chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn - Pdf 24

MỤC LỤC
3.2.1.1. Tình hình về số lượng lao động và việc làm ở nông thôn 12
3.1.1.2 Chất lượng lao động nông thôn 13
1
I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Nhân lực là vấn đề hết sức quan trọng, là một trong những điểm mấu chốt
trả lời cho câu hỏi: Ai là người chế tạo và vận hành máy móc, công nghệ? Ai tạo
ra giá trị sản phẩm, các giá trị? Khi nền kinh tế càng phát triển, tốc độ đầu tư,
kinh doanh càng quay nhanh, trình độ sản xuất của xã hội càng tiến nhanh từ
nền kinh tế tự động hoá tới nền kinh tế tri thức thì sự đòi hỏi với lực lượng lao
động càng cao. Hiện nay, Việt Nam có 45,3 triệu lao động, trong đó ¾ lao động
ở nông thôn. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực còn chứa đựng nhiều mảng
yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, có tới 63% lực lượng lao động nông thôn trong tổng số 78%
lao động cả nước chưa qua đào tạo. Người dân nông thôn chủ yếu làm nông
nghiệp, thu nhập thấp, trình độ hiểu biết hạn chế. Do đó để nâng cao chất lượng
lao động nông thôn đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hoàn
thành mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra:” chuyển dịch, phân bố
lại lực lượng lao động nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao
động trong công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn và giảm tỷ lệ lao
động nông nghiệp xuống 50%, đưa tỷ lệ đào tạo nghề lên khoảng 30% vào năm
2010,” thì chiến lược phát triển đất nước của Nhà nước đòi hỏi phải có chính
sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho khu vực nông thôn. Điều
này góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, khả năng cũng
như cơ hội có việc làm cho lao động nông thôn, từ đó có tác động đến chuyển
dịch cơ cấu lao động, đảm bảo cho nền nông nghiệp và khu vực nông thôn phát
triển toàn diện, bền vững.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành phân tích “Chính sách
hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn”
2

làm cho ngừơi lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt
động học tập để nâng cao trình độ kỹ năng của người lao động, để thực hiện
nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn. (PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, 2004).
- Phát triển: Là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước
mắt của người lao động nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở
những định hướng tương lai của tổ chức(PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, 2004).
- Chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Là tổng thể các
quan điểm, chủ trương, đường lối, phương pháp và công cụ mà Nhà nước sử
dụng để tác động vào lĩnh vực nguồn nhân lực nhằm thực hiện các mục tiêu mà
Nhà nước mong muốn.
2.2. Đặc điểm chính sách
- Gắn liền với các đặc điểm khu vực nông thôn: đất đai, dân số, trình độ,
phong tục tập quán Do đó cần phải kết hợp với các chính sách khác mới thành
công.
- Nông thôn có những nét đặc thù với màu sắc riêng, do đó chính sách hỗ trợ
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần có những nhóm chính sách riêng biệt
tác động thúc đẩy cho sự phát triển các vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng khó khăn.
- Thu hẹp khoảng cách giữa khu vực thành thị và nông thôn: Năng suất lao
động trong nông nghiệp nhìn chung tăng chậm hơn các ngành kinh tế khác nên
thu nhập không cao bằng dân cư làm việc trong các lĩnh vực khác của nền kinh
tế.Nhà nước cần hỗ trợ nông dân nâng cao trình độ chuyên môn, tổ chức sản
xuất hiệu quả.
4
2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách
- Ngân sách nhà nước:Việt nam là một quôc gia đang phát triển nhu cầu về
vốn và nguồn lực là rất lớn, vi vậy nguồn vốn nhà nước đầu tư cho đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế
- Dân số: Dân số nước ta ngày một tăng nhanh trong khi đó hệ thông cơ sở hạ
tầng và sự phát triển của nền kinh tế không đáp ứng kịp nhu cầu đó.
- Sức ép từ quá trình hội nhập kinh tế:Trong vài năm trở lại đây nền kinh tế

