Kế toán và các khoản thanh toán với người lao động tại Công ty Cổ phần Phát triển kỹ thuật công nghệ - EDH - Pdf 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TẠI CHỨC - HỆ VỪA HỌC VỪA LÀM KẾ TOÁN
-=-=-=-=-=-==-=-=-=-=-=-
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI
KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ EDH
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lại Thị Thu Thủy
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Hồng Thủy
Ngày sinh : 18/05/1987
Lớp :K40 - DK20
Hà Nội, 05/2011
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Với cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay thì các khoản thanh toán với
người lao động là một trong những vấn đề rất quan trọng vì đó chính là khoản
thù lao cho công lao động của người lao động.
Lao động chính là hoạt động tay chân và trí óc của con người nhằm tác
động biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm có ích đáp ứng nhu cầu
của con người. Trong doanh nghiệp lao động là yếu tố cơ bản quyết định quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, thường
xuyên thì chúng ta phải tái tạo sức lao động hay ta phải trả thù lao cho người
lao động trong thời gian họ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Các khoản thanh toán với người lao động được biểu hiện bằng tiền mà
doanh nghiệp trả cho người lao động tương ứng với thời gian chất lượng và kết
quả lao động mà họ đã cống hiến. Các khoản thanh toán với người lao động
bao gồm tiền lương (là nguồn thu nhập chủ yếu) và các khoản thu nhập khác
như trợ cấp, BHXH, tiền thưởng… Đối với doanh nghiệp thì chi phí tiền lương
là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Trang
Sơ đồ 1.1 – Hạch toán các khoản phải trả công nhân viên………………… 18
Sơ đồ 1.2 – Hạch toán các khoản trích theo lương………………………… 19
Sơ đồ 1.3 – Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật Ký Chung…………… 22
Sơ đồ 1.4 – Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật Ký - Sổ Cái………… 23
Sơ đồ 1.5 – Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật Ký – Chứng Từ……… 24
Sơ đồ 1.6 – Tổ chức hạch toán theo hình thức Chứng Từ – Ghi Sổ………….26
Sơ đồ 2.1 – Tổ chức công tác kế toán……………………………………… 30
Bảng biểu 2.2 - Đặc điểm lao động của công ty…………………………….31
Bảng biểu 2.3 – Bảng chấm công tháng 12 văn phòng hành chính………… 37
Bảng biểu 2.4 - Bảng thanh toán lương tháng 12 văn phòng hành chính…….41
Bảng biểu 2.5 - Bảng thanh toán lương tháng 12 Công Ty Phú Bình……… 42
Bảng biểu 2.6 - Bảng phân bổ tiền lương và trích theo lương……………….43
Bảng biểu 2.7 - Bảng phân bổ tiền lương của các bộ phận………………….44
Bảng biểu 2.8 - Chứng từ ghi sổ 1………………………………………….45
Bảng biểu 2.9 - Chứng từ ghi sổ 2……………………………………….….46
Bảng biểu 2.10 - Chứng từ ghi sổ 3…………………………………………47
Bảng biểu 2.11 - Chứng từ ghi sổ 4…………………………………………48
Bảng biểu 2.12 - Chứng từ ghi sổ 5…………………………………………48
Bảng biểu 2.13 – Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ………………………………49
Bảng biểu 2.14 – Sổ cái TK 334…………………………………………….50
Bảng biểu 2.15 – Sổ cái TK 338…………………………………………….51
Bảng biểu 2.16 – Bảng tạm ứng lương kỳ I bộ phận tổng hợp…………… 55
Bảng biểu 2.17 - Bảng tạm ứng lương kỳ I văn phòng hành chính…………56
Bảng biểu 2.18 – Bảng kê phân loại có TK 334…………………………….58
Bảng biểu 2.19 – Bảng kê phân loại có TK 338…………………………….59
Bảng biểu 2.20 – Bảng kê phân loại có TK 338…………………………….60
Bảng biểu 2.21 – Bảng kê phân loại có TK 334…………………………….60
Bảng biểu 2.22 – Bảng kê phân loại có TK 622……………………………61

lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người
lao động.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao
động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết
quả cuối cùng. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa
là một yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
Do đó việc chi trả tiền lương hợp lý, phù hợp có tác dụng tích cực thúc đẩy
người lao động hăng say trong công việc, tăng năng suất lao động, đẩy nhanh
tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các DN sử dụng có hiệu quả sức lao động nhằm tiết
kiệm chi phí tăng tích lũy cho đơn vị.
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên
cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe nhằm bảo đảm chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho
người tham gia BHYT khi họ ốm đau, bệnh tật bằng nguồn quỹ BHYT do sự
đóng góp theo chu kỳ của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức
và cá nhân.
Kinh phí công đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ 2% trên tổng
quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp
nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đồng thời duy
trì hoạt động của công đoàn tại doanh nghiệp.
Công tác phí là chi phí mà Doanh nghiệp trả cho nhân viên trong doanh
nghiệp khi đi công tác: tiền ăn, tiền ở, vé tàu xe đi lại
Phụ cấp là khoản Doanh nghiệp chi trả cho nhân viên nhằm khuyến khích
động viên tinh thần hay trách nhiệm của nhân viên trong doanh nghiệp.
2. Nội dung các khoản thanh toán với người lao động trong doanh
nghiệp:
2.1. Kế toán tiền lương trong doanh nghiệp

tháng theo quy định] × số ngày làm việc thực tế trong tháng.
* Lương tuần là tiền lương được tính và trả cho một tuần làm việc:
Lương tuần = (mức lương tháng × 12)/52
* Lương ngày là tiền lương được tính và trả cho một ngày làm việc được
áp dụng cho lao động trực tiếp hương lương theo thời gian hoặc trả lương cho
nhân viên trong thời gian học tập, hội họp, hay làm nhiệm vụ khác, được trả
cho hợp đồng ngắn hạn.
Lương ngày = Mức lương tháng/ số ngày làm việc trong tháng theo
quy định (22 hoặc 26)
* Lương giờ là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc, thường được áp dụng để
trả lương cho người lao động trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩm hoặc
làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm.
Lương giờ = Mức lương ngày/ Số giờ làm việc theo quy định (8)
a.2. Trả lương theo thời gian có thưởng:
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Hång Thñy Líp K40-DK20
-8-
Chuyên đề tốt nghiệp
Là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ
tiềnlương trong sản xuất kinh doanh như : thưởng do nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng NSLĐ, tiết kiệm NVL, … nhằm khuyến khích người lao động hoàn
thành tốt các công việc được giao
Trả lương theo thời gian có thưởng = Trả lương theo thời gian giản
đơn + các khoản tiền thưởng
* Nhận xét: Trả lương theo thời gian là hình thức thù lao được chi trả cho
người lao động dựa trên 2 căn cứ chủ yếu là thời gian lao động và trình độ kỹ
thuật hay nghiệp vụ của họ
Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán
Nhược điểm: Chưa chú ý đến chất lương lao động, chưa gắn với kết quả
lao độn cuối cùng do đó không có khả năngkích thích ngườilao động tăng
NSLĐ

Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp, kết hợp với chế
độ khen thưởng do DN quy định như thưởng do tăng năng suất lao động, tiết
kiệm nguyên vật liệu v.v
b.4. Tiền lương tính theo sản phẩm luỹ tiến:
Ngoài việc trả lương theo sản phẩm trực tiếp, doanh nghiệp còn căn cứ
vào mức độ vượt định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo tỷ lệ
vượt luỹ tiến. Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng cao thì số
tiền lương tính thêm càng nhiều. Lương theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng
kích thích mạnh mẽ việc tăng năng suất lao động nên được áp dụng ở những
khâu quan trọng, cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sx, … Việc trả lương này sẽ làm
tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm.
b.5. Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc tính cho
từng người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán. Tiền
lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc từng
công việc cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định.
* Nhận xét: Trả lương theo sản phẩm là hình thức thù lao được chi trả cho
người lao động dựa vào đơn giá và sản lượng thực tế mà người lao động hoàn
thành và đạt được yêu cầu chất lượng đã qui định.
Ưu điểm: Chú ý đến chất lượng lao động, gắn người lao động với kết quả
lao động cuối cùng, tác dụng kích thích người lao động tăng NSLĐ.
Nhược điểm: tính toán phức tạp.
2.1.2. Các qui định về kế toán tiền lương trong doanh nghiệp
Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến
động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động
và kết quả lao động .
Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền
lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động.
Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao
động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và kinh phí
công đoàn (KPCĐ). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ BHXH,

