Nguyễn đức hiệp lịch sử người minh hương và người hoa ở nam bộ - Pdf 31

VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGƯỜI MINH HƯƠNG
VÀ NGƯỜI HOA Ở NAM BỘ

Nguyễn Đức Hiệp
Thiên phục khả phong
(Hoành phi trong đình Minh hương Gia Thạnh)

Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh hương và Hoa từ xưa đến
nay về kinh tế, văn hóa thật là to lớn. Bao nhiêu danh nhân Việt nam trong lịch sử là có gốc Minh
hương, từ Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh
Giản, Phan Xích Long.. đến những nhân vật có tên tuổi trong văn hóa nghệ thuật gần đây như Hồ
Dzếnh, Trịnh Công Sơn, Vương Hồng Sển, Lý Lan... Họ đã hòa nhập thành người Việt. Đã có nhiều
tư liệu viết về Mạc Cửu và xứ Hà Tiên, với văn học Hà Tiên độc đáo, đỉnh cao của người Minh hương
đến khai khẩn Nam bộ. Ở đây tôi sẽ chú trọng về người Minh hương và Hoa ở những vùng khác trên
Nam bộ, chủ yếu là vùng Đồng Nai-Gia Định.

Lịch sử ban đầu - Những nhân vật tiên phong khai phá
Ngoài Hà Tiên, thì nơi phát triển đầu tiên của người Minh hương là xứ Đồng Nai, gồm Cù lao
phố, Biên Hòa, Bến Nghé-Chợ Lớn. Nông Nại đại phố tức là Chợ Lớn của xứ Đồng Nai. Đồng Nai
âm theo tiếng Quảng Đông là Nông Nại. Một trong những người đến cùng thời với Trần Thượng
Xuyên (hay còn gọi là Trần Thắng Tài) là ông nội của Trịnh Hoài Đức từ tỉnh Phúc Kiến. Trong miếu
Quan Đế ngày nay, ông có tên trong danh sách những người sáng lập ra miếu này ở Cù Lao phố
năm 1684 (nay là xã Hiệp Hoà). Miếu Quan Đế (Chùa Ông) hiện nay vẫn còn và là miếu thờ cổ nhất
ở Nam bộ. Và cha của Trịnh Hoài Đức sau đó cũng góp công vào hương khói của chùa Quan Đế.
Tư liệu quí giá và phong phú nhất về lịch sử khai khẩn Nam bộ là quyển Gia Định thành thông
chí của Trịnh Hoài Đức. Trịnh Hoài Đức lúc thiếu thời học với Võ Trường Toản.
Trịnh Hoài Đức viết về Cù lao Phố (18): "Nông Nại (tức Đồng Nai) đại phố, lúc đầu do Trần
Thượng Xuyên khai phá, tức Trần Thắng Tài chiêu tập người buôn nước Tàu đến kiến thiết phố xá
mái ngói tường vôi, lầu cao, quán rộng, dọc theo bờ sông liên lạc dài 5 dặm, chia và vạch làm 3
đường phố, đường phố lớn lót đá trắng, đường phố ngang lót đá ong, đường phố nhỏ lát gạch xanh,
đường rộng bằng phẳng, kẻ buôn tụ tập, ghe thuyền lớn ở biển và ở sông đến đậu, ấy là một chỗ đại

