Tác động của chính sách kinh tế - khoa hocj của Thái Lan đối với Mỹ - Pdf 26

Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh
Nhàn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thái Lan là một quốc gia nằm ở phía Tây bán đảo Đông Dương và
phía Bắc bán đảo Malắcca, giáp với Mianma, Lào, Campuchia, Malaixia,
Vịnh Thái Lan và biển Anđaman. Nhà nước Thái Lan hình thành từ thế kỷ
XIII-XIV, đến đầu thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến ở Thái Lan đã bắt đầu
phát triển. Đầu thế kỷ XIX, Thái Lan trở thành đối tượng xâm lược của
nhiều nước đế quốc như Anh, Pháp, Mỹ… Nhiều hiệp ước bất bình đẳng
được ký kết với các nước đế quốc phương Tây. Những điều khoản trong đó
đã tạo điều kiện “mở cửa” cho tư bản nước ngoài thâm nhập vào Thái Lan
và có những tác động quan trọng đến tình hình chớnh trị, kinh tế, xã hội,
đưa Vương quốc Thái Lan bước lên vũ đài quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại
giao với hầu hết các nước tư bản châu Âu và các nước khác.
Trong lịch sử lập quốc của mình, Thái Lan từng là một nước lớn theo
chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng Thái
Lan luụn cú chính sách ngoại giao khéo léo đối với các cường quốc Tây Âu
và Nhật Bản trong thời cận và hiện đại. Thái Lan luôn biết tận dụng vị thế
địa lí để làm trái độn giữa các cường quốc. Nhờ thế Thái Lan đã tránh được
các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu
dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Thế chiến
thứ hai.
Thái Lan đó kớ Hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826
và với Mỹ năm 1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía Bắc
Malaysia năm 1909, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc
lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á. Thái Lan cũng đó
kớ Hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung
đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19.
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội

đến nay chưa có một công trình nào đề cập đến một vấn đề tổng hợp cụ thể
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
2
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh
Nhàn
về chính sách của Thái Lan đối với Mỹ trên nhiều lĩnh vực và tác động của
nó mà chỉ mới đề cập trong các đề tài nghiên cứu ở phạm vi lớn hơn.
Dưới đây chúng tôi xin được điểm qua về lịch sử nghiên cứu của vấn đề.
Các sử gia nước ngoài từ lâu đã rất quan tâm đến tình hình Thái Lan.
Trong giai đoạn xảy ra của vấn đề (thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai)
đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về tình hình chính trị Đông Nam
Á, trong đó đề cập khá kỹ tới vấn đề Thái Lan. Riêng với mối quan hệ giữa
Thái Lan và Mỹ giai đoạn sau có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau.
Trong cuốn “Đụng Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai” do
G.A.Mac-tư-xê-va viết năm 1962 cũng đã đề cập đến mối quan hệ giữa
Thái Lan và Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tác giả đã phân tích rằng,
cũng như ở các nước khác, việc bành trướng của chủ nghĩa đế quốc vào
Thái Lan phần lớn thực hiện dưới hình thức “viện trợ”. “Về thực chất tất cả
những hiệp ước có tính chất nô dịch mà Thái Lan buộc phải ký đều gọi là
hiệp ước “viện trợ””. Trên cơ sở đó, G.A.Mac-tư-xê-va đó rỳt ra nguyên
nhân tại sao Thái Lan buộc phải tham gia vào các cuộc chiến tranh xâm
lược, cụ thể đầu tiên là chiến tranh xâm lược Triều tiên. Tất cả cũng vì sự
phụ thuộc quá lớn vào Mỹ về mặt kinh tế và chính trị. Tác phẩm cũng đã
đưa ra một số tư liệu, cũng như những nhận định về kết quả của việc thực
thi chính sách thân Mỹ của chính phủ Thái Lan, trong đó có cả kết quả tích
cực lẫn tiêu cực.
Tác giả Epghờni Đờnixốp đã viết cuốn “Đế quốc Mỹ ở Đông Nam
Á” vào năm 1972. ễng đã nêu ra hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế của
đường lối thân Mỹ của Thái Lan: “Cỏc chi phí quân sự lớn và sự quân phiệt

