Logic của việc đi từ khái niệm sở hữu tư nhân đến lao động tha hoá và phân công lao động - Thực tiễn trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Logic của việc đi từ khái niệm sở hữu tư nhân đến lao động tha hoá và phân công lao động - Thực tiễn trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam



Khi lao động bị tha hóa, người lao động làm ra của cải, nhưng không thuộc về mình thì lao động đó là lao động khổ sai, lao động đó không còn là bản chất người, do đã là sự khổ sai (lao động như một con vật). Trong khi đó, các chức năng khác thuộc về bản thân người đó lại được coi như những chức năng của con người và hoàn toàn ngược lại.
Do đó, lao động tự tha hoá trong bản thân người lao động. Lao động mang bản chất người, lại trở thành bản chất vật. Đã từng có một thời, tuy lao động không phát triển như lao động trong chủ nghĩa tư bản, nhưng lao động mới được coi là lao động (người ta muốn lao động), còn trong chủ nghĩa tư bản, tuyệt nhiên lao động thuộc về người khác -> lao động là sự khổ sai.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


về vật dụng.
Quan hệ sở hữu có thể là những quan hệ về kinh tế và pháp lý. Nói cách khác, quan hệ sở hữu về kinh tế là hiện diện của bộ mặt pháp lý, theo nghĩa rộng quan hệ sở hữu kinh tế là tổng hoà các quan hệ sản xuất - xã hội, tức là các quan hệ của các giai đoạn tái sản xuất xã hội. Những phương tiện sống, bao gồm những quan hệ sản xuất trực tiếp, phân phối, trao đổi, lưu thông và tiêu dùng được xét trong tổng thể của chúng. Quan hệ sở hữu pháp lý là tổng hoà các quan hệ sở hữu, sử dụng và quản lý. Những quan hệ này tạo ra và ghi nhận các quan hệ kinh tế qua các nguyên tắc và chuẩn mực pháp lý. Để nêu bật sự thống nhất của các quan hệ sở hữu cả phương diện kinh tế và pháp lý.
Sở hữu về mặt pháp lý được xem là quan hệ giữa người với người về đối tượng sở hữu. Thông thường về mặt pháp lý, sở hữu được ghi trong hiến pháp, luật của Nhà nước, nó khẳng định ai là chủ thể của đối tượng sở hữu.
Sở hữu về mặt kinh tế biểu hiện thông qua thu nhập, thu nhập ngày càng cao, sở hữu về mặt kinh tế ngày càng được thực hiện. Sở hữu luôn hướng tới lợi ích kinh tế, chính nó là động lực cho hoạt động kinh tế.
Sự vận động, phát triển của quan hệ sở hữu về hình thức, phạm vi mức độ không phải là sản phẩm của chủ quan mà là do yêu cầu của qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất trình độ của lực lượng sản xuất. Hay là sự vận động của quan hệ sở hữu là quá trình lịch sử tự nhiên. Sự biến động của quan hệ sở hữu xét cả về mặt chủ thể và đối tượng sở hữu.
Đối tượng sở hữu: Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ là cái có sẵn trong tự nhiên (hiện vật). Đến xã hội nô lệ, cùng với sở hữu là sở hữu nô lệ. Xã hội phong kiến đối tượng sở hữu là tư liệu sản xuất (đất đai, công cụ lao động …) trong xã hội tư bản đối tượng sở hữu không chỉ về mặt hiện vật mà quan trọng hơn về mặt giá trị, mặt tiền tệ. Ngày nay, cùng với sở hữu về mặt hiện vật và giá trị của tư liệu sản xuất, người ta chú trọng nhiều đến sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ, giáo dục …
Quan hệ sở hữu: Là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình chiếm hữu và sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội là quan hệ sở hữu. Quan hệ sở hữu phản ánh sự chiếm giữ tư liệu sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng, nó biểu hiện qua mối quan hệ vật - vật. Quan hệ sở hữu là một loại quan hệ xã hội phát sinh, tồn tại và phát triển trong quá trình chiếm hữu mà khi xem xét dưới góc độ pháp lý nó bao gồm ba bộ phận cấu thành chủ thể, khách thể và nội dung
Các hình thức sở hữu: Hình thức đầu tiên là công hữu, sau đó sự phát triển của lực lượng sản xuất, có sản phẩm dư thừa, có kẻ chiếm làm của riêng xuất hiện tư hữu. Đó là hai hình thức sở hữu cơ bản thể hiện ở nước đó, quy mô và phạm vi sở hữu khác nhau, phụ thuộc vào trình độ lực lượng sản xuất và lợi ích của chủ sở hữu chi phối. Chẳng hạn công hữu thể hiện qua sở hữu nhà nước, sở hữu toàn dân. Ngoài ra còn có hình thức sở hữu hỗn hợp. Nó xuất hiện tất yếu do yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất và qui trình xã hội hoá nói chung đòi hỏi. Sở hữu hỗn hợp hình thành thông qua hợp tác liên doanh liên kết tự nguyện phát hành mua bán cổ phiếu…
Khái quát lại thì có hai hình thức cơ bản: Công hữu và tư hữu. Còn lại là kết quả của sự kết hợp giữa chúng với nhau.
