Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở nước ta hiện nay - pdf 13

Download Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở nước ta hiện nay miễn phí



Theo quan điểm và phương pháp hệ thống, kinh tế tư bản nhà nước phải đặt trong sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, cũng như sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần không thể tách rời sự vận động kinh tế tư bản nhà nước. Thực trạng kinh tế và quản lý cho biết rằng: hiện nay vấn đề này chưa đạt được cả về mặt tư duy nhận thức cũng như trong quản lý - tổ chức thực tiễn.
Nền kinh tế chúng ta chỉ phát triển hợp quy luật khi coi các thành phần, kể cả kinh tế nhà nước đều nằm trong một hệ thống, trong đó các thành phần (hay bộ phận) có quan hệ tương tác với nhau, vị trí và vai trò của mỗi thành phần được xác định trong sự tương tác ấy.
Vận dụng quan điểm và phương pháp hệ thống trong vận dụng kinh tế tư bản nhà nước, cần đề cập một vài nét vắn tắt về: “Vấn đề sở hữu trong lôgích kinh tế từ sản xuất nhỏ đến kinh tế thị trường hiện nay” như một quá trình lịch sử tự nhiên, nhằm khắc phục những thiên kiến, suy nghĩ chủ quan của không ít người.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội thì cũng xuất hiện các hình thức sở hữu (cũng như mở rộng quan hệ sản xuất). Trong kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường, các hình thức sở hữu này phát triển và chuyển hoá từ hình thức thấp lên hình thức cao trong quá trình chung là xã hội hoá lao động và sản xuất.
Theo lôgích ấy, từ sở hữu cá thể - sở hữu tư nhân - sở hữu tư bản tư nhân -sỏ hữu tư bản tập thể trong đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, sở hữu cổ phần trong nền kinh tế thị trường hiện nay,. phản ánh các nấc thang xã hội hoá từ thấp lên cao. Ở đây có những khía cạnh tư duy kinh tế quan trọng là:
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34687/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