bước phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Thái Lan thập kỷ 60”. Trong bài viết
này, hai ụng đó làm nổi bật được sự ảnh hưởng của Mỹ đối với tình hình
kinh tế Thái Lan trong thập kỷ 60. Thông qua đó giúp chúng ta có cách nhìn
tổng quan nhất về tình hình kinh tế Thái Lan sau khi thực hiện chính sách
thân Mỹ.
Cũng trong năm đấy, nhà nghiên cứu Bùi Văn Ban đó cú bài viết “Về
mối quan hệ của Mỹ với chính phủ tự do ở Thái Lan 1946 - 1947” trong
thông báo Khoa học, chuyên ngành sử - chính trị số 5.1996 của trường
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
4
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh
Nhàn
ĐHSP Quy Nhơn. Đọc bài viết chúng ta có thể hình dung được thực chất về
mối quan hệ chính trị giữa Mỹ và Thái Lan trong những năm đầu thực hiện
chính sách thân Mỹ.
Năm 1990 và năm 1994, nhà sử học Vũ Dương Ninh đã cho ra đời
hai cuốn: “Vương quốc Thái Lan: Lịch sử và hiện tại”, và “Lịch sử Vương
quốc Thái Lan”. Cả hai tác phẩm đã cùng đề cập tới tình hình Thái Lan sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Thái Lan
sau khi thực hiện đường lối thân Mỹ.
Năm 1998, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đã cho ra đời cuốn
sách “Lịch sử Thái Lan” do Phạm Nguyên Long và Nguyễn Tương Lai
đồng chủ biên. Trong sách cũng có đề cập tới chính sách thân Mỹ của
Thái Lan, nguyên nhân và một số biểu hiện cũng như tác động của nó
đối với Thái Lan.
Cách đây không lâu, nhóm các giáo sư, tiến sĩ sử học đầu ngành như
Lương Ninh. Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh… đã xuất bản cuốn “Lịch sử
Đông Nam Á”. Cuốn sách không chỉ trình bày một cách chi tiết tình hình
các nước Đông Nam Á từ khi khai lập cho đến nay mà còn đưa ra những

đối với Mỹ.
Chương 2: Những nội dung cơ bản trong chính sách kinh tế - quân
sự của Thái Lan đối với Mỹ
Chương 3: Tác động của chính sách kinh tế - quân sự của Thái Lan
đối với Mỹ.
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
6
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh
Nhàn
CHƯƠNG 1
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHÍNH SÁCH
CỦA THÁI LAN ĐỐI VỚI MỸ
I. Tình hình trong nước
1. Chính sách đối ngoại của Thái Lan
Thái Lan là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, có lịch sử
phát triển tương đồng với các quốc gia trong khu vực. Sau phát kiến địa lý,
thực dân phương Tây bắt đầu nhòm ngó vào Đông Nam Á, Thái Lan là
nước duy nhất không bị sự thống trị trực tiếp của các nước phương Tây.
Được như vậy, một phần là nhờ vào những cải cách kinh tế, chính trị, xã
hội rất quan trọng của các vua Xiêm, từ vua Rama IV trở đi. Song song với
cải cách trong nước là việc thực thi chính sách đối ngoại hết sức mềm dẻo,
linh hoạt khéo léo đã duy trì được một nền hòa bình quý giá hiếm hoi.
Chính sách đối ngoại là sự tiếp nối của chính sách đối nội về mặt
chính trị, vì vậy nó luôn luôn có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ, tác động
qua lại lẫn nhau. Thái Lan đã thực thi một cách có hiệu quả chính sách đối
ngoại, phục vụ đắc lực cho việc phát triển và canh tân đất nước.
Đến thế kỷ XIX, ở Đông Nam Á, Xiêm (Thái Lan) vẫn là một nước
phong kiến mạnh và cũng trở thành đối tượng xâm lược của thực dân châu
Âu. Để tránh khỏi sự nô dịch trực tiếp, không còn cách nào khác là Xiờm

