Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay - pdf 13

Download Đề tài Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay miễn phí



MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 4
CHƯƠNG 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOÀN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HIỆN NAY
I. Mục tiêu của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay
1. Các khái niệm cơ bản
2. Các nguồn hình thành vốn đầu tư của Việt Nam
3. Mục đích của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay
II. Vai trò của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay
1. Vai trò
2. Các yếu tố của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
I. Quá trình hình thành va phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (chủ yếu từ năm 1988 đến nay)
1. Tình hình cấp giấy phép đầu tư nước ngoài từ 1988 đến nay
2. Tình hình thực hiện
II. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam
1. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng xuất khẩu, tăng thu nhập choa ngân sách
2. Tăng thêm việc làm và thu nhập cho người lao động
3. Chuyển giao công nghệ một cách nhanh chóng
4. Tác động tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá
III. Một số tồn tại của hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam
1. Những hạn chế của hệ thống pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
2. Bộ máy quản lý
3. Cơ sở hạ tầng
4. Những hạn chế của quá trình thực hiện
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
I. Phương hướng và mục tiêu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới
1. Phương hướng
2. Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
II. Một số kiến nghị về giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
1. Hoàn thiện hơn nữa luật đầu tư nước ngoài và các văn bản dưới luật, xây dựng hệ thống quản lý đầy đủ và đồng bộ
2. ổn định kinh tế vĩ mô
3. Về bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ
4. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật
5. Bảo vệ môi trường
III. Kết luận
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34680/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

