Vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự - Pdf 25


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN NHO HOÀNG VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN
TRONG VIỆC BẢO ĐẢM TRANH TỤNG
TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM DÂN SỰ

Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN CÔNG BÌNH
HÀ NỘI - 2012


vụ cho việc thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2012
HV. Nguyễn Nho Hoàng MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài 4
6. Những điểm mới của luận văn 5
7. Kết cấu của luận văn 5
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH TỤNG VÀ
VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC BẢO ĐẢM
TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM DÂN SỰ 7
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH TỤNG TRONG TỐ

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG
VIỆC BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
DÂN SỰ 67
3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao vai trò của Tòa
án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự 67
3.2.2. Giải pháp về thực hiện pháp luật nhằm nâng cao vai trò của Tòa
án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự 73
Kết luận chương 3 80
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự
HĐXX Hội đồng xét xử
LTCTAND Luật tổ chức Tòa án nhân dân
LSĐBSBLTTDS Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật tố tụng dân sự
VADS Vụ án dân sự
PLTTDS Pháp luật tố tụng dân sự
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
TTDS Tố tụng dân sự

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xây dựng và hoàn hiện bộ máy Nhà nƣớc, hệ thống pháp luật để góp
phần bảo vệ quyền con ngƣời, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là một

minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là
khâu đột phá của hoạt động tư pháp…” [12, tr.5]. Chính vì vậy, tác giả chọn
đề tài: “Vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ
thẩm dân sự” làm luận văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Quá trình xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) và sau khi Bộ
luật này đƣợc ban hành đã có một số công trình nghiên cứu khoa học pháp lý
đƣợc công bố đã có đề cập tới vấn đề này nhƣ bài “Bản chất của tranh tụng
tại phiên tòa” của PGS.TS Trần Văn Độ đăng trên tạp chí Khoa học Pháp lý
số 4/2004; Kỷ yếu hội thảo của Nhà pháp luật Việt – Pháp ngày 18/01/2002
“Một số nội dung về nguyên tắc tố tụng xét hỏi và tranh tụng. Kinh nghiệm
của Pháp trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm và quản lý Thẩm
phán”; luận văn thạc sỹ luật học “Những nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm
phán trong tố tụng dân sự - Thực tiễn và yêu cầu cần hoàn thiện” của tác giả
Bùi Thị Huyền bảo vệ tại Trƣờng Đại học Luật năm 2002; luận văn thạc sỹ
luật học “Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm – một số vấn đề lý luận và thực
tiễn” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà bảo vệ tại Trƣờng Đại học Luật năm
2002; đề tài cấp bộ “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về tư pháp dân
sự ở Việt Nam hiện nay” do Viện Nhà nƣớc và pháp luật của Viện Khoa học
xã hội Việt Nam thực hiện năm 2010; đề tài cấp cơ sở “Tranh tụng trong tố
3
tụng dân sự Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp” do Trƣờng Đại học
Luật Hà Nội thực hiện năm 2011 v.v… Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu và
phạm vi nghiên cứu các công trình này mới chỉ đề cập đến một số nội dung
của đề tài dƣới dạng riêng biệt chƣa nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ
thống các vấn đề liên quan về vai trò của Tòa án trong tranh tụng tại phiên tòa
sơ thẩm dân sự. Ngoài ra, các công trình này đều đƣợc thực hiện trƣớc khi
BLTTDS đƣợc sửa đổi, bổ sung. Trong khi đó Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật
tố tụng dân sự (LSĐBSBLTTDS) đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 29 tháng 3 năm