gạch đá của cải chở về Quy Nhơn, từ đời Gia Long trung hưng tuy người ta có trở về, nhưng trăm
phần chưa được một". Những người sống sót đều chạy xuống vùng Bến Nghé và Chợ Lớn lập phố
xá và chợ mới gần chợ Tân Kiểng. Từ đó Chợ Lớn càng trở nên phát triển hơn và là trung tâm
thương mại ở Gia Định và miền Nam. Thương thuyền khắp nơi vào buôn bán và chở sản phẩm như
lúa gạo đi các vùng và các nước như Trung quốc và Mã Lai.
Năm 1822, khi người Anh ỏ Bengal (Ấn độ) và Singpapore gởi ông John Crawfurd vào Gia
Định gặp Tổng trấn Lê Văn Duyệt để tìm hiểu về thương mại, Crawfurd có viết về Chợ Lớn (lúc đó
gọi là Saigon) và Bến Nghé như sau "..Đây là lần đầu tiên tôi tới Saigun (Sài Gòn) và Pingeh (Bến
Nghé). Và tôi bất ngờ thấy rằng nó không thua gì kinh đô nước Xiêm. Về nhiều mặt trông nó còn sầm
uất hơn, không khí mát mẻ hơn, hàng hóa phong phú hơn, giá cả hợp lý hơn và an ninh ở đây rất tốt,
hơn nhiều kinh thành mà chúng tôi đã đi qua. Tôi có cảm giác như đây là một vương quốc lý tưởng. .
. . Dinh Tổng trấn khá đồ sộ và uy nghiêm. Các thành trì nằm ở bờ sông An Thông hà. Nơi đây buôn
bán sầm uất. Dân xiêu tán tới đây được Tổng trấn cho nhập hộ tịch, qua một hai đời đã trở thành
người Gia Định. Đông nhất nơi đây là dân Trung Hoa. Các dân tộc nơi đây được nhà nước bảo hộ và
họ đều có nghĩa vụ như nhau. Tất cả đều được sống trong bầu không khí an lành. Trộm cướp không
có. Người ăn mày rất hiếm. Tổng trấn rất nhân từ, tha cả bọn giặc, bọn phỉ, bọn trộm cướp ăn năn.
Nhưng ông lại rất tàn bạo với bọn cố tình không chịu quy phục triều đình. Chưa ở đâu kỷ cương phép
nước được tôn trọng như ở đây.. . . Ở đây chúng tôi mua được rất nhiều lúa gạo, ngà voi, sừng tê
giác, các hàng tơ lụa, đũi thật đẹp.". Cũng theo Crawfurd thì ở Chợ Lớn nhà cửa của thương gia
Trung Hoa đồ sộ hơn nhà cửa của người Việt nhiều. Đang khi John Crawfurd đi thơ thẩn, ba gia đình
Trung Hoa loại khá giả nhất đã ra cửa mời ông vào chơi (20).
Nếu cảng cù lao Phố vẫn còn thì đây là khu phố cổ thương mại thứ hai ở Việt Nam sau phố cổ
Hội An, được thành lập với sự đóng góp lớn của người Hoa. Cách đây 14 năm (1993), mộ tướng
Trần Thượng Xuyên được khám phá nằm ở Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, cạnh hữu ngạn sông Đồng
Nai, mà tôi có dịp đến thăm (9). Đình Tân Lân, ỏ thành phố Biên Hòa, cạnh cù lao Phố là nơi thờ
tướng Trần Thượng Xuyên có sắc phong của vua Minh Mạng. Được xếp hạng là một di tích lịch sử
văn hóa. Đình ở vị trí rất đẹp, trước măt đền là sông Đồng Nai với cây cổ thụ lớn ngay cạnh sông.
Tân Lân là tên gọi của vùng bên phía chợ Biên Hòa nơi tướng Trần Thượng Xuyên xưa kia đóng
quân, sử ghi là xứ Bàn Lân, sau đổi là Tân Lân. Bàn Lân có thể là do chữ Bằng Lăng nói trại ra. Cây
bằng lăng là cây bản địa, mọc rất nhiều trước đây trong vùng Đồng Nai và Gia Định. Hiện nay cây

miếu, nhưng đã bị phá đi, hiện nay là xí nghiệp in, chỉ còn lại một bức tường. Đây là một mất mác văn
hóa to lớn.
Đến Đình Minh Hương Gia Thạnh trên đường Trần Hưng Đạo, gặp lại bác Vương Quang Tâm,
hiện nay là người cai quản đình mà năm trước tôi có đến. Đình là tòa nhà cổ nhất Saigon, xây năm
1789, được công nhận là một di tích lịch sử. Năm 1698, ở vùng này đã hình thành nên làng Minh
Hương ở Gia Thạnh, làng Minh hương còn để lại câu ca dao
Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng
Đố ai lịch sự cho bằng làng Minh Hương.
Lần trùng tu cuối cùng của đình là vào năm 1921. Trong đình, bên phải thờ Trần Thượng
Xuyên (có 2 di ảnh tướng Trần Thượng Xuyên) và Nguyễn Hữu Cảnh, bên trái thờ Trịnh Hoài Đức và
Ngô Gia Tịnh. Cạnh đó là 1 chuông đồng do vua Minh Mạng tặng, với sắc phong và chuyển tên từ
làng thành đình. Chuông được gióng một năm một lần vào ngày 16/1. Sau chánh điện là sân rất rộng
gọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng trời). Đình Minh hương Gia Thạnh cũng là nơi tề tựu, gặp gỡ của
nhóm Bình Dương thi xã, sáng lập bởi Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, với nhiều
nhân sĩ đến đây để ngâm thơ, xướng họa vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19.
Chùa Giác Lâm là ngôi chùa thuộc loại xưa nhất Saigon. Chùa nằm ở Phú Thọ Hoà kế quận 5
(nay là đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình), vẫn còn giữ nguyên không thay đổi nhiều sau bao
năm từ lúc thành lập. Chùa được cư sĩ người Minh hương tên là Lý Thụy Long xây dựng vào năm
1744 ở vùng thanh vắng nhiều cây cối không xa chùa Cây Mai và Gò cây mai, một nơi thanh lam
thắng cảnh của Gia Định mà Gia Định thi xã của Trịnh Hoài Đức thường hay nhóm họp làm thơ. Lý
Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán nên người địa phương gọi là ông Cẩm
Đệm. Vì thế chùa còn có tên là Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm. Năm 1772 hòa thượng Viên


