tuyển chọn 31 đề thi ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10 - Pdf 25

ĐỀ THI VĂN TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Đề 1
• Câu 1: (1 điểm)
Xác định phép tu từ từ vựng được sử dụng trong câu thơ sau và cho biết từ ngữ thực hiện phép tu
từ đó.
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
• Câu 2: (2 điểm)
Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một
đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi
Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?”.
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê, Ngữ văn 9, tập hai)
a) Hãy cho biết mỗi từ ngữ gạch chân trong đoạn văn trên thể hiện phép liên kết nào?
b) Tìm lời dẫn trong đoạn văn trên. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?
• Câu 3: (2 điểm)
Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.
(Tục ngữ Nga, dẫn theo Ngữ văn 7, tập hai)
Viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
• Câu 4: (5 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn trích sau:
“…Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không
trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy
có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh
mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích
cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng
tròn màu vàng…
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên.
Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi.
Tôi rùng và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu

Thí sinh có thể viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn. Đề không giới hạn độ dài cụ thể, tuy
nhiên với yêu cầu “ngắn”, thí sinh cần phải biết cô đọng vấn đề.
Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Đây chỉ là một ví dụ cụ thể :
- Mở bài : Giới thiệu câu tục ngữ Nga “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”.
- Thân bài :
+ Giải thích câu tục ngữ: xấu hổ; Thái độ của con người đối với việc học và sự hiểu biết.
+ Bàn bạc:
Tại sao đừng xấu hổ khi không biết? Tri thức của nhân loại là vô hạn, khả năng nhận thức của con
người là hữu hạn. Không ai có thể biết được mọi thứ, không ai tự nhiên mà biết được. Không biết
vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả.
Tại sao chỉ xấu hổ khi không học? Vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong
nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong
việc cống hiến đối với xã hội. Không học thể hiện sự lười nhác về lao động, thiếu ý chí cầu tiến,
thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong
xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn như
“kinh bang tế thế” , đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển vũ bão về
khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn, hoàn hảo hơn.
Muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn, phong phú: học ở trường, ở gia
đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Học phải kết hợp với hành,

+ Bài học rút ra: Không giấu dốt, không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để từ đó cố
gắng học tập vươn lên. Khẳng định việc học là một nghĩa vụ thiêng liêng, không chịu học là điều
đáng xấu hổ. Không xấu hổ khi không biết nhưng không lấy đó làm điều để tự đánh lừa mình, để
biện hộ cho thái độ không chịu học tập, tìm hiểu thêm. Phải biết xấu hổ nhưng xấu hổ đúng với
điều cần xấu hổ và biết phấn đấu để không còn phải xấu hổ nữa.
2
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa xâu xa của câu tục ngữ và những bài học mà bản thân cần ghi nhớ
từ câu tục ngữ trên. Và phải luôn luôn nhắc nhở bản thân rằng “học, học nữa, học mãi…”.
• Câu 4: (5 điểm)
- Đây là dạng bài nghị luận văn học : phân tích nhân vật trong một đoạn trích của một tác phẩm

lại cho hình ảnh nhân vật một vẻ đẹp hoàn chỉnh, tiêu biểu cho vẻ đẹp người thanh niên Việt Nam
thời chống Mĩ.
- Khi xây dựng nhân vật, nhà văn đã đặc biệt khai thác hoàn cảnh sống và hành động, ngôn ngữ
của nhân vật để khắc họa tính cách.
Kết bài:
Phương Định, một hình tượng đẹp, có ý nghĩa tiêu biểu về người thanh niên Việt Nam trong sự
nghiệp chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Cùng với những hình tượng nghệ thuật khác như hình tượng anh
thanh niên trong Lặng lẽ SaPa, người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính… thì
nhân vật Phương Định đã góp phần phong phú hóa hình tượng cao đẹp của con người Việt Nam
trong chiến đấu.
3
Đề 2
Câu 1 (4 điểm):
Viết đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng
thơ sau:
“ Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông”
(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Câu 2 (3 điểm):
Trong truyện ngắn “Làng“, Kim Lân luôn để nhân vật chính (ông Hai) dành tình yêu sâu nặng,
cảm động hướng về làng Chợ Dầu. Vậy theo em, tại sao nhà văn không đặt tên truyện là “Làng
Chợ Dầu“ mà lại lấy nhan đề cho truyện là “Làng”.
Câu 3 (3 điểm):
Nói về lòng ghen tị có người cho rằng: “giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách
như giữa xấu xa và đức hạnh ” còn Et-môn-đô-đơ khuyên: “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào
trong tim. Đó là con rắn độc làm gặm mòn khối óc và đồi bại con tim”. Hãy phát biểu những suy
nghĩ của em về vấn đề nêu trên bằng một bài văn ngắn (không quá một trang giấy thi).
Câu 4 (10 điểm):
Mối quan hệ giữa bếp lửa đời và Bếp lửa trong thơ Bằng Việt.
—————————————- Hết —————————————-