Nam và thực tiễn thực hiện chúng tại các Tòa án Việt Nam.
Đề tài có nhiều nội dung khác nhau, trong phạm vi của một luận văn thạc
sỹ không thể xem xét giải quyết hết mọi vấn đề liên quan đến tranh tụng và vai
trò của Tòa án mà chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu các vấn đề sau:
- Một số vấn đề lý luận về tranh tụng trong TTDS nhƣ khái niệm, ý
nghĩa và cơ sở của tranh tụng trong TTDS;
- Một số vấn đề lý luận về vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh
tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự nhƣ khái niệm, các yếu tố quyết định vai trò
của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự;
- Thực trạng các quy định của pháp luật về vai trò của Tòa án trong
việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự và thực tiễn thực hiện
các quy định này của ngành Tòa án nhân dân (TAND) nói chung và các
TAND ở tỉnh Quảng Nam nói riêng từ năm 2005 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện việc nghiên cứu, tác giả đã dựa trên cơ sở phƣơng pháp
luận của chủ nghĩa Mác – Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
5
duy vật lịch sử); quan điểm của Đảng và tƣ tƣởng Hồ chí Minh về nhà nƣớc,
pháp luật và chủ trƣơng cải cách tƣ pháp hiện nay của Đảng.
Việc nghiên cứu cũng đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa
học truyền thống nhƣ phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng
pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp
khảo sát thực tiễn về vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại các
phiên tòa sơ thẩm dân sự.
6. Những điểm mới của luận văn
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên một cách đầy đủ, toàn diện và có
hệ thống về vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại các phiên tòa
sơ thẩm dân sự, luận văn có những điểm mới sau đây:
- Bổ sung, góp phần hoàn thiện khái niệm, ý nghĩa, cơ sở của tranh
tụng trong TTDS, khái niệm về vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh

Khái niệm tranh tụng đƣợc biết ngay từ những thời đại xa xƣa của xã
hội loài ngƣời. Các nhà nghiên cứu lịch sử pháp luật đều thống nhất loại hình
tố tụng đầu tiên xuất hiện trong lịch sử của các hình thái xã hội là tố tụng
tranh tụng. Loại tố tụng này đƣợc áp dụng tại Hy lạp cổ đại, sau đó đƣợc đƣa
vào La mã với tên gọi “thủ tục hỏi đáp liên tục” [21, tr. 2], cùng với thời
gian, tranh tụng tiếp tục đƣợc kế thừa, phát triển và từng bƣớc đƣợc khẳng
định và đến nay nó đƣợc áp dụng hầu hết ở các nƣớc thuộc hệ thống luật án lệ
(common law) cũng nhƣ ở các nƣớc thuộc hệ thống luật châu Âu lục địa
(continental law hoặc civil law). Ở Việt Nam, có thể nhận xét tranh tụng trên
các bình diện nhƣ sau:
Thứ nhất, về mặt lập pháp, khái niệm tranh tụng chƣa đƣợc chính thức
ghi nhận hoặc giải thích trong các văn bản quy phạm pháp luật của nƣớc ta
đƣợc ban hành từ năm 1945 đến nay.
Thứ hai, về mặt ngôn ngữ, theo Đại từ điển Tiếng việt năm 1998 thì
tranh tụng có nghĩa là “kiện tụng” [31, tr.1686]; còn theo Hán việt từ điển thì
tranh tụng có nghĩa là “cãi lẽ, cải nhau để tranh lấy phải” [6, tr.621]. Theo
cách giải thích này, thì tranh tụng chính là quá trình giải quyết vụ kiện dân sự
theo đó các đƣơng sự đƣợc tranh luận về các yêu cầu, các chứng cứ và chứng
minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
8
Thứ ba, về mặt pháp lý còn có nhiều quan điểm khác nhau về khái
niệm tranh tụng. Quan điểm thứ nhất cho rằng: “tranh tụng chỉ là mối tương
quan pháp lý của các đương sự” [8, tr.367]; quan điểm thứ hai cho rằng:
“tranh tụng phát sinh ra hai mối tương quan đó là giữa các đương sự tranh
nại với nhau và giữa các đương sự với quốc gia, mà đại diện là Tòa án có
thẩm quyền” [8, tr.368] và quan điểm thứ ba cho rằng: “tranh tụng là quá
trình từ khi tố quyền được hành xử cho đến khi có một phán quyết của Tòa
án” [8, tr.63].
Xem xét những quan điểm này có thể nhận thấy nếu xét tranh tụng chỉ
là mối tƣơng quan pháp lý giữa các đƣơng sự nhƣ quan điểm thứ nhất, theo

