Xác định mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân xã khánh an, huyện yên khánh, tỉnh ninh bình - Pdf 24

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ ra nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận
Phạm Văn Thục
i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết cho cá nhân tôi xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các Thầy, Cô
giáo Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, các Thầy, Cô trong Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có định
hướng đúng đắn trong học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy TS. Hồ Ngọc Ninh và
Thầy Nguyễn Anh Đức đã giành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng
dẫn tôi có những hướng đi cụ thể, giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự chia sẻ khó khăn và giúp đỡ tận tình của các
Chú, các Cô, các Bác trong ban quản lý nhà máy nước sạch xã Khánh An đã
giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập và nghiên cứu, luôn bên cạnh tôi những lúc tôi khó khăn nhất.
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường năm 2013,
trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và
điều kiện vệ sinh kém. Xã Khánh An đã có nhà máy nước sạch từ năm 2009 Tuy
nhiên tỷ lệ người dân chưa được sử dụng nước sạch của nhà máy vẫn còn cao,
chiếm 33,31% tổng số hộ trong xã tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định
mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân xã Khánh An,

chưa sử dụng nước sạch xác định được thu nhập bình quân của các hộ là 1,17
triệu đồng/người/tháng, trình độ học vấn của những người được phỏng vấn là
8,38 năm, số nhân khẩu bình quân là 4.07 khẩu/hộ, mức sẵn lòng chi trả trung
bình WTP
trung bình
của những người dân trong xã cho sử dụng nước sạch là 3.91
Ngàn đồng/ m
3
nước. Nhận thấy rằng mức sẵn lòng chi trả trung bình là 3,91
Ngàn đồng/ m
3
nước sạch là thấp hơn so với giá hiện hành của nhà máy là 4,7
Ngàn đồng/ m
3
nước sạch. Như vậy mức WTP trung bình nhỏ hơn mức giá của
nhà máy là 0,79 Ngàn đồng/ m
3
nước sạch. Điều này có nghĩa là muốn để nhà
máy nước tăng số hộ sử dụng nước sạch phải có biện pháp hỗ trợ để trợ giá cho
người dân giúp nhà máy đủ vốn để duy trì hoạt động. Kết quả ước lượng hàm hồi
quy đa biến về các yếu tố ảnh hưởng đến WTP cho thấy, trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi, khi thu nhập tăng thêm 1 triệu đồng/người/tháng thì mức
WTP đối với nước sạch sẽ tăng thêm 860 đồng ở mức ý nghĩa thống kê 1%.
Trình độ học vấn (số năm đi học) tăng thêm 1 năm học thì mức sẵn lòng chi trả
WTP sẽ tăng thêm 80 đồng ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Trong khi, nếu số nhân
khẩu của hộ tăng thêm 1 người thì mức sẵn lòng chi trả sẽ tăng thêm 260 đồng.
Trong đó ảnh hưởng lớn nhất đến mức WTP là thu nhập, và tiếp theo là số nhân
iv
khẩu. Ngoài ra các yếu tố khác như phong tục tập quán,chi phí lắp đặt hệ thống
nước cũng ảnh hưởng tới mức WTP. Như vậy kết quả ước lượng của mô hình

. Vì vậy để người dân trong xã có thể tiếp cận được
với nguồn nước sạch cho sinh hoạt, thì cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước và giá
nước sạch cho sinh hoạt nhằm góp phần nâng cao đời sống và chất lượng cuộc
sống của người dân địa phương.
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC vii
DANH MỤC CÁC BẢNG x
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ DỒ, ĐỒ THỊ xi
xii
DANH MỤC CÁC TỪ TẮT VÀ KÝ HIỆU xii
PHẦN I 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 4
PHẦN II 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lý luận về mức sẵn lòng chi trả 5
2.1.1 Khái niệm về mức sẵn lòng chi trả theo lý thuyết marketing 5
2.1.2 Khái niệm về mức sẵn lòng chi trả theo lý thuyết kinh tế học 8
2.1.3 Khái niệm về tài nguyên nước, nước sạch 11