quyết việc làm: Mục tiêu của Chương trình là cho lao động vay vốn với lãi suất
thấp để tạo việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề.
- Đầu tư của Nhà nước thông qua các tổ chức hoặc hỗ trợ trực tiếp cho
nông dân: Nhà nước hỗ trợ cho các trường tiểu học, trung học, phổ thông trung
học, trung cấp dạy nghề Hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân thông qua chương
trình khuyến nông, các kinh phí cho các lớp học nâng cao kỹ thuật và nghiệp vụ
kinh doanh nông nghiệp, hỗ trợ các hình thức hợp tác liên kết của nông dân về
tín dụng.
2.4.2. Tác động của chính sách
* Tác động tới cá nhân, gia đình và xã hội.
Về khía cạnh kinh tế của chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Phạm vi cá nhân và gia đình
6
Từ đường chi phí (CF) ta thấy:
Chi phí cho bậc học thấp < Bậc học trung bình < Bậc học cao
Hay chi phí cho giáo dục và đào tạo theo bậc học và thời gian ngày càng
tăng.
Từ đường lợi ích (LI) cho thấy:
Lợi ích bậc học thấp < Bậc học trung bình < Bậc học cao
Hay lợi ích của quá trình đào tạo ngày càng tăng theo bậc học và thời
gian.
Tuy nhiên tốc độ tăng của lợi ích lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. Vì vậy
đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư có lãi.
- Phạm vi xã hội
Từ đường chi phí (CFXH) cho thấy:
Chi phí cho bậc học thấp < Bậc học trung bình < Bậc học cao
Hay chi phí cho giáo dục và đào tạo theo bậc học và thời gian ngày càng
tăng.
Cao
LI, CF

2
SL
2
S’L
2
P
L
L
0
L
1
L’
1
P
A
A
DL
1
S’L
1
P
W
P
W
SL
1
Thành thị Nông thôn
Do dân số nước ta phần lớn sống ở nông thôn, lực lượng lao động nông
thôn chiếm tỷ lệ lớn nên cung lao động ở nông thôn (đường S
L2

A
xuống Pw

và giá lao động ở nông thôn tăng từ P
B
lên Pw).

Khi có sự tác động của chính sách tới đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
ở nông thôn
9
P
L
L
0
L
2
L'
2
P
B
Nông thôn
B
DL
2
SL
2
P
L
L
0

lực.
3.1.1 Hàn Quốc
Từ năm 1993, chính phủ Hàn Quốc đã đề ra kế hoạch là sẽ tăng số lượng
đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật từ 98.800 người lên 248.500 người năm 2010,
trong đó 10% số nhân tài nghiên cứu cấp tiến sỹ được bồi dưỡng thành nhân tài
cấp cao có trình độ hàng đầu thế giới. Để thực hiện kế hoạch này, chính phủ Hàn
Quốc đã thực hiện chính sách thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai
(R&D) với mức chi lên tới 2,61% GDP (năm 2000). Hàn Quốc cũng rất tích cực
thực hiện các biện pháp thu hút nhân tài nước ngoài, Bên cạnh đó, Hàn Quốc
cũng áp dụng các biện pháp thu hút lưu học sinh và cán bộ nghiên cứu sau tiến
sỹ nước ngoài; số lưu học sinh nước ngoài được Hàn Quốc cấp học bổng năm
10
1997 là 120 người, năm 2000 là 1.000 người. Số lưu học sinh tự túc học phí tại
Hàn Quốc cũng tăng từ 1.500 người năm 1995 lên 9.000 người vào năm 2000 do
chính sách ưu đãi của Hàn Quốc dành cho lưu học sinh nước ngoài. Để nâng cao
trình độ dân trí nói chung và trình độ người lao động nói riêng, một biện pháp
rất được Hàn Quốc chú trọng đó là đào tạo từ xa. Năm 1972, Hàn Quốc bắt đầu
thành lập đại học mở, tiền thân của giáo dục từ xa. Chính phủ Hàn Quốc rất coi
trọng xây dựng đại học mở, hàng năm Chính phủ cấp khoảng 4 triệu USD cho
việc mua giáo trình bản sao. Từ năm 1996, Hàn Quốc bắt đầu khai thông 47
kênh truyền hình, mỗi ngày truyền giáo trình giáo dục tới 13 giờ.
3.1.2 Xingapo
Xingapo cũng là một điển hình thành công thực hiện chính sách phát triển
nguồn nhân lực. Ở quốc gia này, do nguồn tài nguyên hầu như không có gì
ngoài dầu lửa và cao su nên Chính phủ đã tập trung đầu tư vào giáo dục nhằm
hiện đại hoá nền kinh tế nhờ vào nguồn lực con người. Đặc điểm của hệ thống
giáo dục Xingapo là Chính phủ có quyền lực rất lớn trong việc đề ra các chính
sách giáo dục và tổ chức đào tại nguồn nhân lực. Với mục tiêu xây dựng đất
nước dựa trên nhân tố con người, vào cuối năm 1967, Chính phủ Xingapo đã
tiến hành kiểm soát hệ thống giáo dục và bắt đầu đặt ra các nguyên tắc điều

