Sử dụng công cụ giá cả để cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam - Pdf 29

MỤC LỤC
L I CAM OANỜ Đ ........................................................................................................3
DANH M C BI U, BI U VÀ S Ụ Ể Ể ĐỒ ƠĐỒ.....................................................................4
DANH M C CH VI T T TỤ Ữ Ế Ắ .......................................................................................5
M UỞĐẦ .......................................................................................................................6
Ch ng 1ươ .....................................................................................................................11
C S LÝ LU N V S D NG GIÁ C C NH TRANH TRONG I U KI N Ơ Ở Ậ Ề Ử Ụ ẢĐỂ Ạ Đ Ề Ệ
H I NH P QU C T C A DOANH NGHI P S N XU T XI M NGỘ Ậ Ố Ế Ủ Ệ Ả Ấ Ă ....................11
1.1S C N THI T PH I S D NG GIÁ C C NH TRANH C A CÁC Ự Ầ Ế Ả Ử Ụ ẢĐỂ Ạ Ủ
DOANH NGHI P S N XU T XI M NGỆ Ả Ấ Ă ...............................................................11
1.2 B N CH T C A GIÁ C V I T CÁCH LÀ CÔNG C C NH TRANH Ả Ấ Ủ Ả Ớ Ư ỤĐỂ Ạ
C A CÁC DOANH NGHI P S N XU T XI M NGỦ Ệ Ả Ấ Ă ..............................................28
1.3 QUÁ TRÌNH S D NG CÔNG C GIÁ C C NH TRANH C A CÁC Ử Ụ Ụ ẢĐỂ Ạ Ủ
DOANH NGHI P S N XU T XI M NGỆ Ả Ấ Ă ...............................................................38
Ch ng 2ươ .....................................................................................................................55
TH C TR NG S D NG CÔNG C GIÁ C C NH TRANH C A CÁC Ự Ạ Ử Ụ Ụ ẢĐỂ Ạ Ủ
DOANH NGHI P S N XU T XI M NG VI T NAMỆ Ả Ấ Ă Ở Ệ .........................................55
2.1 KHÁI QUÁT V TH TR NG XI M NG TH I GIAN QUAỀ Ị ƯỜ Ă Ờ .......................56
2.2 TH C TR NG S D NG CÔNG C GIÁ C C NH TRANH C A CÁC Ự Ạ Ử Ụ Ụ Ả ĐỂ Ạ Ủ
DOANH NGHI P S N XU T XI M NG TH I GIAN QUAỆ Ả Ấ Ă Ờ ...............................68
CH NG 3ƯƠ ..............................................................................................................113
XU T GI I PHÁP T NG C NG S D NG CÔNG C GIÁ C C NH ĐỀ Ấ Ả Ă ƯỜ Ử Ụ Ụ ẢĐỂ Ạ
TRANH TRONG I U KI N H I NH P KINH T QU C T C A CÁC DOANH Đ Ề Ệ Ộ Ậ Ế Ố Ế Ủ
NGHI P S N XU T XI M NG VI T NAMỆ Ả Ấ Ă Ở Ệ .......................................................113
3.1 NH NG NH H NG CHI N L C T NG C NG QUÁ TRÌNH S Ữ ĐỊ ƯỚ Ế ƯỢ Ă ƯỜ Ử
D NG GIÁ C NH TRANH C A DOANH NGHI P S N XU T XI M NGỤ ĐỂ Ạ Ủ Ệ Ả Ấ Ă 113
3.2 CÁC GI I PHÁP C TH T NG C NG S D NG GIÁ C NH TRANH Ả Ụ Ể Ă ƯỜ Ử Ụ ĐỂ Ạ
C A CÁC DOANH NGHI P S N XU T XI M NGỦ Ệ Ả Ấ Ă ...........................................146
3.3 CÁC GI I PHÁP H TR S D NG GIÁ C C NH TRANHẢ Ỗ Ợ Ử Ụ ẢĐỂ Ạ .................171
1
3.4 M T S KI N NGH I V I NHÀ N CỘ Ố Ế Ị ĐỐ Ớ ƯỚ .................................................175

Biểu 2.12 Giá thành xi măng PCB30 của CTXM Bút Sơn……………………………... 75
Biểu 2.13 Giá thành xi măng PCB30 của CTXM Yên Bái……………………………. 76
Biểu 2.14 Giá thành xi măng PCB30 của một số doanh nghiệp……………………… 77
Biểu 2.15 Một số chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp xi măng……...…………………. 78