4.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố đếnmức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân trên
địa bàn xã Khánh An 54
4.3 Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sử dụng nước sạch cho sinh hoạt của người dân trên
địa bàn xã Khánh An 68
viii
4.3.1 Nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch 68
4.3.2 Nâng cao thu nhập và đời sống của người dân 69
4.3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà máy nước Khánh An 69
4.3.4 Tăng cường sự quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương 70
PHẦN V 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
5.1 Kết luận 71
5.2 Đề xuất, kiến nghị 73
5.2.1 Đối với các tổ chức, cơ quan chính quyền địa phương 73
5.2.2 Đối với nhà máy nước xã Khánh An 74
5.2.3 Đối với người dân 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Phụ Lục 1 78
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân đang sử dụng 40
Bảng 4.2 Tình hình nhiễm một số bệnh có liên quan đến nguồn nước của của người dân trong xã 41
Bảng 4.3 Tình hình nhiễm 1 số bênh có liên quan đến nguồn nước của những hộ dân đã sử dụng nước
sạch trong xã 42
Bảng 4.4 Nguyên nhân chưa sử dụng nước máy của các hộ điều tra 46
Bảng 4.5 Kết quả xét nghiệm chất lượng nước sạch xã Khánh An 50
Bảng 4.6 Mức sẵn lòng chi trả cho sử dụng nước sạch của người dân xã Khánh An 52
Bảng 4.7 Mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của các hộ dân theo giới tính và độ tuổi 55
Bảng 4.8 Mức sẵn lòng chi trả cho sử dụng dịch vụ nước sạch của các hộ dân theo số lượng nhân
khẩu. 56

WTP Willingness To Pay – sự bằng lòng trả
m Mét
(S) Đường cung
(D) Đường cầu
PS Thặng dư người sản xuất
CS Thặng dư người tiêu dùng
NS Nước sạch
VSMT Vệ sinh môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
xii
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường năm 2013, trung
bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều
kiện vệ sinh kém. Ở nông thôn Việt Nam hiện nay, vẫn có khoảng 60% dân số
chưa có nước sạch để dùng. Nước mặt ở các sông, hồ, ao, suối đã nhiễm bẩn ,
nhiễm mặn.Theo số liệu của ban chỉ đạo quốc gia về Chương trình nước sạch và
vệ sinh môi trường cho biết hiện nay cả nước có khoảng 43.729 hộ (215.720
người) đang trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Kết quả điều tra vệ sinh môi
trường nông thôn của Bộ y tế năm 2007 cho thấy tỷ lệ nhà tiêu hộ gia đình vùng
nông thôn Việt Nam đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT
còn rất thấp. Chỉ có 18% số hộ nông thôn có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn vệ sinh
về xây dựng và sử dụng bảo quản, 22,5% số hộ gia đình nông thôn Việt Nam có
nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng, bao gồm 8,8% thấm dội nước, 8,6%
nhà tiêu tự hoại, 4,8% nhà tiêu hai ngăn, 0,4% nhà tiêu Biogas. Có 22,2% số hộ
gia đình nông thôn Việt Nam có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng bảo
quản, bao gồm 10,2% nhà tiêu tự hoại, 9,0% nhà tiêu thấm dội nước, 2,3% nhà
tiêu hai ngăn, 0,6% nhà tiêu Biogas. 75% số gia đình ở các vùng nông thôn có
nhà tiêu, nhưng chỉ có 33% số hộ nông thôn Việt Nam có nhà tiêu thuộc loại hợp

và nước giếng. Nguồn nước tự nhiên người dân trong xã đang sử dụng hiện tại
đang bị ô nhiễm ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Có nhiều nguyên nhân gây
2
nên ô nhiễm nguồn nước như: Do sự ảnh hưởng của các khu công nghiệp, do hóa
chất sử dụng trong nông nghiệp, do nước thải sinh hoạt của các hộ dân Nên
chất lượng nước không được đảm bảo, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người
dân. Năm 2009 được sự quan tâm của các cấp chính quyền xã Khánh An đã có
một nhà máy sản xuất và cung cấp nước sạch cho người dân trong xã với công
nghệ xử lý nước mặt đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
Vì vậy thực trạng sử dụng nước sạch của người dân trong xã ra sao? những
yếu tố nào tác động ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng chi trả của người dân đối
với nước sạch? giải pháp nào phù hợp để tăng số hộ sử dụng nước sạch cho sinh
hoạt. để giải quyết những vấn đề này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác
định mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân xã Khánh
An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình"
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ nước sạch và xác định mức
sẵn lòng chi trả của người dân trên địa bàn xã Khánh An đối với dịch vụ nước
sạch, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng nước sạch của
các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mức sẵn lòng chi trả của người
dân cho việc sử dụng dịch vụ nước sạch;
• Đánh giá thực trạng về khả năng cung cung cấp nước sạch và xác định
mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ nước sạch trên địa bàn xã Khánh An;
• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sẵn lòng chi trả của người
dân đối với dịch vụ nước sạch trên địa bàn xã Khánh An;
• Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả và thu hút người dân
sử dụng nước sạch cho sinh hoạt trên địa bàn xã Khánh An.

