Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp hóa và kinh tế tri thức ở Việt Nam - pdf 13

Download Đề tài Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp hóa và kinh tế tri thức ở Việt Nam miễn phí



Đại hội lần thứ X của Đảng đã xác định mục tiêu và phương hướng tổng quát của giai đoạn 2006 - 2010 là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội; tăng cường an ninh quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con người. Đến năm 2010, GDP gấp hơn 2,1 lần so với năm 2000. Trong năm 2006 - 2010, mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5 - 8 %/năm, phấn đấu đạt trên 8 %/năm.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34694/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

kinh tế dựa vào viện trợ và vay nợ.
Thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thiết lập chế độ tem phiếu, bao cấp, ngăn sông cấm chợ,… thêm vào đó nước ta bị cấm vận kéo dài nên nền kinh tế rơi vào suy thoái trầm trọng.
Nhận thấy tình hình đất nước đang bên bờ vực thẳm, Đại hội Đảng năm 1986 quyết định đưa đất nước ta vào giai đoạn mới: đổi mới.
Thực trạng phát triển công nghiệp hóa và kinh tế tri thức ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới:
Những con số cụ thể:
Trong gần hai thập kỷ thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt nhiều thành quả rất đáng mừng, nhất là tốc độ tăng trưởng cao, tạo nền tảng quan trọng sự phát triển kinh tế tri thức cũng như công nghiệp hóa, thể hiện ở các mặt sau:
Về cơ cấu kinh tế, bước đầu đã hình thành một số ngành công nghiệp có tính chất chủ lực, tạo tiền đề cho phát triển nhanh nền kinh tế với tốc độ cao. Chỉ tính trong 10 năm, sản lượng dầu thô tăng gấp 6,1 lần, điện gấp 3 lần, thép cán gấp 14 lần…Xuất hiện một số ngành mới sử dụng công nghệ tiên tiến, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm như lắp ráp ô tô, chế tạo đèn hình ti vi, có giá trị xuất khẩu.
Hình ảnh một khu chế xuất
Về kết cấu hạ tầng cơ sở, hệ thống giao thông vận tải được mở rộng, các trục giao thông liên vùng đã cơ bản nâng cấp; cải tạo nâng cấp nhiều cảng biển, cả nước hiện có 92 cảng, tổng chiều dài là 24.000m cầu tầu, hơn 3,2 triệu m2 kho bãi; mở rộng sân bay quốc tế ở cả ba miền, cả nước có 52 sân bay với nhiều máy bay hiện đại như Boeing 767, 777… và các đường bay trực tiếp sang châu Âu, Hoa Kỳ, các nước châu Á…
Đến năm 2002, cả nước có khoảng 5,7 triệu thuê bao điện thoại cố định, 19 triệu thuê bao di động, 92% số xã có điện thoại; số hộ sử dụng điện lưới quốc gia tăng từ 58,6% năm 1990 lên 77% năm 2001, đạt 100% số xã vùng nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng có điện.
Về mặt giáo dục, đã hình thành được đội ngũ lao động có tri thức, một số lĩnh vực đạt trình độ quốc tế, số lao động có trình độ đại học cao đẳng tăng gấp 2,3 lần năm 1989.
Về quan hệ quốc tế, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 14; gia nhập OPEC, WTO, ký hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ… đã có quan hệ trao đổi thương mại với hơn 60 quốc gia trên thế giới.
Bước đầu hình thành những ngành sản phẩm có ý nghĩa chủ lực, năng lực cạnh tranh ngày càng rõ nét; việc chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm được xác định để phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ, các vùng kinh tế trọng điểm và các thành phố lớn. Xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Dương …
Thế nhưng hiệu quả kinh tế, chất lượng tăng trưởng còn rất thấp, nhiều vấn đề bức xúc về xã hội chưa được giải quyết, đang tiềm ẩn nguy cơ phát triển không bền vững.
Nền kinh tế nước ta đang còn là nền kinh tế dựa chủ yếu vào tài nguyên và lao động tay chân, năng suất thấp, giá trị do tri thức tạo ra không đáng kể. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn chiếm trên 70%, tỷ lệ nguồn nhân lực lao động có trình độ cao còn rất thấp, chỉ có 5% lao động có trình độ đại học, trên 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chỉ có 1,5% lực lượng lao động được qua đào tạo.
Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chủ yếu là do vốn với tỷ lệ là 64%, TFP chỉ đóng góp có 19%. Cơ cấu kinh tế vẫn còn nặng về nông nghiệp và khai thác tài nguyên, thuộc loại cơ cấu kinh tế kém hiệu quả của các nước đang phát triển. Năm 2006 trong GDP tỷ lệ nông nghiệp còn chiếm đến 20,36%, công nghiệp 41,56%, dịch vụ chỉ 38,08%. Trong khi đó, tính bình quân trên toàn thế giới năm 1998, tỷ lệ nông nghiệp là 5%, công nghiệp 34%, dịch vụ 61%.
Sức cạnh tranh còn thấp, đầu tư kém hiệu quả. Theo đánh giá của WB, năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2001 xếp thứ 62, năm 2002 xếp thứ 60 trong 80 nước tham gia xếp hạng. Hệ số ICOR trong những năm gần đây lên đến 5,1; có xu hướng là nền kinh tế vay mượn. Giá thành một số sản phẩm còn cao, không có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực, chẳng hạn, giá xi măng sản xuất trong nước cao gấp 1,2 - 1,3 lần giá xi măng quốc tế; các ngành sản xuất giấy, da giầy, công nghiệp chế biến,… mẫu mã kém, thấp thua so các nước khác.
Giá trị xuất khẩu tuy khá cao nhưng kém hiệu quả. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông sản ít qua chế biến và nguyên liệu thô dẫn đến sản lượng nông sản tăng mạnh nhưng doanh thu xuất khẩu nông sản giảm. Năng suất một số cây trồng còn thấp, ví dụ: lúa đạt 55,3 tạ/ha (Trung Quốc: 62,5 tạ/ha, Hàn Quốc: 62 tạ/ha), ngô đạt 31,1 tạ/ha (Trung Quốc: 54 tạ/ha, Úc: 80 tạ/ha). Tỷ lệ sản phẩm chế biến chỉ chiếm 24%, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch lớn: lúa 13 - 15%, rau quả 25 - 30%, lương thực 13 %, đường thủ công 30-40 %...
Bảng 2 - Số liệu về hệ thống đổi mới
Các chỉ số
G7
Hàn Quốc
Trung Quốc
Malai-xia
Thái Lan
Inđônêxia
Việt Nam
FDI/GDP, %
-
0,67
4,09
5,53
4,08
1,71
7,17
Chỉ số tđ công nghệ
-
0,67
0,3
0,4
0,34
0,3
0,2
TM CNchế biến/GDP%
33,9
56,0
36,1
166,0
81,5
83,2
24,3
Cán bộ R&D /1 vạndân
35
16
6,5
4
5
6
6
Tạp chí KH/ 1 vạn dân
6,15
4,6
2,11
2,65
1,94
1,15
0,6
CN cao/SP chế biến,%
22,1
32
17
59
32
59
-
Tổng chi R&D/GDP,%
2,27
2,82
0,66
0,24
0,13
0,22
0,4
Bảng 3 - Số liệu về nguồn nhân lực
Các chỉ số
G7
Hàn Quốc
Trung Quốc
Malaixia
Thái Lan
Inđônêxia
Việt Nam
Tỷ lệ biết chữ, %
99,0
97,6
83,5
87,0
95,3
95,0
93,1
Tỷ lệ đi học Trung học, %
109
100
62
98
88
77
61
Tỷ lệ đi học ĐH,CĐ, %
59,6
66
6
11
30
28
11
Số SV ĐH, CĐ/1 vạn dân
2096
2981
404
Bảng 4 - Số liệu về chỉ số công nghệ thông tin và truyền thông
Các chỉ số so sánh
G7
Hàn Quốc
Trung Quốc
Malaixia
Thái Lan
Inđônêxia
Việt Nam
Số ĐThoại/1nghìn dân
7,2
6,94
5,15
6.02
4,87
4,8
3,3
Số TV /1 nghìn dân
6,48
5,89
5,68
5,16
5,67
4,7
5,21
Số báo chí/1 nghìn dân
5,48
5, 97
  -
5,06
4,14
4,37
1,39
Số PC/ 1 nghìn dân
5,7
5,2
2,5
4,23
3,12
2,83
2,19
Số internet host/1nghìn dân
5,97
4,62
0,52
3,35
2,29
1,17
0,52
Chỉ số sẵn sàng điện tử
4,88
3,1
4,29
3,53
3,27
2,42
Nguồn WB (2001)
Chỉ số phát triển kinh tế tri thức theo phương pháp đánh giá của WB là 1,9 rất thấp so với các nước trong khu vực. Lượng truy cập mạng viễn thông và Internet của Việt Nam còn thấp so với khu vực và thế giới. Mạng viễn thông đường trục và liên tỉnh, mạng viễn thông quốc tế… tuy đã được mở rộng nhưng giá cả còn khá cao so với thu nhập của người dân. Phần lớn các thuê bao Internet tập trung chính tại các thành phố, tốc độ và chất lượng mạng còn rất thấp, trang web tiếng Việt còn ít, không hấp dẫn. Công nghiệp phần cứng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch thị trường công nghệ thông tin của Việt Nam nhưng phần lớn chỉ dừng lại ở lắp ráp máy tính sử dụng các linh kiện nhập khẩu nước ngoài, hầu như không có hoạt động nghiên cứu, sản xuất khác.
Tỷ trọng nhóm ngành công nghệ cao của nước ta ước khoảng 20%, trong khi đó Thái Lan là 31%, Singapore 73%, Malaysia 51%, theo tiêu chí để...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status