Luận văn thạc sỹ: "ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN" - Pdf 24

ĐẠI HỌC AN GIANG
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ NGỌC MAI
NGUYỄN THỊ NGỌC MAI
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠINGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN
NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN
Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại
Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 06 năm 2008

ĐẠI HỌC AN GIANG
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHTẠI NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN
Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại

thầy cô Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh, các cô, chú, anh, chị hiện đang làm việc tại
ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên-nơi tôi đang thực tập, cùng tất cả các bạn sinh
viên cùng thực tập với tôi tại ngân hàng Mỹ Xuyên..
Một lần nữa, tôi xin cảm ơn tất cả quý thầy cô Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh,
trường Đại học An Giang. Cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Vinh, thầy vừa là người thầy, vừa là
người anh đi trước, đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi một cách nhiệt tình, tạo cho tôi một động lực
rất lớn để vượt qua những khó khăn, trở ngại trong suốt thời gian thực tập và thực hiện
khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên tại ngân
hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại
ngân hàng. Đặc biệt, cảm ơn các anh, chị phòng kế hoạch, là người đã trực tiếp hướng dẫn
cho tôi tại ngân hàng, cung cấp các tài liệu cần thiết và tạo những điều kiện thuận lợi để tôi
có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này một cách tốt nhất.
Và sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các bạn bè, đặc biệt là các
bạn sinh viên cùng khoa kinh tế, cùng ngồi chung một lớp trên ghế nhà trường trong suốt 4
năm đại học. Các bạn là những người đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi, giúp tôi vượt qua
những khó khăn trong suốt quá trình học tập tại trường. Cảm ơn những lời đóng góp quý
báu của các bạn cho bài khóa luận của tôi, giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Tôi sẽ mãi biết ơn cha mẹ-người đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi, cũng như quý thầy cô
khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh, trường Đại học An Giang, các cô, chú, anh, chị tại ngân
hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên và tất cả các bạn-những người đã tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian 4 năm tôi học tập tại trường Đại học An Giang.
Chúc cho tất cả mọi người có được nhiều niềm vui, gặp nhiều may mắn và thành
công trong cuộc sống!
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Mai
Tóm Tắt
Tóm Tắt
---0---
Để hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng được cải thiện thì đòi hỏi các doanh

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 3:
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN
Chương 4:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNGTMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN
TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN
Chương 5:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng do đây là lần đầu tiếp
xúc thực tế tại ngân hàng, hơn nữa do còn hạn chế về vốn kiến thức thực tế nên đề tài khó
tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các cô,
chú, anh, chị tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên và của tất cả các bạn.
Mục lục
Mục lục
Trang
Trang
Danh mục các bảng
Danh mục các bảng
---0---
Trang
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Mỹ Xuyên......................15
Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng Mỹ Xuyên.............................................................18
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn...............................................................22
Bảng 4.3: Tình hình cho vay.................................................................................................23

HĐCKH Huy động có kỳ hạn
HĐKKH Huy động không kỳ hạn
HĐTD Hoạt động tín dụng
LN Lợi nhuận
MX Mỹ Xuyên
NH Ngân hàng
NHTM Ngân hàng thương mại
NV Nguồn vốn
TCTD Tổ chức tín dụng
TD Tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
TMCPNT Thương mại cổ phần nông thôn
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TP Thành phố
TSCĐ Tài sản cố định
UBND Ủy ban nhân dân
VHĐ Vốn huy động
VND Việt nam đồng
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu và là đòi hỏi khách quan của
quá trình phát triển của nền kinh tế. Xu thế này đang dần bao trùm hầu hết các lĩnh vực
của đời sống kinh tế-xã hội trong đó có lĩnh vực tài chính-ngân hàng.
Trước xu thế đó, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thì đòi hỏi phải có
nhiều vốn để thực hiện mục tiêu phát triển đó. Do đó, sự phát triển của các tổ chức tín
dụng mà đặc biệt là hệ thống ngân hàng sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển nhanh hơn,
nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của nền kinh tế, góp phần làm giảm tỷ lệ đói
nghèo ở thành thị và nông thôn, từng bước làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của

