nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố nhiệt độ thấp phục vụ quy hoạch trồng cây cao su ở lai châu bằng công nghệ viễn thám và gis - Pdf 24

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
 Trần Thị Tâm
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ THẤP
PHỤC VỤ QUY HOẠCH TRỒNG CÂY CAO SU Ở TỈNH LAI CHÂU
BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


Mã số: 60 44 76
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. DƢƠNG VĂN KHẢM
Hà Nội - 2012

i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DEM
Mô hình số độ cao
ENVI
Phần mềm xử lý ảnh viễn thám
LST
Nhiệt độ bề mặt đất
MODIS
Đầu đo ảnh viễn thám độ phân giải trung bình gắn trên 2 vệ

VN-2000
Hệ quy chiếu quốc gia Việt Nam
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của luận văn 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
6. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 4
7. Bố cục luận văn 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM SINH
THÁI CÂY CAO SU VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU Ở LAI CHÂU 7
1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Lai Châu 7
1.1.1. Đặc điểm địa lý 7
1.1.2. Đặc điểm khí hậu 10
1.1.2.1. Diễn biến khí hậu các mùa 10
1.1.2.2. Diễn biến các yếu tố khí hậu 12
1.2. Đặc điểm sinh thái cây cao su 17
1.3. Tình hình phát triển cây cao su ở tỉnh Lai Châu 20

iv
4.2. Kích thƣớc và bố cục bản đồ 56
4.3. Quy trình thành lập bản đồ chuyên đề 57
4.4. Kết quả xây dựng tập bản đồ chuyên đề nhiệt độ thấp tỉnh Lai Châu 58
Các bản đồ về đặc trƣng nhiệt độ thấp ở Lai Châu 58
4.5. Đề xuất vùng an toàn nhiệt độ thấp phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất cao
su ở Lai Châu 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

v
MỤC LỤC HÌNH

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Một số đặc trƣng khí hậu của tỉnh Lai Châu 17
Bảng 1.2. Phân kỳ đầu tƣ trồng mới 21
Bảng 2.1. Mức độ tổn thƣơng do giá lạnh của rau và hoa quả ở Mỹ 24
Bảng 2.2. Nhiệt độ lạnh tối đa đối với cây ăn quả và cây rau ở Mỹ 24
Bảng 2.3. Nhiệt độ không khí (°C) theo hƣớng nhiệt độ bầu ƣớt Tw = 0 °C 25
theo các mức nhiệt độ điểm sƣơng và độ cao. 25
Bảng 2.4. Ngƣỡng nhiệt độ thấp có hại cho cây cao su 31
Bảng 2.5. Số ngày trung bình nhiều năm của các ngƣỡng nhiệt độ theo các đai độ
cao khác nhau 34
Bảng 2.6. Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối thấp năm theo các ngƣỡng nhiệt độ ở các
đai độ cao 35
Bảng 2.7. Suất bảo đảm ngày bắt đầu và kết thúc của các ngƣỡng nhiệt độ theo các
đai độ cao 37
Bảng 2.8. Các đợt rét hại đối với cây cao su theo các đai độ cao 38
Bảng 2.9. Phân ngƣỡng mức độ khắc nghiệt của nhiệt độ thấp đối với cây cao su 39
Bảng 3.1. Hệ số ai đối với thuật toán LST1 43
Bảng 3.2. Chênh lệch LST thực đo và tính toán 47
Bảng 3.3. Các đặc trƣng thống kê trung bình nhiều năm về nhiệt độ tính toán và
thực đo trong vùng nghiên cứu (tháng 1, 2, 3) 53
Bảng 3.4. Các đặc trƣng thống kê trung bình nhiều năm giá trị nhiệt độ tính toán và
thực đo trong vùng nghiên cứu (tháng 11,12) 54
Bảng 4.1. Diện tích đất tự nhiên có khả năng bị ảnh hƣởng của nhiệt độ thấp có hại
cho cây cao su ở đai cao dƣới 600m tỉnh Lai Châu 66