Biểu 2.16 Tìm hiểu ĐTCT của các DNSXXM.……………………………………….. 86
Biểu 2. 17 Các phương pháp định giá ban đầu được áp dụng ở các DNSXXM………. 87
Biểu 2.18 Giá bán xi măng tại một số địa phương……………….…………………….. 91
Biểu 2.19 Giá bán xi măng tại một số địa điểm ở Hà Nội………………………………. 91
Biểu 2.20 Chi phí vận chuyển xi măng………………...………………………………. 93
Biểu 2.21 Giá bán xi măng phân biệt theo phương thức vận chuyển…………………… 94
Biểu 2.22 Giá bán xi măng phân biệt theo khối lượng mua ………………………….. 95
Biểu 2.23 Áp dụng phân biệt giá ở các DNSXXM…………………………………. 96
Biểu 2.24 Thực hiện thay đổi giá ở các DNSXXM…………………………………… 98
Biểu 2.25 Kết hợp các biện pháp ngoài giá với giá cả ở các DNSXXM……………. 99
Biểu 2.26 Phân tích thống kê đánh giá tầm quan trọng của các biện pháp cạnh tranh
ngoài giá……………………………………………………………………… 100
Biểu 3.1 Dự báo nhu cầu xi măng theo các vùng kinh tế.............................................. 119
Biểu 3.2 Dự báo cung cầu xi măng cả nước đến năm 2010………………………… 123
Biểu đồ 3.1 Dự báo nhu cầu và năng lực cung ứng xi măng cả nước đến năm 2010… 123
Sơ đồ 3.1 Tiếp cận ma trận SWOT đối với các doanh nghiệp thuộc TCTXM ………. 132
Sơ đồ 3.2 Tiếp cận ma trận SWOT đối với các công ty XMLD………………. ………. 133
Sơ đồ 3.3 Tiếp cận ma trận SWOT đối với các công ty xi măng địa phương………… 134
Sơ đồ 3.4 Cân nhắc các phản ứng khi ĐTCT thay đổi giá……………………………... 158
Sơ đồ 3.5 Hệ thống thông tin cạnh tranh của doanh nghiệp xi măng…………………… 167
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA Khu vực mậu dịch tự do Đông - Nam - Á
BTA Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
CPXM Cổ phần xi măng
DN Doanh nghiệp

T.Nagle và R.Holden [65] và “Pricing for Profitability” của J.Daly [47]. Đồng thời,
rất nhiều bài viết đơn lẻ của nhiều tác giả trình bày các nghiên cứu độc lập về định
giá cạnh tranh [14, 35, 36, 39, 42, 44, 45, 48, 59, 60, 67, 80, 82,...]. Điểm chung của những
công trình này là các tác giả sử dụng mô hình toán và mô hình kinh tế lượng để
phân tích và đánh giá nhằm trả lời câu hỏi về định giá tối ưu của doanh nghiệp
trong mối liên hệ ràng buộc với các yếu tố và điều kiện thị trường. Ở một số công
trình khác, các tác giả lại tiếp cận định giá theo quan điểm tài chính, tập trung vào
phân tích khả năng bù đắp chi phí sản xuất và đảm bảo lợi nhuận trong định giá [68,
69, 81, 90]. Ngoài ra, một số tác giả khác nghiên cứu những khía cạnh riêng biệt về
hành vi định giá của doanh nghiệp [38, 39, 41, 54, 55, 74, 79,...]. Mặc dù vậy, chưa có
công trình nghiên cứu nào đề cập trực tiếp về sử dụng giá cả với tư cách là một
công cụ marketing hỗn hợp để cạnh tranh khi doanh nghiệp hoạt động trong các
cấu trúc thị trường cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm.
6
Trên thực tế, về phía cung, thị trường xi măng Việt Nam thể hiện đặc điểm
của thị trường độc quyền nhóm, trong đó, hai lực lượng cung ứng chủ yếu là Tổng
Công ty Xi măng (TCTXM) và các công ty liên doanh xi măng. TCTXM nắm giữ
42% và các công ty xi măng liên doanh (XMLD) chiếm hơn 38% (xem phụ lục 5).