Quang tới trụ trì, từ đó mới đổi tên chùa là Giác Lâm. Khi xưa lúc chùa được xây dựng như một cái
am, xa cư dân, rất thanh vắng, cây cối rậm rạp, thích hợp cho sự tu dưỡng, tu hành. Trong quyển Gia
Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức đã miêu tả cảnh chùa như sau: "Chùa toạ lạc trên gò Cẩm Sơn,
cách phía Tây lũy Bán Bích ba dặm..., cây cao như rừng, hoa nở tựa gấm, sáng chiều mây khói nổi
bay quanh quất, địa thế tuy nhỏ mà nhã thú!...". Chùa hiện nay được công nhận là di tích lịch sử - văn
hóa quốc gia.

Hên: Do Hưng. Triều Châu đưa vào và họ đọc là Hinh thì đáng lý ta phải viết là Hênh.
Xui: Tiếng nầy đất Bắc có nhưng vay mượn lâu đời hơn và nói là Xúi Quẩy. Do chữ Suy mà ra,
đọc theo Triều Châu, Hên Xui = May Rủi.
Khổ Tai: Một món ăn khác mà dân miền Nam rất ưa và họ gọi là KHỔ TAI. do người Triều
Châu đọc Hô Tai (Hải Táo), một thứ rong biển mà họ nấu với đường để bán cho dân miền Nam ăn.
Các từ gốc Quảng Đông
Xí Mụi: do Quảng Đông gọi Xíu Mụi, chữ Nho là Tiêu Mai.


Công xi: Công Ty, do Quảng Đông đưa vào.
Hủ tiếu: Không biết chữ ra sao, nhưng do Quảng Đông đưa vào, họ nói là Phải, không hiểu sao
ta lại biến thành Hủ Tiếu.
Xíu Mại: Không biết chữ nghĩa ra sao, nhưng đa số các món ăn đều do Quảng Đông đưa vào.
Chạp Phô: Chỉ là Tạp hóa. Nhưng chính người Quảng Đông lại cho nó cái nghĩa hạn chế là
thực phẩm: trứng vịt, tôm khô, cá khô,v.v. còn các cửa hàng bán các thứ khác cũng tạp nhạp lại
không được gọi là chạp phô.
Giò Chá Quảy: Thật đúng là Dầu chá quảy tức con quỷ nướng trong dầu, chỉ loại bánh bột mì
chiên mỡ.
Ly: Cốc bằng pha lê, người Quảng Đông gọi là Pò Lý Púi, tức Pha Lê Bôi, ta nuốt hết, chỉ chừa
lại Lý và đọc là Ly.
Xì Thẩu: Chữ Nho là Sự Đầu, chủ sự, nhưng bị ta hiểu là Ông chủ.
Điều này cho ta thấy miền Nam ban đầu chịu ảnh hưởng nhiều của phong tục, sinh hoạt, tập
quán người Minh Hương.

