Tiểu luận Quan hệ cung- cầu tác động đến sự lên xuống của giá cả trong một số mặt hàng điện tử, điện lạnh trong thời gian gần đây - pdf 13

Download Tiểu luận Quan hệ cung- cầu tác động đến sự lên xuống của giá cả trong một số mặt hàng điện tử, điện lạnh trong thời gian gần đây miễn phí



Một mặt hàng điện tử đáng chú ý đó là thị trường máy vi tính. Ngày nay khi CNTT ngày một tiến bộ thì các sản phẩm máy tính trở nên phổ biến, tiện ích và là công cụ trợ giúp đắc lực cho người sử dụng. Trong tháng 2/ 2004, mặc dù trên thị trường đang có nhiều chương trình bán sản phẩm CNTT khuyến mãi hấp dẫn nhưng giá bán lẻ linh kiện máy tính lại tăng ở hầu hết các mặt hàng. Giới kinh doanh giải thích rằng: thời gian vừa qua, giá nhiều sản phẩm dịch vụ trong nước liên tục tăng và giá thị trường CNTT cũng không nằm ngoài diễn tiến chung này.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34642/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Đại Học Quản Lý Và Kinh Doanh Hà Nội
Tiểu luận
Môn: Kinh Tế Học Mác- Lênin
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Điệp
Lớp: 8.13
Mã SV: 03D.02168
G/v hướng dẫn: nguyễn huy oánh
Đề Tài: “ Quan hệ cung- cầu tác động đến sự lên xuống của giá cả trong một số mặt hàng điện tử, điện lạnh trong thời gian gần đây.”
I > Lời Giới Thiệu
Trong nền kinh tế hàng hoá, một mặt hàng nào đó muốn có chỗ đứng trên thị trường thì trước hết đó phải là hàng có chất lượng tốt, đáp ứng được đúng nhu cầu của người sử dụng và có giá cả hợp lý. Mỗi người sản xuất hàng hoá đều có thể tự quyết định các hoạt động sản xuất- kinh doanh của mình. Nhưng cho dù đó là mặt hàng gì đi chăng nữa thì người sản xuất đều không thể hoàn toàn quyết định được giá cả của hàng hoá đó, vì họ phải chịu sự tác động, chi phối của ba nhân tố: giá trị thị trường của hàng hoá, quan hệ cung- cầu về hàng hoá và sức mua của đồng tiền trong lưu thông.
II > Mối Quan Hệ Cung- Cầu Và Giá Cả Thị Trường
1) Định nghĩa về cung và các nhân tố ảnh hưởng tới cung.
Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà các chủ thể kinh tế đem bán ra trên thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất, chi phí sản xuất nhất định.
Lượng cung phụ thuộc vào khả năng sản xuất của từng mặt hàng, phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của các nguồn lực, các yếu tố được sử dụng, năng suất lao động và khả năng sản xuất mặt hàng đó.
2) Định nghĩa về cầu và các nhân tố ảnh hưởng tới cầu.
Cầu là khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng mua trong một thời kì tương ứng với giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế xác định.
Lượng cầu phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu như: thu nhập của người tiêu dùng, sức mua của tiền tệ, giá cả của hàng hoá, lãi suất, thị hiếu của người tiêu dùng.
3) Mối quan hệ tác động qua lại giữa cung- cầu với giá cả.
Giá cả của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới lượng cung về hàng hoá và dịch vụ đó. Cung tỉ lệ thuận với giá cả. Khi giá cả cao thì lượng cung sẽ lớn và ngược lại, giá thấp thì cung cũng giảm.
Giá cả của hàng hoá là nhân tố tác động trực tiếp và tỉ lệ nghịch với lượng cầu. Giá cả hàng hoá cao thì lượng cầu về hàng hoá đó thấp và ngược lại, giá cả hàng hoá thấp thì lượng cầu sẽ cao.
Sở dĩ có hiện tượng giá cả tỉ lệ thuận với cung và tỉ lệ nghịch với cầu là do các nhà sản xuất chạy đua theo lợi nhuận siêu ngạch, còn một số không ít người tiêu dùng thi luôn có xu thế mua những mặt hàng mới lạ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình.
Khi một mặt hàng nào đó mới được tung ra trên thị trường với những chức năng ưu việt , độc đáo thì sẽ kích thích được người mua và họ chấp nhận mua với giá cao. Khi thấy có lời, các nhà sản xuất đồng loạt tung ra thị trường mặt hàng đó với số lượng lớn. Sau một thời gian, do giá của mặt hàng đó quá cao so với thu nhập của đại bộ phận người tiêu dùng nên mặt hàng đó trở nên ế ẩm, làm cho giá của chúng giảm xuống.