Sự xuất hiện và tồn tại của chế độ sở hữu tư nhân:
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ ở giai đoạn cuối do sự phát triển của lực lượng sản xuất sau ba cuộc phân công lao động xã hội:
Lần 1: Nghành chăn nuôi tách khỏi trồng trọt.
Lần 2: Thủ công nghiệp tách khỏi công nghiệp.
Lần 3: Với sự xuất hiện của tầng lớp Thương nhân
Do năng xuất lao động đã cao hơn trước, con người có kinh nghiệm hơn …..
Trong xã hội có sản phẩm dư thừa và xuất hiện những người chiếm đoạt của cỉa dư thừa đó và trở thành giàu có (tư hữu riêng) lại có những người người do yếu kém mà cùng kiệt đói ….Tất cả đẩy nhanh quá trình phân hoá tầng lớp xã hội và giai cấp xuất hiện. Có giai cấp thì tất yếu có đấu tranh giai cấp. Để cuộc đáu tranh giai cấp nằm trong vòng trật tự nhất định không phá vỡ xã hội thì có một tổ chức đặc biệt ra đời, tựa hồ như đứng trên xã hội và quản lý xã hội. Đó là Nhà nước.
Qua sơ đồ trên cho ta thấy sở hữu tư nhân trong các cách sản xuất khác nhau của lịch sử phát triển của loài người với tính chất và mức độ thể hiện khác nhau :
Trong chế độ chiếm hữu nô lệ: Pháp luật của nhà nước chủ nô duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu của chủ nô đối với tất cả các tư liệu sản xuất của xã hội ngay cả sở hữu bản thân người nô lệ (nô lệ là công cụ biết nói không được xem là người ). ở đây trình độ tư hữu của còn thấp nhưng tính chất khắc nghiệt và bất bình đẳng là tuyệt đối.
Trong xã hội phong kiến: Sở hữu đẳng cấp phong kiến thể hiện rõ ở chế độ "phong tước, cấp điền " của các vua chúa phong kiến. Nhà nước và pháp luật phong kiến bảo vệ, duy tì chế dộ sở hữu của địa chủ lãnh chúa phong kiến đối với ruộng đất và duy trì tình trạng nửa phong kiến cuả nông dân và giai cấp phong kiến.
Trong chế độ tư bản chủ nghĩa: trên cơ sở tan rã dần của sở hữu phong kiến đã xuất hiện và phát triển quan hệ sở hữu tư sản. Đó là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và boác lột giá trị thặng dư (do công nhân làm thuê sáng tạo ra bị giai cấp tư sản chiếm không).
ở đây giai đoạn của trình độ tư hữu gắn với đặc trưng của xã hội tư bản. Chế độ tư hữu được qui định là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Giai cấp tư sản với phương pháp, thủ đoạn bóc lột mới với trình độ cao tư hữu trong xã hội tư bản chủ nghĩa nằm chủ yếu tập trung trong tay giai cấp tư sản, các tập đoàn tư bản, các nhà tư bản nắm trong tay tư liệu sản xuất.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH: Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê Nin thì có hai cách quá độ lên CNXH. Đối với những nước như nước ta quá độ lên CNXH từ một nước nghèo, lạc hậu chưa qua giai đoạn phát triển TBCN, thì nhất thiết cần có một thời kỳ lịch sử với sự tồn tại của đa thành phần kinh tế với đa hình thức sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân để sử dụng sức mạnh và ưu thế của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế hàng hoá, tất cả nhằm tạo ra tiền đề xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho CNXH. Mặc dù vậy trong sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay nhằm phát triển lực lượng sản xuất thì sở hữu nhà nước, kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo để định hướng cho sở hữu tư nhân nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung đi theo đúng quĩ đạo.
Chính Các Mác và F.Ănghen trong tác phẩm tuyên ngôn của Đảng cộng sản, ông đã nhấn mạnh "chủ nghĩa cộng sản không xoá bỏ của ai quyền chiếm hữu các của cải mà chỉ xoá bỏ những việc dùng những của cải ấy để nô dịch lao động của người khác ".
Lao động tha hoá: Theo Mác phạm trù lao động đượ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status