Các tỉnh ở Nam bộ
Trong năm 2007, tôi đã có dịp đi thăm một số tỉnh, thị xã ở Nam bộ, sau đây là một vài nét sơ
lược về người Minh Hương và Hoa ngày nay ở các tỉnh Nam bộ
Cần Thơ: Dọc bến Ninh Kiều, bên sông Hậu có chùa Ông của người Quảng Đông. Chùa được
xây ở một vị trí khác cách đây hơn 70 năm, chùa được dời đến vị trí đẹp ở bến Ninh Kiều gần đây
sau này. Kiến trúc chùa bên trong được xây theo chữ Quốc. Bên trái khi bước qua công là tượng

Trịnh Hoài Đức
Ông nổi tiếng và được nhớ đến nhiều trong lịch sử không phải là vì ông là một vị đại thần dưới
hai triều vua Gia Long và Minh Mạng được trọng dụng và làm đến chức Thượng thư bộ Hộ mà là vì
tác phẩm "Gia Định thành thông chí " có giá trị văn hóa, địa chí về miền Nam trong giai đoạn mở
mang cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Tác phẩm duy nhất này về miền Nam thời khai hoang mở đất,
cho ta những tư liệu quí giá về con người, phong tục, đất đai, địa chí, lịch sử... Nếu nhà bác học Lê
Quí Đôn có Vân Đài Loại Ngữ cho Bắc và Trung bộ thì Trịnh Hoài Đức có "Gia Định thành thông chí"
cho giai đoạn miền Nam mở đất.
Ngoài ra ông còn là một nhà thơ, để lại các bài thơ tả cảnh đất Gia Định trong tập thơ văn "Cấn
Trai thi tập". Ông là và các bạn thơ sáng lập "Bình Dương thi xã" và là một trong "Gia Định tam thi"
(Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh) thường tập họp làm thơ ở những nơi như chùa
Giác Lâm, gò Cây Mai (nay là Phụng Sơn tự, đường 3/2 Saigon), Minh hương gia thạnh, chùa Cây
Mai..Trong bài thơ tả cảnh ở khu Đầm Sen (Saigon) cuối thế kỷ 18, cho ta thấy cảnh thanh tịnh,
hoang sơ ở Saigon hơn 200 năm nay (11).
Liên Chiểu Miên Âu
Âm âm hạm đạm thủy trung tiêu
Dục bãi sa âu liễm ngọc kiều
Tầm mộng phù tung y lục cái,
Vong cơ nhàn khách chẩm hương miệu
Nặc tha xảo thước thu tang đỗ,
Nhiệm nhĩ lưu oanh chức liễu điều,
Du nữ thái liên hưu loạn động,
Cựu minh do đãi trục lai triều
Trịnh Hoài Đức
(Cấn trai thi tập)
(Dịch nghĩa:
Chim âu (vịt trời, le le) ngủ ở Đầm Sen
Hoa sen sum suê vươn cao lên trong nước
Tắm xong, chim âu thu lông ngọc lại


