Nghiên cứu về vấn đề lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2008, 2010 - Pdf 25

Đề án: Nhập môn tài chính tiền tệ GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc

LỜI MỞ ĐẦU
Tiền tệ từ lâu đã trở thành vật ngang giá chung của các hàng hoá, dịch vụ. Các
giao dịch buôn bán ở hầu hết mọi nơi trên thế giới đều sử dụng tiền và tiền tệ gắn liền
với quan hệ lợi ích. Thực tế này minh chứng cho vai trò quan trọng của tiền tệ trong nền
kinh tế của các quốc gia cũng như toàn thế giới. Nó được đặc trưng bởi sức mua; khi sức
mua thay đổi hay lạm phát xuất hiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mọi người,
từ các tổ chức, cá nhân cho tới chính phủ. Do vậy, lạm phát chính là đối tượng nghiên
cứu của các nhà kinh tế học từ nhiều năm nay. Lạm phát được coi như là một căn bệnh
thế kỉ của nền kinh tế thị trường, mặc dù lý thuyết về lạm phát đã khá phát triển nhưng
việc làm thế nào vận dụng các biện pháp để kiểm soát chúng có hiệu quả đối với mỗi
nền kinh tế vẫn luôn là vấn đề phức tạp.
Nhìn lại lịch sử lạm phát ở nước ta, từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20, lạm phát
diễn ra kéo dài và nghiêm trọng. Lạm phát đã phá vỡ toàn bộ kế hoạch của nền kinh tế
Việt Nam đồng thời ảnh hưởng đến tất cả các mối quan hệ trong nền kinh tế xã hội.
Những sự kiện gần đây như việc Việt Nam gia nhập WTO, luồng vốn nước ngoài đã đột
ngột chảy mạnh vào Việt Nam trong năm 2008, các vấn đề của thị trường ngoại hối Việt
Nam trong hai năm 2009 và 2010 và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như nguy
cơ lạm phát tăng mạnh trở lại đã đặt ra nhiều thách thức mới cho việc quản lý kinh tế vĩ
mô và đặc biệt trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Với sự điều hành quản lý của
nhà nước, lạm phát đã phần nào được ngăn chặn, khắc phục; tuy nhiên với nhiều bất cập
như thị trường tài chính tiền tệ kém phát triển, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các
chính sách pháp luật vừa chồng chéo, vừa thiếu đồng bộ... lạm phát vẫn chưa thật sự
được đẩy lùi mà còn có nguy cơ quay trở lại, diễn biến một cách phức tạp. Vì thế, việc
tìm hiểu lạm phát trong thời gian qua, giai đoạn 2008-2010, về nguyên nhân, diễn biến,
tác động, giải pháp…sẽ giúp ta có một cái nhìn tổng quan hơn, đúc kết được kinh
nghiệm để xây dựng chiến lược phát triển đất nước trong thời gian sắp tới.
Với những nội dung cơ bản như trên, đề án được trình bày theo 3 chương:
1
Đề án: Nhập môn tài chính tiền tệ GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc

dụng dẫn đến mức giá chung tăng”. Chúng ta nhận thức được rằng nói lạm phát là “cầu
dư thừa tổng quát” là không chính xác, vì trong giai đoạn khủng hoảng ở thời kỳ Chủ
nghĩ tư bản phát triển, mặc dù có khủng hoảng sản xuất thừa mà không có lạm phát. Còn
ở Việt Nam trong năm 1991 có tình trạng cung lớn hơn cầu mà vẫn có lạm phát giá cả và
lạm phát tiền tệ. Tuy Keynes đã tiến sâu hơn trường phái kinh tế học thị trường là không
lấy hiện tượng bề ngoài, không coi điều kiện của lạm phát là nguyên nhân của lạm phát
nhưng lại mắc sai lầm về mặt logic là đem kết quả của lạm phát quy vào bản chất của
lạm phát. Khái niệm của Keynes vẫn chưa nêu được đúng bản chất kinh tế - xã hội của
lạm phát.
 Trường phái lạm phát và giá cả
Theo trường phái lạm phát giá cả họ cho rằng lạm phát là “sự tăng giá”. Thực
3
Đề án: Nhập môn tài chính tiền tệ GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc