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, xuất hiện những nhân tố mới,
ảnh hưởng trực tiếp tới chủ quyền quốc gia, chính sách đối ngoại của Thái
Lan với những đặc trưng riêng lại được biểu hiện một cách rõ nét hơn.
Chính sách đối ngoại của Thái Lan đối với các nước phương Tây,
một mặt là để duy trì độc lập quốc gia, bảo vệ lợi ích dân tộc và giai cấp, có
điều kiện phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Theo những biến động của
lịch sử, có thể thấy được một số đặc điểm cơ bản của chính sách đối ngoại
Thái Lan như sau:
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
8
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh
Nhàn
1.1. Mềm dẻo, biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước đế quốc để
duy trì nền độc lập.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), chính sách đối
ngoại của Thái Lan là biểu hiện thắng lợi điển hình của sách lược lợi dụng
mâu thuẫn giữa các cường quốc phương Tây, là sự lựa chiều khôn khéo
phục vụ cho lợi ích dân tộc. Do đó Thái Lan bước ra khỏi chiến tranh với
tư thế của người chiến thắng trong cuộc chiến tranh đế quốc. Điều đó tạo
cho Thái Lan một tiềm năng chính trị lớn, tham gia Hiệp ước Vecxõy
(1919) và trở thành một trong những quốc gia thành viên đầu tiên của Hội
quốc liên thành lập năm 1920.
Cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai Thái Lan là nước duy
nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc thực dân xâm lược. Thái
Lan đó khộo lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dùng cường quốc
này chế ngự cường quốc kia, để duy trì nền độc lập của mỡnh, dự chỉ là
hình thức.
Các sử gia phương Tây thường rất ca ngợi lịch sử ngoại giao của
Thái Lan trước Chiến tranh thế giới thứ hai, cho rằng Thái Lan đã bảo vệ

kinh tế và xóa bỏ những hiệp ước bất bình đẳng.
Khi thực dân phương Tây bắt đầu xâm nhập và tiến hành xâm lược
Đông Nam Á, mặc dù chịu ký những hiệp ước bất bình đẳng như vậy, nhưng
Thái Lan lại coi đấy như một kế sách sáng suốt, bởi ít nhất, Thái Lan đã trở
thành nước duy nhất Đông Nam Á không bị sự thống trị trực tiếp của thực
dân, nhân dân Thái vẫn sống trong hòa bình, độc lập, chú tâm vào canh tân,
hiện đại hóa đất nước.
Chiến tranh thế giới bùng nổ, Thái Lan hết thân thiện với nước này, lại
nhảy sang thân thiện với nước khác. Tất cả cũng vì nhận thấy sự cái lợi của
đất nước mình trong việc đặt mối quan hệ như vậy. Tất nhiên, Thái Lan cũng
đã phải chịu những hậu quả nặng nề về mặt kinh tế, xã hội…Nhưng trên tất cả
đấy là sự xóa bỏ dần dần của các hiệp ước bất bình đẳng đã ký từ xưa, là sự
độc lập của cả một dân tộc.
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
10
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh
Nhàn
Đứng trước mối nguy chính trị chung của cả Đông Nam Á, Thái Lan
đã chấp nhận sự hợp tác, chấp nhận cho các nước thực dân lấy đất nước mình
làm bàn đạp chung cho âm mưu xâm lược Đông Nam Á, châu Á của mình.
Và những hậu quả để lại không phải Thái Lan không nhận thấy, nhưng vẫn
chấp nhận. Tuy nhiên, sự chấp nhận này cũng có những giới hạn của nó, và
Thái Lan lại tiếp tục những mưu tính mới khi cảm thấy sự hợp tác ấy ngày
càng gây tổn thất lớn cho mình.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, khi Nhật nhảy vào Đông Dương,
Thái Lan cũng rất muốn đi theo con đường trung lập. Nhưng thực thế lịch sử
lại không cho phép như vậy. Thái Lan đã nằm trong kế hoạch bành trướng
xuống phía Nam của Nhật. Chính phủ Phibun Songkram đã đoán trước được
điều đó, Phibun Songkram đã nhận định quõn Nhật có thể tấn công Hồng

