SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM HUY ĐỘNG VỐN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG - Pdf 26

2.1 SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM HUY ĐỘNG VỐN TRONG ĐIỀU
KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
2.1.1 Vai trò của huy động vốn trong hoạt động của ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng
nhưng nó rất quan trọng. Không có hoạt động huy động vốn xem như không có hoạt động
của NHTM. Một NHTM khi được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo qui định.
Tuy nhiên, vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc
thiết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt
động kinh doanh như cấp tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác. Để có vốn phục vụ
cho các hoạt động này ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Nghiệp vụ huy động
vốn do vậy, có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối với khách hàng.
2.1.1.1 Đối với ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các
nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại sẽ
không có đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy
động vốn NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối
với ngân hàng. Từ đó, ngân hàng thương mại có các biện pháp không ngừng hoàn thiện
hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Có thể nói
nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng.
2.1.1.2 Đối với khách hàng
Nghiệp vụ huy động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng mà nó
còn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng. Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động
SVTH: NguyÔn ThÞ Thóy H»ng Trang 22
vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo
cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác, nghiệp vụ huy động vốn
còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn
rỗi. Cuối cùng nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch
vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng
khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng
2.1.2 Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn hiện có của Sacombank
2.1.2.1 Sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân.

 Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thanh toán của khách hàngbằng các hình thức
thanh toán không dùng tiền mặt như phát hành Séc. uỷ nhiệm chi. uỷ nhiệm thu…
 Dùng để đảm bảo vay vốn, bảo lãnh cho người thứ 3 vay vốn tại ngân hàng, đảm
bảo mở thẻ tín dụng bằng số dư trên tài khoản
 Khách hàng có thể đăng ký mở thẻ thanh toán Sacombank để rút tiền trong tài
khoản bằng máy ATM, hoặc thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấo nhận thẻ
 Đăng ký sử dụng dịch vụ Phone – Banking
 Xác nhận khả năng tài chính cho khách hàng có nhu cầu
 Gửi sao kê hàng tháng tất cả các giao dịch nhằm hỗ trợ khách hàng kiểm tra
các giao dịch đã thực hiện qua tài khoản trong tháng nếu khách hàng sử dụng thẻ Sacombank
 Miễn phí các loại phí như phí mở tài khoản, phí đóng tài khoản
SVTH: NguyÔn ThÞ Thóy H»ng Trang 24
d) Tài khoản Âu Cơ
Tài khoản Âu Cơ – ví tiền của người phụ nữ hiện đại. Chỉ áp dụng cho khách hàng
nữ giao dịch tại chi nhánh 8-3
Tiện ích của sản phẩm:
 Mức lãi suất ưu đãi. Chỉ cần duy trì số dư tiền gửi bình quân trong tháng trên 10
triệu đồng, khách hàng sẽ được hưởng thêm một mức lãi suất bổ sung so với lãi suất tiền
gửi thanh toán thông thường.
 Cơ hội mua sắm miễn phí. Chỉ cần duy trì liên tục 3 tháng số dư tiền gửi bình
quân của từng tháng trên 10 triệu đồng khách hàng sẽ nhận được phiếu mua hàng siêu thị
miễn phí
 Sử dụng các tiện ích về thẻ dễ dàng hơn:
- Sử dụng thẻ Sacompassport với mức phí đặc biệt: miễn phí mở thẻ, phí thường niên,
phí rút tiền…
- Sử dụng thẻ Sacompassport thực hiện các giao dịch rút tiền, kiểm tra số dư… tại
máy ATM và 7 ngày/tuần
- Sử dụng thẻ Sacompassport thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại hàng trăm điểm
chấp nhận thẻ trên toàn quốc
 Được hưởng đầy đủ những tiện ích của tài khoản tiền gửi thông thường

g) Tiết kiệm bậc thang
SVTH: NguyÔn ThÞ Thóy H»ng Trang 26
Là loại hình tiết kiệm có kỳ hạn, khách hàng sẽ được một mức lãi suất tương ứng
theo quy tắc số dư tiền gửi bình quân càng nhiều thì lãi suất càng cao
Tiện ích:
 Khi khách hàng tham gia loại hình huy động này được hưởng chế độ phục vụ tận
nhà cho giao dịch gửi và rút tiền mặt