bao trùm, phổ biến – đó là tình yêu làng quê, yêu đất nước – trong mọi người dân Việt Nam thời
kỳ kháng chiến chống Pháp trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Câu 3:
Yêu cầu chung
* Về kỹ năng:
-Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội dung lượng không quá một trang giấy viết
-Bố cục bài viết mạch lạc ,diễn đạt lưu loát ,văn viết có cảm xúc chân thành.
* Về kiến thức:
- Học sinh hiểu đúng nghĩa của nhận định trên: khuyên con người ta trong cuộc sống không nên
ghen tị.
Yêu cầu cụ thể
Bài làm cần đảm bảo những ý sau:
Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu 2 ý kiến trên khái quát được ý nghĩa của cả 2 câu nói không nên để cho
lòng ghen tị tồn tại dù chỉ là trong suy nghĩ mỗi người.
Thân bài:
- Nêu khái niệm về ghen tị và những biểu hiện của lòng ghen tị.
- Phân biệt giữa ghen tị và thi đua: giữa ghen tị và thi đua có một khoảng xa cách như giữa xấu xa
và đức hạnh.
- Tác hại của lòng ghen tị:đừng để cho con rắn ghen tỵ luồn vào trong tim.
- Từ đó nhắc nhở mọi người ý thức sống đúng đắn.
Kết bài:
-Khẳng định lại giữa ghen tỵ và thi đua là một khoảng cách và giá trị lời khuyên của Et-môn-đô–
đơ.
-Nêu ý thức của mình trong việc trau dồi đạo đức.
Câu 4:
Yêu cầu:
*Hình thức: Kiểu bài nghị luận văn học.
*Nội dung: Học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những ý sau:
Mở bài:
Cảm nhận chung nhất về bài thơ và tình cảm bà cháu đằng sau hình ảnh bếp lửa.

biết ơn và sức sống mãnh liệt.
- Bếp lửa trong dòng hồi tưởng nhưng sẽ rực sáng với ngọn lửa tình yêu và niềm tin mãnh liệt,
không bao giờ vụt tắt.
6
Đề 3
Câu 1: (3 điểm)
Chỉ rõ và phân tích các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”.
(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Câu 2: (7,0 điểm)
“Ở nước ta, cứ 15 phút lại có thêm một người nhiễm HIV/AIDS cứ sau mỗi ngày, ta lại có thêm
96 người bị nhiễm HIV/AIDS, mỗi tuần là 672 người, mỗi tháng là 2.920 người, và sau mỗi năm
là 35.040 người, bằng dân số của một huyện
Điều đau lòng hơn nữa là những người bị HIV/AIDS luôn bị cô lập, xa lánh và bị đẩy ra ngày một
xa khỏi cái quỹ đạo của cuộc sống đang diễn ra quanh họ ”
(Theo Phương Anh, Lòng nhân ái không thể nhiễm HIV, vietimes, 19-3-1998)
Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) để làm rõ hiện tượng nói trên.
Câu 3: (10 điểm)
Nét đẹp ân tình, thủy chung của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh
trăng (Nguyễn Duy).
=====Hết=====
MÔN NGỮ VĂN
I. YÊU CẦU CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, trên cơ sở các gợi ý đó giám khảo (GK) có thể vận
dụng linh họat, tránh cứng nhắc và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những
bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế,
kĩ năng làm bài tốt…);

