Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Kon tum - Pdf 27


MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................... 5
3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................................. 5
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 6
..................................................................................................................................................... 6
6. Kết cấu các chương ................................................................................................................ 6
B. PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................................... 7
CHƯƠNG I: ................................................................................................................................. 7
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT TỈNH KON TUM .......................................... 7
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum ........................... 7
1.2 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum .......................................................... 8
1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận: ........................................................................ 9
1.4 Tình hình lao động của Ngân hàng ................................................................................. 12
CHƯƠNG II: ............................................................................................................................. 17
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN Ở NHNo&PTNT TỈNH KON TUM ........ 17
2.1 Tình hình chung về huy động vốn trong 3 năm (2007-2009) của NHNo&PTNT tỉnh
Kon Tum ................................................................................................................................ 17
2.2 Thực trạng huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum ........................................ 19
2.2.1 Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm ................................................................... 20
2.2.2 Huy động vốn theo loại tiền .............................................................................. 23
2.2.3 Huy động vốn theo đối tượng huy động ........................................................... 25
2.2.4 Huy động vốn thông qua phát hành chứng từ có giá ........................................ 26
2.2.5 Huy động vốn theo thời hạn ............................................................................. 27
2.2.6 Huy động vốn qua đi vay .................................................................................. 28
2.3 Đánh giá chung về công tác huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum ............. 29
CHƯƠNG III: ............................................................................................................................ 35
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN Ở NHNo&PTNT TỈNH

Biểu đồ 3: Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm trong 3 năm.
Trang 2

Biểu đồ 4: Biểu đồ tình hình huy động vốn theo loại tiền.
Danh mục những chữ viết tắt
NHTM Ngân hàng Thương mại
NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TGTK Tiền gửi tiết kiệm
TCTD Tổ chức tín dụng
TCKT Tổ chức kinh tế
TĐ Trình độ
GTCG Giấy tờ có giá
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CL Chênh lệch
CKH Có kỳ hạn
KKH Không kỳ hạn
Trang 3

A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với bất kỳ một tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nào thì vốn cũng là yêu
cầu, mục tiêu hàng đầu cho sự tồn tại và phát triển . Riêng đối với lĩnh vực ngân
hàng thì vốn lại càng đóng một vị trí quan trọng hơn vì nó vừa là phương tiện
vừa là đối tượng kinh doanh của ngân hàng.
Đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, chúng ta không thể thực hiện
thành công công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước nếu không huy động được
nhiều nguồn vốn và sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Vấn đề hình thành thị
trường vốn ngày càng trở nên bức xúc đối với nền kinh tế, vì thế ngành Ngân
hàng đảm đương nhiệm vụ nặng nề là tiếp tục đổi mới, tuân thủ những nguyên
tắc của cơ chế thị trường và các thông lệ quốc tế nhằm huy động và cho vay có

Xuất phát từ lý luận về huy động vốn của NHTM để đánh giá thực trạng
huy động vốn từ bên ngoài của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum, từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn góp phần nâng cao kết quả kinh
doanh của ngân hàng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum, số
liệu từ bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng qua 3 năm (2007-2009).
4. Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm: tại NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum.
Thời gian: từ năm 2007-2009
Trang 5

5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế từ hoạt động
huy động vốn tại ngân hàng. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê, so
sánh, đối chiếu để phân tích thực trạng.
6. Kết cấu các chương
Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, kết cấu của bài báo cáo gồm ba chương,
đó là:
Chương I: Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
Chương II: Thực trạng công tác huy động vốn ở NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn ở
NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
Trang 6