- Hợp đồng giao khoán
- Biên bản điều tra tai nạn lao động
2.1.4.2. Tài khoản
TK 334 “Phải trả cho công nhân viên”: TK này được dùng để phản ánh
các khoản phải trả cho công nhân viên của DN về tiền lương, tiền công, tiền
thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của DN. Nội
dung và kết cấu của TK 334 gồm:
* Bên Nợ:
- Số dư đầu kỳ phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương,
tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động tồn đầu kỳ.
- Phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương,
BHXH và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động.
- Phản ánh các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao
động.
- Số dư cuối kỳ phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả về tiền
lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.
* Bên Có:
- Số dư đầu kỳ phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có
tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động tồn đầu kỳ
- Phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương,
BHXH và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động.
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Hång Thñy Líp K40-DK20
-11-
Chuyên đề tốt nghiệp
- Số dư cuối kỳ phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có
tính lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.
Ngoài ra còn sử dụng các TK: 334, 622, 623, 627, 641, 642, 111, 112,
333…
2.1.4.3. Trình tự kế toán
Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ liên

bán hàng nội bộ (giá thanh toán).
2.1.4.4. Sổ kế toán
Đối với mỗi doanh nghiệp thì việc áp dụng hình thức sổ kế toán là hoàn
toàn khác nhau, có thể áp dụng một trong 4 hình thức sau:
+ Nhật ký chung
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Hång Thñy Líp K40-DK20
-12-
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Nhật ký sổ cái
+ Chứng từ ghi sổ
+ Nhật ký chứng từ
a. Nhật ký chung:
Là hình thức kế toán đơn giản, sử dụng sổ nhật ký chung để ghi chép cho
tất cả các hoạt động kinh tế tài chính. Theo thứ tự, thời gian và theo quan hệ
đối ứng tài khoản sau đó sử dụng số liệu ở sổ nhật ký chung để ghi sổ cái các
tài khoản liên quan. Các loại sổ kế toán của hình thức này bao gồm: sổ nhật ký
chuyên dùng, sổ nhật ký chung, sổ cái và các sổ kế toán chi tiết.
b. Nhật ký chứng từ:
Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán này là mỗi nghiệp vụ kinh tế đều
căn cứ vào chứng từ gốc để phân loại ghi vào các nhật ký - chứng từ theo thứ tự
thời gian. Cuối tháng căn cứ vào số liệu tổng hợp ở từng nhật ký - chứng từ để
lần lượt ghi vào sổ cái. Do nhật ký chứng từ vừa mang tính chất của sổ nhật ký,
vừa mang tính chất của một chứng từ ghi sổ nên gọi là nhật ký - chứng từ. Nhật
ký chứng từ kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
trình tự thời gian với các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế và kết hợp việc hạch
toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán vào trong cùng
một quá trình ghi chép.
c. Chứng từ ghi sổ:
Là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ được hình thành sau các hình thức
Nhật ký chung và Nhật ký sổ cái. Nó tách việc ghi nhật ký với việc ghi sổ cái

