Thực trạng vấn đề vốn và huy động vốn cho công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay - pdf 13

Download Đề tài Thực trạng vấn đề vốn và huy động vốn cho công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay miễn phí



Hệ số ICOR của Việt Nam bình quân trong 3 năm 1996-1998 là 3,035. Tức là cần giữ ở mức tăng thêm hơn 3% vốn đầu tư bỏ ra để tạo ra mức tăng của1% GDP. Đây là mức trung bình của các nước mới bước vào thời kỳ cnông nghiệp. Hệ số này hoàn toàn có thể được cải thiện bằng các biện pháp quản lý đầu tư nghiêm ngặt và hiệu quả. Đối với Việt Nam hiện nay sự buông lỏng quản lý là nguyên nhân chính gây ra sự kém hiệu quả của chính sách đầu tư thì việc cải thiện hệ số này là hoàn toàn có thể.
 
Như vậy chính sách huy động phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với chính sách đầu tư, tín dụng. cần biết kết hợp giữa khối lượng vốn huy động và chất lượng, hiệu quả của các khoản tín dụng, đầu tư .Có như vậy chúng ta mới tạo ra được một cơ chế huy động vốn và đầu tư có hiệu quả, đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34689/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

c tiêu chiến lược: Giá trị sản lượng nông nghiệp tăng khoảng 4% năm,trong 5 năm đầu và 4,5 % năm trong 10 năm; tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần còn 20-21% năm2005 và 16-17% năm 2010... Theo kinh nghiệm quốc tế để tăng sản lượng thu hoạch phải bỏ vốn đầu tư với hệ số từ 3,3 đến 3,5 lần, trong nông nghiệp, nông thôn có thể còn phải lớn hơn nữa ,tức là vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn phải tăng từ 15-20% năm để ít nhất trong 5 năm tới phải tăng đầu tư tín dụng gấp đôi so với cuối thập niên 90. Để có đủ vốn đầu tư cho cnông nghiệp, nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới đòi hỏi Chính phủ phải có một chính sách huy động vốn toàn diện và hiệu quả cao.
Có hai loại chính sách huy động vốn được các nước trên thế giới sử dụng trong quá trình phát triển kinh tế ,đó là huy động vốn hướng nội và huy động vốn hướng ngoại .
Chính sách huy động hướng nội: Nội dung chính của chính sách này là tạo dựng vốn chủ yếu bằng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Để có thể tích luỹ được vốn lớn các nước theo theo chính sách này thực hiện 3 hướng tạo vốn cơ bản là :Phát triển thương mại, xây dựng các ngân hàng kinh doanh hiện đại và xây dựng một cơ cấu nhà nước thực quyền để đảm bảo cho các chính sách có thể được thực thi. Chính sách huy động vốn hướng nội giúp cho Chính phủ có thể chủ động trong việc huy động vốn theo đúng các mục tiêu và định hướng đã chọn, không chịu sức ép của nước ngoài. Tuy nhiên chính sách này rất khó thực hiện được đối với các nước đang phát triển như Việt Nam ,có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế rất nhỏ bé.
Chính sách huy động vốn hướng ngoại: Các nước theo nhóm này thông qua kêu gọi vốn đầu tư của tư bản nước ngoài và tích cực vay vốn nước ngoài với mục đích cơ bản là để tạo ra “cú hích” từ bên ngoài để đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. Chính sách huy động vốn hướng ngoại phù hợp với các nước phát triển kinh tế sau. Ngày nay cùng với quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đã tạo ra những tiền đề và cơ hội mới cho các nước đi sau có thể huy động được các nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế nước mình. Tuy nhiên do những mục đích khác nhau mà các khoản vay vốn nước ngoài thường kèm theo những điều kiện không có lợi cho các nước đi vay. Bên cạnh đó các nguồn vốn nước ngoài thường không ổn định, chúng chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị...Điều này đã làm giảm tính chủ động của các Chính phủ trong việc thực thi các chính sách kinh tế của mình và do đó hạn chế tính tích cực của chính sách huy động vốn hướng ngoại.