Lúc này, các nhà sản xuất lại chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, và sau một thời gian hàng hoá bị ế ẩm kia lại trở nên khan hiếm và giá của chúng lại bắt đầu tăng lên.
Cứ như vậy, giá cả của hàng hoá và mối quan hệ cung- cầu luôn tác động qua lại lẫn nhau.
III > CÂN BằNG CUNG- CầU Và Giá cả thị trường
Các biện pháp cân bằng cung- cầu và vai trò của việc cân bằng cung- cầu.
Khi cung lớn hơn cầu thì người bán phải giảm giá, giá cả có thể thấp hơn giá trị hàng hoá. Khi cung nhỏ hơn cầu thì người bán có thể tăng giá, giá cả có thể cao hơn giá trị. Khi cung bằng cầu thì người bán sẽ bán hàng hoá theo đúng giá trị, giá cả bằng giá trị.
Việc cân bằng cung- cầu là một việc làm quan trọng và cần thiết để ổn định thị trường, tránh các cuộc khủng hoảng kinh tế do sự mất cân bằng cung- cầu gây ra, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển.
Giá cả thị trường.
Giá cả thị trường là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường và giá cả sản xuất. Song, điều đó không có nghĩa là giá cả thị trường bao giờ cũng bằng giá trị thị trường của nó, vì giá cả còn phụ thuộc vào quan hệ cung- cầu về hàng hoá trên thị trường.
Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa quan hệ cung- cầu và giá cả thị trường.
Nếu như quan hệ cung- cầu đều tiết sự chênh lệch giữa giá cả thị trường và giá trị thị trường, thì ngược lại, sự lên xuống của giá cả thị trường lại điều tiết quan hệ cung- cầu. Bởi vì, sự tăng hay giảm giá cả của một mặt hàng nào đó chính là sự tách rời giá cả với giá trị của hàng hoá đó. Nó kích thích hay hạn chế nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hoá này hay hàng hoá khác. Từ đó dẫn đến sự chuyển dịch nhu cầu hàng hoá, gây nên sự biến đổi trong quan hệ cung- cầu.
IV > Quan hệ cung- cầu ảnh hưởng đến sự lên xuống của giá cả một số mặt hàng điện tử, điện lạnh trong thời gian gần đây.
Trên thị trường nước ta hiện nay, các mặt hàng điện tử, điện lạnh luôn có những biến động lớn, với nhiều mẫu mã đa dạng, phong phú, hiện đại và chất lượng ngày càng tốt hơn. điều đó đã khiến cho người sử dụng phải băn khoăn không biết nên chọn sản phẩm nào thì tốt hơn và hợp với túi tiền của mình.
Thị trường điện lạnh.
Trước kia, một số sản phẩm nổi tiếng luôn giữ vị trí độc tôn như: máy giặt LG, tủ lạnh National, máy điều hoà Toshiba, quạt điện cơ ... thì giờ đây đang phải cạnh tranh với rất nhiều mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là hàng của Trung Quốc.
Mặc dù chất lượng hàng Trung Quốc không tốt bằng các mặt hàng trên, nhưng với mẫu mã không thua kém các hàng có chất lượng tốt là mấy, và nhất là giá cả thấp hơn từ 30%- 50% đã đánh đúng vào tâm lý của đại bộ phận người tiêu dùng trong nước.
Ví dụ: Một chiếc quạt bàn điện cơ giá khoảng 180.000đ-200.000đ, thì một chiếc quạt bàn của Trung Quốc giá chỉ có 120.000đ- 150.000đ. Một chiếc tủ lạnh National loại 120 lít giá khoảng 2.000.000đ- 2.200.000đ, còn giá của một chiếc tủ lạnh Trung Quốc cùng loại chỉ có 1.400.000đ- 1.600.000đ. Đấy là chưa kể đến các mặt hàng nhập lậu được bán với giá rất thấp. Chính điều này đã khiến cho một số cơ sở sản xuất phải bán các sản phẩm có chất lượng tốt của mình với giá rẻ.
Mặt khác, các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Hàn Quốc ... thì lại có chất lượng rất tốt. Mặc dù có giá khá cao, nhưng đã đáp ứng được nhu cầu của những người tiêu dùng có thu nhập cao, họ muốn dùng nhứng đồ sang trọng, hiện đại và có chất lượng tốt.
Thị trường điện tử.
Ngày nay, khi đời sống xã hội lên cao, thì con người có những nhu cầu ngày càng cao đối với các mặt hàng điện tử. Đây là thị trường liên tục có sự biến đổi với nhiều mẫu mã đa dạng, phong phú và ngày càng hiện đại hơn.
Chẳng hạn như TV đen- trắng trước kia đã được thay thế bởi TV màu, và giờ đây là TM màu màn h
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status