trên tổng số lương thực tế phải trả cho CNV trong kỳ. Số kinh phí công đoàn
DN trích lập cũng được phân cấp quản lý và chi tiêu theo chế độ quy định.
2.2.2. Quy định kế toán các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
Mức trích lập BHXH là 22% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm
xã hội, trong đó người lao động đóng góp 6% và người sử dụng lao động đóng
góp 16%. Và tỷ lệ này cứ 2 năm sẽ tăng thêm 2% (trong đó người lao động
đóng thêm 1% và người sử dụng lao động đóng thêm 1%) cho đến khi đạt tỷ lệ
trích lập là 26%, trong đó người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động
đóng 18%.
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định
thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là
người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức,
viên chức thì mức trích lập BHYT bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công hằng
tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng góp 3% và
người lao động đóng góp 1,5%.
Tỷ lệ trích lập BHTN của DN là 2%, trong đó người lao động chịu 1% và
DN chịu 1% tính vào chi phí.
Tỷ lệ trích lập KPCĐ là 2% trên tổng thu nhập của người lao động và toàn
bộ khoản này sẽ được tính vào chi phí của doanh nghiệp.
2.2.3. Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương
2.2.3.1. Chứng từ
- Bảng chấm công
- Bảng phân bổ tiền lương
- Phiếu nghỉ ốm hưởng BHXH
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Bảng thanh toán tiền lương
2.2.3.2. Tài khoản
Để hạch toán các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng tài khoản 338
“Phải trả, phải nộp khác”: Dùng để phản ánh các khoản trả, phải nộp cho cơ
quan quản lý, tổ chức đoàn thể xã hội. Cụ thể sử dụng các TK chi tiết sau:

toán ghi tăng chi phí phải trả, phải nộp khác, đồng thời ghi giảm tiền mặt
hoặc tiền gửi ngân hàng.
- Trường hợp DN chi trả BHXH cho CNV ốm đau, thai sản,… theo quy
định. Khi tính số BHXH phải trả thay lương, kế toán ghi giảm chi phí phải
trả, phải nộp khác, đồng thời ghi tăng chi phí phải trả CNV,
- Khi chi trả BHXH cho CNV, kế toán ghi giảm chi phí phải trả CNV, đồng
thời ghi giảm tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng,
- Khi quyết toán quỹ BHXH với cơ quan bảo hiểm: Nếu số BHXH trực tiếp
chi trả tại DN lớn hơn số BHXH mà DN được giữ lại thì sẽ được cơ quan
bảo hiểm cấp thêm. Khi nhận kế toán ghi tăng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân
hàng, đồng thời ghi tăng chi phí phải trả, phải nộp khác; Nếu số BHXH
trực tiếp chi trả tại DN nhỏ hơn số BHXH mà doanh nghiệp giữ lại thì sẽ
phải nộp lại cho ngân sách Nhà nước. Khi nộp kế toán ghi giảm chi phí
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Hång Thñy Líp K40-DK20
-15-
Chuyên đề tốt nghiệp
phải trả, phải nộp khác, đồng thời ghi giảm tiền mặt hoặc tiền gửi ngân
hàng.
- Khi chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, kế toán ghi giảm chi phí phải
trả, phải nộp khác, đồng thời ghi giảm tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng.
- Khi nộp KPCĐ cho công đoàn cấp trên, kế toán ghi giảm chi phí phải trả,
phải nộp khác, đồng thời ghi giảm tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng,
2.2.3.4. Sổ kế toán
Đối với mỗi doanh nghiệp thì việc áp dụng hình thức sổ kế toán là hoàn
toàn khác nhau, có thể áp dụng một trong 4 hình thức sau:
+ Nhật ký chung
+ Nhật ký sổ cái
+ Chứng từ ghi sổ
+ Nhật ký chứng từ
2.3. Kế toán các khoản khác thanh toán với người lao động