chức Phó ban hành chánh của chính phủ thời Pháp thuộc rồi sau đó lên Saigon làm quản thủ thư
viện trong Viện bảo tàng Saigon. Ông có trí nhớ rất giỏi từng chi tiết, rất mê sưu tầm tư liệu lớn, nhỏ
và đồ cổ như đồ gốm sành, sứ.
Cùng thời với Sơn Nam, ông ít viết truyện nhưng rất nhiều bút ký. Văn ông rất bình dân, dễ đọc
và có duyên. Ngoài các nhân vật nổi tiếng ông có gặp và viết như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm,
Nguyễn Văn Sâm, Ngô Đình Nhu.., ông còn viết về những người thân, người thầy, người bạn, quen
biết trong sở làm, học đường, nhà trọ... đủ mọi tầng lớp trong xã hội. Hãy xem một đoạn ông viết về
Nguyễn An Ninh
" Tôi làm quen với ông Ninh nhờ mua báo bằng Pháp văn đối lập chống chánh phủ đương thời,
gọi là La Cloche fêlée (Cái chuông rè) do ông một mình vừa chủ trương, vừa viết báo, và vừa bổn
phận đứng khắp Sài Gòn, mình mặc áo trắng, đi xe đạp, tay ôm mớ nhật trình, miệng rao lanh lẹ và
chạy bán từ số, từ tờ cho mấy ông mấy thầy, bất chấp cách lườm ngó đầy ác ý và tiếng nặng nhẹ
của nhóm thực dân, từ thằng biện chà gác đường đến thằng Cọt (Corse) ngồi nhà hàng uống rượu
khai vị xưng mình là người cai trị da trắng mà sức học chưa có tới mảnh xẹt-ti-fi-ca (certificat)...
Nhưng mỗi tuần vào khoảng tháng hai tháng ba tây năm 1926 cứ mỗi thứ hai và thứ năm lối
bảy tám giờ tối không sót ngày nào, ai muốn gặp Ninh cứ lại trước nhà hàng Yeng yeng thì gặp,
không trật bữa nào... Trước khi giáp mặt chị em, tôi thường mua một tờ Chuông Rè để lấy le. Nhưng
ông Ninh sau khi bán cho tôi đều đều, lại lầm tưởng, cho tôi đúng là nhà ái quốc có gan, không nữa
cũng một tay cừ nào đó có sạn trong đầu. Một đôi khi sau khi nhận của tôi một cắc bạc tiền mua báo,
ông chồng báo qua tay trái và chìa tay mặt bắt tay tôi niềm nở như hai bạn tương tri cách mặt lâu
ngày. Có mấy lần tôi thẳng thắng kéo tay mời ông vô dùng cơm Yeng Yeng, nhưng ông lắc đầu lia
lịa, xổ một dọc tiếng Tây cám ơn không ngớt, và tỏ vẽ cảm động thật tình. Nói cho đúng lúc ấy ai ai
đều ngán ông Ninh và không dám giao thiệp công khai, vì sợ liên lụy không nhỏ. Riêng tôi, tôi lại nghĩ
lại. Lúc bấy giờ chưa ai biết là nhà ái quốc dám hy sinh tánh mạng như ngày nay đã rõ, lúc ấy ông là
người ai cũng e dè không dám lại gần, trừ những người cùng một chủ nghĩa với ông, Việt Tha, Le
Jean de la Bâtie, Paul Marchet, vân vân. Còn tôi, tôi vẫn phục ông thật tình..."
Những bút ký ông viết cho ta thấy toàn thể đời sống, suy nghĩ, văn hóa của thời bấy giờ rất
sống động và quý giá về xã hội năm xưa. Các tác phẩm nổi tiếng của ông gồm có: Saigon xưa và
nay, Hơn nữa đời hư.
Khi ông mất, ông cống hiến hết thảy tài sản, tư liệu và đồ sưu tập của ông cho chính quyền

văn học Hoa ở Việt Nam. Lý Lan thường viếng quê nhà và vẫn còn sáng tác, cộng tác với các báo và
xuất bản các tác phẩm trong nước mà gần đây nhất là tác phẩm Miên man tùy bút.

Kinh tế
Hiện nay 30% doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh là do người Hoa làm chủ, như các công
ty lớn Bitis, Sacombank và các cơ sở thương mãi Thuận Kiều Plaza, An Đông Plaza. Chúng ta cũng
nên để ý là trong khi chủ người Hoa hiện nay của công ty nước uống lớn nhất ở Phi Luật Tân, St
Miguel, còn đang sống cực nhọc trong "xóm nhà lá" ở Manila trước khi thành công phát triển công ty
lớn nhất ở Phi Luật Tân thì ở Chợ Lớn thời gian đó, các thương gia giàu có người Hoa đã có văn
phòng, khách hàng, đối tác ở Singapore, Đài Loan, HongKong. Họ đã thiết lập một hệ thống thương
mại với các người Hoa khác trong vùng Đông Nam Á để xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Tôi nhớ
khoảng đầu thập niên 1970, những sản phẩm dầu gió sản xuất ở Chợ Lớn như dầu Nhị Thiên Đường
được ưa chuộng và xuất khẩu qua thị trường Đông Nam Á, nhất là ở Thái Lan, cạnh tranh với những
sản phẩm dầu của một công ty Singapore, nay nằm trong tập đoàn Temasek, mà bà chủ hiện nay trở
thành có thế lực và giàu có bậc nhất ở nước này.
(a) Giai đoạn trước 1975
Trước đây phần lớn kỹ nghệ nhẹ như sản xuất đồ gia dụng là tập trung ở Chợ Lớn, trước khi
các vùng kỹ nghệ Thủ Đức, Biên Hòa, Bình Dương được thành lập trong đầu thập niên 1970. Những
cơ xưởng sản xuất nhỏ này phần lớn do các gia đình người Hoa hoặc các tiểu thương gầy dựng.
Những cơ xưởng này đã và hiện nay vẫn còn đóng vai trò quan trọng vào kinh tế vùng thành phố Hồ
Chí Minh. Ngày xưa trước 1975, Saigon có thể là nền kinh tế phồn vinh "giả tạo" không có cơ sở vật
chất, do tiền viện trợ nước ngoài đổ vào, nhưng kinh tế ở Chợ Lớn cơ bản là tốt và có thực lực dựa
vào sự làm ăn cần cù, chăm chỉ và chuyên tâm của người Hoa.
Sau đây là tóm tắt về một số thương gia người Việt gốc Hoa từ thời Pháp thuộc tới nay (1).
(1) Chú Hỏa: Theo Vương Hồng Sểnh (1), tên thật là Hui Bon Hoa, ký âm theo tiếng Pháp sau
khi nhập Pháp tịch, nên gọi "Chú Hỏa" như vậy cho đến đời đời (người miền Nam thường thân mật
gọi các người Hoa là "Chú"), không rõ danh tánh theo Hán tư.. Lúc đầu là thợ dạo mua bán "lạc
son", mua đồ củ để chế biến và bán lạị Sau khi tạo dược một số vốn, hùn hạp với một người Pháp
thầu khuếch trương các tiệm cầm đồ trong Nam kỳ và buôn bán bất động sản. Sau khi rã hùn, được
chia một số tiền, làm chủ các sản nghiệp đất cát miền Lục Tỉnh. Các tài sản bất động sản ở trung tâm