Qua đó có thể thấy, tranh tụng đƣợc hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa rộng và
nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tranh tụng diễn ra từ khi các chủ thể thực hiện
việc khởi kiện cho đến khi kết thúc quá trình giải quyết VADS. Quá trình
tranh tụng này không chỉ bao gồm các giai đoạn khởi kiện, thụ lý vụ án, thu
thập chứng cứ, đối chất, hòa giải giữa các bên đƣơng sự, xét xử sơ thẩm, phúc
thẩm mà cả giai đoạn xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Thậm chí
quá trình tranh tụng có thể đƣợc tiến hành lại từ giai đoạn xét xử sơ thẩm,
phúc thẩm trong trƣờng hợp khi bản án, quyết định về vụ án bị Tòa án cấp
trên hủy để tiến hành xét xử lại. Để thực hiện tranh tụng, trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử các bên đƣơng sự thông qua Tòa án liên tục trao đổi cho nhau
những tài liệu chứng cứ và quan điểm của mỗi bên về việc giải quyết VADS.
Tòa án tuy không phải là một trong các bên tranh tụng mà thông qua việc
thực hiện chức năng xét xử, Tòa án là ngƣời trọng tài vô tƣ, khách quan, lãnh
đạo, điều hành quá trình tranh tụng. Tranh tụng là một quá trình và sự xuất
hiện của Tòa án trong quá trình này là sự xác nhận tranh tụng đã lên đến đỉnh
10
điểm, cần đƣợc giải quyết. Theo nghĩa hẹp, tranh tụng là sự đối đáp với nhau
bằng các chứng cứ, lý lẽ lập luận tại phiên tòa giữa các bên có quyền lợi đối
lập nhau nhằm chứng minh những yêu cầu hoặc phản bác của mình với bên
kia là có căn cứ, đúng pháp luật, ngƣợc lại những yêu cầu hoặc phản bác của
phía bên kia là không có căn cứ, không đúng pháp luật. Tranh tụng tại phiên
tòa sơ thẩm dân sự theo truyền thống tranh tụng diễn ra từ thủ tục bắt đầu
phiên tòa chứ không phải chỉ diễn ra tại phần tranh luận của phiên tòa sơ thẩm
dân sự theo truyền thống xét hỏi và tranh luận chỉ là một phần của tranh tụng.
Tranh luận là một thủ tục độc lập của phiên tòa dân sự. Thủ tục tranh luận tạo
cơ hội để các bên tranh tụng trình bày những đánh giá có tính kết luận của
mình về các vấn đề của vụ án nhằm thuyết phục Hội đồng xét xử (HĐXX)
chấp nhận những yêu cầu của mình và bác bỏ yêu cầu của bên kia.
Tranh tụng khác với tranh luận là quá trình tồn tại, vận động và đấu
tranh giữa hai chức năng đối trọng nhau, có quyền ngang nhau trong việc bảo

phải tiến hành điều tra bởi vì nếu Tòa án chủ động xác minh, thu thập chứng
cứ thì sẽ không bảo đảm sự khách quan, vô tƣ và công minh trong việc phân
xử vụ án, không tôn trọng quyền tự định đoạt của đƣơng sự đồng thời không
phát huy tính tích cực, chủ động của các đƣơng sự, gây nên tâm lý ỷ lại của
các đƣơng sự.
Hai là, các hành vi tố tụng của các chủ thể tham gia vào quá trình tranh
tụng tuân theo trình tự, thủ tục và thời hạn do pháp luật quy định.
PLTTDS và hoạt động TTDS của Tòa án nói chung, các chủ thể tham
gia TTDS nói riêng là hai mặt không thể tách rời của một quy trình tố tụng.
PLTTDS là cơ sở pháp lý của hoạt động TTDS, vì vậy khi thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình các chủ thể tham gia vào quá trình tranh tụng phải tuân
12
theo đúng hình thức, trình tự, thủ tục và thời hạn do pháp luật quy định nhằm
mục đích để cho Tòa án điều hành công lý đƣợc phân minh, có hiệu quả đồng
thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
Ba là, tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm dân sự tranh tụng đƣợc tiến
hành một cách công khai, trực tiếp và bằng lời nói.
Để có thể phán quyết một bản án công minh, thì Tòa án phải cho làm
sáng tỏ đƣợc tất cả các tình tiết liên quan đến vụ án. Do vậy, tại phiên tòa các
bên đƣơng sự đƣợc trực tiếp trình bày các yêu cầu, đƣa ra các chứng cứ, lý lẽ,
căn cứ pháp lý bằng lời nói. Ngoài ra, các đƣơng sự phải đƣợc tranh luận về
chứng cứ, khẳng định giá trị chứng minh của chứng cứ mà mình xuất trình
trƣớc Tòa án, trình bày quan điểm lập luận của mình về các tình tiết của vụ án
và hƣớng giải quyết vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Việc các bên đƣơng sự trực tiếp trình bày, tranh luận bằng lời nói là một yếu
tố quan trọng để bảo đảm tính khách quan, trung thực trong lời khai của họ,
giúp Tòa án giải quyết các yêu cầu của đƣơng sự và ra các quyết định về việc
giải quyết vụ án chính xác nhất. Những chứng cứ, tài liệu nào đó nếu không
đƣợc trực tiếp thẩm tra, tranh tụng công khai tại phiên tòa đều không đƣợc
dùng làm căn cứ cho quyết định của Tòa án.

