vấn đề ly thân trong thực tế hiện nay tương đối phổ biến. Hãy nêu những hiểu biết của mình về ly thân - Pdf 26

Phạm Thị Hương – KT33G020 KT33G – Nhóm G1-2
MỤC LỤC
trang
A. Đặt vấn đề..........................................................................................................2
B. Giải quyết vấn đề..............................................................................................2 - 13
I. Sự hình thành và phát triển của vấn đề ly thân..............................................2 - 6
1. Vấn đề ly thân có nguồn gốc từ tôn giáo...........................................................2 - 4
2. Quy định của pháp luật về vấn đề ly thân.......................................................4 - 6
II. Khái niệm ly thân..............................................................................................7
III. Bình luận một số vấn đề về ly thân................................................................7 - 10
1.Tại sao Luật hôn nhân gia đình năm 1986 và các văn bản pháp luật có liên quan
không quy định vấn đề ly thân?............................................................................7 - 9
2. Vấn đề “biệt sản” trong ly thân có đồng nhất với vấn đề chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân?..................................................................................................9 - 10
IV. Vấn đề ly thân trong thực tế nước ta hiện nay.............................................10 - 13
1.Thực trạng...........................................................................................................10 - 12
2. Vấn đề ly thân có nên được quy định lại trong luật HNGĐ và các văn bản pháp
lý khác có liên quan không?.................................................................................12 - 13
V. Kết thúc vấn đề.................................................................................................13
Bộ môn Luật Hôn nhân và Gia đình Trường Đại học Luật Hà nội
1
Phạm Thị Hương – KT33G020 KT33G – Nhóm G1-2
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực tế hiện nay, không chỉ ở nước ta mà ở rất nhiều nước trên thế giới hiện tượng
ly thân đã trở thành một trào lưu rất phổ biến. Khác với tình huống ly hôn là đã kết thúc
trọn vẹn một bi kịch với đầy đủ cơ sở pháp lý của nó rồi, chỉ còn có giá trị đem lại bài
học kinh nghiệm sai lầm cho những người khác và cho lần kết hôn khác, trong tình
huống ly thân, bài học đang được mở ra và có giá trị ngay tức thì cho những người
trong cuộc, vì những bất đồng, xung đột đang diễn ra theo hai chiều hướng hoàn toàn
đối lập nhau: - hoặc tình huống sẽ khá lên, nhờ hai bên đều có thời gian "giãn cách
nhau", "lắng lại" để xem xét, phân tích những gì đã và đang xảy ra, tìm cách tự điều

hôn. Thời gian vợ chồng sống li thân theo luật định sẽ tạo điều kiện cho vợ chồng suy
nghĩ lại, tạo điều kiện tái hợp cuộc sống chung của vợ chồng trước khi vợ chồng quyết
định li hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Khi nghiên cứu về bản
chất của quan hệ hôn nhân và gia đình tư sản, Ph, Ăngghen đã chỉ rõ: “Cái sẽ biến mất
một cách chắc chắn trong chế độ một vợ, một chồng là tất cả những đặc trưng mà
những quan hệ tài sản đẻ ra nó. Những đặc trưng đó là: Thứ nhất, là sự thống trị của
người đàn ông và thứ hai là tính ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân. Sự thống trị của
người đàn ông trong hôn nhân chỉ đơn thuần là kết quả của sự thống trị về kinh tế. Tính
ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân, một phần là kết quả của các điều kiện kinh tế trong
đó chế độ một vợ, một chồng phát sinh và phần nữa là truyền thống của thời kì trong đó
mối hệ giữa những điều kiện kinh tế ấy với chế độ một vợ một chồng còn chưa được
người ta hiểu đúng đắn và đã bị tôn giáo thổi phồng lên...”
(1)
và “Nhà thờ Thiên chúa
giáo sở dĩ cấm li hôn, có lẽ cũng chỉ về đã thấy rằng không có phương thuốc nào trị
được ngoại tình cũng như không có phương thuốc nào trị được cái chết cả”.
(2)

Bộ môn Luật Hôn nhân và Gia đình Trường Đại học Luật Hà nội
3
Phạm Thị Hương – KT33G020 KT33G – Nhóm G1-2
Thông thường, pháp luật của nhà nước tư sản quy định về li thân và hậu quả pháp lý của
li thân rất chặt chẽ. Tòa án giải quyết li thân thường dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng.
Hậu quả pháp lý của li thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, chỉ
tạm thời chấm dứt một số quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng theo luật định. Khi li thân,
vợ chồng rơi vào tình trạng “biệt cư” họ được miễn nghĩa vụ “đồng cư” trong nhà, vợ
chồng không còn sống chung với nhau, họ được quyền ở riêng. Hậu quả pháp lý của li
thân đặt vợ chồng rơi vào tình trạng “biệt sản”. Khi li thân, tài sản chung của vợ chồng
sẽ được chia, mỗi bên vợ, chồng được nhận một phần tài sản trong khối tài sản chung
theo quyết định của tòa án; phần tài sản này thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng.

luật giản yếu (1883) ở Nam Kì. Bộ dân luật Bắc Kì (1931) và Bộ dân luật Trung Kì
(1936) không quy định về li thân. Trong thiên thứ VI về li hôn của Bộ dân luật giản yếu
(1883), ở đoạn cuối nêu rõ: “trong các trường hợp có thể xin li hôn được, vợ chồng
cũng có thể xin li thân. Đơn ấy sẽ được thẩm cứu và xử như trong vụ li hôn. Sau này
cũng có thể khởi tố xin li hôn, và căn cứ vào những duyên cớ đã nại ra để xin li thân”.
- Ở Miền Nam nước ta trước ngày giải phóng (từ năm 1954 – 1975), chế độ ngụy
quyền Sài Gòn cũng ban hành một số văn bản luật, trong đó có quy định về vấn đề li
thân.
Bộ luật gia đình ngày 2/1/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm, tại Điều 55 đã quy định
rõ cấm vợ chồng không được li hôn, việc li hôn chỉ được đặt ra trong trường hợp đặc
biệt và phải do chính tổng thống quyết định. Từ Điều 56 đến Điều 69 của Bộ luật này
có quy định việc li thân; những duyên cớ (lỗi) để vợ chồng yêu cầu li thân và hiệu lực
của việc li thân. Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 quy định về giá thú, tử hệ và tài sản
cộng đồng thay thế Bộ luật gia đình dưới chế độ Ngô Đình Diệm. Sắc luật này vừa chấp
nhận cho vợ chồng li thân đồng thời đã công nhận quyền li hôn của vợ chồng (Chương
II từ Điều 62 đến Điều 99 đã quy định về li thân, li hôn).
Bộ môn Luật Hôn nhân và Gia đình Trường Đại học Luật Hà nội
5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status