Tiểu luận Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae

PHẦN MỞ ĐẦU.

1.Tính cấp thiết và mục đích của việc nghiên cứu đề tài.
Hợp đồng dân sự là một trong những cách hữu hiệu cho cá nhân, pháp nhân ,hộ gia đình, hợp tác xã, xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng và trong sản xuất. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta trong giai đoạn hiện nay thì hợp đồng dân sự càng có ý nghĩa.
Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của hợp đồng dân sự, pháp luật Việt Nam sớm đã có những quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Cụ thể đó là từ hợp đồng dân sự 1991, bộ luật dân sự 1995 đã có những quy định cụ thể điều chỉnh về hợp đồng dân sự, và cho đến nay bộ luật dân sự 2005 được sửa đổi bổ sung bộ luật dân sự 1995 thì hợp đồng dân sự được xem xét một cách đầy đủ, toàn diện hơn. Bộ luật dân sự 2005 được quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực ngày 1/1/2006 đã tạo ra hành lang pháp lý cho giao dịch dân sự, thể hiện một bước tiến cao hơn trong tư duy lập pháp, hành pháp, và tư pháp của nhà làm luật. Bộ luật dân sự 2005 đã quy định cụ thể, chi tiết, chặt chẽ và tương đối hoàn thiện về việc xác lập, thực hiện, cũng như các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, tạo nên sự ổn định trong các quan hệ tài sản trong quá trình phát triển kinh tế_xã hội của đất nước, góp phần vào quá trình hội nhập khu vực và thế giới.
Hiện nay Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế xã hội, và việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức và đòi hỏi pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật dân sự riêng phải hoàn thiện để đáp ứng các nhu cầu thực tế xảy ra. Hơn nữa các tranh chấp về hợp đồng dân sự cũng ngày một gia tăng và mức độ ngày càng phức tạp thì đòi hỏi pháp luật về hợp đồng dân sự phải hoàn thiện đẻ giải quyết triệt để.
Thực tiễn giải quyết các tranh chấp hợp đồng dân sự tại tòa án nhân dân huyện Thanh Chương cho thấy các tranh chấp hợp đồng dân sự là do các bên không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Vì vậy để giải quyết các tranh chấp đó một câu hỏi đặt ra là “liệu có tồn tại hợp đồng không? Và “hợp đồng có hiệu lực không?” để từ đó xác định quyền và nghĩa vụ các bên. Việc tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý khi hợp đồng dân sự vô hiệu vẫn là vấn đề phức tạp nhất của ngành tòa án. Có nhiều vụ án đã được xét xử nhiều lần nhưng vẫn còn nhiều thắc mắc, nhiều quan điểm khác nhau gây nhiều tranh luận phức tạp. Chính vì những lý do trên mà em đã chọn đề tài “ Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý” nhằm góp phần làm sáng tỏ những quy định của bộ luật dân sự 2005 về yếu tố vô hiệu hợp đồng dân sự và hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu cũng như thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân huyện Thanh Chương_tỉnh Nghệ An để từ đó đưa ra mốt số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật.
2.Phạm vi và mục đích nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu và thực tiễn xác định, xử lý hợp đồng dân sự vô hiệu.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài lấy quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở và phương pháp luận để nghiên cứu đề tài. Ngoài ra phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng để làm rõ vấn đề.
4 Bố cục đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung được chia làm 2 chương.
Chương 1:Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý theo phâp luật dân sự.
Chương 2 :thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng vô hiệu tại tòa án nhân dân huyện Thanh Chương_Tỉnh Nghệ An và những kiến nghị nâng cao hiệu quả.
CHƯƠNG 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ

1. Khái niệm hợp đồng vô hiệu
Điều 388 BLDS 2005 quy định khái niệm hợp đồng dân sự khái quát như sau : “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập và thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”.
Như vậy, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ xác định là sự thỏa thuận khi cam kết các bên thực sự phù hợp với mong muốn của họ. Nguyên tắc này tồn tại trong pháp luật hợp đồng của các nước. Hợp đồng xác lập do bi đe dọa lừa dối, nhầm lẫn,… là không phù hợp với mong muốn của các bên. Việc xác định các bên có mong muốn thực sự khi tham gia vào quan hệ hợp đồng trong thực tiễn hết sức khó khăn.

HfvphJwc86RT6qL
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status