mức độ nhất định. Ngoài ra, quá trình di cư nông thôn – thành thị cũng góp phần
làm giảm tỷ lệ dân số nông thôn trong tổng dân số mặc dù tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên ở nông thôn cao hơn thành thị. Tuy vậy, tỷ lệ dân số nông thôn từ 15 tuổi
trở lên hoạt động kinh tế trong tổng dân số nông thôn lại có xu hướng tăng lên
12
trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tỷ lệ này đã tăng từ 48,5% năm 1996 lên
50,8% năm 2000 và ở mức 54% năm 2004.
Lực lượng lao động cả nước năm 2004 ở mức 42,3 triệu người trong đó
lực lượng lao động nông thôn là 32,7 triệu, chiếm 77,2%. Trong khi dân số nông
thôn giảm khoảng 5%, tỷ lệ lao động nông thôn trong tổng lực lượng lao động
cả nước chỉ giảm từ 79,6% năm 1996 xuống 77,2% năm 2004 (giảm 2,4%, đồ
thị 2). Số liệu trên cho thấy, chủ trương đô thị hóa của Việt nam là khá rõ nhưng
không tiến triển được nhiều nếu nhìn trên góc độ lao động.
Đồ thị 2: Lực lượng lao động cả nước và lực lượng lao động nông thôn
Nguồn: Thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ Lao động
– TBXH).
Số liệu thống kê Lao động việc làm cũng cho thấy lực lượng lao động có
việc làm ở nông thôn đang có xu hướng tăng lên, tuy nhiên với tốc độ khá thấp
1,89% năm 2001, 0,92% năm 2003 và 1,42% năm 2004. Năm 1996, tỷ lệ này
thậm chí còn ở mức âm, tức là lực lượng lao động nông thôn có việc làm ở thời
điểm đó còn giảm so với cùng kỳ năm trước.
3.1.1.2 Chất lượng lao động nông thôn
Nếu xét trên góc độ trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật và thể
lực của người lao động, có thể nói rằng vẫn còn khoảng cách khá xa về mặt chất
lượng lao động giữa nông thôn và thành thị. Khoảng cách này lớn hơn khi xem
xét ở các loại lao động có trình độ cao. (Đồ thị 3)
13
Đồ thị 3: Chất lượng lao động theo trình độ văn hóa ở nông thôn
Nguồn :Thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ LĐTB-XH)
Trình độ văn hóa phổ biến của lao động nông thôn là ở mức tốt nghiệp

+ Kinh tế: Tạo điều kiện cho người lao động, tổ chức sản xuất ở nông
thôn nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ thuật, góp phần tạo thêm công ăn việc
làm, làm tăng thu nhập cho người dân.
+ Xã hội: Góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm sự chênh lệch về mức sống
giữa thành thị và nông thôn, xây dựng nông thôn mới, hiện đại.
+ Chính trị: Tạo sự ủng hộ của nông dân đối với nhà nước, thắt chặt tình
đoàn kết công- nông.
- Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nông thôn phải gắn liền với
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
và tạo thêm công ăn việc làm cho người dân.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước sẽ kéo theo sự biến đổi
mạnh mẽ trong đời sống của người dân, đặc biệt là nông thôn, trong đó đa phần
là nông dân. Diện tích nông nghiệp sẽ giảm dần trong khi lực lượng lao động
15
ngày càng tăng, yêu cầu về chất lượng lao động cũng tăng lên. Công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ góp phần tạo thêm công
ăn việc làm và tăng thu nhập, mức sống cho vùng nông thôn.
3.3. Thực tiễn chính sách
Thực tiễn chính sách nguồn nhân lực ở Việt Nam chia thành 4 nhóm lớn:
- Nhóm 1: Nhóm chính sách tập trung vào chiến lược hỗ trợ phát triển
giáo dục phổ thông: Nhóm chính sách này nhằm nâng cao trình độ văn hoá cơ
bản cho người lao động để từng bước làm cơ sở cho đào tạo lao động kỹ thuật.
Với sự hỗ trợ của nhà nước cho việc giáo dục, đào tạo, tỷ lệ lao động
không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học giảm từ 29,16% năm 1996 xuống còn
21,31% năm 2004. Trình độ văn hóa phổ biến ở nông thôn là ở mức tốt nghiệp
tiểu học và trung học cơ sở (trên 60%). Đến nay thì Việt Nam đã hoàn thành
chương trình phổ cập giáo dục ở bậc tiểu học và đang tiến tới phổ cập giáo dục ở
bậc trung học trong phạm vi cả nước.
- Nhóm 2: Nhóm chính sách tập trung vào chiến lược hỗ trợ phát triển đào
tạo mạng lưới đào tạo công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, CĐ, ĐH và