a thực tiễn nhiều năm với cả thành công và thất bại mới khẳng định được như thế.
Đó là sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần mà kinh tế tư bản nhà nước là một trong những bộ phận phát triển cao nhất. Ở đó có quá trình phát triển lực lượng sản xuất cao nhất, có cách tổ chức kinh tế hiệu quả nhất. Do đó, nó là một trong những động lực chính của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ngay trong nền kinh tế thị trường thế giới, cũng chỉ đến giai đoạn cao mới ra đời kinh tế tư bản nhà nước của chủ nghĩa tư bản, tiêu biểu cho thước đo trình độ xã hội hoá kinh tế tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của nước ta tất yếu phải tuân theo quy luật của sự phát triển rút ngắn đối với nước đi sau, nghĩa là phải tăng trưởng kinh tế cao trong điều kiện có sức ép ngày càng tăng của cạnh tranh bên ngoài. Vì vậy, một mặt, không thể phát triển kinh tế theo con đường rut ngắn mà lại không có bộ phận kinh tế tư bản nhà nước phát triển.
Mặt khác, kinh tế tư bản nhà nước do trình độ và phạm vi phát triển của nó, sẽ thúc đẩy mạnh mẽ phân công lao động mới, nhờ đó thúc đẩy sự phát triển cơ cấu xã hội - dân cư mới làm cơ sở cho mọi tiến bộ xã hội. Tất cả các bộ phận của nền kinh tế thị trường đều có tác động đến tăng trưởng và tiến bộ xã hội, nhưng kinh tế tư bản nhà nước với lực lượng lao động hiện đại, có mức sống vật chất và văn hoá cao hơn, được tổ chức lao động tiên tiến hơn, nên sẽ đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng và tiến bộ xã hội (trong điều kiện nhà nước biết cách quản lý).
Nhận thức về kinh tế thị trường và vị trí của kinh tế tư bản nhà nước, đòi hỏi phải xem xét cả hai mặt: tăng trưởng và tiến bộ xã hội. Đó là những nền tảng bền vững của sự phát triển dân chủ xã hội. Những mục tiêu tốt đẹp về giàu có, tiến bộ xã hội nếu tách tời, hay do dự với sự phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần thì sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn của sự không tưởng và chủ quan, duy ý chí.
Thứ hai, vai trò kinh tế tư bản nhà nước trong việc định hướng xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế thị trường nước ta.
Chúng ta đã biết, kinh tế thị trường nhiều thành phần tự nó có xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa. Đây là mâu thuẫn chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cách giải quyết mâu thuẫn này trước đây là xoá bỏ tính chất nhiều thành phần và nhà nước hoá nền kinh tế. Cách giải quyết duy ý chí này đã thất bại với hậu quả lịch sử nặng nề.
Vậy, ngày nay Đảng Cộng sản cầm quyền có thể giải quyết mâu thuẫn ấy bằng định hướng xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế thị trường, chứ không loại bỏ kinh tế thị trường? Và định hướng bằng cách nào?
Vấn đề này được Lênin tính đến khi đề xuất hình thức kinh tế tư bản nhà nước trong điều kiện thực hiện NEP, nhưng tư duy kiểu cũ đã không cho phép nhận ra điều này. Thông thường, người ta nghĩ rằng chỉ cần định hướng xã hội chủ nghĩa bằng chính trị, nghĩa là có sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Điều đó đúng những chưa đủ, bởi vì chưa rõ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý như thế nào (Liên Xô và các nước Đông Âu luôn có Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý suốt thời kỳ chủ nghiã xã hội, nhưng vẫn thất bại). Bài học lịch sử chỉ ra rằng: phải kết hợp định hướng bằng chính trị với định hướng bằng kinh tế.
Ở nước ta, các nhân tố định hướng xã hội chủ nghĩa bằng kinh tế bao gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác và kinh tế tư bản nhà nước. Trong đó, định hướng trực tiếp cho sự phát triển kinh tế tư nhân và tư bản tư nhân là kinh tế tư bản nhà nước.
Với ý nghĩa đó, Lênin đã coi kinh tế tư bản nhà nước là khâu trung gian, là một bước tiến, là một thắng lợi lớn trên con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội. Ngay từ năm 1918, Lênin đã khẳng định: “Hiện thực nói lên rằng đối với chúng ta chủ nghĩa tư bản nhà nước sẽ là một bước tiến lên phía trước. Nếu sau một thời gian ngắn mà chúng ta thực hiện được chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Nga, thì đó sẽ là một thắng lợi”.
Trong điều kiện nước ta, kinh tế tư bản nhà nước một khi được phát triển tốt sẽ góp phần quan trọng trong định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở mấy mặt sau đây:
2.1. Là lực lượng sản xuất hiện đại và cách tổ chức quản lý tiên tiến, nên kinh tế tư bản nhà nước có trình độ xã hội hoá cao hơn trong nền kinh tế nhiều thành phần.
Ưu điểm này của kinh tế tư bản nhà nước trong điều kiện nhà nước quản lý tốt, sẽ phát huy vai trò định hướng từ sức mạnh kinh tế và tổ chức có hiệu quả của nó. Như mọi người đều biết,trên con đường xã hội hoákinh tế đi tới chủ nghĩa xã hội, bộ phận nào có trình độ xã hội hoá cao hơn càng gần chủ nghĩa xã hội hơn.
2.2. Kinh tế tư bản nhà nước có nhu cầu liên kết với nền nông nghiệp nhỏ, thúc đẩy sản xuất hàng hoá (nguyên liệu cho công nghiệp ).
Vì vậy, kinh tế tư bản nhà nước có vị trí trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn. Chỉ dừng lại ở kinh tế tư nhân, tư bản tư nhân trong nông nghiệp, không tiến tới kinh tế tư bản nhà nước thì không thể có được vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa đó.
2.3. Phát triển kinh tế tư bản nhà nước (với sức mạnh kinh tế và tổ chức của nó):
Là nhân tố quan trọng để kết hợp công nghiệp với nông nghiệp trên phạm vi vùng, hình thành cơ cấu vùng kinh tế. Nhờ đó, có cơ sở để khắc phục dần chủ nghĩa địa phương cục bộ trong quản lý địa phương, quản lý ngành.Thực tiễn cho thấy: chỉ phát triển kinh tế tư nhân ,tư bản tư nhân và kinh tế nhà nước thì sẽ chậm trễ và méo mó trong tạo vùng kinh tế.
Điều này cắt nghĩa vì sao chỉ bằng chủ trương xây dựng kinh tế vùng, bằng quản lý hành chính, cho đến nay về cơ bản nước ta chưa thật sự có vùng kinh tế.
2.4. Các hình thức đầu tư nước ngoài vào nước ta, dù tên gọi là gì, thì về thực chất là kinh tế tư bản nhà nước(kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 100%).
Các tổ chức kinh tế ấy hình thành từ sự kết hợp hai phía nội lực và ngoại lực và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước ta. Chính những điều kiện ấy làm cho loại hình kinh tế tư bản nhà nước có được vai trò góp phần định hướng nền kinh tế theo đường lối của Đảng bằng nhân tố kinh tế. Cùng với thời gian, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài càng phát riẻn và càng liên kết vào sâu trong nội địa thì vai trò định hướng ấy càng mạnh hơn. Cố nhiên, kinh tế tư bản nhà nước chỉ phát huuy vai trò định hướng bằng kinh tế với điều kiện: Nhà nước quản lý tốt.
2.5. Kinh tế tư bản nhà nước sẽ tạo môi trường thuận lợi cho quản lý nhà nước có hiệu quả.
Điều này được cắt nghĩa bằng các khía cạnh sau:
Kinh tế tư bản nhà nước tự nó mang tính tập trung sản xuất và quản lý hiện đại của một hệ thống mỏ. Nhờ sự phất triển của nó mà có thể khác phục dần tình trạng manh mún, phân tán, chia cắt trong sản xuất và trong quản lý ở nước ta.
- Phát triể...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status