Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước trong khu vực và sự vận dụng vào Việt Nam - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Phần I: Đặt vấn đề 1
Phần II: Giải quyết vấn đề 3
I. Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 3
1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 3
2. Các lý luận chung trong chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng CNH - HĐH 4
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong một số mô hình công nghiệp hoá 7
II. Thực trạng cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta 9
1. Thực trạng công nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 9
2. Thực trạng ngành thương mại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 13
III. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và giải pháp chủ yếu thúc đẩy trong thời gian tới15
Phần III: Kết luận21
Tài liệu tham khảo23

Một mặt, con người phải quan hệ với giới tự nhiên nhằm biến đổi giới tự nhiên đó, quan hệ này dược biểu hiện ở lực lượng sản xuất, mặt khác, con người phải quan hệ với nhau để tiến hành sản xuất, quan hệ này được biểu hiện ở quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt đối lập biện chứng của một thể thống nhất không thể tách rời – cách sản xuất – mỗi cách sản xuất đặc trưng cho một hình thái kinh tế – xã hội nhất định, và lịch sử xã hội loài người là lịch sử phát triển kế tiếp nhau của các cách cũ lạc hậu tất yếu được thay thế bằng cách sản xuất mới, tiến bộ hơn. Trong mỗi cách sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định. Lực lượng sản xuất chẳng những là thước đo thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người mà còn làm thay đổi quan hệ giữa người với người trong sản xuất, thay đổi các quan hệ xã hội.
Tuy nhiên nếu lực lượng sản xuất là cái cấu thành nền tảng vật chất của toàn bộ lịch sử nhân loại, thì quan hệ sản xuất là cái tạo thành cơ sở kinh tế xã hội, là cơ sở thực hiện hoạt động sản xuất tinh thần của con người của toàn bộ những quan hệ tư tưởng, tinh thần và những thiết chế tương ứng trong xã hội.
C.Mác đã đưa ra kết luận rằng: xã hội loài người phát triển trải qua nhiều giai đoạn của sự phát triển đó là sự vận động theo hướng tiến lên của các hình thành kinh tế xã hội, là sự thay thế hình thái kinh tế này bằng hình
thái kinh tế - xã hội khác cao hơn mà gốc rễ sâu xa của nó là sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất.
Rằng sự vật và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là do tác động của các quy luật khách quan.
Ph. Ang - ghen khẳng định "Lịch sử từ xưa đến nay đã tiến triển theo một quá trình tự nhiên, và về căn bản cũng bị chi phối bởi quy luật vận động như nhau". Dẫu luôn giữ quan niệm coi sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên, bị chi phối bởi quy luật như nhau và "một xã hội ngay cả khi đã phát hiện ra quy luật tự nhiên của sự vận động của nó ... cũng không thể nào nhẩy qua các giai đoạn phát triển tự nhiên hay dùng sắc lệnh để xoá bỏ nhưng giai đoạn đó, song C.Mác cũng cho rằng "nó có thể rút ngắn và làm dịu bớt được những cơn đau đẻ". Điều đó có nghĩa rằng quá trình lịch sử tự nhiên chẳng những có thể diễn ra tuần tự từ hình thaí kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội nào đó, trong những điều kiện khách quan và hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Những tư tưởng cơ bản đó trong học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội chính là cơ sở lý luận cho phép chúng ta khẳng định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá theo hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là phù hợp với quy luật khách quan trong quá trình phát triển của dân tộc ta, của thời đại.
Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, công nghiệp hoá hiện vẫn đang được coi là phương hướng chủ đạo, phải trải qua của các nước đang phát triển. Đối với nước ta, khi những tư tưởng cơ bản trong học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội được nhận thức lại một cách khoa học và sâu sắc với tư cách là cơ sở lý luận của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì một mặt, chúng ta phải đẩy mạnh sự nghiệp này trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để nhanh chóng tạo ra lực lượng sản xuất, hiện đại cho chế độ xã hội mới. ở đây "công nghiệp hoá thực chất là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với căn bản công nghiệp, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá, kết hợp những bước tiến tuần tự về công nghệ với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt, đón đầu, hình thành những mũi nhọn phát triển theo trình độ tiên tiến của khoa học công nghệ thế giới.
Mặt khác chúng ta phải chú trọng xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường và theo định hướng XHCN. Đây là hai nhiệm vụ được thực hiện đồng thời, chúng luôn tác động, thúc đẩy hỗ trợ cùng phát triển. Bởi lẽ “nếu công nghiệp hoá - hiện đại hoá tạo nên lực lượng sản xuất cần thiết cho chế độ xã hội mới, thì việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chính là xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp”.
Như vậy, từ quan điểm của C.Mác về kết cấu chính thể của hình thái kinh tế - xã hội với tư cách là sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cơ sở hạ tầng kiến trúc thượng tầng, chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở lý luận để khẳng định rằng: sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta hiện nay là một cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để tác động sâu xa đến tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội để xây dựng hình thái kinh tế xã hội ở nước ta. Nhiệm vụ lớn lao mà cuộc cách mạng đó phải thực hiện là "tạo ra những điều kiện thiết yếu về vật chất - kỹ thuật, về con người và khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm góp phần huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, không ngừng tăng năng suất lao động, làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái"
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong một số mô hình công nghiệp hóa:
- Cơ cấu ngành gắn liền với cơ cấu công nghiệp
Hệ thống khoa học công nghệ của nước ta hiện nay còn nhiều bất cập trước yêu cầu phát triển. Nó cần được đổi mới căn bản và toàn diện. Có ba nhiệm vụ lớn cần được ưu tiên xử lý trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn tới, đó là:
+ Lựa chọn hướng phát triển khoa học công nghệ ưu tiên. Nhà nước đã xác định bốn chương trình công nghệ ưu tiên. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là bước đi và thứ tự ưu tiên trong triển khai các chương trình này. Đồng thời, trong giai đoạn trước mắt cần đặc biệt coi trọng phát triển và áp dụng các công nghệ thích hợp, có khả năng thu hút nhiều lao động.
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, thực hành trẻ có năng lực. Đây là khâu quyết định triển vọng phát triển của nền khoa học, công nghệ nói riêng và của Việt Nam nói chung.
+ Tạo dựng sự gắn kết có hiệu quả giữa hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ với các nhu cầu kinh tế - xã hội.
- Cơ cấu nông nghiệp:
Kinh tế nông nghiệp nước ta cơ bản vẫn là nền kinh tế thuần nông, tự cấp tự túc, trong đó trồng trọt vẫn là ngành chủ đạo. Năng xuất cây trồng vật nuôi thấp, ch...


TLcxx5iLPQCd05r
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status