nhiều phòng, mỗi phòng đều có đèn treo từ trần và lót gạch bông vẫn còn như xưa. Các tranh trưng
bày trong Viện đa số về các sinh hoạt và chiến tích, thành tích trong thời chiến tranh chống Mỹ không
có gì xuất sắc ngoài bức sơn mài to lớn "Vui xuân" của Nguyễn Công Trí (một nghệ sĩ tạo hình nổi
tiếng của Trường Mỹ thuật Đông Dương mà xưa kia toàn quyền Pháp đã mua 1 bức sơn mài đặt
trong phủ toàn quyền ở Hà Nội). Ở lầu hai có trưng bày đồ gốm, bàn ghế xưa và các tượng thờ trong
vùng Saigon từ thế kỷ 19, 20. Đằng sau trên lầu 3 nhìn xuống sân vườn giữa tòa nhà, có trưng bày
bức tượng ông Trương Vĩnh Ký (sau giải phóng được mang vào đây).
Trong lúc tôi đang xem gốm Biên Hòa, thì tình cờ gặp chị giám đốc Viện trong phòng triễn lãm.
Tôi hỏi về lịch sử gốm Biên Hòa và được chị tiếp chuyện. Qua đó tôi có góp ý với chị là các tranh nên
có đề năm sáng tác (ngoài tên tác giả), chị cho biết sẽ có tập sách viết về lịch sử viện trong dịp 20
năm thành lập và các mục lục tranh và tiểu sử các tác giả. Nói chuyện với chị về huyền thuyết "con
ma" nhà chú Hỏa ly kỳ rùng rợn về con gái chú Hỏa với bệnh cùi và huyền thuyết thuở hàn vi "đi bán
ve chai". Tất cả đều không đúng sự thật. Chú Hỏa không có con gái chỉ có 3 người con trai và sau
này đã về Tàu chết ở đó. Chú Hỏa làm việc với một chủ người Pháp, vì tính siêng năng và tốt nên
ông chủ Pháp thương và đã giúp chú Hỏa vốn mở tiêm cần đồ buôn bán. Tiệm cầm đồ đầu tiên là tòa
nhà góc đường Phó Đức Chính và Nguyễn Thái Bình, văn phòng ông ở trước cửa viện bên kia
đường, trên một khu đất vẫn còn trống. Khi nhà ông được xây, thì từ chợ Saigon và phía đường Lê
Lợi, Nguyễn Huệ, có thể thấy được biệt thự của ông. Ông xây 3 căn trên sát nhau trên đường Phó
Đức Chính, mỗi căn cho một người con trai. Căn giữa (hiện nay là trụ sở Bộ Văn hóa Thông tin) cho
người con trai lớn có đặt bàn thờ tổ tiên. Theo chị giám đốc thì trụ sở Bộ sẽ di về chổ khác, giao tòa
nhà (cũng đồ sộ với kiến trúc Pháp) lại cho bảo tàng Mỹ Thuật.
Cách đây vài tháng (khoãng cuối năm 2006), con cháu chú Hỏa về thăm và có nói là cũng thấy
nhà đã được dùng cho công chúng và chưa có ý đòi lại tòa nhà và các tòa nhà chung quanh (đất gồm
diện tích giữa 4 góc đường Lê Thị Hồng Gấm, Calmette, Phó Đức Chính và Nguyễn Thái Bình).
Trên lầu ba là các phòng trưng bày hiện vật của nền văn hóa Óc Eo tìm được ở nhiều nơi ở
đồng bằng sông Cửu Long (Rạch giá, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Tây Ninh...), phòng văn minh
Champa với các phù điêu, tượng thần tìm được ở Trà Kiệu, Bình Định, và phòng trưng bày các gốm,
tượng, đồ đồng Việt Nam.
Ở góc sân giữa tòa nhà là bức tượng đồng rất đẹp ông Quách Đàm, một người Hoa nổi tiếng ở
Saigon. Người đã xây dựng chợ Bình Tây. Trên bức tượng ở ngực ông đầy huy chương. Trước đây

