Thực trạng và một số giải pháp cần được đẩy mạnh trong việc Cổ phầnh hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới - pdf 13

Download Đề tài Thực trạng và một số giải pháp cần được đẩy mạnh trong việc Cổ phầnh hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới miễn phí



* Những phương châm khi tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Một là, cổ phần hoá phải đảm bảo tăng thêm sức mạnh của khu vực doanh nghiệp Nhà nước, biểu hiện: huy động đựơc các nguồn vốn cho kinh doanh ở các doanh nghiệp cổ phần hoá mà Nhà nước giữ tỷ lệ cổ phần khống chế; tạo điều kiện để tổ chức lại một cách căn bản hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, nhằm phát huy vai trò trong nền kinh tế thị trường.
Hai là, kết hợp cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước với việc sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước trên cùng địa bàn hoạt động cùng ngành nghề kinh doanh, từng bước xoá bỏ ranh giới "địa phương" và "Trung ương" trong quản lý.
Ba là, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước gắn với việc củng cố, phát triển tổng công ty và các doanh nghiệp có 100% vốn của Nhà nước để từng bước hình thành tập đoàn kinh tế mạnh, tạo những mũi nhọn trong ngành nghề kinh tế, qua đó giữ được vai trò định hướng, khống chế trong nền kinh tế.
Bốn là, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước phải làm tăng động lực phát huy sức sáng tạo của công nhân và cán bộ quản lý, tạo điều kiện để người lao động phát huy vai trò làm chủ trong doanh nghiệp.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34688/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