tập(18/8/2006 – 30/6/2008) Ngân hàng chính sách xã hội đã 754000 học sinh
sinh viên nghèo vay vốn, tổng số tiền cho vay 5929 tỷ đồng mức cho vay cao
nhất là 800000/người. Trong đó 1.7% học sinh vay thuộc diện mồ côi,16.5%
thuộc gia đình nghèo, 675 cận nghèo, 14% có hoàn cảnh khó khăn.3 tỉnh có học
sinh vay nhiều nhất là Thanh hoá, nghệ An, Bắc Ninh.3 tỉnh vay ít nhất là Hà
Giang, Lai Châu, Kon Tum. Các trường đại học đều thống nhất nhận định chính
sách này của thủ tướng chính phủ dã mang lại hiệu quả to lớn, cho đến nay vẫn
chưa có trường hợp nàp phải bỏ học vì thiếu tiền học phí,chi phí cho học tập,
sinh hoạt tối thiểu. Tuy nhiên qua khảo sát phát hiện 0.7% đối tượng vay vốn
không thuộc diện được cho vay. Chính sách cho vay vẫn còn một số vướng mắc:
một số trường chậm xác định cho sinh viên vay vốn, thủ tục vay còn nhiều rắc
rối
17
Bảng 1: Một số chính sách về tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực nông thôn
Văn bản Nội dung chính
Nghị quyết 120/HĐBT của
Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) ngày 11/4/1992
Lập Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và Chương trình quốc gia giải quyết việc làm: hoạt động từ 1992 đến nay. Mục
tiêu của Chương trình là cho lao động vay vốn với lãi suất thấp để tạo việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề.
Ưu tiên cho vay vốn đối với khu vực nông thôn tập trung vào phát triển nông lâm ngư nghiệp, khôi phục và phát triển
các ngành nghề truyền thống và các việc làm phi nông nghiệp khác. Từ năm 2001, chương trình được thực hiện tiếp
tục thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và việc làm.
Quyết định 143/2004/QĐ-TTG,
ngày 10/8/2004 của TTgCP
Về phê duyệt chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DN vừa và nhỏ giai đoạn 2004-2008 trong đó tập
trung đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn với các khoá về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và tăng cường kỹ năng
của các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.
Quyết định 26/2003/QĐ-TTg,
ngày 17/2/2003 của TTgCP

28/2/2001 của Bộ Chính trị
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phục vụ CNH-HĐH NN&NT, đối với nông dân "được đào tạo, bồi dưỡng
miễn phí một phần hoặc toàn bộ".
Quyết định số 132/2000/QĐ-
TTg, ngày 24/11/2000
Đẩy mạnh "đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề và nghiệp vụ kinh doanh cho các cơ sở nông nghiệp, nông thôn".
Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP
ngày 15/6/2000
Thực thi các biện pháp toàn diện để phát triển nguồn nhân lực nông thôn, phát triển các loại hình trường lớp dạy nghề
cho nhân dân nông thôn".
Quyết định số 50/1999/QĐ-
TTg ngày 24/3/1999 của Thủ
tướng
Phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 1999-2000 với mục tiêu " coi trọng và tăng cường đào tạo nghề cho lao
động nông thôn mà chủ yếu là đào tạo ngắn hạn các nghề trồng trọt, chăn nuôi; nuôi trồng đánh bắt thủy, hải sản; sơ
chế, chế biến và bảo quản nông, lâm, ngư sản và các nghề truyền thống".
Quyết định số 107/2006/QĐ-
TTg ngày 18/5/2006 cuả thủ
tướng
Nhà Nước thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ để trang trải một phần cho phí học tập, sinh hoạt của học sinh sinh viên
đang theo học hệ chính quy tập trung tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp và dạy nghề có thời gian đào tạo từ 1 năm trở lên)
Nghị định số 75/2006/NĐ-CP
02/08/2006 của Chính phủ
Người học nghề được cấp học bổng, trợ cấp và miễn, giảm học phí
19
3.4. Tác động của chính sách
Tới nền nông nghiệp, nền kinh tế: Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tới đối tượng được đào tạo: Nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ

W
P
A
Thành thị
A’
D
S’
S
D’
A
B’
B
D
1
D
1

S
1
S
1

20
- Ở nông thôn:
Làm chất lượng lao động nông thôn tăng, nhu cầu về lao động tăng, giá
lao động nông thôn sẽ tăng lên, nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ cũng ngày càng
tăng (từ D
1
lên D’
1

chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị một cách ồ ạt, nông dân bỏ ruộng đất
để ra thành phố kiếm sống…thì kèm theo đó là nảy sinh những vấn đề về an
ninh, xã hội, tăng sức ép đối với khu vực thành thị vốn đã đất chật, người đông
như ở Việt Nam. Do đó, khi hoạch định chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực cần phải quan tâm đầy đủ đến các khía cạnh đó mới đảm bảo
việc thực thi chính sách thành công.
Chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khu vực nông
thôn là một chính sách phù hợp tạo điều kiện nâng cao trình độ văn hóa và kỹ
thuật cho đội ngũ tiền lao động và lao động, thu hẹp dần về khoảng cách trình
độ, mức sống giữa khu vực thành thị và nông thôn.
Chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn cần có
sự phối hợp đồng bộ với các chính sách khác ở địa phương (chính sách xây
dựng cơ sở hạ tầng, chính sách giải quyết việc làm…), phù hợp với chủ trương,
đường lối phát triển kinh tế của nhà nước. Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến việc
đào tạo không để ý đến nhu cầu của địa phương, nhu cầu của nền kinh tế thì việc
đào tạo sẽ không mang lại hiệu quả thật sự, gây lãng phí nguồn lực.
Quá trình mở cửa hội nhập yêu cầu ngày càng phải nâng cao hơn nữa chất
lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn nói chung, đặc biệt là nguồn nhân lực
bậc cao. Gia nhập WTO tạo nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và
khu vực nông nghiệp nông thôn nói riêng để vươn lên. Tuy nhiên có những
thách thức không nhỏ cho lực lượng lao động Việt Nam. Chúng ta không chỉ
giỏi về trình độ chuyên môn kỹ thuật mà cần phải thành thạo nhiều kỹ năng khác
(ngoại ngữ, vi tính…), yêu cầu cao về tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp.
Do đó khâu hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện nay cần chú ý đào
tạo cả các kỹ năng bổ sung cho nguồn lao động.
22
IV. KẾT LUẬN
4.1. Kết luận
Trong hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, chính sách
hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chiếm một vị trí quan trọng. Việc

Xây dựng và thực hiện chính sách khuyến học,chính sách đào tạo đặc
biệt cho các vùng có nhiều khó khăn. Chính sách xây dựng đội ngũ giáo viên
đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo trong những năm tới, đồng thời mở
rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo.
* Các giải pháp về cơ sở vật chất
- Tăng cường CSVC kĩ thuật cho các cơ sở đào tạo, phấn đấu để sớm có
một số cơ sở đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới.
- Bộ tạo điều kiện cho các trường tham gia hoạt động sản xuất của
ngành.Khuyến khích các trường thành lập cơ sở sản xuất, dịch vụ KHKT phù
hợp với ngành nghề đào tạo
- Thực hiện từng bước chủ trương xã hội hoá giáo dục- đào tạo trong
ngành, tranh thủ sự trợ giúp quốc tế để hiện đại hoá CSVC kĩ thuật, bồi dưỡng
nguồn nhân lực, phát triển tiềm lực đào tạo và KHCN của ngành.
24
Tài liệu tham khảo
1. GS.TS. Phạm Vân Đình – TS. Dương Văn Hiểu – Ths. Nguyễn Phượng Lê,
2005, Giáo trình Chính sách nông nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp.
2. Ths. Nguyễn Vân Điềm – PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân, 2004, Giáo trình
Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản lao động – xã hội.
3. PGS.TS. Ngô Đức Cát – TS. Vũ Đình Thắng, 2001, Giáo trình Phân tích
chính sách Nông nghiệp, nông thôn, Nhà xuất bản Thống kê.
4. Viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương, 2006, Báo cáo nghiên cứu các
yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam,
Luận văn báo cáo.
5. Tăng Minh Lộc, 2008, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn,
www.tapchicongsan.org.vn
6. TS. Lưu Bình Nhưỡng, 2008, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và trách
nhiệm của nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề, www.nclp.org.vn
7. Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn, 2007, Khó giải bài toán chất lượng lao động
Việt Nam, www.vneconomy.vn


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status