Đề tài nhằm các mục tiêu sau :
- Tìm hiểu tình hình các hoạt động của ngân hàng mà chủ yếu là:
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mai_5KD Trang:
1
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên
+ Huy động vốn.
+ Hoạt động sử dụng vốn.
+ Hoạt động dịch vụ ngân hàng.
- Khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng thông qua các khoản doanh thu, chi phí và các
chỉ tiêu tài chính.
 Để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao và mở rộng hoạt động kinh doanh
của từng lĩnh vực, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân
hàng.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu:
+ Các tài liệu sơ cấp: Quan sát, trao đổi trực tiếp với các cán bộ quản lí tại ngân
hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên, trao đổi nhóm với các sinh viên thực tập tại ngân
hàng.
+ Các tài liệu thứ cấp: các số liệu của ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên:
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,….cùng các tài liệu, thông
tin từ nhiều nguồn khác như: sách, báo, tạp chí, internet, truyền hình, chuyên đề tốt
nghiệp của sinh viên các khóa trước,.…có liên quan đến ngân hàng.
- Phân tích số liệu bằng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp “so sánh”, “cơ cấu”, “tỷ số”, “tổng hợp”: so sánh cơ cấu, tỷ số
giữa các năm rồi mới đi đến kết luận.
+ Phương pháp thống kê: các số liệu được thống kê giữa các năm để từ đó so sánh
và đánh giá.
Căn cứ vào các chỉ tiêu phân tích để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân
hàng.
1.4. Phạm vi nghiên cứu

Trình bày các vấn đề: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương này đề cập cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài để người đọc có thể
theo dõi và hiểu rõ nội dung của đề tài, bao gồm: một số khái niệm liên quan và các chỉ
số để đánh giá.
Chương 3: Giới thiệu về ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên
Chương này giới thiệu khái quát về các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, lịch
sử hình thành và phát triển ngân hàng với kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2005,
2006, 2007), cùng với các mục tiêu cho hoạt động sắp tới của ngân hàng.
Chương 4: Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP nông
thôn Mỹ Xuyên.
Trong chương này sẽ cho biết tình hình huy huy động vốn và sử dụng vốn qua 3
năm, cuối cùng là khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mai_5KD Trang:
3
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Một số vấn đề chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
(NHTM)
2.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
Theo pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: “ Ngân hàng thương mại là
một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi
của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và
làm phương tiện thanh toán”. (Trần Huy Hoàng. Quản trị ngân hàng thương mại. 2007.
NXB Lao Động).
“Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập dưới
hình thức công ty cổ phần, trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ
chức khác, và cá nhân cùng góp vốn theo qui định của Ngân hàng Nhà nước”. (Nguyễn

(1) Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của NHTM
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mai_5KD Trang:
4
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên
2.1.3.2. Nghiệp vụ tín dụng
a. Định nghĩa tín dụng
Luật ngân hàng các nước định nghĩa tín dụng như sau: “Cấu thành một nghiệp vụ
tín dụng bất cứ động tác nào, qua đó một người đưa hoặc hứa đưa vốn cho một người
khác dùng, hoặc cam kết bằng chữ ký cho người này như bảo đảm, bảo chứng hay bảo
lãnh mà có thu tiền”. (Lê Văn Tư. Quản trị ngân hàng thương mại. 2005. NXB Tài Chính
Hà Nội)
b. Bản chất tín dụng
Tín dụng thể hiện ra bên ngoài như là một sự chuyển giao tạm thời quyền sử dụng
một vật hay một số tiền tệ giữa người cho vay và người đi vay.
c. Các loại tín dụng ngân hàng
Với nền kinh tế thị trường, có rất nhiều hình thức tín dụng trong hoạt động của
ngân hàng, nhưng cách phân loại phổ biến nhất là phân loại theo thời gian. Căn cứ vào
thời gian, người ta chia tín dụng ra làm những loại sau:
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng;
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60
tháng;
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.
2.1.4. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng thương mại
2.1.4.1. Doanh thu
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng là số tiền thu được
trong kỳ bao gồm:
- Thu về hoạt động kinh doanh: thu lãi cho vay, thu lãi tiền gởi, thu từ nghiệp vụ cho thuê
tài chính, thu khác từ hoạt động tín dụng, thu dịch vụ thanh toán, thu phí bảo lãnh, thu phí
dịch vụ ngân quỹ, thu phí nghiệp vụ chiết khấu, thu dịch vụ khác.