1

pháp phòng tránh và quy hoạch thích hợp. Những nghiên cứu đã góp phần không
nhỏ trong việc phục vụ sản xuất và phát triển các cây trồng nói chung và cây công
nghiệp nói riêng trong đó có cao su. Song trƣớc đây các nghiên cứu đƣợc tiến hành
trong điều kiện số liệu và kỹ thuật tính toán còn nhiều hạn chế, việc nghiên cứu
đánh giá chủ yếu chỉ tập trung khai thác số liệu của các trạm, trại và cơ quan nghiên
cứu của ngành nông nghiệp, các trạm khí tƣợng thủy văn (KTTV), khí tƣợng nông
nghiệp (KTNN), mà chƣa có nghiên cứu nào có điều kiện đƣợc thu nhận dữ liễu và
tính toán từ các công nghệ và mô hình tiên tiến nhƣ: hệ thống thông tin địa lý (GIS),
viễn thám (RS), hệ thống định vị toàn cầu (GPS) vì vậy kết quả thu đƣợc còn hạn
chế.
Ngày nay kỹ thuật viễn thám đã chụp đƣợc bề mặt trái đất với độ phân giải rất
cao cả về không gian, thời gian và phổ. Với ƣu thế của mình viễn thám có thể xác
định đƣợc kịp thời và chi tiết diễn biến từng điểm cụ thể của bề mặt trái đất. Trong
nhiều trƣờng hợp số liệu viễn thám là loại thông tin duy nhất đƣợc dùng để phân
tích, bổ sung, cung cấp mảng số liệu thiếu hụt, nhất là ở các vùng khó tiếp cận. Viễn
thám (RS) kết hợp với hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ thống định vị toàn cầu
(GPS) có thể xây dựng đƣợc những bản đồ hiện trạng với độ chính xác cao đi cùng
với nhiều thông tin hữu ích khác mà bản đồ thông thƣờng không thể có. Vì vậy,
việc sử dụng các thông tin viễn thám và công nghệ GIS, GPS kết hợp với các quan
trắc thu đƣợc từ bề mặt sẽ đáp ứng một cách khách quan các thông tin cần thiết nhƣ
thời gian, phạm vi, mức độ và vị trí của các yếu tố khí tƣợng thủy văn (KTTV), khí
tƣợng nông nghiệp (KTNN) đáp ứng kịp thời và đa dạng các số liệu phục vụ cho
công tác nghiên cứu đánh giá và dự báo KTTV, KTNN mà đặc biệt là phục vụ cho
công tác giám sát và cảnh báo tác hại của thiên tai trong đó có nhiệt độ thấp để có
các biện pháp quy hoạch, phòng tránh kịp thời.
Trƣớc những ƣu thế rõ rệt của viễn thám, công nghệ GIS và nhu cầu cấp bách
trong việc quy hoạch phát triển cây cao su bền vững, phòng tránh những tác hại của
hiện tƣợng thời tiết cực đoan đặc biệt là nhiệt độ thấp có hại gây ra, vì vậy việc lựa
chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố nhiệt độ thấp phục vụ quy


4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Các bản đồ chuyên đề về nhiệt độ thấp đƣợc xây dựng trên
nền tảng công nghệ viễn thám và GIS là một bƣớc tiến mới về ứng dụng kỹ thuật
cao đối với công tác phát triển khoa học công nghệ ở trong nƣớc, từng bƣớc tiếp cận
với công nghệ hiện đại ở trên thế giới. Cung cấp cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu
quả công tác nghiên cứu, giám sát, dự báo, và khai thác hợp lý tài nguyên khí hậu,
thuỷ văn, khí hậu nông nghiệp trong sự phát triển chung của nền kinh tế.
Ý nghĩa thực tiễn: Tăng cƣờng số liệu phục vụ công tác điều tra cơ bản nhằm
quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên cho từng vùng cụ thể trong sự
phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế vùng núi và những vùng khó
khăn.
Đƣa ra các giải pháp phục vụ việc quy hoạch phát triển cây cao su hợp lý, giảm
nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, nâng cao hiệu quả kinh tế.
6. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
*) Quan điểm nghiên cứu:
- Quan điểm hệ thống: Đối tƣợng nghiên cứu (cao su) sẽ đƣợc coi là một chỉnh
thể tự nhiên, các hiện tƣợng chịu ảnh hƣởng của một tập hợp các yếu tố tự
nhiên.
- Quan điểm tổng hợp: Là nền tảng để quản lý thống nhất các hợp phần tự
nhiên.
- Quan điểm tiếp cận ứng dụng công nghệ hiện đại: Công nghệ hiện đại đang
phát triển nhanh và mạnh, đặc biệt là công nghệ viễn thám, GIS và các ứng
dụng của nó trong phát triển của các chuyên ngành.
- Quan điểm kế thừa các tài liệu đã có: Tài liệu đã có bao gồm các cơ sở dữ liệu
vùng nghiên cứu, cơ sở dữ liệu GIS phục vụ phân vùng. Các kết quả nghiên
cứu của các đề tài, dự án đã đƣợc tiến hành trƣớc đây. Cách tiếp cận này cho
phép tận dụng nhiều số liệu tốt đã có, giảm chi phí điều tra khảo sát bổ sung
và giúp cho so sánh tài liệu lịch sử để đánh giá hiện tại.