Mặt khác, thị trường xi măng lại mang đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc
quyền với sự hiện diện của các DNSXXM địa phương và ngành. Trong những năm
qua, ngành xi măng được nhà nước bảo hộ, các doanh nghiệp xi măng, đặc biệt là
xi măng quốc doanh được hưởng nhiều ưu đãi và “che chắn” từ phía Nhà nước.
Tình trạng đó làm sai lệch sự hình thành chi phí sản xuất xi măng và phản ánh thiếu
chính xác vị thế cạnh tranh của xi măng trong nước so với xi măng nhập khẩu. Hơn
thế nữa, ở thời điểm hiện tại, vẫn tồn tại ý kiến cho rằng các DNSXXM không cần
phải cạnh tranh về giá bởi vì cung chưa đáp ứng đủ cầu về xi măng. Tuy nhiên,
theo đánh giá mới nhất của bộ Xây dựng và Hiệp hội Xi măng Việt Nam, vào năm
2010, so với nhu cầu sử dụng, cả nước sẽ thừa khoảng 10 triệu tấn xi măng [19].
Chúng ta đều biết nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế (HNKTQT), Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại

duy vật lịch sử, phương pháp đối chiếu một cách toàn diện và nhất quán trong toàn
bộ luận án. Đề thu thập các dữ liệu, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp
dụng là: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn thích hợp; Nghiên cứu điều tra
phỏng vấn dựa trên điều tra chọn mẫu các doanh nghiệp sản xuất, phân phối và sử
dụng xi măng ở Việt Nam; Phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia và lãnh đạo
doanh nghiệp sản xuất, phân phối và sử dụng xi măng ở các khu vực khác nhau.
8
Nghiên cứu sinh đã sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 13.0 để phân tích và xử lý
dữ liệu sơ cấp được thu thập từ cuộc nghiên cứu điều tra phỏng vấn nói trên.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
(1) Trên cơ sở phân tích các đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của ngành xi măng,
các đặc điểm của cấu trúc thị trường xi măng đặt trong bối cảnh Việt Nam đã là
thành viên của WTO, luận án đã chỉ ra tính cấp thiết của việc sử dụng giá cả để
cạnh tranh đối với các doanh nghiệp xi măng trong nước. Trong thời gian sắp tới,
các doanh nghiệp xi măng phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh mới là xi măng
nhập khẩu và các công ty nước ngoài đầu tư vào sản xuất và cung ứng xi măng ở
Việt Nam. Đồng thời, trên phương diện lý luận, luận án làm sáng tỏ bản chất của
cạnh tranh qua giá trong các cấu trúc thị trường độc quyền nhóm và cạnh tranh độc
quyền của thị trường xi măng.
(2) Luận án khái quát hoá bức tranh cạnh tranh trong ngành xi măng và
những đặc điểm quan trọng của cạnh tranh qua giá hiện nay của các doanh nghiệp
xi măng, hình thành cơ sở dữ liệu về cạnh tranh qua giá của các DNSXXM ở Việt
Nam.
(3) Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ rõ để cạnh tranh qua giá, chiến lược
cạnh tranh qua giá mà các doanh nghiệp xi măng phải theo đuổi là kiểm soát chi
phí, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, coi giá cả là giới hạn cao của chi phí
sản xuất xi măng. Đồng thời, doanh nghiệp xi măng phải thiết lập đồng bộ hệ thống
quản trị cạnh tranh qua giá và hệ thống thông tin cạnh tranh của doanh nghiệp.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mục lục, danh mục biểu bảng, bảng chữ viết tắt, mở đầu, kết luận,

chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất xi măng là một trong những yếu tố
buộc các DNSXXM phải tăng sản lượng xi măng tiêu thụ, khai thác tối đa công
suất thiết kế để đạt lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Tỷ lệ huy động công suất có ý nghĩa
quyết định để doanh nghiệp xi măng giảm chi phí đơn vị sản phẩm. Bởi vì, với tổng
chi phí cố định không đổi trong ngắn hạn, chỉ có tăng khối lượng xi măng được sản
xuất và tiêu thụ, DNSXXM mới có thể giảm chi phí cố định trung bình và chi phí
11
sản xuất đơn vị sản phẩm. Do đó, để xâm nhập và mở rộng thị trường, các doanh
nghiệp quy mô lớn, mới thành lập, thậm chí, ngay cả với DNSXXM đã tồn tại lâu
năm, phải cân nhắc sử dụng công cụ giá.