củng cố quan hệ với Anh, Mỹ, Liờn Xụ. Tuy nhiên, trước sức mạnh quân
sự của Nhật Bản khi tiến vào Đông Dương, ngày 01/12/1941, Chính phủ
Thái Lan đã ký Hiệp ước liên minh với Nhật. Tháng 1/1941, Thái Lan
tuyên chiến với Anh, Mỹ. Nhật Bản đã coi Thái Lan như một đồng minh.
Ngày 21/12/1941, Thái Lan ký hiệp ước liên minh với Nhật. Quân
đội Nhật được phép đúng trờn lãnh thổ Thái cho đến khi chiến tranh kết
thúc. Ngày 25/1/1942, Chính phủ Bangkok tuyên chiến với Anh và Mỹ,
đồng thời tịch thu các cơ sở kinh doanh của Anh. Trước đó, “tư bản Anh
chiếm 80% số vốn nước ngoài đầu tư ở Thái Lan, làm chủ ba trong số sáu
ngân hàng lớn, chiếm 1/3 ngoại thương ở Thái Lan” [14,359]. Chính sách
của Phibun đó giỏng một đòn đau vào thực dân Anh, tiến hành thành lập
Ngân hàng quốc gia Thái Lan ở trung ương và địa phương, khai trương
Công ty quốc gia sản xuất thiếc và cao su Thái Lan, thiết lập công ty khai
thác rừng. Nhờ đó, hoạt động công thương nghiệp của người Thái có phần
khởi sắc.
Sau khi vào Thái Lan, Nhật Bản đó cú những hành động chính trị
cũng như quân sự, có ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống của người dân Thái
Lan. Khắp mọi nơi, nhân dân biểu lộ sự bất bình. Mặt khác, từ năm 1943,
trên thế giới, phe phát xít ngày càng bị sa lầy. Hồng quân Liờn xụ bắt đầu
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
12
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh
Nhàn
phản công. Phát xít Đức bị thất bại liên tiếp ở mặt trận Xô – Đức. Ở mặt
trân Bắc Phi, Anh – Mỹ cũng bắt đầu phản công, liên quân Đức – Ý cũng
thất bại. Trên mặt trận Thái Bình Dương quân đội Anh – Mỹ bắt đầu phản
công từ tháng 11/1943, quân Nhật cũng bị thất bại liên tiếp, bị dồn trờn
cỏc đảo Thái Bình Dương. Những thất bại liên tiếp của phe phát xít trên
chiến trường Âu, Á làm cho hoạt động kinh tế của Thái Lan bị ngừng trệ,

không còn cách nào khác hay hơn là tìm sự đồng tình của Mỹ. Do vậy, để
tranh thủ sự công nhận của Đồng minh (Mỹ), ngày 31/8/1945, chính phủ
của K.Apaivụng đó từ chức, và chính phủ mới được thành lập do Tavi
Bunhiaket, một thành viên của phong trào “Thỏi tự do” làm thủ tướng. Đến
ngày 17/9/1945, Đại sứ của Thái Lan tại Mỹ là Xờnhi Pramốt được gọi về
và cử lên làm thủ tướng chính thức. Điều này đã thể hiện rõ ý đồ ngoại giao
tranh thủ sự đồng tình của Đồng minh với Thái Lan sau chiến tranh, bởi
Xờnhi Pramốt lúc đó thực ra là một chính khách còn chưa thật nổi tiếng,
nhưng lại là người cầm đầu phong trào “Thỏi tự do” ở ngoại quốc, ngay từ
đầu đã chống lại quan điểm thân Nhật của chính phủ mình, do đó rất được
Mỹ ủng hộ. Tính toán này đã một lần nữa giúp Thái Lan thoát ra khỏi nguy
cơ bị quy là tội phạm chiến tranh. Mỹ đã tuyên bố “khụng bao giờ coi Thái
Lan là một nước bại trận hay một nước thù địch chống Đồng Minh, mà chỉ
là một nước bị Nhật chiếm đóng cần được giải phúng” [28;196]. Do đó,
theo quan điểm của Mỹ, trong thời gian chiến tranh, người đại diện cho
Thái Lan không phải là chính phủ của Phibun Songkram, mà là phong trào
“Thỏi tự do”.
Như vậy, do những nỗ lực của bản thân mình với chính sách “lựa
chiều” khôn khéo, từ chỗ là kẻ hợp tác với phát xít Nhật trong Chiến tranh thế
giới thứ hai, Thái Lan đã có thể không chỉ bước ra khỏi chiến tranh với những
thiệt hại tối thiểu, mà còn thủ tiêu được cả những hậu quả do việc hợp tác liên
minh Nhật gây nên, trở thành thành viên của Liên hợp quốc ngày từ thời gian
đầu tổ chức này mới thành lập. Từ đây, lịch sử Thái Lan bước sang một giai
đoạn mới, giai đoạn hợp tác với Mỹ, đón nhận những “ưu ỏi” mà Mỹ dành
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
14
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh
Nhàn
cho, và tất nhiên, bù lại, Thái Lan đó cú những chính sách có lợi nhằm thể

Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh
Nhàn
phát triển điên cuồng. Các thế lực châu Âu xâu xé châu Phi và, cùng với
Nhật Bản, cạnh tranh lẫn nhau nhằm giành quyền lực chính trị và thương
mại tại châu Á. Rất nhiều người Mỹ, trong đó cú cỏc nhân vật đầy thế lực
như Theodore Roosevelt, Henry Cabot Lodge và Elihu Root nhận thấy
rằng, để đảm bảo quyền lợi của chính mình, nước Mỹ cũng cần phải giành
lấy cho mình những lợi ích kinh tế. Quan điểm này được tiếp sức bởi các
cuộc vận động hành lang mạnh mẽ của lực lượng hải quân, theo đó mạng
lưới các cảng biển và đội tàu của Mỹ được mở rộng, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc gia. Nhìn chung, học thuyết bành
trướng do định mệnh, trước đây thường được viện dẫn tới nhằm biện minh
cho công cuộc bành trướng lục địa của Mỹ nay lại được khẳng định lại với
tuyên bố rằng nước Mỹ có quyền và nghĩa vụ mở rộng ảnh hưởng cũng như
nền văn minh của mình ra Bán cầu Tây và vùng biển Caribờ cũng như các
nước bên kia Thái Bình Dương.
Tham vọng duy trì và củng cố hệ thống tư bản chủ nghĩa, mưu đồ
nắm quyền thống trị thế giới và định đoạt số phận của toàn thể loài người
vì lợi ích ích kỷ của cỏc nhúm lũng đoạn là nền tảng mang tính chiến lược
của Chủ nghĩa đế quốc Mỹ. [17;4] Mỹ đã liên tiếp đưa ra những quan điểm
thực thi chính sách đối ngoại mới như “can thiệp”, “cỏi gậy lớn”…nhằm
thực hiện chính sách đối ngoại toàn cầu với sự tuyên truyền rằng nước Mỹ
có sứ mệnh chống lại mọi sự “đe dọa” của các chế độ độc tài. Đến Chiến
tranh thế giới thứ hai thì xu hướng này đã được khẳng định hoàn toàn.
Chính quyền Mỹ đã can thiệp vào các vấn đề quốc tế bằng sức mạnh kinh
tế và quân sự của mình. Đối tượng chính sách đối ngoại của Mỹ đã mở
rộng ra phạm vi toàn cầu, tới cả những vùng vốn truyền thống là của các
nước đế quốc “già” như Anh, Pháp.
Ngày 12 – 3 – 1947, trong diễn văn đọc trước Quốc hội Mĩ, Tổng
thống Tơruman chính thức đề ra “Chủ nghĩa Tơruman”, mở đầu cho thời

nhân và phong trào hoà bình dân chủ thế giới;
3 - Khống chế, nô dịch các nước đồng minh của Mĩ.
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
17
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh
Nhàn
Đối với bất kì học thuyết hoặc đường lối của tổng thống nào là đi
nữa, để đạt ba mục tiêu trên, chính sách cơ bản của Mĩ là “chớnh sỏch thực
lực” (tức chính sách dựa vào sức mạnh Mĩ).
Từ sau chiến tranh thế giới đến nay, để thực hiện “chiến lược toàn
cầu” của mình, Mĩ đã thành lập các khối quân sự NATO, SEATO,
ANZUS, CENTO… ra sức chạy đua vũ trang kể cả cỏc vựng vũ khí hạt
nhân chiến lược, và phát động hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược hoặc
can thiệp vũ trang ở khắp các khu vực trên toàn thế giới.
2. Vị trí của Thái Lan trong chính sách đối ngoại của Mỹ
Ngay từ rất lâu, các nước đế quốc đã nhận thấy được vị trí chiến lược
của Thái Lan cả về quân sự, giao thông, thương mại, kinh tế… Mỹ cũng
không phải là trường hợp ngoại lệ.
Vùng Đông Nam Á chiếm giữ vị trí nổi bật trong các kế hoạch của
Mỹ. Mỹ đang tìm cách củng cố vị trí dọc biên giới các nước XHCN ở vùng
này nhằm mục đích sử dụng các quần đảo trên Thái Bình Dương làm hậu
phương chiến lược và trong trường hợp nổ ra chiến tranh thế giới có thể
đẩy những hành động chiến sự khả dĩ ra xa biên giới nước mình hơn nữa.
Những người lãnh đạo Mỹ mơ uớc biến vùng Đông Nam Á thành một khối
nước phụ thuộc vào Mỹ, chỗ dựa vững chắc về quõn sự, chính trị và kinh tế
để thực thi có hiệu quả chính sách toàn cầu. Tuy nhiên, không dễ để thực
hiện được mục tiêu đó, muốn thực hiện phải đi từng bước, tính toán cẩn
thận. Và Mỹ đã nhỡn ra Thái Lan, đối tượng với vị trí quá thuận lợi để thực
hiện kế hoạch của mình. Giôn Kennơđi (1961) đã từng phát biểu: “ rút