7
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM
SINH THÁI CÂY CAO SU VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU Ở
LAI CHÂU
1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Lai Châu
1.1.1. Đặc điểm địa lý
Tỉnh Lai Châu phía bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía đông giáp
tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La. Phía tây và phía nam giáp tỉnh Điện Biên. Lai Châu
có 1 thị xã và 6 huyện gồm: Thị xã Lai Châu, huyện Mƣờng Tè, huyện Phong Thổ,
huyện Sìn Hồ, huyện Tam Đƣờng, huyện Than Uyên, huyện Tân Uyên (tách ra từ
huyện Than Uyên).


- Kiểu địa hình đồi núi thấp và thung lũng: Xen kẽ những dãy núi cao là
những thung lũng sâu, hẹp hình chữ V và một số thung lũng có địa hình tƣơng đối
bằng phẳng nhƣ Mƣờng So, Tam Đƣờng, Than Uyên.
Tỉnh có tới 58% diện tích với cao độ trên 800m; trên 20% diện tích cao độ từ
600-800m; 20% diện tích ở độ cao 300-600m. Cao độ dƣới 300m chỉ chiếm khoảng 2%
diện tích toàn tỉnh. Trong đó trên 90% diện tích có độ dốc trên 25
0
.
Do đặc điểm của điạ hình, đá mẹ, khí hậu và thực vật, thổ nhƣỡng Lai Châu
hình thành các nhóm đất sau:
+ Đất đỏ vàng trên đá sét (F
S
): Diện tích 105.115 ha, chiếm 11,9% diện tích

9
đất của vùng, phân bố tại khu vực núi thấp và trung bình, địa hình đồi tru ng bình
dọc theo các con suối, độ PH = 4 - 4,5 thích hợp trồng cây dài ngày, cây ăn quả.
+ Đất mùn đỏ vàng trên đá sét (H
S
): Diện tích 503.925 ha, chiếm 57,2% tổng
diện tích đất, đất có đá lộ đầu, đá lẫn ở nơi tầng mỏng, PH = 6 - 6,5 thích hợp với
trồng khoanh nuôi bảo vệ rừng.
+ Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (H
q
): Diện tích 212.655 ha, chiếm 24,1% diện
tích đất. Đất có phản ứng chua PH = 3,92 ở tầng đất mặt và có sự thay đổi giữa các
tầng. Hàm lƣợng chất hữu cơ trung bình và giảm nhanh theo độ sâu, tỷ lệ NPK
không cân đối, lân tổng số nghèo, đạm tổng số trung bình, kali tổng số giàu. Đất
thích hợp với trồng cây lâu năm.
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 9.065,123 km2, chủ yếu là các loại đất