- Số dư cuối kỳ phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả về tiền
lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.
* Bên Có:
- Số dư đầu kỳ phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có
tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động tồn đầu kỳ
- Phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương,
BHXH và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động.
- Số dư cuối kỳ phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có
tính lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.
Ngoài ra còn sử dụng các TK: 334, 622, 623, 627, 641, 642, 111, 112,
333…
2.3.2.3. Trình tự kế toán:
- Khi tính ra số tiền thưởng phải trả CNV trong tháng:
+ Trường hợp thưởng cuối năm, thưởng thường kỳ, kế toán ghi giảm
quỹ khen thưởng, phúc lợi đồng thời ghi tăng chi phí phải trả CNV,
+ Trường hợp thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thưởng tiết kiệm vật
tư, thưởng NSLĐ, kế toán ghi tăng chi phí QLDN, đồng thời ghi tăng
chi phí phải trả CNV.
- Khi tính ra số tiền ăn ca, tiền phụ cấp trả cho người lao động tham gia vào
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán ghi tăng chi phí nhân
công trực tiếp, tăng chi phí sử dụng máy thi công, tăng Chi phí sản xuất
chung, tăng Chi phí bán hàng, tăng Chi phí QLDN, đồng thời ghi tăng chi
phí phải trả CNV.
- Khi chi tiền ăn ca cho CNV, kế toán ghi giảm chi phí phải trả CNV, đồng
thời ghi giảm tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng.
Sổ kế toán:
Đối với mỗi doanh nghiệp thì việc áp dụng hình thức sổ kế toán là hoàn
toàn khác nhau, có thể áp dụng một trong 4 hình thức sau:
+ Nhật ký chung
+ Nhật ký sổ cái

Nội dung phương pháp: là ghi lại có kiểm soát các sự việc liên quan đến
kế toán các khoản thanh toán với người lao động. Cụ thể:
- Tôi đã quan sát trực tiếp kết quả kế toán các khoản thanh toán với người
lao động tại EDH. Nghiên cứu chế độ chính sách, hồ sơ tài chính, báo cáo
tài chính và kế hoạch của công ty trong từng năm.
b) Phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại:
Nội dung phương pháp: Tôi đã tiến hành việc phỏng vấn một vài người
trong EDH bằng điện thoại theo nội dung trong "Phiếu điều tra trắc nghiệm"
được soạn sẵn bởi Trường Đại học Thương mại.
Đối với các câu hỏi mở (người được phỏng vấn trả lời theo ý thích của họ)
thì tôi ghi âm lại và xử lý sau.
c) Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp:
Nội dung phương pháp: Tôi đã đến gặp trực tiếp các Trưởng phó phòng
trong EDH để phỏng vấn theo nội dung trong "Phiếu điều tra trắc nghiệm".
d) Phương pháp điều tra nhóm cố định
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Hång Thñy Líp K40-DK20
-18-
Chuyên đề tốt nghiệp
Nội dung phương pháp: Tôi đã liên hệ và chọn ra một nhóm người (mỗi
phòng 1 hoặc 2 nhân viên) để định kỳ trả lời các bảng câu hỏi qua hình thức
phỏng vấn bằng điện thoại hay phỏng vấn cá nhân. Mỗi thành viên trong nhóm
được giao một cuốn nhật ký để tự ghi chép các khoản thanh toán với người lao
động do EDH trả.
e) Phương pháp điều tra nhóm chuyên đề:
Nội dung phương pháp: Tôi đã tiến hành đặt câu hỏi phỏng vấn 02 nhóm
(từ 3 đến 5 người) có am hiểu và kinh nghiệm về kế toán các khoản thanh toán
với người lao động của Phòng hành chính nhân sự và Phòng tài chính kế toán
của EDH để thông qua thảo luận tự do trong nhóm nhằm làm bật lên vấn đề ở
nhiều khía cạnh sâu sắc, từ đó giúp tôi có thể nhìn nhận vấn đề kế toán các
khoản thanh toán với người lao động tại EDH một cách thấu đáo và toàn diện.