b. Vốn huy động trên vốn tự có của ngân hàng
Vốn huy động
Tỷ lệ vốn huy động trên vốn tự có =
Vốn tự có của ngân hàng
Chỉ số này giúp các nhà phân tích xác định khả năng thu hút vốn của một đồng
vốn tự có. Hay nói cách khác, nhìn vào chỉ số này nhà quản trị có thể biết được quy mô
huy động vốn của ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định.
c. Tỷ trọng từng loại tiền gởi trên tổng vốn huy động
Số dư từng loại tiền gởi
Tỷ trọng từng loại tiền gởi = x 100%
Tổng số vốn huy động
Chỉ số này xác định kết cấu của nguồn vốn huy động để phát hiện mặt mạnh,
điểm yếu của ngân hàng trong kinh doanh. Nếu ngân hàng nào có tỷ trọng tiền gởi trong
kỳ hạn cao, ngân hàng đó sẽ có nhiều thuận lợi trong việc tạo ra lợi nhuận. Ngược lại,
ngân hàng nào có tỷ lệ tiền gởi với lãi suất cao chiếm tỷ trọng lớn sẽ gặp nhiều khó khăn
trong việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn. Chỉ số này còn giúp các nhà phân tích xác
định lãi suất bình quân đầu vào của các ngân hàng thương mại.
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
a. Vòng quay vốn
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn =
Dư nợ bình quân
Chỉ tiêu vòng quay vốn đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, phản ánh thời
gian thu hồi nợ nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mai_5KD Trang:
6
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên
b. Tỷ lệ dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ =

Số dư từng khoản mục doanh thu
Tỷ lệ % từng khoản mục doanh thu =
Tổng doanh thu
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mai_5KD Trang:
7
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên
Xác định cơ cấu của từng khoản doanh thu, để từ đó có những biện pháp phù hợp
để tăng lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời có khả năng kiểm soát được rủi ro trong kinh
doanh để có biện pháp khắc phục.
b. Phân tích chi phí của ngân hàng
- Tỷ lệ từng khoản mục chi phí
Chi phí từng khoản mục
Tỷ lệ từng khoản mục chi phí =
Tổng chi phí
Tỷ lệ này cho biết kết cấu của từng khoản mục chi phí để có thể hạn chế các
khoản mục bất hợp lý, tăng cường các khoản mục chi có lợi cho hoạt động kinh doanh
nhằm thực hiện tốt chiến lược mà hội đồng quản trị của ngân hàng đề ra.
c. Phân tích lợi nhuận của ngân hàng
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân
hàng thương mại. Lợi nhuận có thể hữu hình như tiền, tài sản,… và vô hình như uy tín
của ngân hàng đối với khách hàng, hoặc phần trăm thị phần mà ngân hàng chiếm được,…
Trong kinh doanh tiền tệ, các nhà quản trị ngân hàng luôn đương đầu với những
khó khăn lớn về mặt tài chính. Một mặt họ phải thoả mãn những yêu cầu về lợi nhuận của
hội đồng quản trị ngân hàng, của các cổ đông, của các khách hàng ký thác lẫn khách hàng
đi vay,…mặt khác, họ phải đối phó với những quy định, chính sách của Ngân hàng Nhà
nước về tiền tệ ngân hàng,…Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề là làm thế nào để hài hoà
giữa lợi nhuận và mức rủi ro mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng các quy định của Ngân
hàng Nhà nước và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Để giải đáp vấn
đề trên, các nhà quản trị buộc phải phân tích tỷ suất lợi nhuận và rủi ro, các nhà phân tích
có thể theo dõi, kiểm soát, đánh giá lại các chính sách về tiền gởi và cho vay của mình,

-Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE _ Return on Equity)
Lợi nhuận sau thuế
ROE = x 100%
Vốn tự có bình quân
ROE đo lường hiệu quả sử dụng một đồng vốn tự có. Đo lường khả năng lành
mạnh của ngân hàng. Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự Có chiếm tỷ lệ rất
nhỏ trong tổng nguồn vốn, ngân hàng đã huy động vốn nhiều để cho vay. Trong trường
hợp đó, một sự điều chỉnh lại vốn tự có theo một tỷ lệ hợp lý với vốn huy động sẽ là cần
thiết để đảm bảo tính vận hành nghiêm túc của ngân hàng.
- Đòn bẩy tài chính
ROE
Đòn bẩy tài chính =
ROA
Chỉ số này cho thấy tác động của nguồn vốn tài trợ tài sản (từ vốn chủ sở hữu hay
từ vốn vay). Tùy vào tình hình kinh tế khác nhau mà tác động của đòn bẩy tài chính cũng
khác nhau. Trong tình hình kinh tế phát triển ổn định, với một đòn bẩy tài chính cao sẽ
làm tăng tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư với mức tương ứng với đòn bẩy khi sự tài trợ cho
tài sản là vốn vay. Ngược lại, với tình hình kinh tế bị suy thoái sẽ gây ra hậu quả xấu cho
các nhà đầu tư, khi làm ăn thua lỗ mà nguồn vốn tài trợ cho tài sản chủ yếu là vốn vay
mượn.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mai_5KD Trang:
9
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN
MỸ XUYÊN
3.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên (Ngân hàng TMCPNT Mỹ
Xuyên) ban đầu là Trung tâm tín dụng Mỹ Xuyên, được thành lập năm 1989. Hoạt động
theo quyết định thành lập và cấp giấy phép của UBND tỉnh An Giang.
Cho đến 12/10/1992 đã được chuyển thể từ quỹ tín dụng sang chính thức thành