+ Sự kì thị của cộng đồng đối với bệnh nhân gây đau khổ, thiệt thòi cho người bệnh, không những
không làm giảm tỷ lệ gia tăng bệnh nhân mà ngược lại khiến cho bệnh nhân quẫn trí làm liều, tạo
nên gánh nặng cho xã hội (dẫn chứng)
+ Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu do hậu quả của tội phạm ma túy và các tệ nạn xã hội
của một bộ phận thanh thiếu niên sống buông thả, thác loạn, sự suy thoái đạo đức xã hội, sự yếu
kém của các cơ quan chức năng, nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS còn hạn chế : chưa hiểu
rõ nguy cơ, tác hại, cơ chế lây lan, biện pháp phòng tránh nên có sự kì thị đối với người bệnh.
2.3. Kết bài : (0,5 điểm)
- Để ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS cần phải có sự nỗ lực của cả cộng đồng với những
giải pháp tổng thể, trong đó quan trọng là ý thức của thanh niên : sống có lý tưởng cao đẹp, lành
mạnh và ý thức trách nhiệm phòng chống các tệ nạn xã hội
- Suy ngĩ, liên hệ bản thân, đề xuất sáng kiến.
Câu 3: (10 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về một vấn đề trong nhóm các tác phẩm thơ; thao tác
tổng hợp tốt.
- Kết cấu chặt chẽ; bố cục 3 phần rõ ràng; diễn đạt lưu loát; trình bày sạch đẹp; ít mắc lỗi câu, từ,
chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức:
2.1. Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu vấn đề bàn luận truyền thống ân tình, chung thủy của con
người Việt Nam và hai tác phẩm Bếp lửa và Ánh trăng
2.2. Thân bài: (9 điểm)
* Trong bài thơ Bếp lửa, truyền thống ân tình, thủy chung được thể hiện trong tấm lòng của người
cháu yêu thương và nhớ ơn bà khi đã khôn lớn trưởng thành (3,5 điểm)
+ Khi đã trưởng thành, người cháu vẫn nhớ về những năm tháng tuổi thơ xa cha mẹ, sống bên bà,
trong tình thương yêu chăm sóc của bà
Giờ cháu đã đi xa
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
+ Cháu (nhân vật trữ tình) xót xa, thương cảm, thấu hiểu cuộc đời bà nhiều gian nan, cơ cực:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

- Thể thơ năm chữ, giọng điệu tâm tình nhẹ nhàng sâu lắng mà chất chứa suy tư day dứt.
- Hình tượng vầng trăng, ánh trăng mang tính biểu tượng gợi những suy tưởng sâu xa
* Đánh giá(1,0 điểm)
Ân tình, chung thủy luôn là truyền thống đẹp của dân tộc, truyền thống ấy bao trùm cách sống,
cách ứng xử của con người Việt Nam trong mọi quan hệ. Từ mối quan hệ với quá khứ, với lịch sử,
với nhân dân và đất nước như người chiến sĩ trong bài Ánh trăng, người cháu trong bài Bếp lửa.
2.3. Kết bài: (0,5 điểm:) Khái quát vấn đề theo yêu cầu của đề bài.
==== Hết====
9
Đề 4
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT THÀNH
PHỐ HUẾ
THỪA THIÊN HUẾ Khóa ngày 12.7. 2007
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (2 điểm)
1.1 Hãy kể tên các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở.
1.2 Ở lớp 9, em đã học các văn bản nghị luận nào? (Nêu tên văn bản và tác giả)
Câu 2: (3 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi
mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất ( ). Mặt đất đã kiệt
sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy nhữ iọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu
mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng
cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa
bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.”
( Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)
2.1 Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng được dùng trong đoạn
văn trên.
2.2 Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn.

- Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoan)
- Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (Hi-pô-lit Ten)
* Cho điểm: Tính điểm riêng cho tên văn bản (0,5 điểm) và tên tác giả (0,5 điểm); không tính
điểm nếu gán nhầm lẫn tên tác giả cho văn bản :
+ HS nêu đúng 4 tên : 0,5 điểm
+ HS nêu đúng 1-3 tên : 0,25 điểm
Câu 2: (3 điểm)
2.1 Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng: (1,5 điểm)
- Phép nhân hóa (0,25 điểm) làm cho các yếu tố thiên nhiên (mưa, đất trời, cây cỏ)(0,25 điểm) trở
nên có sinh khí, có tâm hồn.(0,25 điểm)
- Phép so sánh (0,25 điểm ) làm cho chi tiết, hình ảnh (những hạt mưa) (0,25 điểm) trở nên cụ
thể, gợi cảm.(0,25 điểm)
2.2 Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn: (1,5 điểm)
- Liên kết nội dung:(0,75 điểm)
+ Các câu trong đoạn cùng phục vụ chủ đề của đoạn (0,25 điểm) là: miêu tả mưa mùa xuân và
sự hồi sinh của đất trời. (0,25 điểm)
+ Các câu trong đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. (0,25 điểm)
11
- Liên kết hình thức: (0,75 điểm)
+ Phép lặp: mưa mùa xuân, mưa, mặt đất
+ Phép đồng nghĩa, liên tưởng: mưa, hạt mưa, giọt mưa; mặt đất, đất trời; cây cỏ, cây, nhánh
lá mầm non, hoa thơm trái ngọt
+ Phép thế: cây cỏ - chúng
+ Phép nối: và
* Cho điểm:
+ HS xác định đúng, có dẫn chứng 4 phép liên kết : 0,75 điểm
+ HS xác định đúng, có dẫn chứng 2-3 phép liên kết : 0,5 điểm
+ HS xác định đúng, có dẫn chứng 1 phép liên kết : 0,25 điểm
Câu 3: (5 điểm)

Chỳ ý: - Giỏm kho cho im cỏc ý v yờu cu ni dung kin thc trờn c s gn lin vi yờu
cu v k nng.
- Trong phnPhõn tớch tỡnh cm cha con , giỏm kho khụng cho quỏ 0,5 im nu
hc sinh sa vo k chuyn.
HT
5
Đề kiểm tra
Môn Ngữ văn ( Thời gian: 90 phút)

Câu 1(2đ):Cho những câu thơ
Tà tà bóng ngả về Tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bớc dần theo ngọn tiểu khê
Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nớc uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang .
a)Cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu thơ này có gì khác với bốn câu thơ đầu?
b)Những từ láy trong đoạn thơ có tác dụng gì?
Câu 2 (4đ)
Cho câu thơ: Dù ở gần con
a)Chép tiếp 6 câu thơ tiếp theo của bài thơ.
b)Viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo kiểu quy nạp chứng minh rằng: đoạn thơ đã thể hiện suy
nghĩ của nhà thơ về tình mẫu tử bền vững, thiêng liêng. Trong đó có sử dụng ít nhất 1 lời dẫn
trực tiếp, 1 lời dẫn gián tiếp.
Câu 3 (4đ)
a)Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã xây dựng hình ảnh đẹp đẽ về tuổi trẻ
Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nớc. Trong chơng trình lớp 9, còn có tác
phẩm nào cũng có nội dung nh vậy? Theo em, điểm chung giữa họ là gì?
b)Cho câu mở đoạn:
Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã ca ngợi vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt

-Có sử dụng 1 khởi ngữ đợc 0.25đ, 1 thành phần biệt lập đợc 0.25đ.
-Có đủ số câu và đủ các nội dung sau:
+Những cô gái dũng cảm, đầy trách nhiệm với công việc.
+Tuy công việc đầy khó khăn, thử thách nhng đối với họ lại rất nhẹ nhàng.
+Họ sống với nhau bằng tình đồng đội gắn bó.
+Họ vẫn giữ đợc tâm hồn trong sáng, đầy nữ tính.
LUYN TP THI MễN VN - S 6
Cõu 1: (2,5 im)
Chộp li chớnh xỏc bi th Bỏnh trụi nc ca H Xuõn Hng v phõn tớch ý ngha ca cỏc cp
t trỏi ngha cú trong bi th.
Cõu 2: (5 im)
Suy ngh ca em v nhõn vt ụng Hai trong truyn ngn Lng ca nh vn Kim Lõn
GI í TR LI
Cõu 1: (2,5 im): Hs chộp c chớnh xỏc bi th cho 0,5 im. Nu sai 3 li v t ng hoc
chớnh t thỡ tr 0,25 im.
Phõn tớch ý ngha ca cỏc cp t trỏi ngha : ni - chỡm, rn- nỏt vi ngha t thc l quỏ trỡnh nn
bỏnh: do bn tay con ngi bt rn hoc nỏt v quỏ trỡnh luc bỏnh mi cho vo bỏnh chỡm
xung nhng khi chớn thỡ ni lờn ;
14
Nghĩa tượng trưng : cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ không được làm chủ
cuộc đời mình, bị phụ thuộc vào kẻ khác, bị xã hội xô đẩy, vùi dập, chìm nổi lênh đênh.
Các cặp từ trái nghĩa nói lên được tấm lòng đồng cảm sâu sắc và là tiếng nói của người phụ nữ xót
xa cho giới mình của Hồ Xuân Hương.
Câu 2: (5 điểm) Hsinh vận dụng các kĩ năng về nghị luận nhân vật văn học để nêu những suy nghĩ
về nhân vật ông Hai người nông dân yêu làng, yêu nước trong kháng chiến chống Pháp bằng các ý
cụ thể như sau :
a. Giới thiệu về truyện ngắn Làng, tác phẩm viết về người nông dân trong những ngày đầu cuộc
kháng chiến chống Pháp, giai đoạn đất nước đang ở thế cầm cự, nhân dân làng Chợ Dầu theo lệnh
kháng chiến đi tản cư ở vùng Yên Thế (Bắc Giang). Và chính trong hoàn cảnh đó, nhân vật ông
Hai, người nông dân thật thà chất phác đã thể hiện những trưởng thành trong nhận thức và suy

Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ (1 điểm)
+ Bức tranh mùa xuân được gợi lên bằng nhiều hình ảnh trong sáng : cỏ non, chim én, cành hoa lê
trắng là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân.
+ Cảnh vật sinh động nhờ những từ ngữ gợi hình : con én đưa thoi, điểm
+ Cảnh sắc mùa xuân gợi vẻ tinh khôi với vẻ đẹp khoáng đạt, tươi mát.
Câu2:(5điểm): Yêu cầu: bằng cách sử dụng kĩ năng của văn lập luận, học sinh đánh giá, bày tỏ
những cảm xúc, suy nghĩ về bức tranh hoàn chỉnh của chuyến ra khơi đánh cá được Huy Cận miêu
tả trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và sự ngợi ca biển, ngợi ca con người lao động trong không
khí làm chủ. Cụ thể :
1. Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ (1958) khi miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, tái
hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí lao động của một vùng biển giàu đẹp của miền Bắc, ca
ngợi con người và biển cả hùng vĩ, bao la.
2. Cảm nhận về con người và biển cả theo hành trình chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá :
a. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi :
- Hoàng hôn trên biển: đẹp hùng vĩ qua các hình ảnh so sánh: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
- Cảnh người lao động ra khơi: mang vẻ đẹp lãng mạn, thể hiện tinh thần hào hứng và khẩn trương
trong lao động: Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
b. Cảnh lao động đánh cá trên biển ban đêm:
- Cảm nhận về biển: giàu có và lãng mạn (đoạn thơ tả các loài cá, cảnh thuyền đi trên biển với cảm
xúc bay bổng của con người: Lướt giữa mây cao với biển bằng)
- Công việc lao động vất vả nhưng lãng mạn và thi vị bởi tình cảm yêu đời, yêu biển của ngư dân.
Họ coi đó như một cuộc đua tài: Dàn đan thế trận lưới vây giăng
c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá từ khơi xa trở về :
- Hình ảnh thơ lặp lại tạo nên một lối vòng khép kín với dư âm của lời hát lạc quan của sự chiến
thắng.
- Hình ảnh nhân hoá nói quá : Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời gợi vẻ đẹp hùng tráng về nhịp
điệu lao động khẩn trương và không khí chiến thắng sau đêm lao động miệt mài của các chàng trai
ngư dân.

