Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu ở công ty TNHH may thêu giày An Phước - Pdf 25

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan chuyên đề: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng hàng xuất khẩu ở công ty TNHH may thêu giày An Phước” do tôi
thực hiện nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của cô giáo – Tiến sỹ Ngô Thị Tuyết
Mai không có sự sao chép của bất kỳ nguồn tài liệu nào. Nếu sai tôi xin chịu
trách nhiệm trước nhà trường.
Ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại lớp Kinh tế quốc tế - K40B, khoa
Thương mại và Kinh tế quốc tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân( thuộc hệ đào
tạo vừa làm vừa học), dưới sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo và các bạn
bè đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập cuối khóa với tên
chuyên đề:
“ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu ở công
ty TNHH may thêu giày An Phước”
Hoàn thành chuyên đề này, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới cô
giáo- TS. Ngô Thị Tuyết Mai người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình hoàn thành chuyên đề này, đồng thời cảm ơn các thầy cô giáo
trong khoa Thương mại và Kinh doanh quốc tế đã giúp đỡ tôi hoàn thành
chuyên đề này.
Xin chân thành cảm ơn các anh, chị em trong toàn thể công ty TNHH
may thêu giày An Phước cho phép tôi thực tập tại công ty và đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi, cung cấp tài liệu cũng như giải thích những vướng mắc trong quá
trình thực tập.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng học tập, nghiên cứu trong suốt mấy năm qua,
song do điều kiện về thời gian, do kiến thức và hiểu biết bản thân về lĩnh vực
hoạt động của công ty còn hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi thiếu

và trong công tác trong thực tế, chất lượng là mục tiêu, là một trong những mối
quan tâm hàng đầu đối với công ty TNHH may thêu giày An Phước, đặc biệt là
chất lượng hàng xuất khẩu.
Như vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty hay việc nâng
cao chất lượng hàng xuất khẩu ở công ty là một vấn đề vô cùng quan trọng và
có ý nghĩa thực tiễn.
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Vì những lý do trên tôi xin chọn chuyên đề:
“ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu ở công
ty TNHH may thêu giày An Phước”
Chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Giới thiệu công ty TNHH may thêu giày An Phước và
những nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm của công ty.
Chương 2: Thực trạng chất lượng sản phẩm của công ty TNHH may
thêu giày An Phước.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm hàng xuất khẩu ở công ty TNHH may thêu giày An Phước.
Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống trong kinh
tế như hệ thống, thống kê, so sánh và tổng hợp đi sâu phân tích cùng như
đánh giá thực trạng xuất khẩu và chất lượng hàng hóa của công ty từ năm
2008 đến năm 2010, qua đó xác định được những thành tựu cũng như tồn tại
và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó mạnh dạn đưa ra những kiến nghị góp
phần đẩy mạnh hiệu quả xuất khẩu của công ty.
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH MAY THÊU GIÀY

Năm 1993 thực hiện luật doanh nghiệp, chuyển đổi thành công ty TNHH
may thêu giày An Phước, tăng 300 máy và 600 công nhân, chuyên gia công
Jacket xuất khẩu thị trường Nhật Bản.
Năm 1995 công ty cho ra đời phân xưởng sản xuất gia công giày thể thao
cho Đài Loan- xuất khẩu thị trường Châu Âu với năng lực 500 công nhân, sản
xuất 1.000.000 đôi/năm và hiện tại 1.400 công nhân, sản xuất 1.800.000
đôi/năm.
Năm 1996 công ty mở thêm phân xưởng may đồ lót xuất khẩu thị trường
Nhật 100%, năng lực 200 công nhân, sản xuất 800.000 sản phẩm/năm.
Năm 1997 công ty mua bản quyền nhãn hiệu thời trang nam Pierre
Cardin gồm sơ mi, quần tây, vest. Công ty cho ra đời sản phẩm thời trang
nam và mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên (cửa hàng số 1), mang nhãn hiệu An
Phước- Pierre Cardin tại thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2008 công ty mua lại nhà máy sản xuất Bình Điền với 10.000m
2
nhà xưởng, năng lực 400 công nhân, sản xuất 700.000/năm, gồm có sơ mi,
quần tây, khaki, jacket, veston xuất khẩu thị trường Châu Âu
Năm 2009 công ty mua lại nhà máy Tosgamex của tập đoàn Sumitomo
và Tomiya Nhật, năng lực 900 công nhân, sản xuất 2.000.000 sản phẩm/năm.
Song song mở rộng sản xuất công ty mở rộng kinh doanh trải đều cả nước.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thời trang, may công nghiệp,
thêu công nghiệp, các sản phẩm da, giày thể thao ở trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu nhu cầu và khả năng của thị trường trong lĩnh vực được
phép kinh doanh để tìm ra chiến lược phát triển cho công ty, xây dựng kế
hoạch dài hạn và hàng năm về sản xuất và kinh doanh.
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
- Tổ chức tốt hoạt động sản xuất và kinh doanh theo các ngành nghề đã