Sản lượng (1000 tấn) 9.408 9.054 11.186 9.444
Nguồn: [10;10]
 Ngoài ra, Thái Lan còn là mảnh đất chứa rất nhiều nông
sản khác như vừng, ngô, thuốc lỏ…
Bảng 2: Sản lượng nông sản từ 1944 đến năm 1947 (Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm Bông sợi Mía Dừa Vừng Ngô Thuốc lá
1944
1945
1946
1947
49
60
89
80
5.074
4.463
3.829
4.500
1.155
1.170
1.170
1.200
13
18
20
19
935
1.021
1.122
1.122

còn là một mảnh đất rất đáng thèm khát của bất cứ một đế quốc nào. Cỏc
công ti tư bản Mỹ nhận thấy Thái Lan là một thị trường đầu tư và tiêu thụ
hàng hóa khá hấp dẫn. Bỏ vốn vào Thái Lan, các công ty Mỹ không
những có thể lợi dụng được nguồn nhân công rẻ mạt, nguồn tài nguyên
sẵn có, mà còn giải quyết được khó khăn về thị trường và đẩy được những
công nghệ lạc hậu ra bên ngoài, tạo điều kiện cho họ chuyển sang những
công nghệ cao hơn.
Nhằm đạt được ý đồ của mình, dưới cải vỏ “những người bạn của
nhân dân Thái Lan”, được ngụy trang dưới chiêu bài “chống chủ nghĩa thực
dõn”, cùng với việc sử dụng tất cả mọi thủ đoạn thâm độc và tàn bạo – từ
bịp bợm về chính trị, mua chuộc và gây sức ép về kinh tế cho đến đảo
chính lật đổ chính quyền, trong vòng hơn 10 năm sau chiến tranh, Mỹ đã
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
20
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh
Nhàn
hoàn toàn gạt bỏ thế lực của Anh vốn thống trị trước đây ở Thái Lan, biến
nước này thực sự thành một căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á.
III. Tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh
thế giới thứ hai.
Châu Á, Đông Nam Á được phương Tây biết đến như là một xứ sở
vô cùng giàu có tài nguyên, đặc biệt là hương liệu và các khoáng sản quý
hiếm. Sau sự thành công của công cuộc phát kiến địa lý, con đường đi tới
các nước châu Á đã được mở rộng, các nước thực dân phương Tây nhanh
chóng tiếp cận và tiến hành những hoạt động chính trị cũng như quân sự
nhằm đặt ảnh hưởng của mỡnh lờn châu lục này. Tuy nhiên, khi thực dân
châu Âu đến xâm nhập và xâm lược Đông Nam Á, không phải hầu hết các
nước đều nhanh chóng bị xâm chiếm. Những nước còn ở trình độ thấp như
Philippin với các tiểu quốc và bộ lạc chưa tiến sang xã hội phong kiến hoàn