-19-
Chuyên đề tốt nghiệp
3. Nghiên cứu kỹ hơn các câu trả lời và đưa ra những nhận xét khác chưa
được ghi lại để xác định rõ các nhóm người được hỏi đã nói gì.
4. Phân nhóm các câu trả lời và tóm tắt kết quả. Đồng thời, phân loại các
câu trả lời cho từng thông tin thu thập được và tóm tắt ngắn gọn kết quả. Bản
tóm tắt đã chỉ ra được chiều hướng của thông tin dưới dạng những quan điểm,
ý kiến đưa ra là của tất cả, đa số, thiểu số và của một vài người được hỏi. Mặc
dù không thể lượng hóa được các dạng câu trả lời nhưng có thể xác định được
chuyên đề cần nghiên cứu là "Kế toán các khoản thanh toán với người lao động
tại EDH".
5. Xác định những thông tin không rõ ràng hoặc còn thiếu. Và quyết định
một số thông tin còn thiếu hoặc không rõ ràng sẽ điều tra thêm trong quá trình
hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này.
II. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC DỮ LIỆU SƠ CẤP (ĐIỀU TRA TRẮC
NGHIỆM VÀ/HOẶC Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CHUYÊN GIA) VÀ
THỨ CẤP VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN VỚI NGƯỜI
LAO ĐỘNG
1. Kết quả điều tra dữ liệu sơ cấp và thứ cấp tại EDH
Công ty Cổ phần phát triển kỹ thuật công nghệ - EDH là công ty cổ phần.
Được thành lập từ năm 1995 với tên khởi đầu là Công ty TNHH Hoàng Hà I do
bà: Đặng Diệu Hương làm Tổng giám đốc.
+ Số vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng
+ Giấy phép kinh doanh số: 0103016689
+ Mã số thuế: 0100285020
+ Địa chỉ: Lô 2 - CN3, Khu công nghiệp Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội
Các ngành nghề kinh tế chủ yếu của công ty
+ Xây lắp các công trình điện đến 110kV
+ Tư vấn, đầu tư, lập dự toán các công trình điện
+ Thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 110kVđối với công trình

Lợi nhuận từ HĐTC
30 = 20 + (21 - 22) - (24 - 25)
30 411.208.055 722.331.107 311.123.052 175,67
Thu nhập khác 31 231.508.686 195.758.794 -35.749.892 84,57
Chi phí khác 32 32.819.352 29.325.757 -3.493.595 89,36
Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 198.689.334 166.433.037 -32.256.297 83,77
Tổng lợi luận (50=30+40) 50 609.897.389 888.764.144 278.866.755 145,72
Thuế TNDN phải nộp 51 162.568.705 193.553.729 30.986.024 119,06
Lợi nhuận sau thuế (60=50-51) 60 447.328.684 695.209.415 247.880.731 155,4
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên ta có thể thấy công ty
đã ngày càng lớn mạnh và làm ăn có lãi, tạo được niềm tin cho cán bộ công
nhân viên, giúp họ hăng say trong công việc tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty
và làm cho cuộc sống của họ ngày càng được nâng cao.
a) Bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy của công ty quản lý theo hình thức tập chung, chức năng gọn nhẹ,
bộ máy gồm có:
Tổng Giám đốc: là người đứng đầu, đại diện cho tư cách pháp nhân của
công ty và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh
của công ty.
- Dưới Tổng giám đốc là phó giám đốc.
Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Hång Thñy Líp K40-DK20
-21-
Chuyờn tt nghip
+ Phú giỏm c k thut: cú nhim v xỏc nh cỏc nh mc v kinh t
k thut.
+ Phú giỏm c ti chớnh: chu trỏch nhim ch o, iu ng nhõn lc v
qun lý ngun vn gi im ca cụng ty.
- Cỏc phũng ban khi hnh chớnh: chu trỏch nhim v phng hng kinh
doanh v phỏt trin th trng.
- Phũng k toỏn: Qun lý v thc hin cht ch ch ti v ca cụng ty