BẢNG 2.2 LÃI SUẤT TIẾT KIỆM BẬC THANG
Đơn vị: %
STT Mức tiền gửi
Lãi suất bậc thang (%/tháng)
Kỳ hạn <13 tháng Kỳ hạn >= 13 tháng
Đối với tiết kiệm bậc thang bằng VNĐ
1 Từ 50 triệu đến dưới 100 triệu 0,005 0,010
2 Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu 0,010 0,015
3 Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ 0,015 0,020
4 Từ 1 tỷ trở lên 0,020 0,025
Đối với tiết kiệm bậc thang bằng USD
1 Từ 10.000 USD đến dưới 20.000USD 0,05 0,10
2 Từ 20.000 USD đến dưới 50.000USD 0,10 0,15
3 Từ 50.000 USD đến dưới 100.000USD 0,15 0,20
4 Từ 100.000 USD trở lên 0,20 0,25
Nguồn: Cẩm nang sản phẩm dịch vụ - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
2.1.2.2 Sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp.
a) Tiền gửi thanh toán
SVTH: NguyÔn ThÞ Thóy H»ng Trang 27
b) Tiền gửi có kỳ hạn
c) Tiền gửi bậc thang
Các tiện ích của các sản phẩm trên giống với sản phẩm dành cho khách hàng cá

không dùng tiền mặt. Hiện nay, đã có nhiều người dân mở tài khoản thanh toán, nhưng chủ
yếu là dùng để phát hành thẻ nợ, thẻ tín dụng để rút tiền mặt ở các máy ATM. Những dịch
vụ kèm theo của loại tài khoản này như phát hành sec cho người thụ hưởng, chuyển tiền
thanh toán qua ngân hàng, thu hộ, chi hộ… vẫn còn hạn chế, chủ yếu là các doanh nghiệp
sử dụng.
Hiện nay, số tiền gửi vào tài khoản không kỳ hạn hoặc tiết kiệm không kỳ hạn
chiếm tỷ trọng thấp nhất, vào khoảng 10% tổng vốn huy động của mỗi ngân hàng thương
mại. Mặt khác, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn không được hưởng dịch vụ thanh toán
không dùng tiền mặt. Hạn chế này duy trì đến bây giờ, thể hiện trong quyết định số
497/220/QĐ-NHNN. Ngân hàng thương mại làm tốt dịch vụ ngân hàng để huy động vốn,
sẽ tạo cho ngân hàng có nguồn vốn rẻ nhất, bền vững nhất. Lãi suất trả cho tiền gửi không
kỳ hạn từ 0,1% đến 0,25%/ tháng, chỉ bằng 1/3 lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng.
Trong khi đó, lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại gấp 4 lần lãi suất trả cho
tiền gửi không kỳ hạn.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới sẽ
được khai thác bởi các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cần có
chính sách hợp lí để thu hút được ngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm
SVTH: NguyÔn ThÞ Thóy H»ng Trang 29
mở rộng và phát triển các dịch vụ phi truyền thống. Góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân
hàng.
2.1.4 Sự cần thiết phát triển các sản phẩm huy động vốn trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
Việt Nam gia nhập WTO, mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng có nghĩa là các ngân
hàng sẽ bước vào một “sân chơi” hoàn toàn mới. Đến năm 2010, Việt nam thực hiện mở
cửa hoàn toàn thị trường ngân hàng, các ngân hàng trong nước và nước ngoài được đối xử
công bằng, các sản phẩm dịch vụ vốn trước đây đã bị cạnh tranh gay gắt giữa các ngân
hàng nội địa thì nay càng trở nên gay gắt hơn. Trong khi thế mạnh của các ngân hàng nước
ngoài là dịch vụ, chiếm tới 40% tổng thu nhập thì tín dụng vẫn là hoạt động chủ lực của
chúng ta trong thời gian qua.
Đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ là vấn đề sống còn đối với

- Tiền gửi của khách hàng
- Chứng chỉ tiền gửi
- Vốn nhận từ chính phủ, các tổ
chức quốc tế và các tổ chức khác
170.370
502.400
10.478.959
956.546
163.630
107.000
941.203
17..532.333
2.529.299
374.668
-63.370
+438.803
+7.053.374
+1.572.753
+211.038
-37,2
87,3%
+67,3
+164.4
+129
TỔNG CỘNG 12.271.905 21.484.503 +9.212.598 +75,1
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006 - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Đến cuối năm 2006, tổng nguồn vốn huy động của Sacombank trên 21.480 tỷ đồng,
tăng 75,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra trong năm
2006 là 16.000 tỷ đồng. Vốn huy động của Sacombank tăng chủ yếu là do sự gia tăng tiền
gửi của khách hàng và chứng chỉ tiền gửi.

- Tiền gửi không kỳ hạn
- Tiền gửi ngắn hạn
- Tiền gửi trung và dài hạn
- Tiền gửi ký quỹ
1.803.107
6.567.132
1.868.891
239.782
2.839.107
11.278.472
3.034.469
380.285
+1.036.000
+4.711.340
+1.165.578
+140.503
+57,5
+71,7
+62,4
+58,6
TỔNG CỘNG 10.478.959 17.532.333 +7.053.374 +67,3
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006 - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
HÌNH 2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO HÌNH THỨC TIỀN GỬI
SVTH: NguyÔn ThÞ Thóy H»ng Trang 33
2000000
4000000
6000000
8000000
10000000
12000000


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status