(2) Sản xuất xi măng tập trung ở một số khu vực địa lý trong khi tiêu dùng xi
măng phân tán ở khắp các khu vực, vùng, miền của đất nước.
Quá trình sản xuất xi măng sử dụng nhiều loại nguyên liệu thô là sản phẩm
của ngành khai khoáng như đá vôi, đất sét, thạch cao, than. Cùng với chi phí cố
định, chi phí nguyên, vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong giá thành xi măng. Do đó,
các nhà máy sản xuất xi măng thường được quy hoạch gần nguồn nguyên liệu.
Ngược lại, tiêu dùng xi măng lại phân tán khắp các vùng nhưng tập trung tương đối
ở những khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế và mật độ dân cư cao. Sự phân bố
sản xuất và tiêu dùng xi măng nói trên dẫn đến các hệ quả sau đây:
Thứ nhất, chi phí phân phối, đặc biệt là chi phí vận chuyển, dự trữ và bảo
quản xi măng chiếm tỷ trọng cao trong giá bán xi măng. Các DNSXXM phân bố
gần nơi tiêu thụ có lợi thế lớn so với các doanh nghiệp khác nhờ tiết kiệm chi phí
vận chuyển, có thể áp dụng mức giá thấp cạnh tranh với các đối thủ khác ở xa hơn.
Thứ hai, hệ thống phân phối xi măng trở thành yếu tố hỗ trợ tích cực và quan
trọng đối với việc sử dụng giá cả để cạnh tranh. Các biện pháp kết hợp phân phối
và giá cả phải được coi là một bộ phận không thể thiếu trong cạnh tranh về giá cả
của các DNSXXM .
Thứ ba, các công ty xi măng địa phương phục vụ nhóm khách hàng địa
phương khả năng thanh toán thấp có nhu cầu về xi măng chất lượng trung bình. Do
đó, giá cả trở thành công cụ cạnh tranh hữu hiệu trên đoạn thị trường này.

PCB50 theo TCVN 6260-1997; Xi măng pooclăng puzôlan PCpuz 30 TCVN 4033-
1995,... Mỗi mác xi măng được xác định dựa trên hệ thống chỉ tiêu chất lượng như:
độ mịn, hàm lượng kiềm và vôi tự do, thời gian ninh kết, độ ổn định thể tích, hàm
lượng mất khi nung, giới hạn bền nén,...
- Một số loại xi măng đặc biệt: Xi măng pooclăng ít toả nhiệt PCs 30 TCVN
6069- 1999; Xi măng công trình cường độ cao; Xi măng đúc cấu kiện; Xi măng bê
tông tươi; Xi măng xây tô; Xi măng gia cố đất; Xi măng chịu mặn...
Trên thực tế, hơn 90% sản lượng xi măng được sản xuất và cung ứng là xi
măng xám thông dụng PC30, PCB30, PC40 và PCB40 xám. Các loại xi măng màu,
xi măng trắng và xi măng đặc chủng chiếm tỷ trọng rất thấp.
Theo đặc điểm này, việc định giá chủng loại xi măng tương đối đơn giản.
Hầu hết các doanh nghiệp xi măng chỉ sản xuất một hoặc một vài loại xi măng, do
vậy, không cần thiết phải thiết lập hệ thống giá chủng loại sản phẩm và giá chủng
loại xi măng không phải là công cụ cạnh tranh mạnh mẽ.
(5) Sản phẩm xi măng mới ít xuất hiện
Do yêu cầu sử dụng, sản phẩm xi măng cần đạt được sự ổn định cao về chất
lượng sản phẩm mà không đòi hỏi các sản phẩm mới một cách thường xuyên. Hầu
hết sản phẩm xi măng mới chỉ là kết quả của sự thay đổi một số chỉ tiêu kỹ thuật và
đặc tính sản phẩm. Xi măng mới hoàn toàn ít xuất hiện. Điều này do hai yếu tố chủ
yếu sau đây chi phối. Một là, nhu cầu sử dụng xi măng khá ổn định về chủng loại,
tuyệt đại bộ phận là xi măng thông dụng. Trong khi đó, nhu cầu về một số loại xi
măng đặc biệt không cao và không thường xuyên. Khách hàng có thể nhập khẩu
các loại xi măng này. Hai là, để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, DNSXXM
cần phải hội đủ nhiều điều kiện quan trọng như tiền vốn, đội ngũ kỹ sư, phòng thí
nghiệm, thiết bị và công nghệ. Hơn thế nữa, việc phát triển sản phẩm mới thường
14
đòi hỏi thời gian nhất định kể từ khi thiết kế, chế thử đến đưa sản phẩm mới vào thị
trường. Quá trình này luôn chứa đựng rủi ro.