2
), Nậm Bú (F=1410km
2
), Nậm Sập (F=1110km
2
), Suối Sập
(F=402km
2
), Suối Tác (F=524km
2
).
Hàng năm, mùa lũ trên các sông suối thƣờng bắt đầu vào tháng 5 (ở các sông
suối nhánh của sông Đà) còn trên sông chính bắt đầu vào tháng 6. Mùa lũ thƣờng
kéo dài từ tháng 5, 6 đến tháng 10 với tổng lƣợng dòng chảy chiếm tới 75 - 80%
tổng lƣợng dòng chảy năm. Mùa kiệt kéo dài tới 7 tháng (từ cuối tháng 10 đến đầu
tháng 5 năm sau) nhƣng tổng lƣợng dòng chảy chỉ chiếm 15 - 20% dòng chảy năm.
Tháng kiệt nhất thƣờng xảy ra vào tháng 3 và tháng 4.
Tỉnh Lai Châu có một số loại khoáng sản giá trị cao nhƣ vàng, kim loại màu,
đất hiếm…, song chƣa đƣợc đầu tƣ thăm dò, đánh giá đầy đủ. Đất hiếm gồm các
loại quặng barít, florit ở Nậm Xe (Phong Thổ) với trữ lƣợng trên 20 triệu tấn. Các
điểm quặng kim loại màu nhƣ đồng, chì, kẽm ở khu vực Sin Cai, Bản Lang, Tam
Đƣờng với trữ lƣợng khoảng 6.000 – 8.000 tấn. Đá lợp có ở ba điểm dọc theo bờ
sông Đà, sông Nậm Na. Vàng ở khu vực Chinh Sáng (Tam Đƣờng), Bản Bo
(Mƣờng Tè), Noong Hẻo, Pu Sam Cáp (Sìn Hồ). Tỉnh còn có một số điểm suối
khoáng nóng chất lƣợng nƣớc khá tốt ở Vàng Bó, Than Uyên.
1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Lai Châu là khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh và ít
mƣa, có sƣơng muối. Mùa hè nóng, mƣa nhiều. Nửa cuối mùa đông là thời kì khô
nóng chuyển tiếp sang mùa hè. Khí hậu Lai Châu đƣợc phân hoá thành 2 tiểu vùng
có khí hậu rõ rệt là vùng thấp nhƣ Bình Lƣ, Tam Đƣờng, Than Uyên và vùng cao

Đầu mùa, không khí nhiệt đới vịnh Bengan thƣờng mang lại thời tiết nóng oi,
kèm theo dông nhiệt. Luồng gió mùa mùa hạ phía tây, mang lại không khí vịnh
Bengan, vốn phát sinh trong khu vực biển nhiệt đới xích đạo của bắc Ấn Độ Dƣơng.
Trƣớc khi đến Tây Bắc, không khí nhiệt đới vịnh Bengan phải vƣợt qua một vùng
lục địa có địa hình núi cao ở Miến Điện, đông bắc Thái Lan và bắc Lào, mất đi một
phần lƣợng ẩm do mƣa ở những vùng này. Mặt khác, do hiệu ứng “fơn” khó vƣợt

12
qua dãy núi bắc Lào, sang đến Tây Bắc khối không khí này trở thành nóng và khô
hơn, gió mạnh lên. Thời tiết nóng khô do không khí từ phía tây mang lại (trƣớc đây
đƣợc gọi là gió Lào) rất thịnh hành ở Tây Bắc. Tần số của thời tiết gió tây khô nóng
ở Lai Châu tƣơng đối lớn, chiếm 12- 20 ngày trong năm. Vì vậy, trong trƣờng hợp
có những điều kiện hình thành dông nhiệt lực thuận lợi, không khí Bengan vẫn có
thể gây ra mƣa rào hoặc mƣa dông kèm theo gió rất mạnh ( >30 m/s ).
Không khí nhiệt đới biển Thái Bình Dƣơng (khối không khí xích đạo) là khối
không khí chủ yếu ảnh hƣởng đến tỉnh Lai Châu trong mùa hè và quyết định tỷ
trọng của lƣợng mƣa năm. Không khí xích đạo tràn đến các tỉnh khu vực phía Tây
Bắc, trong đó bao gồm Lai Châu thì ẩm và mát hơn so với không khí nhiệt đới vịnh
Bengan. Suốt cả mùa hè không khí nhiệt đới biển Thái Bình Dƣơng thƣờng mang
lại thời tiết nóng, ẩm, mƣa nhiều, nhất là khi có bão, hội tụ nhiệt đới. Trong trƣờng
hợp đó, thời tiết thƣờng xấu, mƣa tầm tã kéo dài. Vì vậy, không khí xích đạo là nguồn
cung cấp ẩm chủ yếu, góp phần quan trọng vào việc hình thành mùa mƣa ở Tây Bắc
trong đó có tỉnh Lai Châu.
Vào đầu và cuối mùa hạ thƣờng đƣa lại thời tiết tốt, nắng đẹp, quang mây.
Khi có điều kiện động lực thuận lợi không khí nhiệt đới Thái Bình Dƣơng có thể
gây mƣa lớn và dông. Không khí cực đới biến tính, với tần suất tƣơng đối thấp,
thƣờng làm suy yếu các đợt gió tây khô nóng hoặc tăng cƣờng các nhiễu động thời tiết
(hội tụ, bão) cuối mùa hạ. Về cơ bản, mùa hạ là mùa mƣa.
Mùa thu: Là mùa chuyển tiếp từ mùa hè sang mùa đông. Lúc này, các hệ thống
mùa hè đang suy yếu, các hệ thống mùa đông bắt đầu phát huy ảnh hƣởng. Nói