doanh chiếm 67,09% tổng số dự án với 79,68 số vốn đầu tư . Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 26.58% số dự án với 16,34% tổng số vốn đầu tư
Bảng 8: Các loại hình đầu tư (tính đến hết 1996)
Đơn vị: Triệu USD
Hình thức đầu tư
Số DA
Tỷ lệ %
Vốn ĐT (Triệu USD)
Tỷ lệ %
1. Xí nghiệp liên doanh
1.268
67.09
20.489,016
79,68
2. Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài
500
26,58
4.234,431
16,34
3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
119
6,33
1.184,181
4,58
Tổng số
1.881
100
25.907,628
100
* Nguồn: SCC1 đổi mới kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại, viện kinh tế thế giới 1997
2.4.1. Hình thức xí nghiệp liên doanh:
Được áp dụng phổ biến nhất nhưng có xu hướng bớt dần về tỷ trọng. Hiện có khoảng 1300 xí nghiệp liên doanh được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 20.489,016 triệu USD. Sở dĩ các nhà đầu tư nước ngoài thích áp dụng hình thức liên doanh vì:
+ Họ thấy được ưu thế của hình thức xí nghiệp liên doanh so với xí nghiệp 100% vốn nước ngoài là tranh thủ được sự hiểu biết và hỗ trợ của đối tác Việt Nam trong tất cả các khâu hình thành, thẩm định và thực hiện dự án, rộng hơn xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
+ Phạm vi, lĩnh vực và địa bàn hoạt động của xí nghiệp liên doanh
Tuy nhiên, hiện nay hình thức nào có xu hướng giảm đi là do nhữg nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Sau một thời gian tiếp cận với thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Châu á đã hiểu rõ hơn về luật pháp, chính sách và thủ tục đầu tư tại Việt Nam có những bất lợi cho họ.
+ Thực tiễn phát sinh nhiều tranh chấp việc quản lý điều hành xí nghiệp, một phần do sự yếu kém về trình độ của bên đối tác Việt Nam. Mặt khác, bên nước ngoài thường góp vốn nhiều nhưng lại không quyết định được vấn đề chủ chốt của xí nghiệp vì nguyên tắc nhất trí trong hội đồng quản trị.
+ Khả năng tham gia liên doanh của Việt Nam cơ bản là thiếu cán bộ quản lý, chuyên gia, thiếu vốn đóng góp (vốn đối ứng), phần vốn góp chủ yêú là đất (chiếm 90%) giá trị.
+ 98% đối tác Việt Nam tham gia xí nghiệp liên doanh là các doanh nghiệp nhà nước, 2% còn lại thuộc các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh bao gồn các hợp tác xã, công ty cô phẩn, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân. Do vậy, có nhiều trường hợp cơ quan quản lý nhà nước đã có tác động sẵn vào quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều thừa nhận quy định về xí nghiệp liên doanh của LĐTNN tại Việt Nam là rõ ràng và chấp nhận được. Tuy nhiên, một số đối tác nước ngoài cho rằng nguyên tắc nhất trí trong hội đồng quản trị là không phù hợp với hệ thống quốc tế, và trong thực tế có nhiều trường hợp bên Việt Nam có thể cố tình hay do thiếu hiểu biết đã vận dụng sai những nguyên tắc này, áp dụng những vấn đề không phải chủ chốt, gây lên khó khăn ách tắc đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.4.2. Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Đầu tư nhà nước theo theo hình thức này ngày càng tăng từ 6% về tổng số vốn đăng ký trog 4 năm từ 1988 đến 1991 lên 21,1% năm 1996. Tính từ năm 1988 đến năm 1966 đã có 500 dự án đầu tư với tổng số vốn là 4.234,431 triệu USD. Nguyên nhân giảm sút công nghiệp liên doanh cũng là nguyên nhân tăng tỷ trọng các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Uỷ ban nước ngoài và hợp tác đầu tư trước đây đã không cấp giấy phép cho nhiều dự án 100% vốn nước ngoaì rọng những ngành, lĩnh vực quan trọng hay có tính đặc thù như: Bưu chính, viễn thông, xây dựng kinh doanh khách sạn và phòng cho thuê, sản xuất xi măng, dịch vụ xuất nhập khẩu …. Nhưng trong những năm gần đây các địa phương phía Nam đặc biết là các tỉnh: Đồng Nai, Sông Bé, Bà Rịa - Vũng Tầu đã ủng hộ mạnh các dự án 100% vốn nước ngoài vì họ cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài có lợi thế nhiều hơn là việcc giao đất cho bên Việt Nam góp phần bằng giá trị quyền sử dụng đất để tham gia liên doanh.
Xu hướng xí nghiệp 100% vốn nước ngoài tăng lên nói đến tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, thể hiện sự yên tâm của các nhà nước ngoài ki hoàn toàn bỏ vốn ra kinh doanh chứ không phải liên doanh hay ký kết hợp đồng hợp tác để vừa kinh doanh vừa thăm dò tình hình nước sở tại.
2.4.3. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Là hình thúc được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Hai lĩnh vực này chỉ chiếm 30% số dự án (nhưng trong đó có tới 90% tổng số vốn cam kết thực hiện). Phần còn lại chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp gia công chế biến và dịch vụ, tính từ 1988 đến hết năm 1996 chúng ta có tất cả 119 trường hợp hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổng số vốn là 1.184.181 triệu USD. Qua thực hiện quản lý hợp đồng, hợp tác kinh doanh thường có phát sinh hai vấn đề phức tạp sau:
+ Một là, có sự nhầm lẫmn giữa hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các hợp đồng khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài như: Hợp đồng mua bán thiết bị trả chậm…Do vậy một số nhà đầu tư đã lợi dụng để đầu tư chui, trốn tránh sự quản lý của nhà nước về đầu tư.
+ Hai là, khi thực hiện các dự án lớn, các bên hợp doanh thường gặp khó khăn trong việc phân phối điều hành dự án. Một số hợp doanh đã đề xuất thành lập ban điều hành chung và đề bghị tổ chức ban điều hành đó như một pháp nhân và thực tế đã có hợp doanh tổ chức thành pháp nhân, có con dấu hoạt động tại Việt Nam.
Về hình thức đầu tư và các cách tổ chức khác đến nay đã có 5 công ty liên doanh xây dựng kết cấu hạ tầng, khu chế xuất và hai công ty liên doanh xây dựng kết cấu hạ tầng công nghiệp được cấp giấy phép hoạt động. Hình thức hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) mới bắt đầu triển khai thực hiệ đã có một dự án. Xử lý và cug cấp nước sạch ở thành phố Hồ Chí Minh với tổng số vốn là 30 triệu USD, trong năm 1996 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) đã cấp thêm 3 giấy phép cho dự án BDT với tổng số vốn đầu tư là 673.000.000 USD. Nhìn chung theo đánh giá của các đối tác nước ngoài thì hệ thống luật pháp về BOT được xem là đầy đủ, hoàn chỉnh so với nhiều nước trong khu vực.
II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.
Trong hơn 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những thay đổi quan trọng do những tác động của đổi mới kinh tế, sự thay đổi cơ thể và các chính sách, đặc biết là sự mở của của nền kinh tế. Nên kinh tế đã và đang đi dần vào thế ổn định và tăng trưởng; thực tế thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam cho ta thấy rõ vai trò không thể thiếu của nó đối với quá trình phát triển kinh tế diễn ra ngày càng sôi động. Vai trò đó thể hiện trên các mặt: Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng xuất khẩu, tăng thêm việc làm và thu nhập nhanh chóng; tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, tăng thu nhập quốc dân, tă...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status