dõi chung. Chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức phân công kiểm tra các công
việc của nhân viên kế toán.
- Kê toán kho: Cập nhật chi tiết lượng hàng hoá, dụng cụ xuất ra cho các
văn phòng, công ty và lượng hàng hoá mua vào của công ty. Dựa vào các
chứng từ xuất nhập vật tư, cuối tháng tính ra số tiền phát sinh và lập báo cáo.
- Kế toán tổng hợp: thực hiện công tác cuối kỳ, có thể giữ sổ cái tổng hợp
cho tất cả các phần hành ghi sổ cái tổng hợp, lập báo cáo nội bộ cho bên ngoài
đơn vị theo định kỳ báo cáo hoặc yêu cầu đột xuất.
- Kế toán công nợ: phản ánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả các khoản
phải nộp, phải cấp cũng như tình hình thanh toán và còn phải thanh toán với đối
tượng (người mua, người bán, người cho vay, cấp trên, ngân sách…). Ngoài ra
do mô hình thanh toán tức là sẽ ghi chép kịp thời các nghiệp vụ thanh toán phát
sinh tính toán tiền lương và các khoản trích theo lương tiến hành phân bổ các
khoản chi phí lương, chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo đúng chế độ kế
toán hiện hành.
- Thủ quỹ: phản ánh thu, chi tồn quỹ tiền mặt hàng ngày đối chiếu tồn quỹ
thực tế với sổ sách để phát hiện những sai sót và xử lý kịp thời đảm bảo tồn quỹ
thực tế tiền mặt cũng bằng số dư trên sổ sách.
c) Đặc điểm về lao động của EDH:
Đặc điểm kinh doanh của công ty là sản xuất, kinh doanh thiết bị điện, xây
lắp và dịch vụ nhưng công ty cũng không đòi hỏi tất cả mọi người đều phải có
trình độ đại học mà chỉ bắt buộc đối với các trưởng phó phòng và những
chuyên viên chính làm trong các phòng ban.
Tại công ty tỷ trọng của những người có trình độ trung cấp chiếm 4% trên
tổng số CBCNV toàn công ty được thể hiện qua bảng sau:
STT Chỉ tiêu Số CNV Tỷ trọng
1 Tổng số CNV
+ Nam
+ Nữ
30

tiền thưởng này góp phần thoả mãn nhu cầu vật chất cho người lao động,
khuyến khích họ hăng say trong công việc với thời gian ngắn nhất. Tiền thưởng
của công ty được tính bằng 15% trên tổng quỹ lương.
Ví dụ: Tháng 12/2010 tiền thưởng là 15%×102.789.943 =15.418.491 đồng
Sau đó sẽ phân chia cho các bộ phận:
- Bộ phận QLDN sẽ là : 2%×102.789.943 = 2.055.799 đồng
- Bộ phận kinh doanh : 7%×102.789.943 = 7.195.296 đồng
- Bộ phận kỹ thuật : 5%×102.789.943 = 5.139.497 đồng
- Bộ phận kế toán : 1%×102.789.943 = 1.027.899 đồng
d.3. Nguyên tắc trả lương và phương pháp trả lương
Theo qui định của Nhà nước thì hệ số lương của các bậc đại học, cao
đẳng, trung cấp như sau:
- Đối với bậc đại học là 2,34
- Đối với bậc cao đẳng là 1,80
- Đối với bậc trung cấp là 1,70
- Và mức lương cơ bản vùng II là 1.200.000 đồng
Ở công ty việc chi trả lương đều do thủ quỹ thực hiện, thủ quỹ căn cứ vào
các chứng từ "Bảng thanh toán tiền lương" và "Bảng thanh toán BHXH" để chi
trả lương và các khoản khác cho nhân viên trong công ty.
Do qui mô còn nhỏ nên công ty chỉ áp dụng hình thức trả lương theo thời
gian.
Công thức tính như sau:
Lương tháng = [(Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc × (hs lương +
hs các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định)/ số ngày làm việc trong
tháng theo quy định] × số ngày làm việc thực tế trong tháng.
Ví dụ: Nhân viên Hồ Ngọc Chương thuộc bộ phận kinh doanh trong tháng
12 làm được 30 công, do là trưởng phòng nên sẽ có hệ số phụ cấp là 0,30 và hệ
số lương là 2,34 vậy tháng lương của Hồ Ngọc Chương sẽ được tính như sau:
( )
000.168.330


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status