trả bao nhiêu phụ thuộc vào giá trị kinh tế nhận được và mức độ hữu dụng của
sản phẩm. Hai giá trị xác định mức giá một người sẵn lòng chấp nhận là mức giá
hạn chế và mức giá tối đa. Tùy thuộc nhận định của khách hàng khi mua sản
phẩm là sản phẩm dự định mua không có sản phẩm thay thế thì để có được độ
hữu dụng của sản phẩm, khách hàng sẵn sàng chi trả khoản tiền cao nhất là mức
giá hạn chế; hoặc sản phẩm thay thế của sản phẩm dự định mua có giá trị kinh tế
thấp hơn mức hữu dụng thì mức giá cao nhất khách hàng chấp nhận chi trả bằng
với giá trị kinh tế của sản phẩm thay thế là mức giá tối đa. Mức sẵn lòng chi trả
được định nghĩa là mức giá cao nhất một cá nhân sẵn sàng chấp nhận chi trả cho
một hàng hóa hoặc dịch vụ.
2.1.1.1 Định giá sản phẩm
Nagle và Holden (2002) và Monroe (2003), dẫn theo Breidert (2005), cho
rằng định giá là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong marketing hỗn
hợp. Nó là yếu tố duy nhất sản sinh ra thu nhập. Giá một sản phẩm (là hàng hóa
hay dịch vụ) được đưa ra tương tác mạnh mẽ với hầu hết các yếu tố khác của
marketing hỗn hợp như: quảng cáo và khuyến mãi, phân phối…
Kotler và Armstrong (2001) định nghĩa giá là “lượng tiền phải trả cho một
sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc tổng giá trị mà người tiêu dùng đánh đổi để có hoặc
sử dụng sản phẩm hay dịch vụ”
Monroe (2003) định nghĩa giá theo công thức sau:
5
P = M/G
Trong đó
- P là giá sản phẩm;
- M là lượng tiền hoặc hàng hóa/ dịch vụ mà người bán nhận được;
- G là lượng hàng hóa/ dịch vụ mà người mua nhận được.
Có hai phương pháp định giá sản phẩm là định giá sản phẩm dựa vào chi
phí và định giá sản phẩm dựa vào giá trị người tiêu dùng nhận được.
Theo phương pháp định giá sản phẩm dựa vào chi phí (cost based-
pricing), giá bán được đưa ra dựa vào các chi phí liên quan đến việc sản xuất và

trị khác biệt giữa sản phẩm tham khảo và sản phẩm quan tâm.
Mức giá tối đa được thể hiện như sau: P
max
= p
ref
+ p
diff

Trong đó: P
max
là giá tối đa, p
ref
là giá trị tham khảo, p
diff
là giá trị khác biệt.
Giá trị tham khảo (p
ref
) là chi phí mà khách hàng bỏ ra để mua một sản phẩm
cạnh tranh mà họ cho là sự thay thế tốt nhất của sản phẩm họ đang quan tâm. Giá
trị khác biệt (p
diff
) là giá trị của bất kỳ sự khác biệt nào giữa sản phẩm quan tâm
và sản phẩm tham khảo. Như vậy, sản phẩm hoàn hảo, ưu việt nhất so với các
sản phẩm cạnh tranh sẽ có giá bán tối đa. Mấu chốt để có giá bán tối đa là khác
biệt hóa sản phẩm, tức là sửa đổi một sản phẩm làm nó thu hút hơn, khác biệt
hơn đối với một nhóm khách hàng nhất định. Sự khác biệt đòi hỏi một chiến
lược giá tinh vi dựa vào giá trị nhận được của sản phẩm (Kotler và Armstrong
(2001), dẫn theo Breidert (2005)).
Qua giá tối đa có thể suy luận về mức WTP khi cải thiện chất lượng nước
xem mức WTP này có chấp nhận được không.

