Khái quát Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến cách mạng tháng tám 1945 - Pdf 31

Hoàn cảnh xã hội mới, văn hóa mới của văn học
-------------------------------------------------------------------------------- Thực dân Pháp đẩy mạnh 2 cuộc khai thác thuộc địa: lần thứ nhất (1897 - 1913) và lần thứ hai (1918 1929). Vơ vét nguyên liệu, bóc lột bằng sưu thuế dã man.
- Chế độ thực dân nửa phong kiến.
- Từ 1940 - 1945, Pháp 2 lần bán nước ta cho pháp xít Nhật.
- Giai cấp phong kiến mất dần địa vị thống trị. Nông dân bị bần cùng hóa. Tầng lớp tiểu tư sản đông dần
lên. Giai cấp vô sản xuất hiện. Giai cấp tư sản ra đời. Xã hội Việt Nam bị phân hóa dữ dội.
- Bỏ kỳ thi chữ Hán (1915 - 1919). Trường Pháp - Việt và học chữ quốc ngữ học tiếng Pháp. Báo chí và
nhà in. Viết văn viết báo đã thành một nghề - Ảnh hưởng của văn học Pháp. Một thế hệ thanh niên tân
học, một thế hệ văn sĩ cầm bút sắt ra đời có điệu sống mới, cảm xúc mới, vốn nghệ thuật mới, khác nhiều
so với lớp thi sĩ nho gia ngày trước.
- Các phong trào cách mạng: Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Duy Tân, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Xô
Viết Nghệ Tĩnh, Nam Kỳ, Bắc Sơn, Đô Lương… lần lượt bị thực dân Pháp tắm trong các bể máu. Tháng
8.1945, Cách mạng mới thành công.
Sự đổi mới của văn học theo yêu cầu hiện đại hoá
-------------------------------------------------------------------------------- Văn học vẫn là tiếng nói yêu nước. Một nét mới là nói đến nước là nói đến dân: “Dân là dân nước, nước
là nước dân”. Từ năm 1930, lòng yêu nước đã gắn liền với lý tưởng cách mạng khi “Mặt trời chân lý, chói
qua tim” (Từ ấy).
- Văn học đổi mới theo hướng hiện đại. Bên cạnh con người công dân đã có con người tự nhiên, con
người cá nhân. Tình yêu lứa đôi và nỗi buồn… trở thành cảm hứng nổi trội.
- Chữ quốc ngữ và báo chí tạo tiền đề cho sự phát triển các thể loại hiện đại: thơ mới, truyện ngắn, tiểu
thuyết, phóng sự, tuỳ bút, kịch nói, nghiên cứu phê hình văn học.
- Ngôn ngữ văn học dần trở nên trong sáng giản dị, gãy gọn, hiện đại.
Có thể nói, nửa đầu thế kỷ 20, nền văn học Việt Nam đã đổi mới và hiện đại ngày một rộng lớn và sâu
sắc, tạo nên những giá trị mới về văn chương. Thơ mới, truyện ngắn, tiểu thuyết… là thành tựu nổi bật.
Nó thể hiện sức sống mãnh liệt, dồi dào của đất nước, dân tộc ta, … Chữ quốc ngữ đã thay thế dần chữ
Hán và chữ Nôm.
Diện mạo văn học
-------------------------------------------------------------------------------1. Hai thập kỷ đầu
- Thơ văn của Tú Xương và Nguyễn Khuyến: bút pháp cổ điển, trung đại.
- Thơ văn yêu nước và cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các nhà chí sĩ yêu nước khác.
Sục sôi nhiệt huyết, hấp dẫn sôi trào trong loại hình thơ văn tuyên truyền cổ động cách mạng: “Hải ngoại

vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính thời đại.
2. Chữ quốc ngữ, thơ mới và tiểu thuyết là 3 thành tựu nổi bật của sự đổi mới và hiện đại hóa nền văn học
Việt Nam.




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status