Từ đó có thể khẳng định rằng, định giá sản phẩm mới trong ngành công
nghiệp xi măng không phải là công việc phổ biến của các DNSXXM. Do đó, doanh

sử dụng công nghệ lò đứng, số lượng không nhiều và phân bố ở một số khu vực.
Về cơ bản, các doanh nghiệp xi măng thuộc nhóm này có những lợi thế tương tự
như doanh nghiệp xi măng quy mô nhỏ. Sản phẩm của nó có thể được tiêu thụ ở
một khu vực hẹp và phải cạnh tranh với sản phẩm xi măng của các doanh nghiệp
khác.
Thứ ba, các DNSXXM lớn có công suất từ 1 triệu tấn trở lên. Đây là những
doanh nghiệp mới được thành lập hoặc được đầu tư mở rộng từ 10 đến 15 năm trở
lại đây, sử dụng công nghệ lò quay. Số lượng các doanh nghiệp thuộc nhóm này
không nhiều và phân bố ở một số khu vực trọng điểm nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng công suất thiết kế toàn ngành. Doanh nghiệp xi măng lớn phải cạnh
tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng nhóm. Mặt khác, trong một chừng mực
nhất định, nó cũng phải cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc hai nhóm trên.
Đồng thời, sản phẩm của doanh nghiệp lớn vừa có tính “độc quyền” nhất định nhờ
ưu thế về chất lượng sản phẩm và khả năng cung ứng. Trong điều kiện thị trường
cạnh tranh độc quyền, các DNSXXM cùng sản xuất sản phẩm tương tự nhưng
không giống hệt nhau. Vấn đề đặt ra đối với những doanh nghiệp hoạt động trong
điều kiện thị trường như vậy không phải là có nên sử dụng công cụ giá cả để cạnh
tranh hay không mà là sử dụng như thế nào và ở mức độ nào. Sự khác biệt về
nhiều yếu tố như chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và
16
cách thức phân phối là cơ sở để doanh nghiệp thực thi các biện pháp cạnh tranh qua
giá theo những cách thức khác nhau. Một số DNSXXM có thể áp dụng mức giá
thấp nhờ lợi thế chi phí thấp trong khi các doanh nghiệp khác có thể áp dụng giá
phân biệt như phân biệt giá theo khối lượng, địa điểm và phương thức giao nhận,
khu vực địa lý và đối tượng khách hàng.
(2) Tồn tại một vài nhóm DNSXXM lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản
lượng xi măng cung ứng, có những ảnh hưởng nhất định giá sản phẩm xi măng.
Các DNSXXM có quy mô lớn, công nghệ hiện tại đều thuộc hai nhóm là
TCTXM và công ty XMLD với nước ngoài. Xu hướng rõ nét trong ngành công
nghiệp xi măng là mở rộng quy mô của các nhà máy hiện có và xây dựng các nhà

biến số nào được sử dụng làm cơ sở cho phân khúc thị trường. Về lý thuyết, thị
trường xi măng có thể được phân chia theo nhiều biến số khác nhau. Đối với thị
trường người tiêu dùng cá nhân, có các biến số thuộc các nhóm: Địa lý, nhân khẩu,
tâm lý và hành vi tiêu dùng. Đối với thị trường xi măng công nghiệp hay thị trường
người mua có tổ chức, có thể áp dụng các biến số phổ biến làm cơ sở phân đoạn thị
trường như: Địa lý, các đặc điểm của tổ chức, các đặc điểm mua, kiểu mua,… Tuy
nhiên, do những đặc điểm riêng của thị trường xi măng, trên thực tế, thị trường xi
măng thường được phân chia theo một số biến số phổ biến là biến số địa lý, mục
đích sử dụng, … Trong đó, biến số địa lý được sử dụng rất phổ biến và được chấp
nhận một cách rộng rãi. Dựa trên biến số này, thị trường xi măng Việt Nam có 8
phân khúc sau:
18
(1) Khu vực Tây bắc: là khúc thị trường quy mô rất nhỏ đối với cả khách hàng
tổ chức và khách hàng cá nhân, chiếm khoảng 1,5% thị phần. Tuy nhiên, hiện tại
thị trường này có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh nhưng nhu cầu phân tán,
tuyệt đại bộ phận là khách hàng tổ chức, đặc biệt khách hàng là các công ty xây
dựng thuỷ điện Sơn La. Khách hàng cá nhân có sức mua thấp. Một đặc điểm quan
trọng khác là thị trường xa các trung tâm sản xuất xi măng trong khi địa hình phức
tạp, chỉ có thể vận chuyển xi măng bằng một số phương tiện nhất định, do đó, chi
phí vận chuyển chiếm tỷ trọng cao trong giá bán. Trên khúc thị trường này, cạnh
tranh bằng giá có vai trò quan trọng.