C.
Mùa đông, nền nhiệt độ ở Tây bắc nói chung cũng nhƣ Lai Châu nói riêng ít
lạnh hơn khu Đông Bắc và cả vùng Việt Bắc (cũ); nhƣng nhiều nơi ở vùng núi vừa
trở lên đều có khả năng xuất hiện sƣơng muối và nhiệt độ xuống dƣới 0
o
C. Cuối
mùa đông là thời kỳ hanh khô.
Về mùa đông, nền nhiệt độ hạ thấp. Vào tháng 1, tháng lạnh nhất của mùa đông.
Nhiệt độ trung bình tháng này xuống dƣới 10
o
C, thị xã Lai Châu 17,2
o
C.
Cả 3 tháng giữa mùa đông (12 - 2) trừ Mƣờng Tè và Lai Châu (tháng 3) ra,
nhiệt độ trung bình tháng đều dƣới 18
o
C. Đáng chú ý là trong mùa này các địa điêm
nằm sâu trong vùng trũng khuất nhƣ thị xã Lai Châu, Phong Thổ, đều ấm hơn các
vùng khác.
Đặc trƣng nhiệt độ thấp nhất trung bình tháng 1 và tháng 12 đều dƣới 14
o
C,
vùng núi cao trên 1000m không vƣợt quá 10
o
C, riêng Sìn Hồ có độ cao xấp xỉ
1500m, nhiệt độ thấp nhất trung bình kéo dài trong 4 tháng mùa đông (11 - 2) đều
dƣới 10
o
C.
Về mùa hè, nền nhiệt độ khá cao. Vào tháng 6 (có nơi tháng 7) tháng trung

cao trên 1500m nhiệt độ cao nhất tuyệt đối sẽ nhỏ hơn 31
o
C.
Đáng chú ý là nhiều nơi trị số cao nhất của nhiệt độ thƣờng xảy ra vào tháng
5, cũng không ít nơi xuất hiện sớm hơn, tập trung các vùng núi cao nhƣ Pha Đin,
Sìn Hồ vào tháng 4.
Về nhiệt độ cao nhất tuyệt đối, sự khác biệt giữa các địa điểm có độ cao khác
nhau tƣơng đối rõ rệt. Nói chung, càng lên cao nhiệt độ cao nhất tuyệt đối càng
giảm.
b) Chế độ mưa - ẩm
Lai Châu mƣa khá nhiều và hơn hẳn Sơn La và Điện Biên, lƣợng mƣa trung
bình năm ở các nơi vào khoảng 1900 – 2700mm, nhiều nơi kể cả vùng núi thấp đều
có lƣợng mƣa trên 2000mm/năm. Những nơi mƣa nhiều đó là trung tâm mƣa lớn
bắc Lai Châu, nối liền với trung tâm mƣa lớn Hoàng Liên Sơn, nằm về phía đông
bắc của tỉnh. Cũng có thể nhận xét là phần phía bắc của tỉnh có lƣợng mƣa năm
nhiều hơn hẳn phía nam. Trong phạm vi số liệu mƣa của tỉnh Lai Châu (Tam
Đƣờng là 2531mm, Sìn Hồ: 2749mm) cho phép khẳng định điều này.
Số ngày mƣa ở Lai Châu cũng khá nhiều, nhiều nơi có số ngày mƣa trung
bình năm trên 160 ngày nhƣ: Bình Lƣ: 160 ngày, Phong Thổ: 168 ngày, Tam
Đƣờng 176 ngày và Sìn Hồ 178 ngày.
Các nơi khác có số ngày mƣa ít hơn, nhƣng trung bình trong năm cũng có tới
130 – 150 ngày nhƣ: Lai Châu với 143 ngày.
Ở hầu hết các nơi trong tỉnh, lƣợng mƣa 5 tháng mùa đông (11- 3) đều dƣới
100mm, trong đó các tháng chính đông (12, 1, 2) không vƣợt quá 50mm. Trái lại,
lƣợng mƣa các tháng mùa hè đều trên 100mm, trong đó 3 tháng giữa mùa hè (6, 7,
8) đều trên 300mm, đó cũng chính là thời kỳ mƣa lớn nhất trong năm.