b. Cảm nhận về người phụ nữ qua 2 tác phẩm :
* Họ là những người phụ nữ đẹp có phẩm chất trong sáng, giàu đức hạnh :
- Cô gái trong Bánh trôi nước : được miêu tả với những nét đẹp hình hài thật chân thực, trong
sáng : “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Miêu tả bánh trôi nước nhưng lại dùng từ thân em - cách
nói tâm sự của người phụ nữ quen thuộc kiểu ca dao : thân em như tấm lụa đào khiến người ta
liên tưởng đến hình ảnh nước da trắng và tấm thân tròn đầy đặn, khoẻ mạnh của người thiếu nữ
đang tuổi dậy thì mơn mởn sức sống. Cô gái ấy dù trải qua bao thăng trầm bảy nổi ba chìm vẫn
giữ tấm lòng son. Sự son sắt hay tấm lòng trong sáng không bị vẩn đục cuộc đời đã khiến cô gái
không chỉ đẹp vẻ bên ngoài mà còn quyến rũ hơn nhờ phẩm chất của tấm lòng son luôn toả rạng.
- Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện ngươì con gái nam Xương : mang những nét đẹp truyền
thống của người phụ nữ Việt Nam.
+ Trong cuộc sống vợ chồng nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải
đến thất hoà". Nàng luôn là người vợ thuỷ chung yêu chồng tha thiết, những ngày xa chồng nỗi
nhớ cứ dài theo năm tháng : "mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi" nàng lại âm
thầm nhớ chồng.
+ Lòng hiếu thảo của Vũ Nương khiến mẹ chồng cảm động, những ngày bà ốm đau, nàng hết lòng
thuốc thang chăm sóc nên khi trăng trối mẹ chồng nàng đã nói : "Sau này, trời xét lòng lành, […],
xanh kia quyết chẳng phụ con". Khi mẹ chồng khuất núi, nàng lo ma chay chu tất, lo liệu như đối
với cha mẹ đẻ của mình.
+ Nàng là người trọng danh dự, nhân phẩm : khi bị chồng vu oan, nàng một mực tìm lời lẽ phân
trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Khi không làm dịu được lòng ghen tuông mù quáng của
chồng, nàng chỉ còn biết thất vọng đau đớn, đành tìm đến cái chết với lời nguyền thể hiện sự thuỷ
17
chung trong trắng. Đến khi sống dưới thuỷ cung nàng vẫn luôn nhớ về chồng con, muốn được rửa
mối oan nhục của mình.
* Họ là những người chịu nhiều oan khuất và bất hạnh, không được xã hội coi trọng :
- Người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương đã bị xã hội xô đẩy, sống cuộc
sống không được tôn trọng và bản thân mình không được tự quyết định hạnh phúc :
"Bảy nổi ba chìm với nước non,
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"

có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của
người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc
chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột
phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.
18
Câu2:(6điểm) Yêu cầu học sinh cảm nhận được tình cha con ông Sáu thật sâu nặng và cảm động
trên những ý cơ bản :
a. Giới thiệu về truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang
Sáng : tác phẩm viết về tình cha con của người cán bộ kháng chiến đã hi sinh trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ của dân tộc.
b. Phân tích được 2 luận điểm sau :
* Tình cảm của bé Thu dành cho cha thật cảm động và sâu sắc :
- Bé Thu là cô bé ương ngạnh bướng bỉnh nhưng rất đáng yêu : Thu không chịu nhận ông Sáu là
cha, sợ hãi bỏ chạy khi ông dang tay định ôm em, quyết không chịu mời ông là ba khi ăn cơm và
khi nhờ ông chắt nước cơm giùm, bị ba mắng nó im rồi bỏ sang nhà ngoại Đó là sự phản ứng tự
nhiên của đứa trẻ khi gần 8 năm xa ba. Người đàn ông xuất hiện với hình hài khác khiến nó không
chịu nhận vì nó đang tôn thờ và nâng niu hình ảnh người cha trong bức ảnh. Tình cảm đó khiến
người đọc day dứt và càng thêm đau xót cho bao gia đình vì chiến tranh phải chia lìa, yêu bé Thu
vì nó đang dành cho cha nó một tình cảm chân thành và đầy kiêu hãnh.
- Khi chia tay, phút giây nó kịp nhận ra ông Sáu là người cha trong bức ảnh, nó oà khóc tức tưởi
cùng tiếng gọi như xé gan ruột mọi người khiến chúng ta cảm động. Những hành động ôm hôn ba
của bé Thu gây xúc động mạnh cho người đọc.
* Tình cảm của người lính dành cho con sâu sắc :
- Ông Sáu yêu con, ở chiến trường nỗi nhớ con luôn giày vò ông. Chính vì vậy về tới quê, nhìn
thấy Thu, ông đã nhảy vội lên bờ khi xuồng chưa kịp cặp bến và định ôm hôn con cho thoả nỗi
nhớ mong. Sự phản ứng của Thu khiến ông khựng lại, đau tê tái.
- Mấy ngày về phép, ông luôn tìm cách gần gũi con mong bù lại cho con những tháng ngày xa
cách nhưng con bé bướng bỉnh khiến ông chạnh lòng. Bực phải đánh con song vẫn kiên trì thuyết
phục nó. Sự hụt hẫng của người cha khiến ta càng cảm thông và chia sẻ những thiệt thòi mà người
lính phải chịu đựng, nhận thấy sự hi sinh của các anh thật lớn lao.

- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du với những sáng tạo lớn, có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm.
c. Giới thiệu về giá trị Truyện Kiều:
* Giá trị nội dung :
- Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về xã hội bất công, tàn bạo.
- Truyện Kiều đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con
người.
- Truyện Kiều tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.
* Giá trị nghệ thuật :
Tác phẩm là một kiệt tác nghệ thuật trên tất cả các phương diện : ngôn ngữ, hình ảnh, cách xây
dựng nhân vật Truyện Kiều là tập đại thành của ngôn ngữ văn học dân tộc.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 11
Câu 1: (1,5 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích
Chị em Thuý Kiều (Ngữ văn 9 -Tập một).
Câu 2: (6 điểm)
Suy nghĩ về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu 1: (1,5 điểm) Học sinh cần viết được các ý cụ thể :
- Tả chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên
nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người :
+ Thuý Vân : Đoan trang, phúc hậu, quý phái : hoa cười ngọc thốt, mây thua nước tóc, tuyết
nhường màu da.
+ Thuý Kiều : Sắc sảo mặn mà, làn thu thuỷ, nét xuân xanh, hoa ghen, liễu hờn.
- Dùng lối ẩn dụ để ví von so sánh nhằm làm bật lên vẻ đẹp đài các của hai cô gái mà qua đó, nhà
thơ muốn đề cao vẻ đẹp của con người.
20
- Thủ pháp đòn bẩy, tả Vân trước, Kiều sau cũng là một bút pháp tài hoa của Nguyễn Du để nhấn
vào nhân vật trung tâm : Thuý Kiều, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của nàng Kiều cùng những dự báo
về nỗi truân chuyên của cuộc đời nàng sau này.

nhiệm vụ cao cả thiêng liêng : đánh đuổi kẻ thù chung bảo vệ tự do cho dân tộc, chính vì vậy họ
gửi lại quê hương tất cả. Từ mặc kệ nói được điều đó rất nhiều.
- Trong bức tranh cuối bài nổi lên trên nền cảnh rừng giá rét là ba hình ảnh gắn kết nhau : người
lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính đứng bên nhau
phục kích chờ giặc. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt qua tất cả những khắc nghiệt của
thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang. Bên
cạnh người lính có thêm một người bạn : vầng trăng. Hình ảnh kết thúc bài gợi nhiều liên tưởng
phong phú, là một biểu hiện về vẻ đẹp tâm hồn kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
21
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 12
Câu 1: (3 điểm)Phần cuối của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương được tác giả xây
dựng bằng hàng loạt những chi tiết hư cấu. Hãy phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó.
Câu 2. (4,5 điểm) Phân tích 8 câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện
Kiều của Nguyễn Du).
GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu1:(3điểm) Các chi tiết hư cấu ở phần cuối truyện : cảnh Vũ Nương gặp Phan Lang dưới thuỷ
cung, cảnh sống dưới Thuỷ cung và những cảnh Vũ Nương hiện về trên bến sông cùng những lời
nói của nàng khi kết thúc câu chuyện. Các chi tiết đó có tác dụng làm tăng yếu tố li kì và làm hoàn
chỉnh nét đẹp của nhân vật Vũ Nương, dù đã chết nhưng nàng vẫn muốn rửa oan, bảo toàn danh
dự, nhân phẩm cho mình.
- Câu nói cuối cùng của nàng : “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” là
lời nói có ý nghĩa tố cáo sâu sắc, hiện thực xã hội đó không có chỗ cho nàng dung thân và làm cho
câu chuyện tăng tính hiện thực ngay trong yếu tố kì ảo : người chết không thể sống
lại được.
Câu2: (4,5điểm) Tám câu cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình
xúc động diễn tả tâm trạng buồn lo của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
a. Giới thiệu xuất xứ đoạn trích dựa vào những hiểu biết về vị trí của nó trong văn bản và tác
phẩm.
b. Phân tích các cung bậc tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ :
- Điệp từ "Buồn trông" mở đầu cho mỗi cảnh vật qua cái nhìn của nàng Kiều : có tác dụng nhấn