(2) Khu vực Đông bắc: phân khúc thị trường này có quy mô tương đối nhỏ,
chiếm khoảng 8,5% thị phần nhưng tốc độ tăng trưởng nhanh nhờ thành quả phát
triển kinh tế và các dự án đầu tư lớn đang được triển khai ở khu vực này. Nhu cầu
xi măng tương đối tập trung ở một số vùng. Bên cạnh đó, khách hàng xi măng lại
phân tán ở nhiều vùng có điều kiện địa hình khác nhau. Chi phí vận chuyển xi
măng có sự chênh lệch lớn giữa các vùng trong khu vực. Cạnh tranh bằng giá cả có
vị trí quan trọng do có sự chênh lệch về khả năng thanh toán của khách hàng ở các
vùng và về chi phí vận chuyển.
(3) Khu vực ĐỒng bẰng sông HỒng: là một trong những thị trường xi măng

(7) Khu vực Đông Nam bỘ: là một trong những thị trường quan trọng, quy mô
lớn, chiếm 26% tổng nhu cầu xi măng cả nước, tốc độ tăng trưởng nhanh, nhu cầu
xi măng vượt quá khả năng cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở khu
vực này.Về mặt địa lý, khu vực này ở xa các trung tâm sản xuất xi măng lớn nhưng
khá thuận tiện trong vận chuyển xi măng, chi phí vận chuyển cao, cạnh tranh bằng
20
các phân biệt giá và chất lượng chiếm ưu thế. Khách hàng ở khu vực này ưa thích
một số nhãn hiệu xi măng như Hà Tiên, Holcim. Mặc dù vậy, một số nhãn hiệu xi
măng khác đang dần chiếm được vị thế nhất định như Nghi Sơn, Chinfon.
(8) Khu vực Đồng bẰng sông CỬu Long: so với các đoạn thị trường khác, khúc
thị trường này có quy mô tương đối lớn, vào khoảng 15% nhưng tốc độ tăng trưởng
không cao. Khách hàng chủ yếu là các khách hàng công nghiệp và tập trung ở một
số khu vực nhất định. Cạnh tranh bằng các hình thức phân biệt giá xi măng là biện
pháp có ưu thế.
Ngoài cách tiếp cận nêu trên, thị trường xi măng có thể được phân chia theo
một biến số khác là mục đích sử dụng xi măng. Theo biến số này, thị trường xi
măng gồm các khúc thị trường sau:
(1) Đối với thị trường người tiêu dùng, thị trường xi măng có thể có các phân
khúc chính:
- Xi măng dùng cho xây dựng nhà ở bao gồm nhà kiên cố, bán kiên cố và tạm.
Đối với các nhà kiên cố như nhà cao tầng, biệt thự, xi măng để tạo kết cấu móng và
các cấu kiện bê tông của nhà kiên cố chiếm tỷ trọng lớn, đòi hỏi xi măng chất
lượng cao và ổn định. Do đó, cạnh tranh bằng chất lượng và các phân biệt giá theo
khối lượng, điều kiện và địa điểm giao nhận có ưu thế. Ngược lại, xi măng để xây,
trát chiếm tỷ trọng thấp, thường đòi hỏi loại chất lượng trung bình, giá thấp. Cạnh
tranh về giá có ưu thế. Đối với nhà ở bán kiên cố hoặc nhà tạm, xi măng được dùng
chủ yếu là xi măng chất lượng trung bình và thấp, giá cả là tiêu chuẩn mua quan
trọng khi ra quyết định mua những loại xi măng này. Vì vậy, cạnh tranh bằng giá
có thể được áp dụng.