c) sẽ bị hạn chế trong đầu tư và cạnh tranh.
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước liên quan chặt chẽ tới việc tôn trọng và phát huy sở hữu cá nhân không chỉ trong chế độ tư bản chủ nghĩa mà cả trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Với tư cách vừa là cổ đông vừa là người làm thuê trong công ty cổ phần, người lao động có quan hệ lợi ích chặt chẽ với doanh nghiệp, còn trong doanh nghiệp Nhà nước chủ sở hữu là Nhà nước, là chung chung, mơ hồ, không gắn quyền sở hữu với quyền sử dụng. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thực sự là một cuộc cách mạng triệt để thay đổi cách tổ chức hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, thay đổi cơ bản mối quan hệ doanh nghiệp - Nhà nước và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thích ứng với hoạt động cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Suy cho cùng, công ty cổ phần là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất xã hội hoá và nền kinh tế thị trường phát triển. Việc chuyển các doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần là do tính xã hội hoá của sản xuất, do quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường quyết định và thúc đẩy, đó là quá trình khách quan, không phải do ý muốn chủ quan của bất kỳ thể chế chính trị hay cá nhân nào.
1.3. Tính tất yếu và quan điểm của Đảng về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
Do nhiều năm thực thi một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tuyệt đối hoá kinh tế Nhà nước, coi kinh tế Nhà nước đồng nhất với doanh nghiệp Nhà nước, nên trong một thời gian dài đã phát triển hệ thống doanh nghiệp Nhà nước với số lượng lớn, tràn lan.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp Nhà nước đã bộc lộ những yếu kém, bất cập, đưa đất nước đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, việc đổi mới, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp Nhà nước là một đòi hỏi tất yếu. Việc định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải tạo cho kinh tế Nhà nước sức mạnh thực sự, trong dó doanh nghiệp Nhà nước là nòng cốt để đủ khả năng dẫn dắt, điều tiết và định hướng các thành phần kinh tế khác.
Xung quanh vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng hào. Tuy vậy, đến năm 1992, cuộc cải cách doanh nghiệp Nhà nước có phần chững lại, lúng túng. Cuộc sống đã đặt ra một loạt vấn đề bức xúc như: Ai chịu trách nhiệm chính về quyết định phương hướng phát triển và giải pháp kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp Nhà nước? Ai chịu trách nhiệm chính về việc bảo toàn, phát triển vốn và tài sản của Nhà nước? Ai đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động như việc làm, đời sống, thu nhập, bảo hiểm xã hội…?
Những câu hỏi đó là thiết thực và cấp bách, cần trả lời trong điều kiện mới. Nếu không có "ông chủ" thực sự của doanh nghiệp Nhà nước thì không thể giải quyết triệt để những vấn đề đã nêu trên.
Cuộc sống đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới. Từ thực trạng của nền kinh tế cùng với các đặc điểm ưu việt của hình thức công ty cổ phần và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Việt Nam có thể vận dùng và cần thiết phải tiến hành chuyển một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Đối với sở hữu Nhà nước, việc tìm kiếm các hình thức thực hiện đa dạng, phù hợp chính là để nâng cao hiệu quả, phát huy được vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước.
Ngay từ đầu thập kỷ 90, Đảng đã có chủ trương chuyển một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, cụ thể như sau:
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần 2 khoá VII (11-1991) nêu rõ: "Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiẹm chu đáo trước khi mở rộng phạm vi thích hợp".
- Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (11-1994) đã nêu mục đích, hình thức cổ phần hoá và mức độ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá: "Để thu hút thêm vốn, tạo thêm động lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả, cần thực hiện các hình thức cổ phần có mức độ thích hợp với tính chất và lĩnh vực sản xuất kinh doanh: trong đó sở hữu Nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối".
- Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước (số 10/NQ-TW, ngày 17-3-1995) đã bổ sung thêm về phương châm tiến hành cổ phần hoá, tỷ lệ bán cổ phần cho những người trong và ngoài doanh nghiệp "Thực hiện từng bước vững chắc cổ phần một bộ phận doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ vốn 100% vốn. Tuỳ tính chất, loại hình doanh nghiệp mà tiến hành bán một tỷ lệ cổ phần cho công nhân viên chức làm việc tại doanh nghiệp để tạo động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy phát triển và bán bổ phần cho các tổ chức hay cá nhân ngoài doanh nghiệp để thu hút thêm vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh".
- Trong kết luận của Bộ Chính trị về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996-2000 (số 301/BBK/BTC ngày 12-9-1995) đã bổ sung thêm mục tiêu giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và phân loại doanh nghiệp Nhà nước để cổ phần hoá.
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6-1996) chỉ đạo: "Tổng kết kinh nghiệm, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp luật để triển khai tích cực, vững chắc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm huy động thêm vốn, tạo động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm tài sản Nhà nước ngày một tăng lên, là sự kết hợp giữa kinh tế Nhà nước với kinh tế nhân dân để phát triển kinh tế đất nước chứ không phải để tư nhân hoá. Bên cạnh những doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, sẽ có nhiều doanh nghiệp mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối. Gọi thêm cổ phần hay bán cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp, cho các tổ chức và tư nhân ngoài doanh nghiệp tuỳ trường hợp cụ thể; vốn thu phải dùng để đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh".
Trên cơ sở đánh giá tiến trình cổ phần hoá, tháng 4-1997 Bộ chính trị ra thông báo số 63/TB-TW yêu cầu các cấp uỷ Đảng và chính quyền phải quán triệt và tuyên truyền, giải thích trong nhân dân chủ trương, chính sách của Đảng về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, có chính sách khuyến khích người lao động tại doanh nghiệp cổ phần hoá mua cổ phần, hỗ trợ công nhân cùng kiệt mua cổ phần nhằm góp phần xoá đói giảm cùng kiệt cấp cho ngừời lao động trong doanh nghiệp cổ phần cổ phần hoá một số cổ phần tuỳ theo thời gian cống hiến của mỗi người, có cơ chế để hàng năm gọi thêm cổ phần. Đồng thời, yêu cầu phải tăng cường vai trò của các tổ chức đảng, tổ chức quần chúng tại các doanh nghiệp cổ phần hóa, tiến hành phân loại các doanh nghiệp nhà nước để lựa chọn doanh nghiệp cổ phần hóa, áp dụng các hình thức cổ phần hóa đa dạng, phù hợp với từng điều kiện cụ thể, hoàn chỉnh các chính sách về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
- Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ươ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status