THÀNH VIÊN
TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
P.KINH DOANH
CỬA HÀNG
CHI NHÁNH
P. KẾ HOẠCH
P. KẾ TOÁN
P. KCS
NHÀXƯỞNG
P. TỔ CHỨC
HÀNHCHÍNH
P. KỸ THUẬT
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
luật doanh nghiệp và điều lệ công ty.
 Tổng Giám đốc: điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công
ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về thực hiện các quyền và
nhiệm vụ của mình; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công
ty trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên; ký kết hợp
đồng nhân danh công ty; trình bày báo cáo quyết toán tài chính của công ty
hàng năm lên hội đồng thành viên, các quyền và nhiệm vụ khác được quy
định trong hợp đồng lao động đã ký với công ty theo quyết định của hội đồng
thành viên.
 Phó Tổng giám đốc: Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng
thành viên; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh; thực hiện các công việc
khác do Tổng giám đốc uỷ quyền.
 Các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc:
+ Phòng kinh doanh: Thực hiện các hoạt động về kinh doanh, quảng cáo
các sản, thực hiện công tác bán hàng, bao gồm kinh doanh nội địa, kinh doanh
tiếp thị, phát triển thị trường. Theo dõi hoạt động bán hàng của khối cửa hàng

1.1.5 Kết quả các hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may thêu
giày an Phước (2008 – 2010), được thể hiện ở bảng 1.1 sau đây:
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty An Phước.
Đơn vị: VNĐ
Năm 2008 2009 2010
DT thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
139.593.744.206
235.720.004.19
1
376.948.033.708
Doanh thu từ xuất khẩu 31.181.707.515 55.403.268.834 62.503.041.050
Lợi nhuận sau thuế 2.067.502.005 5.537.214.124 16.125.537.521
(Báo cáo tài chính công ty An Phước năm 2008 đến năm 2010 )
Thu nhập bình quân của công ty đạt 3triệu đồng/ tháng/người, so với
mức lương tối thiểu hiện tại thì đây cũng kết quả tương đối tốt.
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HÀNG XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY TNHH MAY THÊU GIÀY AN PHƯỚC
2.1 Phân tích tình hình chất lượng hàng xuất khẩu ở công ty TNHH
may thêu giày An Phước trong thời gian qua
2.1.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty
Mỗi sản phẩm đều chứa đựng trong nó một hệ thống những đặc điểm nội
tại. Đó là các chỉ tiêu phản ánh chất lượng của sản phẩm. Các doanh nghiệp
muốn sản xuất hàng hoá đều phải xây dựng những tiêu chuẩn nhằm đánh giá
và đảm bảo đạt các chỉ tiêu trên. Để có được những chỉ tiêu đó, bộ phận kỹ
thuật của công ty phải nghiên cứu đưa ra các chỉ tiêu trên cơ sở tiêu chuẩn

