Tiểu luận Những giải pháp để xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN - pdf 13

Download Tiểu luận Những giải pháp để xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN miễn phí



Mục lục
 
A - Lời giới thiệu
B - Nội dung chính
I. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
1.Sự cần thiết
2.Nguyên nhân
II. Những giải pháp để xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
1.Những thành tựu
2.Khó khăn và hạn chế của Việt Nam
3.Giải pháp để phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
III. Hà Nội với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
1.Tình hình nền kinh tế Hà Nội những năm gần đây
2.Giải pháp
C - Kết luận
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34685/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

A. Lời giới thiệu
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ xã hội hóa cao. Trong nền kinh tế thị trường yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra đều là đối tượng tự do buôn bán trên thị trường kể cả sản phẩm của chất xám. Lợi nhuận là động lực chi phối các doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Trước kia trong môi trường cạnh tranh đó là nền kinh tế thị trường tự điều tiết. Ngày nay cạnh tranh không hoàn hảo đó là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước ở mức độ nhất định tùy mỗi nước.
Đây là thành tựu chung của văn minh nhân loại chứ không phải mang tính đặc thù của Chủ nghĩa Tư bản. Tuy nhiên việc áp dụng và thực hiện mô hình kinh tế thị trường trên thế giới rất đa dạng và phong phú. Ở các nước tư bản phát triển, mô hình kinh tế thị trường đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi thăng trầm, tiến hóa theo thời gian cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và qua các quan hệ kinh tế dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay là cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Hầu hết các nước đang phát triển đều thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường đã thu được một số thành công hay thất bại. Có một số nước thành công đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh ổn định như các nước công nghiệp mới ở Đông Á(NICs) và các nền kinh tế công nghiệp hóa mới(NIEs). Nhưng nhiều nước lại thất bại, kinh tế tăng trưởng chậm luôn bị khủng hoảng thậm chí suy thoái như các nước ở Châu Phi và Mỹ Latinh.
Thực tế cho thấy thực tiễn và lý luận về mô hình kinh tế thị trường hết sức phong phú đa dạng và phức tạp, không thể áp dụng máy móc mô hình kinh tế thị trường của nước này cho nước khác được. Nó luôn là bài toán đầy thách thức đối với bất cứ nước nào muốn phát triển nền kinh tế thị trường.
Quán triệt tinh thần đó công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế Việt Nam do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo thực hiện bắt đầu từ năm 1986 chuyển từ nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN. Đến Đại gội lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN coi đó là đuờng lối chiến lược nhất quán trong suốt thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam”.
Hiện nay khoảng cách giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới còn rất lớn. Vì vậy muốn thu hẹp khoảng cách đó chúng ta cần xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ổn định, vững mạnh để có thể phát huy được tính ưu việt của XHCN đưa nền kinh tế đi lên nhanh chóng.
Với ba phần và các trang đề án kinh tế chính trị bày sẽ nói lên được vì sao nước ta phải phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, một số giải pháp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta và quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Thủ đô Hà Nội.
Em xin chân thành Thank thư viện trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, em xin Thank sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của thầy Phạm Thành đã giúp em hoàn thành đề án kinh tế chính trị này. Tuy nhiên trong đề án kinh tế chính trị này chưa thể nói hết được những vấn đề của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong quá trình phát triển kinh tế chính trị. Chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong có sự giúp đỡ chỉ bảo của thầy để đề án của em hoàn chỉnh hơn.
B. Nội dung chính
I – Sự cần thiết phải phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
1. Sự cần thiết khách quan:
Để hiểu rõ nguyên nhân vì sao phải phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, trước hết chúng ta cần nắm được những cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Thứ nhất: Do phân công lao động xã hội là cơ sở chung của sản xuất hàng hóa và ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu cùng với sự phát triển của phân công lao động thể hiện ở tính phong phú đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường.
Thứ hai: Nền kinh tế tồn tại nhiều hình thức sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu hỗn hợp, do đó tồn tại nhiểu chủ thể kinh tế độc lập lợi ích riêng, nên quan hệ kinh tế giữa học chỉ có thể thực hiện bằng quan hệ hàng hóa tiền tệ.
Thứ ba: Thành phần kinh tế Nhà nước và nền kinh tế tập thể tuy cùng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhưng cáio đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất định, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có lợi ích riêng. Mặt khác các đơn v ị kinh tế còn có sự khác nhau về trình độ kĩ thuật công nghệ, trình độ tổ chức quản lí nên chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất cũng khác nhau.
Thứ tư: Quan hệ hàng hóa tiền tệ cần thiết trong hệ thống kinh tế đối ngoại nhất là trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang phát triển ngày càng sâu sắc vì mỗi nước là một quốc gia đặc biệt, là chủ sở hữu các hàng hóa đưa ra, trao đổi trên thị trường thế giới, sự trao đổi này mang nguyên tắc ngang giá.
Như vậy kinh tế thị trường ở nước ta là một tồn tại tất yếu, khách quan.
2. Nguyên nhân:
Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của văn minh nhân loại.
Sự phát triển của kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn xã hội hóa cao, đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ, lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Thực tiễn những năm đổi mới đã chứng minh rằng, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút vốn, kĩ thuật, công nghệ của nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất, góp phần quyết định vào việc bảo đảm tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao trong thời gian qua.
Đến nay nền kinh tế Việt nam đã từng bước ổn định, Việt nam đang chuẩn bị chuyển sang giai đoạn phát triển tăng tốc. Hội nghị TW lần thứ IX của ban chấp hành TW Đảng nêu rõ “Phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Hay nghị quyết 01/2004/ NQCP của Chính phủ cũng một lần nữa nhấn mạnh “ tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong đó cải thiện môi trường đầu tư là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu”.
Nước ta đang chuyển đổi nền kinh tế, chuyển đổi nền kinh tế kế koạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa. Hiện nay, nền kinh tế thị trường ở nước ta còn ở trình độ kém phát triển, bởi cơ sở vật chất còn lạc hậu, nền kinh tế ít nhiều còn mang tính tự cấp tự túc vì vậy cùng với những nguyên nhân trên đòi hỏi chúng ta phải có...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status