đại bàng, cứu công chúa Quỳnh Nga. Mô típ kết cấu đó thường biểu hiện niềm mong ước của tác
giả và cũng là của nhân dân. Trong thời buổi nhiễu nhương hỗn loạn này, người ta trông mong ở
những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời.
b. Lục Vân Tiên là nhân vật lí tưởng. Một chàng trai vừa rời trường học bước vào đời lòng đầy
hăm hở, muốn lập công danh, cũng mong thi thố tài năng cứu người, giúp đời. Gặp tình huống bất
bằng này là một thử thách đầu tiên, cũng là một cơ hội hành động cho chàng.
c. Hành động đánh cướp trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của
Vân Tiên. Chàng chỉ có một mình, hai tay không, trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy
đủ, thanh thế lẫy lừng : "người đều sợ nó có tài khôn đương". Vậy mà Vân Tiên vẫn bẻ cây làm
gậy xông vào đánh cướp. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp - vẻ đẹp của
người dũng tướng theo phong cách văn chương thời xưa, nghĩa là so sánh với những mẫu hình lí
tưởng như dũng tướng Triệu Tử Long mà người Việt Nam, đặc biệt là người Nam Bộ vốn mê
truyện Tam quốc không mấy ai không thán phục. Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của
con người vị nghĩa vong thân, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng
những thế lực tàn bạo.
23
d. Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp bộc lộ tư cách con người chính trực, hào
hiệp, trọng nghĩa khinh tài đồng thời cũng rất từ tâm, nhân hậu. Thấy hai cô con gái còn chưa hết
hãi hùng, Vân Tiên động lòng tìm cách an ủi họ : "ta đã trừ dòng lâu la" và ân cần hỏi han. Khi
nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên vội gạt đi ngay : "Khoan khoan ngồi đó chớ ra". Ở
đây có phần câu nệ của lễ giáo phong kiến nhưng chủ yếu là do đức tính khiêm nhường của Vân
Tiên : "Làm ơn há dễ trông người trả ơn". Chàng không muốn nhận cái lạy tạ ơn của hai cô gái, từ
chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp và ở đoạn sau từ chối nhận chiếc
trâm vàng của nàng, chỉ cùng nhau xướng hoạ một bài thơ rồi thanh thản ra đi, không hề vương
vấn. Dường như đối với Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người
trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp
của các bậc anh hùng hảo hán.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 14


đôi, một giờ sáng đi ốp nhưng anh không bỏ buổi nào thể hiện ý thức quyết tâm hoàn thành nhiệm
vụ rất cao.
- Cởi mở, chân thành, nhiệt tình chu đáo với khách và rất lịch sự khiêm tốn (nói chuyện rất hồn
nhiên, hái hoa tặng khách, tặng quà cho họ mang theo ăn đường, khiêm nhường khi nói về mình
mà giới thiệu những tấm gương khác).
- Con người trí thức luôn tìm cách học hỏi nâng cao trình độ và cải tạo cuộc sống của mình tốt đẹp
hơn : không gian nơi anh ở đẹp đẽ, tủ sách với những trang sách đang mở, vườn hoa đàn gà là
những sản phẩm tự tay anh làm đã nói lên điều đó.
c. Hình ảnh anh thanh niên là bức chân dung điển hình về con người lao động trí thức lặng lẽ dâng
cho đời đáng được ngợi ca, trân trọng.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 15
Câu1: (1,5 điểm) Chép lại ba câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và phân tích ý
nghĩa của hình ảnh kết thúc bài thơ.
Câu2: (6 điểm) Với nhan đề : Môi trường sống của chúng ta, dựa vào những hiểu biết của em về
môi trường, viết một bài văn ngắn trình bày quan điểm của em và cách cải tạo môi trường sống
ngày một tốt đẹp hơn.
GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu1: (1,5 điểm) Chép chính xác 3 dòng thơ được 0,5 điểm, nếu sai 2 lỗi về chính tả hoặc từ ngữ
trừ 0,25 điểm :
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo".
(Đồng chí - Chính Hữu)
Phân tích ý nghĩa của hình ảnh "đầu súng trăng treo" được 1 điểm.
Học sinh cần làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ như sau :
- Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình
ảnh : rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng cạnh bên nhau, mai
phục chờ giặc.
- Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status