- Kiểm tra vắt sổ:
+ Màu chỉ vắt sổ phải đúng.
+ Độ mau thưa hợp lý (theo yêu cầu của khách hàng).
+ Đường vắt sổ không được lỏng, sùi chỉ.
+ Bờ vắt sổ: Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà kiểm tra đạt ở mức 0,7
ly hay 0,5 ly.
- May chi tiết rời.
+ May túi: Sao cho đúng kiểu túi, đúng chi tiết, vị trí, kích thước, may
đều mũi chỉ, tránh sùi chỉ, đứt chỉ, đường lại chỉ phải trùng khớp với đường
may thẳng không bị sóng, với các đường lượn phải tròn đều như mẫu.
+ May cổ: không được dúm, déo, vặn, độ tròn đều, đúng kích thước các
điểm đối xứng.
- Công đoạn là: là phẳng, phải đảm bảo vải là vào mặt trái, dãn đường may.
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
- Dán đường may:
+ Kiểm tra trước khi dán: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, không càn tạp
chất trên đường may, đường may sửa gọn theo yêu cầu của quy trình, đúng
kích thước, không sùi chỉ hay bỏ mũi.
+ Kiểm tra sau khi dán: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, không còn tạp chất
trên đường may, đường may sửa gọn theo yêu cầu của quy trình, đúng kích
thước, không sùi chỉ hay bỏ mũi.
+ Kiểm tra sau khi dán: Phải đều, dính chặt, đường may giữa băng dán,
đường dán không được chồng chéo, dúm, nhiệt độ vừa đủ.
Chú ý: Muốn thử đường băng dán đảm bảo, người kiểm tra phải dùng
máy áp lực kiểm tra độ nén, áp lực là bao nhiêu tuỳ theo chất vải quy định.
Nếu có hiện tượng phun nước, đường dán không đúng nhiệt độ quy định,
chưa đạt yêu cầu phải dùng máy dán tăng cường để sửa chữa.
Yêu cầu đối với thành phẩm may

- Nút chặn: Đúng mặt phải, đúng hướng quay.
- Ô zê: Nằm đúng vị trí, đúng chủng loại, không bị méo khi tán, đòi hỏi
chặt chân, đúng kích cỡ, có đệm nhựa hoặc đệm vải.
- Kiểm tra băng gai: May đúng vị trí quy định, đúng kích thước, độ mau
thưa chính xác, không được sùi chỉ, đúng màu quy định.
2.1.2. Tình hình chất lượng hàng xuất khẩu của công ty
Tình hình chất lượng sản phẩm bán thành phẩm ở phân xưởng cắt
Phân xưởng cắt là nơi tiến hành cắt bán thành phẩm theo định mức và kế
hoạch cắt cụ thể bằng biểu cắt bán thành phẩm do phòng kỹ thuật chuyển cho
kho phát nguyên phụ liệu theo định mức. Công việc cắt bán thành phẩm bao
gồm các bước sau:
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
- Nhận nguyên phụ liệu từ kho về theo biểu cắt bán thành phẩm kiểm
tra lại khổ vải và ký hiệu vài theo phối màu.
- Tiến hành trải vải theo chiều dài được quy định trong bản giác và biểu
cắt bán thành phẩm.
- Xoa phấn lên bảng giác để in xuống bàn vải, sau đó dùng mẫu bìa vẽ
lại cho chính xác rồi dùng máy động cắt phá thành từng mảng và đưa lên máy
cắt tĩnh để pha thành các chi tiết bán thành phẩm.
- Bán thành phẩm được đưa xuống bàn thợ phụ để đánh số thứ tự tránh
nhầm lẫn khi may.
- Sau khi đánh số bán thành phẩm được đóng gói và nhập kho bán
thành phẩm, sau đó cấp phát lên phân xưởng may theo kế hoạch.
Công đoạn cắt bán thành phẩm rất quan trọng, bởi vì sản phẩm may có
đẹp hay không một phần cũng là do chất lượng của khâu cắt bán thành phẩm.
Quản lý tốt được khâu này sẽ tạo tiên đề tốt cho công đoạn may hoàn thiện sản
phẩm đạt năng suất và chất lượng cao hơn. Hơn nữa, ở khâu này cần phải chú ý
đến tính kế hoạch và tính đồng bộ. Bởi một sản phẩm may có nhiều chủng loại