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT TỈNH KON TUM
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum

gắng nỗ lực của Ban giám đốc và đội ngũ cán bộ công nhân viên chi nhánh, sự
hỗ trợ từ ngân hàng cấp trên và sự phối hợp của cấp chính quyền địa phương,
chi nhánh đã khẳng định được mình trong cơ chế thị trường đầy biến động, góp
phần vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà và thực thi có hiệu quả các chính
sách tiền tệ của Nhà nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông ngiệp nông thôn. Uy
tín của chi nhánh từng bước được củng cố và thực sự trở thành người bạn đồng
hành của nông dân.
1.2 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum theo
phương pháp trực tuyến, thể hiện sự phân định quyền hạn theo chức năng của
từng phòng, ban. Ban giám đốc của chi nhánh gồm ba thành viên, đứng đầu là
giám đốc Chi nhánh hiện nay là ông Trần Ngọc Ân, người đại diện pháp luật
điều hành trực tiếp mọi hoạt động của chi nhánh. Ngoài ra còn có hai Phó giám
đốc được uỷ quyền trong phạm vi phán quyết của Giám đốc chi nhánh, điều
hành trực tiếp nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ kế toán của Ngân hàng.
Trang 8

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Quan hÖ trùc tuyÕn:
Quan hÖ chøc n¨ng:
1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận:
Bộ máy làm việc của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum gồm có các
phòng chức năng và mạng lưới các chi nhánh trực thuộc như sau:
Trang 9
GI¸M §èc
Phã gi¸m ®èc
phô tr¸ch KÕ to¸n

đề xuất định mức tiền lương; thực hiện công tác quy hoạch đào tạo cán bộ; công
tác thi đua khen thưởng; văn thư; lễ tân và một số công tác hành chính khác liên
quan đến cán bộ công nhân viên và tài sản của chi nhánh.
*Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ: Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy
trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng
dẫn của NHNo Việt Nam; giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng
Nhà nước về bảo đảm an toàn trong hệ thống tiền tệ, tín dụng và hoạt động
Ngân hàng; giải quyết đơn thư khiếu tố liên quan đến hoạt động NHNo trên địa
bàn.
*Phòng Kế toán–Ngân quỹ: Nhiệm vụ hạch toán kế toán; hạch toán thống
kê và thanh toán; Thực hiện các sản phẩm dịch vụ liên quan đến thanh toán, tiết
kiệm cho khách hàng; xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính; thực hiện các khoản
nộp Ngân sách theo luật định; thực hiện thanh toán trong và ngoài nước chấp
hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ; xây dựng chỉ tiêu kế
Trang 10

hoạch tài chính quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc
trên địa bàn.
Bộ phận Vi tính trực thuộc phòng Kế toán – Ngân quỹ: Tổng hợp thống
kê và lưu trữ số liệu thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh;quản lý;
bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học; chấp hành chế độ báo cáo
thống kê; cung cấp số liệu thông tin báo cáo theo quy định của hệ thống ngân
hàng; xây dựng những chương trình phần mềm ứng dụng có hiệu quả đồng thời
hướng dẫn, tập huấn tin học cho CBCNV chi nhánh theo định kỳ.
Mạng lưới các chi nhánh Ngân hàng trực thuộc gồm có các chi nhánh
sau:
+ Chi nhánh NHNo&PTNT huyện ĐăkGlei (chi nhánh loại 3)
+ Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ngọc Hồi (chi nhánh loại 3)
+ Chi nhánh NHo &PTNT huyện ĐăkTô (chi nhánh loại 3)
+ Chi nhánh NHNo&PTNT huyện ĐăkHà (chi nhánh loại 3)