Hướng tiếp cận của Việt Nam: Kinh nghiệm lịch sử của các nước đi trước cho chúng ta những gợi ý tham khảo về chiến lược tạo vốn ở Việt Nam, trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại ,kết hợp giữa chiến lược tạo dựng vốn hướng nội với chiến lược chiến lược tạo dựng vốn hướng ngoại. Một chính sách huy động vốn như vậy giúp chúng ta có thể huy động được những nguồn vốn lớn, rất phong phú. Đó là con đường “rút ngắn” lịch sử phát triển kinh tế và phù hợp với thời đại mới. Thực hiện chính sách này chúng ta cần phát triển thương mại, tạo dựng một môi trường tài chính tín dụng thích hợp , cần có một chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài hấp dẫn, chú trọng và nâng cao hiệu quả các nguồn vốn vay nợ.
Hiện tại ở Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng về vốn chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả. Theo nhiều chuyên gia thì hiện tiềm năng về vốn tín dụng trong dân cư là khá lớn, khoảng 7-10 tỷ USD. Tuy nhiên chúng thường được tích tụ dưới dạng tiền ,vàng, ngoại tệ mà chưa được đưa vào lưu thông trong nền kinh tế. Điều này gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách cần có chính sách phù hợp để huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đưa chúng vào hệ thống tài chính, tín dụng phục vụ cho phát triển kinh tế.
Phải khẳng định rằng huy động vốn cho cnông nghiệp nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược huy động vốn quốc gia . CNH nông nghiệp, nông thôn cần nhiều vốn ,và vốn cho nông nghiệp, nông thôn có những đặc trưng riêng nên việc huy động và đầu tư vốn vào khu vực này cũng phải có những chính sách thích hợp.Trước mắt huy động vốn thông qua thị trường tài chính, đặc biệt qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng là một hướng đi chủ yếu. Cần chú trọng huy động vốn trung và dài hạn , trong thời gian tới phấn đấu huy động được khoảng 40- 50% tổng nguồn vốn huy động là vốn trung dài hạn.
Sử dụng linh hoạt các chính sách huy động như chính sách lãi suất, chính sách ưu đãi tín dụng..., cũng như các công cụ của chính sách để thúc đẩy nhanh quá trình huy động vốn. Hệ thồng các công cụ của chính sách huy động vốn rất phong phú, đa dạng.
Hệ thống các công cụ của chính sách huy động vốn
+ Lãi suất: Lãi suất được xem như là yếu tố “cầu nối” giữa ngân hàng với khách hàng . Là giá cả của vốn lãi suất có tác động rất lớn đến quy mô, thời hạn của các nguồn vốn huy động. Lãi suất phải có khoảng cách phù hợp giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay,tạo điều kiện để khách hàng chấp nhận được. cần xem lãi suất là giá cả duy nhất trên thị trường tài chính- tiền tệ,bắt đầu từ lãi suất trên thị trường tiền tệ và phải mang tính định hướng thị trường. Việc hoạch địng lãi suất phải tính toán đến các yếu tố lạm phát ,tỷ giá để đảm bảo và khuyến khích khách hàng đến gửi tiền.
Việc điều hành lãi suất thuôc về Ngân hàng Nhà nước thông qua 4 loại : lãi suất tái chiết khấu,lãi suất thị trường mở, lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất tái cấp vốn. Lãi suất là yếu tố lúc cao,lúc hạ theo sự biến động của cung và cầu về vốn trên thị trường. Do đó không thể có một chiến lược dài hạn cho vấn đè này. Trái lại nó là vấn đề mang tính chiến thuật thúc đẩy quá trình huy động vốn cho phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn.
+ Các công cụ thị trường tài chính : Như các công cụ vay nợ ngắn hạn ,trung hạn và dài hạn,các chứng chỉ tiền gửi và đặc biệt là các trái phiếu, tín phiếu . Đây là những phương tiện huy động vốn chủ yếu trong nền kinh tế. Ở Việt Nam, với đặc điểm tình hình chính trị ổn định cao thì huy động vốn bằng con đường phát hành trái phiêú Chính phủ tỏ ra là ưu thế nhất. Bên cạnh đó cần đa dạng hoá các hình thức huy động vốn thông qua các kênh và các hình thức huy động vốn khác nhau theo cơ chế thị trường như phát hành các chứng chỉ tiền gửi có thể trao đổi được. Thiết kế các công cụ phải dựa trên đặc điểm của khu vực huy động, của lĩnh vực và đối tượng huy động cũng như cho vay.
+ Ưu đãi tín dụng : Được Chính phủ sử dụng như là các biện pháp nhằm khuyến khích các nhà đầu tư, các NHTM và các tổ chức tín dụng khác tham gia vào việc huy động và cung cấp tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. Thông thường Chính phủ hay sử dụng lãi suất ưu đãi, các ưu ti...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status