ban giám đốc công ty là trưởng phòng kỹ thuật. Đây là người chịu trách
nhiệm cao nhất về mặt kỹ thuật đối với sản phẩm của công ty. Chỉ đạo việc
quản lý công tác đảm bảo chất lượng, quy trình công nghệ, kiểm tra chất
lượng bán thành phẩm, sản phẩm trong quá trình sản xuất đáp ứng yêu cầu
của hệ thống chất lượng, thống nhất và hiệu chuẩn thiết bị đo.
Tuy nhiên, phòng kỹ thuật làm công tác quản lý chất lượng là chủ yếu.
Hầu hết đội ngũ chế mẫu của phòng kỹ thuật đều là thợ bậc cao, thường là bậc
năm. Bộ phận làm mẫu cứng đều có trình độ đại học. Bộ phận viết quy trình
kỹ thuật và dịch tài liệu kỹ thuật đều là người có trình độ đại học ngoại ngữ
và học trung cấp may để vừa có trình độ suy luận vừa có tay nghề để làm
việc.
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bộ phận này có nhiệm vụ xây dựng hoặc huỷ bỏ, kiểm soát các tài liệu liên
quan đến kỹ thuật công nghệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty. Xây
dựng các định mức vật tư, nguyên phụ liệu và các chi phí khác khi đưa vào sản
xuất, kiểm tra tham mưu việc đánh giá hiệu quả công việc và hao hụt. Đồng thời
có thể đề xuất tham mưu theo dõi các kế hoạch đầu tư đổi mới thiết bị và công
nghệ tiên tiến.
Đối với công tác quản lý chất lượng ở đơn vị sản xuất để thực hiện tốt
công tác chất lượng sản phẩm ở các đơn vị sản xuất thì ngay từ công tác làm
bản giác, chế mẫu, viết quy trình kỹ thuật cho sản phẩm mới chuẩn bị đưa vào
sản xuất, đòi hỏi phòng kỹ thuật phải làm chính xác, thâu tóm đầy đủ mọi ý
kiến đóng góp của khách hàng để có thể đưa ra được một sản phẩm hoàn
chỉnh nhất, một bản quy trình tác nghiệp đầy đủ nhất để bộ phận sản xuất căn
cứ vào đó tiến hành sản xuất hàng loạt. Khi bán thành phẩm và mẫu, quy trình
kỹ thuật được đưa vào sản xuất thì ban giám đốc phân xưởng, tổ trưởng sản
xuất, KCS phân xưởng phải đề ra các biện pháp quản lý chất lượng hợp lý và
khoa học nhất. Trước khi vào sản xuất mã hàng nào cũng phải ghép thử paton

tra trong quá trình sản xuất.
- Đối với quản đốc phân xưởng khi nhân paton, quy trình áp mẫu về phải
tiến hành xem xét đối chiếu, ghép paton để tìm ra những điểm không hợp lý
giữa paton, áo mẫu từ đó đề ra cách xử lý. Đồng thời, nắm vững cách lắp ráp
và yêu cầu kỹ thuật của từng bộ phận. Hàng ngày, phó quản đốc phân xưởng
đều phải xuống dây chuyền sản xuất để kiểm tra công nhân làm việc, phải
xem xét kỹ từng bộ phận để nếu có sản phẩm nào sai quy trình sản xuất, phối
màu thì kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa tránh sai sót hàng loạt.
- Đối với quản đốc phân xưởng: hàng ngày nắm vững được tình hình
chất lượng sản phẩm của phân xưởng, của từng dây chuyền sản xuất thông
qua phó quản đốc phụ trách kỹ thuật và các tổ trưởng sản xuất, KCS phân
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
xưởng trên cơ sở đó đề ra các biện pháp thích hợp để xử lý.
Bên cạnh đó, công ty còn đề ra một số nội quy như vệ sinh sản phẩm,
bảo dưởng máy móc, quy trình kỹ thuật để làm tốt hơn nữa về công tác quản
lý chất lượng sản phẩm. Công ty còn thường xuyên tổ chức hội nghị khách
hàng về chất lượng sản phẩm, nhận xét từng mã hàng đang sản xuất một cách
chi tiết tỉ mỉ nhằm rút kinh nghiệm cho các mã hàng sau.Song song công ty
còn lấy ý kiến khách hàng thông qua hệ thống cửa hàng bán lẻ trong cả nước
bằng bảng thăm dò ý kiến khách hàng do nhân viên bán hàng của công ty trực
tiếp xin và gửi về phòng kinh doanh vào thứ 7 hàng tuần. Sau đó ban giám
đốc cùng phòng kỹ thuật sẽ xem xét xử lý, khắc phục. Đối với những mặt
hàng không đạt yêu cầu lập tức thu hồi không được lưu thông trên thị
trường( cũng có những lỗi không khắc phục được thì toàn bộ số hàng đó bị
tiêu hủy)
Đối với những sản phẩm không phù hợp với thị hiếu của thị trường thì sẽ
ngưng sản xuất hoặc rút kinh nghiệm cho lô hàng sau .
Ngoài ra công ty còn tiếp nhận ý kiến đóng góp qua các kênh của truyền