một thời gian khá dài, không hề đơn giản và thuận lợi. Chiếm được Miến
Điện, thực dân Anh phải mất hơn một thế kỷ; chinh phục được Đông
Dương, thực dân Pháp cũng tốn 35 năm; hoàn thành trọn vẹn công cuộc
xâm lược Inđụnờxia, thực dân Bồ Đào Nha, tiếp đó là Hà Lan mất gần 4
thế kỷ; chiếm được các đảo ở miền Trung Philippin, thực dân Tây Ban Nha
chỉ mất có 7 năm, nhưng làm chủ được cả phía Bắc và miền Nam của quần
đảo thì Tây Ban Nha cũng tốn gần 3 thế kỷ (1565 – 1857); khống chế được
bán đảo Mã Lai, người Anh cũng phải kiên trì trong vòng hơn nửa thế kỷ.
Ngay từ khi thực dân phương Tây bắt đầu tiến hành xâm lược, các
nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh bảo vệ nền độc lập, nhưng những
phong trào này cuối cùng đều bị thất bại. Các quốc gia Đông Nam Á lần
lượt trở thành những thuộc địa của các nước thực dân. Tuy nhiên, thực dân
phương Tây không phải vì thế mà đè bẹp được ý chí chiến đấu của nhân
dân thuộc địa. Các cuộc đấu tranh không ngừng nổ ra dưới nhiều hình thức
khác nhau và ngày càng có những biểu hiện tiến bộ hơn.
Chiến tranh thế giới bùng nổ, cả hai cuộc chiến đã có ảnh hưởng trực
tiếp lên đời sống chính trị của các nước Đông Nam Á. Sự tranh giành ảnh
hưởng thuộc địa giữa các nước thực dân đã đặt các nước Đông Nam Á đứng
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
22
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh
Nhàn
trước những kẻ thù thực dân mới mạnh hơn, nguy hiểm hơn. Các quốc gia
Đông Nam Á lúc này không thể đi theo con đường đấu tranh cũ, riêng lẻ
nữa, mà nhất định phải có sự cải tiến. Các lực lượng yêu nước ở mọi quốc
gia đều nhận thấy phải thống nhất đấu tranh tiêu diệt kẻ thù chung.
Ngày 1/9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng
khắp trên thế giới, cả vào khu vực Đông Nam Á. Thời gian đầu, phe phát
xít giành được lợi thế trên chiến trường và liên tiếp gây khó dễ cho quân

Nhật liên tiếp nổ ra và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Như vậy, không chỉ riêng ở Thái Lan, mà cả khu vực Đông Nam Á
trong thời điểm này đã không thể tiếp tục chịu đựng được sự xâm lược,
thống trị thực dân của Nhật Bản. Hầu hết các nước đều đưa ra những quyết
định, hoạt động chính trị cũng như quân sự bày tỏ thái độ bất bình với
Nhật. Mỗi nước mỗi cách khác nhau, nhưng đều vì mục tiêu duy nhất, đó là
đánh đuổi phát xít Nhật ra khỏi đất nước mình, dành lại nền độc lập cho
dân tộc.
Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
24
Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thanh
Nhàn
CHƯƠNG 2
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ,
CHÍNH TRỊ CỦA THÁI LAN ĐỐI VỚI MỸ
Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, với sự thất bại hoàn toàn của
phe phát xít, các nước Đông Nam Á lại rơi vào tầm ngắm của một kẻ thù
mới, mưu mô và xảo quyệt hơn – Đế quốc Mỹ! Tuy nhiên, đối với Thái
Lan, Mỹ lúc này lại là một đối tượng cần và phải quan tâm bởi những gì mà
Mỹ đã làm cho Thái Lan.
Sau khi ký các hiệp ước hòa bình với Anh, Pháp, để củng cố vị trí
của mỡnh trờn trường quốc tế, Thái Lan đã đề nghị Liờn Xụ khôi phục lại
quan hệ ngoại giao giữa hai nước vốn trước đây đã bị Liờn Xụ hủy bỏ khi
Thái Lan thực hiện chính sách ngoại giao thân Nhật, tuyên chiến với Anh
và Mỹ. Thái Lan đã tiến hành một loạt những biện pháp như đổi tên nước,
khôi phục lại tên cũ là Xiêm (7/9/1945), từ chối tư tưởng thành lập một
quốc gia Đại Thái có tính chất bá quyền, thủ tiêu đạo luật chống cộng sản
ban hành từ 1933 (12/1946); thiết lập quan hệ ngoại giao với chính phủ
Trung Quốc, và khôi phục lại quan hệ ngoại giao với Liờn Xụ (12/1946).


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status