề để hình thành nên quy định hôn nhân là tự
nguyện trên cơ sở giữ tình yêu nam và nữ trong luật hôn nhân và gia đình.
- Đối với việc thực hiện pháp luật:
+ Những quan niệm, quy tắc đạo đức được thừa nhận trong pháp luật góp
phần làm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn, bởi
vì chúng đã ngấm sâu vào tiềm thức của nhân dân nên ngoài những biện pháp
của nhà nước, chúng còn được đảm bảo thực hiện bằng thói quen, bằng lương
tâm và niềm tin của mỗi người, bằng dư luận của xã hội.
+ Ngược lại, những quan niệm, quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước
sẽ cản trở thực hiện pháp luật trong thực tế. Ví dụ quan niệm trọng năm khinh
nữ dẫn đến tình trạng một số người cố đẻ đến con thứ ba, thứ tư, tức là vi phạm
chính sách và pháp luật về dân số của nhà nước.
b. Tác động của pháp luật tới đạo đức
Trong một số trường hợp, định hướng đạo đức muốn được thực hiện một
cách phổ biến trong xã hội thì phải thông qua các quy phạm pháp luật để thể
hiện. Điều đó cho thấy ở một số khía cạnh nhất định pháp luật có ưu thế nổi trội
hơn so với chuẩn mực đạo đức. Pháp luật không chỉ là sự ghi nhận các chuẩn
mực đạo đức, mà còn là công cụ phương tiện bảo vệ chuẩn mực đạo đức một
cách hữu hiệu bằng các biện pháp, chế tài cụ thể. Pháp luật có vai trò to lớn
trong việc duy trì, bảo vệ và phát triển các quy tắc đạo đức phù hợp, tiến bộ
trong xã hội.
- Pháp luật có thể góp phần củng cố, phát huy vai trò, tác dụng thực tế của
các quan niệm, quy tắc đạo đức khi chúng phù hợp với ý chí của nhà nước và
được thừa nhận trong pháp luật, bởi vì ngoài việc đảm bảo thực hiện bằng lương
[8]
tâm, niềm tin, dư luận xã hội,…chúng còn được nhà nước đảm bảo thực hiện
bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước. Ví dụ như quy định cha mẹ
có nghĩa vụ yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục các con trong luật hôn
nhân và gia đình đã góp phàn củng cố, phát huy vai trò, tác dụng thực tế của
quan niệm, quy tắc đạo đức về vấn đề này.

luật. Ở chiều ngược lại, pháp luật đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và
phát huy các quan niệm đạo đức tốt đẹp, hình thành những tư tưởng đạo đức tiến
bộ, ngăn chặn sự thoái hoá xuống cấp của đạo đức, loại trừ những tư tưởng đạo
đức cũ, lạc hậu. Trong chừng mực nhất định, nhà nước pháp luật hoá các quy
phạm, nguyên tắc đạo đức hình thành quy phạm pháp luật – những quy tắc xử sự
tương đối cụ thể cho các chủ thể trong xã hội, xác định rõ hành vi được phép
thực hiện, các hành vi buộc phải thực hiện, các hành vi bị ngăn cấm.
- Bên cạnh đó, trong một số trường hợp thì ranh giới điều chỉnh giữa đạo đức
và pháp luật chưa rõ ràng hay sự pháp luật hoá các quy tắc các quan niệm đạo
đức không cụ thể dẫn đến khó ứng dụng vào cuộc sống. Chẳng hạn, Bộ luật dân
sự quy định, các giao dịch dân sự không được trái với đạo đức xã hội. Trên thực
tế, đánh giá một hành vi nào đó là trái hay không với đạo đức xã hội, không phải
là vấn đề đơn giản, cùng một hành vi nhưng có thể có các đánh giá khác nhau,
thậm chí đối lập nhau.
- Trong xã hội nhiều quan niệm, tư tưởng, đạo đức cổ hủ, lạc hậu vẫn còn tồn
tại mà chưa bị ngăn chặn đúng mức cần thiết. Ví dụ như tư tưởng gia trưởng,
[10]
thói cá nhân chủ nghĩa, tư tưởng địa vị, đẳng cấp, trọng nam khinh nữ,…vẫn có
ảnh hưởng không nhỏ trong đại bộ phận dân cư.
- Cuối cùng, đạo đức trong xã hội xuống cấp là nguyên nhân chính làm gia
tăng các vi phạm pháp luật cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng: người dân,
cán bộ, công chức nhà nước… Nguyên nhân cơ bản là sự nhận thức không đúng
đắn về vai trò của dạo đức, nhất là đạo đức truyền thống.
Nói tóm lại, giữa pháp luật và đạo đức luôn có mối quan hệ qua lại, tác động
lẫn nhau, cả hai đều có vai trò trong sự điều chỉnh hành vi con người, hướng tới
chân – thiện - mỹ. Đồng thời góp phần vào sự ổn định và đảm bảo cho sự phát
triển của xã hội và cộng đồng.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Từ những điều đã nói ở trên, có thể thấy được chuẩn mực pháp luật và đạo
đức có những điểm chung và đồng thời cũng có những khác biệt riêng. Đạo đức


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status