sống người dân bớt cơ cực, qua đó xóa dần nạn cho vay nặng lãi tại nông thôn, tạo điều
kiện tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều người dân ở tuổi lao động.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mai_5KD Trang:
10
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên
Với phương châm “Cùng nhau phát triển, cùng nhau thành công, đem lại sự phồn
vinh cho xã hội” Ngân hàng Mỹ Xuyên luôn là nguồn tài chính, là người bạn đồng hành
của mọi thành phần kinh tế và mọi tầng lớp dân cư tại tỉnh nhà.
3.3. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng Mỹ Xuyên
3.3.1. Chức năng
Với chức năng là trung gian tài chính, ngân hàng Mỹ Xuyên huy động vốn của
các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư trong tỉnh An Giang qua các loại tiền gởi tiết
kiệm; tiếp nhận vốn vay, vốn tài trợ, ủy thác đầu tư nông nghiệp từ Ngân hàng Nhà nước
và các tổ chức kinh tế-xã hội, các tổ chức tín dụng tiền tệ trong và ngoài nước. Để cho
cung cấp vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh cũng như phục vụ các dịch vụ cho khách
hàng.
3.3.2. Nhiệm vụ
- Ngân hàng chịu trách nhiệm về vật chất và hành chính trước pháp luật khi có các
sai phạm của ngân hàng và đối với các cam kết giữa ngân hàng và khách hàng.
- Ngân hàng có trách nhiệm bảo vệ bí mật số liệu về tình hình kinh doanh của
khách hàng, bảo vệ bí mật thông tin khách hàng trừ trường hợp có lệnh của cơ quan có
thẩm quyền theo qui định của pháp luật.
3.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của ngân hàng TMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mai_5KD Trang:
11
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên
3.4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý tại ngân hàng TMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên
3.4.2. Nhiệm vụ các phòng ban
* Hội đồng quản trị
- Hoạch định chiến lược, mục tiêu, giám sát hoạt động của bộ máy điều hành.

trách khối, giúp việc cho Giám đốc Khối hoặc Phó Tổng giám đốc phụ trách khối có thể
có Phó Giám đốc và các Trưởng Phòng trực thuộc.
* Khối giám sát_quản lý
Đứng đầu Khối Giám sát và Quản lý là Giám đốc Khối hoặc Phó Tổng giám đốc
phụ trách khối, giúp việc cho Giám đốc Khối hoặc Phó Tổng giám đốc phụ trách khối có
thể có Phó Giám đốc và các Trưởng Phòng trực thuộc.
* Khối hỗ trợ nghiệp vụ
Đứng đầu Khối Hỗ trợ Tổng hợp là Giám đốc Khối hoặc Phó Tổng giám đốc phụ
trách khối, giúp việc cho Giám đốc Khối hoặc Phó Tổng giám đốc phụ trách khối có thể
có Phó Giám đốc và các Trưởng Phòng trực thuộc.
* Khối tổ chức, công nghệ và chiến lược
Đứng đầu Khối Tổ chức–Công nghệ & Chiến lược là Giám đốc Khối hoặc Phó
Tổng giám đốc phụ trách khối, giúp việc cho Giám đốc Khối hoặc Phó Tổng giám đốc
phụ trách khối có thể có Phó Giám đốc và các Trưởng Phòng trực thuộc.
* Các công ty trực thuộc
- Công ty chứng khoán
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mai_5KD Trang:
13
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên
- Công ty cho thuê tài chính
- Công ty kinh doanh bất động sản
Vốn các Công ty trực thuộc có thể là 100% vốn của Ngân hàng Mỹ Xuyên hoặc có
thể dưới hình thức liên kết.
* Sở giao dịch, chi nhánh và phòng giao dịch
Sở giao dịch là đơn vị trực thuộc Hội sở; Chi nhánh là đơn vị trực thuộc Hội sở
hoặc Sở giao dịch, có con dấu riêng, được thực hiện một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ do sự
ủy quyền của Tổng Giám đốc, tùy theo nhu cầu của địa bàn và tùy theo tình hình nhân sự
của Chi nhánh.
Sở giao dịch, Chi nhánh được thành lập các đơn vị trực thuộc; quản lý, theo dõi
và hỗ trợ hoạt động các đơn vị trực thuộc trên địa bàn quy định theo sự ủy nhiệm của