- Xi măng dùng cho xây dựng các công trình phụ trợ như tường bao, đường,…

22
Thứ hai, khách hàng sử dụng xi măng, đặc biệt là khách hàng cá nhân ở các
khu vực thị trường khác nhau có xu hướng ưa thích một vài nhãn hiệu xi măng
quen thuộc mặc dù một số nhãn hiệu xi măng hoàn toàn thay thế cho nhau trong sử
dụng. Các doanh nghiệp xi măng sở hữu các nhãn hiệu được ưa chuộng có thể áp
dụng mức giá cao hơn trong khi doanh nghiệp có các nhãn hiệu mới xuất hiện trên
thị trường chưa được người sử dụng biết đến và quen dùng một cách rộng rãi lại
phải áp dụng các mức giá hạ hơn để xâm nhập thị trường.
Từ phân tích đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của ngành xi măng và thị trường xi
măng, có thể khẳng định rằng sử dụng công cụ giá cả nhằm mục đích cạnh tranh
đối với các DNSXXM là một tất yếu. Sự khác nhau trong quá trình sử dụng giá để
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xi măng chỉ có thể là ở các hình thức cụ thể và
mức độ áp dụng trên thực tế.
1.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế và sử dụng giá cả để cạnh tranh của các
doanh nghiệp sản xuất xi măng
Hội nhập kinh tế là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào các tổ chức hợp
tác kinh tế khu vực hoặc toàn cầu, trong đó, các thành viên quan hệ với nhau theo
những quy định chung như: Liên minh Châu Âu, Hiệp định chung về thuế quan và
mậu dịch (GATT), Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA)... Trước kia,
khái niệm HNKTQT chỉ được hiểu một cách giản đơn là những hoạt động giảm
thuế, mở cửa thị trường trong nước. Hội nhập kinh tế ngày nay được hiểu là việc
một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế, tài
chính quốc tế, thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư... nhằm mục
tiêu mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ, loại bỏ các rào cản đối với trao đổi
thương mại.
HNKTQT là một quá trình tất yếu. Trọng tâm của hội nhập là mở cửa kinh tế,
tạo điều kiện kết hợp tốt nhất nguồn lực trong nước và quốc tế, mở rộng không gian
23
để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp nhất có thể trong phân công lao động và
hợp tác quốc tế. Về thực chất, HNKTQT là quá trình tham gia vào cạnh tranh quốc

khẩu, sự tham gia của các doanh nghiệp xi măng mới, cơ cấu cung xi măng sẽ thay
đổi dẫn đến những thay đổi căn bản của cơ cấu cạnh tranh trên thị trường.
DNSXXM trong nước ngay từ lúc này phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có
thể cạnh tranh “sòng phẳng” với các đối thủ mới. Hiện tại, nếu doanh nghiệp chỉ
chú trọng phát triển theo chiều rộng mà không chú ý đến phát triển theo chiều sâu,
đặc biệt là giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, kiểm soát chi phí, nâng
cao năng suất lao động, các DNSXXM trong nước sẽ ở vào thế bất lợi. Hầu hết các
nghiên cứu từ trước đến thời điểm này đều chỉ ra rằng giá thành sản xuất xi măng
của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesisa thấp hơn của
Việt Nam [11, 31, 32, 34,…].
1.1.2.2 Thực hiện các cam kết khi tham gia WTO, AFTA và BTA, xoá bỏ
bảo hộ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước nói chung và doanh
nghiệp xi mâng quốc doanh nói riêng.
Theo các cam kết song phương và đa phương, tất cả những bảo hộ của Nhà
nước trái với các quy tắc thương mại quốc tế thông thường sẽ bị bãi bỏ. Trước hết,
chấm dứt các hình thức trợ cấp về vốn đối với doanh nghiệp nhà nước. Thứ hai,
xóa bỏ các ưu đãi khai thác nguyên liệu trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài
dành riêng cho doanh nghiệp nhà nước. Hiện tại, theo quy định của Luật khoáng
sản Việt Nam, chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới được phép khai thác vùng mỏ
hay vùng nguyên liệu. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh muốn khai thác phải ký
hợp đồng thông qua các doanh nghiệp nhà nước. Thứ ba, quy định về nhập khẩu
25

Trích đoạn CHƯƠNG 3 NGHI PS N X UT X IM NG VIT NAM ỞỆ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status