15
Tháng có mƣa cực đại phổ biến là tháng 7, cá biệt có nơi vào tháng 6 hoặc
tháng 8. Đầu mùa mƣa thƣờng hay có mƣa đá. Mƣa nhiều, tập trung vào giữa các

đều đạt trên 200 giờ nắng.
Nằm sâu trong lục địa nên tốc độ gió trung bình ở Lai Châu không lớn. Tốc
độ gió trung bình tháng 0.5-2.6 m/s. Mức độ che khuất của địa hình ở Lai Châu
không những ảnh hƣởng đến sự phân bố hƣớng gió, mà còn làm suy giảm tốc độ gió
trung bình do có nhiều thời gian lặng gió. Có thể phân biệt ở các vùng núi vừa và
cao từ 700m trở lên, tốc độ gió trung bình năm trên 1m/s; dƣới 700m nhỏ hơn 1m/s;
Khu vực Mƣờng Tè có tốc độ gió nhỏ nhất trung bình tháng nhỏ nhất từ 0.4- 0.6
m/s; Pha Đin có tốc độ gió trung bình năm lớn nhất, đạt gần 3m/s; vƣợt xa các nơi
khác nhƣ Tam Đƣờng và cả trạm có độ cao hơn là Sìn Hồ.
d) Các hiện tượng thời tiết khác
Hiện tƣợng sƣơng mù ở tỉnh Lai Châu xuất hiện không nhiều, ít hơn so với 2
tỉnh Điện Biên và Sơn La. Số ngày có sƣơng mù hàng năm trung bình từ 37- 46
ngày, đặc biệt ở Mƣờng Tè số ngày có sƣơng mù đạt khá lớn (≈ 91 ngày), ở Tam
Đƣờng sƣơng mù xuất hiện ít nhất (tính trung bình cả năm khoảng 18 ngày).
Là một trong 3 tỉnh vùng núi Tây Bắc, dông ở đây cũng khá nhiều, tính
chung cho cả tỉnh hàng năm có tới 57 ngày dông, theo số liệu quan trắc ở trạm Lai
Châu có dông nhiều nhất với hơn 70 ngày/năm và ở Tam Đƣờng dông ít nhất
khoảng 46 ngày/năm. Dông, tố kèm gió mạnh thƣờng gây ra thiệt hại đáng kể đối
với sinh trƣởng và phát triển cây cao su.
Tỉnh Lai Châu có số ngày mƣa đá nhiều nhất trong vùng Tây Bắc. Mƣa đá
xuất hiện chủ yếu vào tháng 3 và tháng 4, trung bình hàng năm có từ 1.3 - 2.2 ngày
xảy ra hiện tƣơng này. Hiện tƣợng sƣơng muối ở những vùng thung lũng và núi cao
xảy ra ở mức trung bình, xuất hiện trên phạm vi hẹp. Số ngày có sƣơng muối trung
bình ở các địa phƣơng dao động từ 1.3 - 2.1 ngày/năm, sƣơng muối xuất hiện nhiều
nhất ở Sìn Hồ với 11.9 ngày/năm. 17
Bảng 1.1. Một số đặc trƣng khí hậu của tỉnh Lai Châu



Lai Châu
241
23.1
42.5
3.4
2082.5
1823.8
82
11
Mƣờng Tè
329
22.6
41.3
3.9
2434.8
1862.6
84
10
Than Uyên
556
21.0
37.3
-2.8
1948.8
1880.7
82
12
Tam Đƣờng
965

chất sơn và các loại phụ kiện khác. Cành lá dùng làm củi đun, lá cao su dùng làm
phân bón khi phân huỷ.

Trích đoạn Đánh giá mức độ khắc nghiệt của nhiệt độ thấp đối với cây cao su Phƣơng pháp tính toán LST tại các điểm có mây Tính toán nhiệt độ không khí tối thấp từ giá trị LST Kết quả xây dựng tập bản đồ chuyên đề nhiệt độ thấp tỉnh Lai Châu xuất vùng an toàn nhiệt độ thấp phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất cao
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status