Tóm tắt bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ
Xuyên từ năm 2005 đến năm 2007:
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mai_5KD Trang:
14
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng Mỹ Xuyên 2005 – 2007
ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
So sánh 06/05 So sánh 07/06
Số tiền % Số tiền %
1. Tổng doanh thu 29.815 48.688 149.132 18.873 63,30 100.444 206,30
2. Tổng chi phí 21.935 34.413 79.053 12.478 56,89 44.640 129,72
3. LN trước thuế 7.880 14.275 70.079 6.395 81,15 55.804 390,92
4. Thuế TNDN 2.132 3.933 19.425 1.801 84,47 15.492 393,90
5. LN sau thuế 5.748 10.342 50.654 4.594 79,92 40.312 389,79
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Mỹ Xuyên 2005-2007)
Từ năm 2005 đến năm 2007, ngân hàng Mỹ Xuyên luôn đạt mức tăng trưởng cao.
Đặc biệt tăng mạnh vào năm 2007. Trong đó, tổng thu nhập (bao gồm thu nhập chính từ
thu lãi và các khoản thu nhập khác ngoài lãi) năm 2006 tăng 18.873 triệu đồng tương
đương tăng với tỷ lệ 63,3% so với năm 2005. Trong khi, thu nhập tăng 63,3% so với năm
trước thì chi phí (bao gồm chi phí trả lãi và các chi phí khác ngoài lãi) tăng 56,89% tương
đương 12.478 triệu đồng so với năm 2005. Từ đó đã làm cho thu nhập ròng tăng lên 1,8
lần so với năm 2005. Đến năm 2007 thì tốc độ tăng của thu nhập và chi phí tăng rất
nhanh. Cụ thể, tốc độ tăng thu nhập là 206,3% tương đương tăng 3,06 lần trong khi đó

nhân viên đã được đa số bà con khách hàng công nhận. Thêm vào đó là việc ngày càng
đơn giản hóa thủ tục tín dụng, đã góp phần duy trì được số khách hàng truyền thống và
lôi kéo những khách hàng mới.
b. Khó khăn
- Trong hoạt động quản lý của ngành, mặc dù nhà nước đang hướng đến mục tiêu đổi mới
hoạt động quản lý, song những chủ trương từ Ngân hàng Nhà nước Trung ương ảnh
hưởng đến loại hình ngân hàng cổ phần nông thôn ít.
- Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định 187 buộc các ngân hàng thương mại phải duy
trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức cao. Cụ thể, 11% cho kỳ hạn dưới 12 tháng và 5% cho kỳ
hạn từ 12 đến 24 tháng. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại phải chia nhau mua tín
phiếu chính phủ với trị giá tổng cộng 20.300 tỷ đồng. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước hạn
chế mức lãi suất huy động vốn đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động vốn.
- Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc khắc phục những hậu quả của thiên nhiên nhưng do
nằm ở vùng đầu nguồn nên An Giang luôn chịu ảnh hưởng của lũ lụt, thiên tai thường
xuyên, gây khó khăn cho bà con hoạt động kinh tế nông nghiệp trong tỉnh làm ảnh hưởng
đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng.
- Nguồn vốn hoạt động kinh doanh còn hạn chế là do ngân hàng nông thôn, thị trường bị
bó hẹp trong tỉnh An Giang đã làm hạn chế mạng lưới hoạt động kinh doanh, loại hình
kinh doanh còn đơn điệu.
- Quy mô hoạt động của ngân hàng Mỹ Xuyên còn nhỏ (chỉ hoạt động trong tỉnh An
Giang) nên mức độ uy tín và loại hình kinh doanh còn nhiều hạn chế so với các ngân
hàng khác trên địa bàn.
- Tuy có sự điều chỉnh lãi suất cho vay hợp lý nhưng vẫn còn ở mức cao so với các ngân
hàng khác trên địa bàn, đây là khó khăn lớn nhất hiện nay.
- Còn nhiều khách hàng tuy biết về sản phẩm của ngân hàng nhưng chưa hiểu rõ những
lợi ích của sản phẩm, dịch vụ đó đem lại nên còn e ngại khi tiếp xúc với ngân hàng.
- Ngân hàng chưa có dịch vụ thẻ ATM, gây khó khăn cho việc rút tiền của khách hàng.
3.7. Mục tiêu và phương hướng hoạt động năm 2008
Ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên cố gắn phấn đấu trở thành một trong những
ngân hàng thương mại mạnh của tỉnh An Giang với những định hướng sau:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status