sản phẩm.
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
19
- Chế thử sản phẩm
- Xác định quy trình
công nghệ và yêu cầu
kỹ thuật
- Thiết kế bản giác và
cho cắt bán thành phẩm
- Cắt bán thành phẩm
- Kiểm tra cắt bán
thành phẩm
- Thêu bán thành phẩm
- Cấp bán thành phẩm
cho phân xưởng may
- May sản phẩm
- Là chi tiết
- Kiểm tra sản
phẩm
- Là hơi toàn bộ sản
phẩm đã may xong
- Kiểm tra sản phẩm lần
cuối.
- Đóng gói sản phẩm
- Kiểm tra đóng gói
- Nhập kho thành
phẩm
- Xuất kho thành
phẩm
- Chuẩn bị vật tư

20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
- Máy may Yuki tự động
- Máy ép áo vest tự động
- Hệ thống giác sơ đồ Accumark tự động
Mặc dù máy móc được đầu tư với số lượng tương đối nhưng số cán
bộ,công nhân có tay nghề nắm bắt kịp thời với công nghệ còn hơi mỏng nên
gây ra lãng phí mà năng suất lao động chưa khai thác được tối đa. Vì vậydễ
gây ra tình trạng làm chưa đúng, chưa đẹp, có khi còn bị rách gây ra lãng phí
mà chất lượng của sản phẩm vẫn chưa đạt yêu cầu và gây ra mất lòng tin với
khách hàng.
Vì vậy trong khi đầu tư thiết bị phải đầu tư đúng lúc, đúng chỗ sao cho có
hiệu quả tránh tình trạng sản xuất mà chất lượng của sản phẩm cũng không cao.
- Đặc điểm về nguyên vật liệu:
Những năm gần đây công ty đã có nhiều biện pháp phương hướng quản lý
chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu đảm bảo cung cấp những vật liệu đạt yêu
cầu về chất lượng cho sản xuất nhằm tạo ra được những sản phẩm cao nhất.
- Vải hầu hết nguyên vật liệu đều nhập từ thị trường nước ngoài như
Nhật và Pháp.
- Về chỉ: Công ty kiểm tra các quận chỉ loại 5.000m phải dai không bục
đạt yêu cầu kỹ thuật chỉ 50/3 dùng để may, chỉ 60/3 dùng để vắt sổ, chỉ 20/3
dùng làm chỉ giêng khi thừa.
- Về khuy: Phải dùng kích cỡ, mầu sắc, rộng đường kính đúng quy định
không bị bong mạ sơn, nếu là khuy đồng thì không bị xỉn mầu.
- Vải lót như vải tráng cao su làm hàng dán thì không được bong lớp cao
su tráng bên trong, không được nhăn dúm.
- Về khoá: phải đúng chủng loại, có độ trơn, không được bật đầu khoá.
Bên cạnh đó công ty cũng quan tâm tới công tác bảo quản nguyên vật
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
21


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status