tác xét xử phục vụ sự nghiệp xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Trong Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật luôn đƣợc đề
cao nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Mục đích hoạt động của các các cơ quan tƣ pháp mà đặc biệt là Tòa án là bảo
vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, vì vậy tranh tụng trong TTDS đƣợc bảo
đảm sẽ là cơ sở vững chắc để Tòa án ra bản án, quyết định chính xác, khách
14
quan, các quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong vụ án đƣợc bảo vệ
thông qua kết quả tranh tụng tại phiên tòa.
Dấu hiệu nổi bật và cũng là đòi hỏi quan trọng của Nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa là phải thể hiện tính dân chủ trong tổ chức của bộ
máy nhà nƣớc nói chung và trong mô hình tố tụng tranh tụng của Tòa án
nói riêng, đồng thời phải tạo đƣợc ý thức coi trọng pháp luật của nhân dân
trong quản lý xã hội, trong hoạt động xét xử, bảo đảm cho ngƣời dân đƣợc
làm chủ về mặt chính trị. Tranh tụng trong TTDS có ý nghĩa tạo cho công
dân ý thức tuân thủ pháp luật thông qua quá trình tranh tụng trong TTDS
nói chung và tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự nói riêng tăng cƣờng
dân chủ, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể giám sát
hoạt động của Tòa án, qua đó bảo đảm sự ổn định về mặt chính trị, nâng
cao vị thế của đất nƣớc trên trƣờng quốc tế.
Về mặt kinh tế, tranh tụng trong TTDS góp phần phát triển các quan hệ
kinh tế xã hội.
Tranh tụng trong TTDS tạo ra sự bình đẳng về quyền, nghĩa vụ cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc trong việc tiếp cận công lý khi phát sinh
các tranh chấp về dân sự, kinh doanh thƣơng mại đồng thời thực hiện dân chủ
hóa trong lĩnh vực kinh tế thông qua cơ chế bảo đảm quyền lợi của cá nhân,
cơ quan, tổ chức bằng mô hình tố tụng tranh tụng công bằng, dân chủ, minh
bạch. Đây chính là hành lang pháp lý an toàn làm yên tâm các nhà đầu tƣ
trong và ngoài nƣớc, thu hút đầu tƣ của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới,

sửa đổi, bổ sung những bất cập của các quy phạm PLTTDS này.
Về mặt xã hội, tranh tụng trong TTDS thể hiện bản chất dân chủ trong
xã hội. Tranh tụng trong TTDS tạo cơ hội cho các bên đƣơng sự trình bày các
16
yêu cầu, chứng minh cho yêu cầu của mình, bảo đảm sự công bằng, bình đẳng
cho mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc tham gia tố tụng qua đó tạo
niềm tin cho ngƣời dân vào các cơ quan công quyền mà đặc biệt là Tòa án,
góp phần tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, ổn định trật tự xã hội, tạo
động lực thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển.
1.1.2. Cơ sở của tranh tụng trong tố tụng dân sự
1.1.2.1. Cơ sở lý luận của tranh tụng trong tố tụng dân sự
Tranh tụng trong TTDS là loại hình có nhiều ƣu điểm. Nó đề cao đƣợc
vị trí, vai trò của đƣơng sự trong việc giải quyết tranh chấp, bảo đảm cho
đƣơng sự bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giúp Tòa án nhận
thức đƣợc các tình tiết của vụ án mà không phải tốn nhiều công sức trong việc
điều tra làm rõ sự việc. Đồng thời nó cũng là một loại hình TTDS dân chủ
nhất, thể hiện đƣợc sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại [4, tr.6]. Tranh tụng
phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của các đƣơng sự trong việc thu thập,
cung cấp và đánh giá chứng cứ trƣớc Tòa án, thực hiện tranh tụng theo quy
định của PLTTDS nhằm giúp Tòa án nhanh chóng nhận thức đƣợc các tình
tiết của vụ án để xác định sự thật, bảo đảm cho việc giải quyết VADS đƣợc
khách quan, đúng pháp luật, bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của
đƣơng sự trong vụ án. Tranh tụng không chỉ thể hiện tính chất dân chủ, công
khai, minh bạch của quá trình tố tụng nhằm bảo vệ các quyền con ngƣời trong
TTDS mà còn định hƣớng chi phối các hoạt động và hành vi của các chủ thể
tham gia TTDS. Trong suốt quá trình tố tụng, các đƣơng sự trao đổi với nhau
những chứng cứ để chứng minh, biện luận cho quyền lợi hợp pháp của mình
trƣớc Tòa án trên cơ sở của các quy định PLTTDS. Mục đích của tranh tụng
trong TTDS là phân định rõ vai trò, vị trí của các chủ thể tham gia vào quá
trình tố tụng nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ quyền và lợi