giáp ranh Chợ Lớn và Gia Định (1)
(3) Mạc Phúc Sử: Nổi tiếng với sản phẩm dầu cù là Macphsu. Dầu cù là Macphsu do ông làm
chủ và sản xuất. Macphsu là tên ký âm bằng Pháp ngữ khi Mạc Phú Sử ra cầu chứng tại tòa. Vì
không biết đọc, biết viết tiếng Pháp nên khi được hỏi dầu cù là cầu chứng tên gì, ông tưởng là nhân
viên tòa hỏi tên mình là gì, ông bèn nói Mạc Phúc Sử và được người Pháp viết theo phiên âm Pháp
ngữ là Macphsu. Sản lượng và tiếng tăm dầu cù là Macphsu rất lớn, ngoài thị trường miền Nam, Mạc
Phúc Sử còn xuất cảng sang Lào, Cambodia, Singapore và Thái Lan.
(4) Trương Văn Bền, sinh năm 1883, trong một gia đình người Hoa gốc Triều Châu đến Việt
Nam lập nghiệp từ đầu thế kỷ 19. Trương Văn Bền có dịp sang Pháp du học và đã học được nghề
sản xuất xà bông. Năm 1918, ông dùng dừa có sẵn rất nhiều ở miền Tây Nam bộ để thành lập xưởng
ép dầu dừa và từ đó sản xuất xà bông cục đáp ứng nhu cầu rửa ráy, giặt giũ của dân chúng hằng
ngày. Khi cơ sở phát triển, năm 1932, ông cho xây một hãng lớn hơn và làm chủ nhân hãng xà bông
"Trương Văn Bền". Sản phẩm nổi tiếng nhất của hãng ông là xà bông thơm Việt Nam hiệu Cô Ba, rất
thịnh hành ở miền Nam và sau đó trên khắp thị trường Đông Dương. Cô Ba tượng trưng cho một phụ
nữ đẹp, giản dị, trong trắng của cô gái miền Nam trong huyền thoại. Xà bông Cô Ba cạnh tranh về
chất lượng và giá thành rẽ đã đánh bạt được xà bông nước ngoài, nhập từ Pháp (17). Ông là người
Hoa Triều Châu đi trước trong thương mại và làm gương cho những người sau này như Trần Thành.
Ông Trương Văn Bền nổi tiếng như Bạch Thái Bưởi cùng thời ở miền Bắc và trở thành giàu có, có
hạng ở Nam kỳ. Gia sản của ông tương đương với ông Phủ Kiểng ở Bến Tre, ông Kho Gressier
Remy ở Sóc Trăng, hay gia đình Lâm Quang ở Trà Vinh. Ông Bền cũng chính là người xuất tiền cất
một dãy phố 50 căn, gần Ngã Sáu Chợ Lớn, nằm góc đường Armans Rousseau và Général Lizé (nay
là đường Ngô Gia Tự và Hùng Vương) (17).


Còn nhiều câu truyện của các doanh nhân người Hoa ở Chợ Lớn đã phát triển kinh doanh
đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam từ các năm xưa. Tôi trước đây có đọc một bài trong tạp chí
nghiên cứu lịch sử hồi năm khoảng năm 1977 đã liệt kê nhiều nhà kinh doanh người Hoa, nhưng hồi
ấy là đả phá họ, cho họ là tư bản bóc lột. Nay thì đã khác hẳn rồi, họ là những những người đã giúp
cho nền kinh tế phát triển và có ích cho đất nước, xã hội. Trước 1975, có những tư sản Việt gốc Hoa
cở lớn, kể sơ lược như sau (2):


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status