đơn vị sản phẩm nếu mức giá 1 đơn vị sản phẩm là P
2
. Người tiêu dùng sẽ
mua thêm lượng hàng hóa là (Q
2
– Q
1
) đơn vị nhưng giá bán sản phẩm cũng đã
giảm từ P
1
xuống P
2
.
8
P
P
1
P
2
(D)
O Q
1
Q
2
Q
Hình 2.1: Đường cầu
2.1.2.2 Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất
Xem xét sản phẩm A có đường cầu (D) và đường cung (S) như hình 2. Tại
điểm cân bằng thị trường M là điểm cắt của đường cung và đường cầu, mức giá
cân bằng thị trường của sản phẩm A là P

O), là diện tích tam giác
P
2
MP
*
.
Đối với người tiêu dùng, họ nhận được lợi ích (quy ra tiền) khi mua 1 sản
phẩm A bằng đúng số tiền họ bằng lòng bỏ ra để mua nó. Như vậy, tại hình 2,
khi người tiêu dùng mua Q
*
sản phẩm A thì lợi ích họ nhận được là diện tích
hình OP
1
MQ
*
. Chi phí thực tế bỏ ra để mua Q
*
sản phẩm A là diện tích hình
P
*
MQ
*
O. Lợi ích ròng mà người tiêu dùng nhận được khi sử dụng sản phẩm A là
9
Như vậy, khi số lượng hàng hóa tiêu
thụ tăng lên, sự sẵn sàng trả tiền của
người tiêu dùng cho mỗi đơn vị hàng
hóa mua thêm sẽ giảm xuống. Điều
này hoàn toàn phù hợp với quy luật
về hữu dụng cận biên giảm dần .

*
. Mức thỏa dụng thặng dư người tiêu dùng sẽ nhận được từ đơn
vị sản phẩm thứ 1 đến đơn vị sản phẩm thứ Q
*-1
. Do vậy, đường cầu được mô tả
giống như đường sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng. Miền nằm dưới đường
cầu, bao gồm chi phí người tiêu dùng bỏ ra để mua sản phẩm theo giá thị trường
và thặng dư người tiêu dùng nhận được khi sử dụng sản phẩm, đo lường tổng giá
trị của WTP. Hay nói cách khác:
SOP
1
MQ
*
=SOP
*
MQ
*
+SP
*
MP
1
Trong đó:

SOP
1
MQ
*
: là diện tích hình OP
1
MQ

Tài nguyên nước là lượng nước trong ao hồ, sông suối, đầm lầy, biển, đại
dương, khí quyển và sinh quyển. Trong luật tài nguyên nước của nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ NghĩaViệt Nam quy định: “Tài nguyên nước bao gồm các nguồn
nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.
2.1.3.2 Khái niệm về nước sạch
Theo quy định của luật tài nguyên nước năm 1998 thì nước sạch là nước
đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của Tiêu chuẩn Việt Nam.
Theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế “nước sạch trong quy định này là nước
dùng trong các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm
nước ăn uống trực tiếp. Nếu dùng trực tiếp cho ăn uống phải xử lý để đạt tiêu
chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành theo Quyết Định số 1329/QĐ- BYT ngày
18/4/2002 của Bộ Y Tế”.
2.1.4 Một số khái niệm khác
• Hoạt động cấp nước: là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản xuất
, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây
11
dựng, quản lý vận hành, bán huôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sử dụng nước
• Đơn vị cấp nước: là tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt
động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn nước sạch và bán lẻ nước sạch.
• Hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh: là một hệ thống bao gồm các
công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đến
khách hàng sử dụng nước và các công trình phụ trợ có liên quan.
• Khách hàng sử dụng nước: là tổ chức, cá nhân và hộ gia đình mua nước
sạch của đơn vị cấp nước.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý nước sạch ở Trung quốc.
Nước sạch và vệ sinh môi trường ở Trung Quốc được bắt đầu tư những
năm 80 của thế kỷ trước sau khóa họp lần thứ 35 của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) (phát động thập kỷ nước sạch). Từ đó đến nay, Trung Quốc đã liên tục tổ

trách và đề ra chế tài xử lý sẽ góp phần đảm bảo chất lượng nước.
Vệ sinh môi trường nông thôn: Tình trạng vệ sinh môi trường nông thôn ở
Trung Quốc chưa được khả quan, còn nhiều lạc hậu so với các nước phát triển.
Nguyên nhân của sự chậm tiến đó là do: Nếp sống văn hóa của từng địa phương,
nhiều gia đình có nhà rất lớn, nhưng do tập quán nên nhiều nhà tiêu vẫn bố trí
bên ngoài nhà ở và chưa hợp vệ sinh… Tuy vậy, Trung Quốc vẫn phấn đấu năm
2000 có 50% hộ gia đình xử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (so với điều tra đánh giá
năm 1993 con số này chỉ có 7,5%).
Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng cơ chế khuyến khích và
hỗ trợ thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân và VSMT. Các cấp lãnh đạo từ TW cho
tới các cấp nhỏ nhất và người dân đều đã hiểu được tầm quan trọng của vấn đề
13


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status