một vụ án, một quan hệ pháp luật tranh chấp cụ thể. Tranh tụng trong TTDS
đòi hỏi khi thực hiện nghĩa vụ chứng minh trong VADS, các đƣơng sự phải
tranh tụng để làm rõ đƣợc quan hệ pháp luật nội dung tranh chấp nhằm giúp
Tòa án xác định đƣợc thẩm quyền giải quyết, thời hiệu khởi kiện, tƣ cách
tham gia tố tụng của các đƣơng sự trong VADS và phạm vi yêu cầu khởi kiện
cần phải giải quyết để trên cơ sở đó xác định đƣợc cụ thể quyền, nghĩa vụ của
các đƣơng sự và những ngƣời tham gia tố tụng khác trong vụ án. Trong mỗi
quan hệ pháp luật tranh chấp, các đƣơng sự có nhiều cách chứng minh để bảo
vệ quyền lợi của mình, việc lựa chọn cách thức chứng minh nhƣ thế nào để có
thể tiếp cận mục tiêu một cách ngắn gọn và hiệu quả nhất, chính là vấn đề
định hƣớng trong hoạt động chứng minh. Đối tƣợng của tranh tụng trong
TTDS là quan hệ về quyền có thể đƣợc định đoạt giữa các cá nhân với nhau.
Sự tồn tại về quyền này đƣợc xác định nhƣ là kết quả của vụ kiện cá nhân.
Nhƣ vậy loại hình tố tụng tranh tụng chỉ có thể áp dụng đối với các VADS có
các bên đƣơng sự. Vì mâu thuẫn về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên đƣơng sự
là tiền đề và là động lực thúc đẩy quá trình tranh tụng. Mặc khác để tiến hành
tranh tụng, PLTTDS phải quy định cụ thể quyền hạn, nghĩa vụ của các bên
đƣơng sự và Tòa án trong việc tranh tụng, trình tự và thủ tục tranh tụng.
Thẩm phán giải quyết vụ án phải khách quan, có trình độ chuyên môn cao và
năng lực xét xử tốt. Các đƣơng sự phải biết đƣợc yêu cầu, chứng cứ và lý lẽ
của đối phƣơng đƣa ra, phải có sự hiểu biết về pháp luật và những kinh
nghiệm tham gia tố tụng nhất định [4, tr.7].
Tranh tụng trong TTDS xuất phát từ việc tạo điều kiện cho các bên
đƣơng sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trƣớc Tòa án. Tranh
tụng thực chất là việc các bên đƣơng sự đƣa ra các chứng cứ, các căn cứ pháp
lý, lập luận, đối đáp lại nhau, tranh luận với nhau để bảo vệ quyền lợi của
mình dƣới sự giám sát của Tòa án. Thông qua việc tranh tụng, các tình tiết
19
của vụ án đƣợc làm sáng tỏ, Tòa án nhận thức đƣợc sự thật khách quan của vụ
án. Vì vậy dƣới góc độ của một thuật ngữ pháp lý tranh tụng trong TTDS


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status