chất lạm phát chỉ là một trong nhiều nguyên nhân của tăng giá. Có những thời kỳ giá mà
không có lạm phát như: thời kỳ “cách mạng giá cả” ở thế kỷ XVI ở châu Âu, thời kỳ
hưng thịnh của một chu kỳ sản xuất, những năm mất mùa... tăng giá chỉ là hệ quả là một
tín hiệu dễ thấy của lạm phát nhưng có lúc tăng giá lại trở thành nguyên nhân của lạm
phát. Lạm phát xảy ra là do tăng nhiều yếu tố chứ không phải chỉ đơn thuần do tăng giá.
Vì vậy quan điểm của trường phái này đã lẫn lộn giữa hiện tượng và bản chất, làm cho
người ta dễ ngộ nhận giữa tăng giá và lạm phát.
 Trường phái Karl Marx
K.Marx đã cho rằng: lạm phát là “sự tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông
những tờ giấy bạc thừa làm cho giá cả (mức giá) tăng vọt và việc phân phối lại sản
phẩm xã hội giữa các giai cấp trong dân cư có lợi cho giai cấp tư sản”. Ở đây Marx đã
đứng trên góc độ giai cấp để nhìn nhận lạm phát, từ đó dẫn tới việc người ta có thể hiểu
lạm phát là do giai cấp tư bản chủ động tạo ra để bóc lột một lần nữa giai cấp vô sản.
Trường phái này có nhược điểm là cho rằng lạm phát chỉ là phạm trù kinh tế của nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa và chưa nêu được ảnh hưởng của lạm phát trên phạm vi quốc tế.
Trên đây là các quan điểm của các trường phái kinh tế học chính. Nói chung các

 Chỉ số điều chỉnh GDP là loại chỉ số có mức bao phủ rộng nhất. Nó bao gồm
tất cả các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế và trọng số tính toán được
điều chỉnh tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp tương ứng của các loại hàng hoá và dịch vụ
vào giá trị gia tăng. Về mặt khái niệm, đây là chỉ số đại diện tốt hơn cho việc tính toán tỷ
lệ lạm phát trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ số giá này không phản ánh trực tiếp sự biến
động trong giá hàng nhập khẩu cũng như sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Về mặt tính toán, chỉ số điều chỉnh GDP được tính như sau:
Trong đó:
i
q
: rỗ hàng hoá,
i
p
: giá của các mặt hàng
t : năm hiện hành
0 : năm gốc
1.1.3. Phân loại lạm phát
1.1.3.1. Căn cứ vào định lượng
 Lạm phát vừa phải: là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một
năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kì này nền kinh
tế hoạt động một cách bình thường, đời sống của người lao động ổn định. Sự ổn định đó
5
Chỉ số điều chỉnh GDP =
ii
t
i
t
i
t
pq

ảnh hưởng xấu đến sản xuất và thu nhập. Bên cạnh đó lạm phát phi mã còn là mối đe
doạ đối với sự ổn định của nền kinh tế.
 Siêu lạm phát: là lạm phát 3 con số một năm, xảy ra khi lạm phát đột biến
tăng lên với tốc độ rất nhanh, tỷ lệ lạm phát cao. Tốc độ và tỷ lệ siêu lạm phát vượt xa
lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh
khủng, giá cả tăng nhanh và không ổn định, tiền lương thực tế của người lao động bị
giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị
trường biến dạng và hoạt động sản xuất kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn, mất
phương hướng. Tóm lại, siêu lạm phát làm cho đời sống và nền kinh tế suy sụp một cách
nhanh chóng. Tuy nhiên siêu lạm phát rất ít xảy ra.
1.1.3.2. Căn cứ vào định tính
 Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng:
• Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao
động, tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó
không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và đến nền kinh tế nói
chung.
• Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với thu nhập của người
lao động. Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra.
 Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường:
6
Đề án: Nhập môn tài chính tiền tệ GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc

• Lạm phát dự đoán trước: là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời kì
tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn. Về mặt tâm lý, người dân đã quen với
tình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước. Do đó không gây ảnh hưởng đến đời
sống, đến kinh tế.
• Lạm phát bất thường: xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện.
Loại lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống người dân vì họ chưa kịp thích nghi.
Từ đó mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và niềm tin của nhân
dân vào chính quyền có phần giảm sút.

tiếp dịch chuyển về phía bên phải và mức giá không ngừng tăng lên, tức là xảy ra lạm
phát cầu kéo.
Khi đường cầu dịch chuyển đến AD
1
, nền kinh tế ở trạng thái vượt quá trạng sản
lượng tiềm năng và toàn dụng nhân công, người lao động gây áp lực tăng lương làm cho
tổng cung giảm, đường tổng cung AS
0
dịch chuyển về bên trái tới vị trí AS
1
. Mức giá
tăng tiếp từ P
1
đến P
2
, nền kinh tế lại chuyển về trạng thái đạt mức sản lượng tiềm năng
và toàn dụng nhân công. Cứ như thế, sau khi đường tổng cầu dịch chuyển về bên phải thì
đường tổng cung lại dịch chuyển về bên trái kéo theo mức giá tăng liên tục.
8
Q
*
Q
,
AD
0
AD
1
AD
2
AS