Số
người
CL %
- Giới tính
+ Nam
106 107 1 0.94 112 5 4.67
+ Nữ
91 103 12 13.19 113 10 9.71
- TĐ Đại học
147 154 7 4.76 166 12 7.79
- TĐ Cao đẳng
4 6 2 50 6 0 0
- TĐ Trung cấp
19 20 1 5.26 20 0 0
Tổng số LĐ
197 210 3 1.52 225 15 7.14
( Nguồn phòng Nhân sự NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum)
Trong 3 năm cơ cấu nhân sự của chi nhánh có sự biến động nhiều về tổng
số từ năm 2007 là 197 người, năm 2008 là 210 người đến năm 2009 là 225
người, con số này cho chúng ta thấy rằng quy mô của chi nhánh đang ngày càng
được mở rộng. Nếu xét về giới tính thì qua 3 năm số nhân viên cả nam và nữ
đều gần bằng nhau, năm 2007 thi ta thấy nam chiềm tới 106 người, nữ chỉ chiếm
91 người. Sang năm 2008 do đặc thù công việc chi nhánh đã tiến hành tuyển
dụng thêm 12 nữ chiếm 13,19% thay đổi so với năm trước, năm 2009 con số này
càng tăng thêm về cả hai giới nam tăng thêm 5 người, nữ thêm 10 người chiếm
4,67% và 9,71%. Đến nay số nhân viên nam và nữ đã tương đối cân bằng nhau
đạt 112 và 113 người. Ta thấy sở dĩ cơ cấu nhân sự có sự thay đổi như vậy qua
các năm vì do yêu cầu đặc thù của ngành nghề kinh doanh, chi nhánh cần nhiều
Trang 12



Diễn biến phức tạp của nền kinh tế như giá vàng tăng cao và duy trì trong
thời gian dài, giá nguyên nhiên liệu luôn biến động theo chiều hướng tăng, tỷ giá
không ổn định.
Trong lĩnh vực Ngân hàng cũng đã gặp không ít khó khăn, vừa thực hiện
mục tiêu kích cầu, hỗ trợ lãi suất, vừa phải thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm
phát bằng các chính sách thắt chặt tiền tệ, vừa phải đảm bảo cho hoạt động kinh
doanh ổn định, chống chọi cùng lúc với nhiều loại rủi ro như rủi ro thanh khoản,
rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá.
Từ những ảnh hưởng đó đã tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh
doanh của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên trong năm 2009 vừa qua
Ngân hàng cũng đạt được một số kết quả trong hoạt động kinh doanh của mình.
Bảng 2: Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm 2008 Năm 2009
Số tiền
Chênh
lệch
% Số tiền
Chênh
lệch
%
Doanh thu
239.128 359.750 120.622 50,44 305.587 -54.163 -15,06
+ Thu tín
dụng
196.246 239.045 42.799 21,81 251.000 11.955 5,00

tăng dư nợ, đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn và góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh
phát triển. Những kết quả đạt được về công tác sử dụng vốn những năm qua như
sau:
Bảng 3: Tình hình dư nợ qua các năm (2007-2009)
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2007 2008 2009
Dư nợ
1.394.823 1.584.970 2.081.300
Mức tăng tương đối
190.147 496.330
Tốc độ tăng
13.63% 31,31%
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum)
Nhìn vào bảng 2 ta thấy tổng dư nợ của Ngân hàng những năm qua liên
tục tăng:
Năm 2008 tăng 190.147 trđ so với năm 2007 tương đương với 13,63%
Năm 2009 tăng 496.330 trđ so với năm 2008 tương đương với 31,31%
Nhìn chung dư nợ của Ngân hàng tập trung vào đối tượng khách hàng là
hộ sản xuất và cá thể, dư nợ của các thành phần kinh tế doanh nghiệp Nhà nước
giảm dần. Sự biến động này cũng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của
đất nước, với mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng. Ta có thể thấy năm 2009 hoạt
động tín dụng phát triển cả về quy mô số dư cuối kỳ đạt gần 2.212 tỷ đồng, dư
nợ đạt 2.081.300 triệu đồng, đây là kết quả phản ánh hiệu quả đầu tư vốn cho
vay và thu hồi vốn kịp thời, quan hệ tín dụng lành mạnh. Nợ xấu đạt 35.034
Trang 15

triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,58 % /tổng dư nợ. Có được kết quả trên đây là do
NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum đã đưa ra và áp dụng triệt để các biện pháp:
- Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu vay vốn để nắm bắt được nhu cầu đó
và đáp ứng kịp thời nhu cầu đó.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status