(Nguồn giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ - ĐH Thương Mại)
Ban đầu đường tổng cầu là AD
0
, đường tổng cung là AS
0
. Khi chi phí đầu vào tăng
(ví dụ giá dầu lửa tăng), các hãng giảm mức cung hàng hoá, dịch vụ và đường tổng cung
dịch chuyển sang tới vị trí AS
1
, sản lượng giảm xuống còn Q’, đẩy mức giá tăng từ P
0
lên P
1
. Hiện tượng mức giá tăng liên tục, đồng thời sản lượng (hay GDP thực tế) suy
giảm được gọi tình trạng lạm phát đình trệ hay đình lạm; kèm theo đó là thất nghiệp gia
tăng.
9
Q
*
Q
,
AD
0
AD
1
AD
2
AS
0
AS

1
P
2
P
0
Q
*
Q
,
Đề án: Nhập môn tài chính tiền tệ GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc

1.2.1.3. Lạm phát do cung tiền tệ cao và liên tục
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học, khi cung tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho
mức giá tăng lên kéo dài và gây ra lạm phát. Có thể thấy ngưỡng tăng cung tiền để gây
lạm phát là nền kinh tế toàn dụng. Thật vậy, ở nền kinh tế toàn dụng, các nhà máy, xí
nghiệp được hoạt động hết công suất, nguồn nguyên nhiên vật liệu được khai thác tối đa.
Khi đó lực lượng lao động được sử dụng một cách triệt để và làm sản lượng tăng lên rất
nhiều. Tuy nhiên, tình hình này sẽ dẫn đến một vài kênh tắc nghẽn trong lưu thông.
Chẳng hạn khi các nhà máy, xí nghiệp hoạt động hết công suất sẽ dẫn đến thiếu năng
lượng, thiếu lao động, nguyên vật liệu dần bị han hiếm…Vai trò của chính phủ và các
nhà quản lý phải xác định được kênh lưu thông nào bị tắc nghẽn và tìm cách khơi thông
nó. Nếu không sẽ gây ra lạm phát. Lúc đó sản lượng không tăng mà giá cả tăng nhiều thì
lạm phát tất yếu sẽ xảy ra.
 Ngoài ra còn có một số các nguyên nhân khác cũng gây ra lạm phát:
Thứ nhất là tâm lý của dân cư. Khi người dân không tin tưởng vào đồng tiền của
Nhà nước, họ sẽ không giữ tiền mà đẩy vào lưu thông bằng việc mua hàng hoá dự trữ
hoặc đầu tư vào một lĩnh lực kinh doanh nào đó… Như thế cầu sẽ tăng lên mà cung cấp
không đáp ứng được cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hoá không còn nữa và tiếp
tục đẩy giá lên cao, từ đó lạm phát sẽ xảy ra. Có thể thấy giá cả tăng lên làm tiêu dùng
tăng, cứ như vậy sẽ gây ra xoáy ốc lạm phát.

1.2.2.2. Quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Khi đề cập đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, người ta thường sử
dụng đường cong Phillip. Tuy nhiên, đường cong Phillip hiện đại khác với đường Phillip
ban đầu ở chỗ: đường Phillip hiện đại phản ánh quan hệ giữa lạm phát giá cả và thất
nghiệp chứ không phải giữa lạm phát tiền lương và thất nghiệp; đường Phillip hiện đại
có tính đến tỷ lệ lạm phát dự kiến cũng như cú sốc cung. Trong phân tích sau đây, chúng
ta sẽ sử dụng đường cong Phillip hiện đại cho phù hợp với thực tiễn kinh tế các nước.
11
Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát
Đề án: Nhập môn tài chính tiền tệ GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc

Đồ thị 1.3: Đường PhiLip ngắn hạn và dài hạn
(Nguồn: Giáo trình kinh tế học vĩ mô – NXB Giáo dục)
 Trong ngắn hạn:
Đường cong Phillip trong ngắn hạn cho thấy mối quan hệ giữa lạm phát và thất
nghiệp khi tỷ lệ lạm phát dự kiến của nền kinh tế ở một mức nhất định. Trong ngắn hạn,
quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp là tỷ lệ nghịch, tức là có thể đánh đổi lạm phát cao
để lấy thất nghiệp thấp. Nếu lạm phát tăng cao hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến (ei) thì thất
nghiệp sẽ giảm xuống thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (U
N
) và ngược lại. Đường
Phillip ngắn hạn sẽ dịch chuyển khi một trong hai yếu tố tỷ lệ lạm phát dự kiến hoặc tỷ
lệ thất nghiệp tự nhiên thay đổi. Khi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng từ U
N
đến U
N1
thì
đường Phillip mới là là đường (P
1
). Trong trường hợp tỷ lệ lạm phát dự kiến giảm xuống


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status