Một số hiểu biết về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội - pdf 13

Download Tiểu luận miễn phí


Để đảm bảo an toàn chung các lực lượng chức năng phải kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng, vận chuyển các loại vũ khí, vật liệu nổ, chất độc, các quy định về phòng cháy, các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa các loại tai nạn khác có thể xảy ra nhằm đảm bảo cho sự an toàn chung đối với các thành viên của xã hội. Mặt khác, phải hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về đảm bảo an toàn chung trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và công dân. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hoạt động có dấu hiệu gây mất an toàn chung, như: xây dựng các công trình, nhà ở không đảm bảo an toàn chung; khoan, đào, xẻ đường giao thông trái phép hay không khôi phục lại những đoạn đường giao thông được tạm thời cho phép đào, sẻ; lấn chiếm, sử dụng hành lang bảo vệ đê điều gây mất an toàn chung cho xã hội.


Câu hỏi 5: Những quan điểm của Đảng về tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới là gì?
Trả lời:
1. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược, không thể coi nhẹ nhiệm vụ nào.
2. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệ Đảng; Nhà nước; nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc.
Khái niệm bảo vệ Tổ quốc nêu trên được Đảng ta khẳng định là sự tổng kết mới rất sâu sắc, nội dung của khái niệm giúp chúng ta làm cơ sở cho việc xác định đúng phương hướng, nhiệm vụ cụ thể, tổ chức lực lượng và những giải pháp tăng cường tiềm lực và sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.
3. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh; phối hợp hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại.
4. Tăng cường quốc phòng; giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.


MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA
VÀ GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI

I. Khái niệm, nội dung bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH
1. Các khái niệm cơ bản
a) An ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia
An ninh là yên ổn, không có rối loạn. Nói đến an ninh quốc gia là nói đến sự yên ổn của một quốc gia, ở bên trong thì không có rối loạn, không bị chia cắt, ở bên ngoài thì không bị các quốc gia khác quấy nhiễu, xâm phạm, không bị lệ thuộc vào quốc gia khác và các tổ chức quốc tế. An ninh quốc gia là một khái niệm mang tính chính trị - pháp lý, thể hiện bản chất chế độ xã hội của một quốc gia.
An ninh quốc gia là sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quan trọng khác của một quốc gia.
ở nước ta, an ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. (Điều 3 Luật An ninh quốc gia được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004). An ninh quốc gia bao gồm an ninh trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, tư tưởng - văn hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại... trong đó an ninh chính trị là cốt lõi, xuyên suốt.
Bảo vệ an ninh quốc gia không chỉ là nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan Đảng, Nhà nước mà còn là sự nghiệp của toàn dân. Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật. Bảo vệ an ninh quốc gia chính là việc tiến hành các hoạt động nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu và hoạt động xâm hại an ninh quốc gia trên các lĩnh vực. Cụ thể là:
- Bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hoá, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bảo vệ an ninh trong lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia.
- Bảo vệ bí mật Nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.
Tóm lại, bảo vệ an ninh quốc gia là tổng hợp các hoạt động nhằm bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của một chế độ xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quan trọng khác của một quốc gia.
b) Trật tự, an toàn xã hội và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
Trật tự là tình trạng ổn định, có thứ bậc trên dưới, trước sau... An toàn là yên ổn trọn vẹn, yên ổn hẳn, không sợ tai nạn (xem Từ điển từ và ngữ Hán - Việt của Giáo sư Nguyễn Lân - NXB Văn học, Hà Nội 2003, trang 16, 704). Nói đến trật tự, an toàn xã hội là nói đến tình trạng (trạng thái) ổn định , có trật tự, kỷ cương của xã hội. Trật tự, kỷ cương đó được xác lập trên cơ sở các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành (được gọi là những quy phạm pháp luật) và những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức truyền thống được mọi người trong xã hội thừa nhận, tôn trọng, tuân thủ và nhờ đó mà mọi người có được cuộc sống yên ổn.
Nói cách khác, trật tự, an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương, trong đó mọi người có cuộc sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định.
Trật tự, an toàn xã hội cùng với an ninh quốc gia tạo nên sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước, là hàng rào an toàn trước những nguy cơ tấn công từ mọi phía, bằng mọi thủ đoạn của các thế lực thù địch với Việt Nam, đồng thời góp phần củng cố vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Giữ cho xã hội được an toàn, có trật tự, kỷ cương cũng có nghĩa là tạo được môi trường sống yên ổn, góp phần đảm bảo cuộc sống vui vẻ, lành mạnh, hạnh phúc cho mọi người. Để làm được điều đó, chúng ta phải áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác xâm hại đến cuộc sống an toàn của mọi người dân, đến trật tự, kỷ cương của đất nước. Vì vậy, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội cũng là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân ta.
Tóm lại, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là giữ cho xã hội được an toàn, có trật tư, kỷ cương, là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.


T0rvsR9Am9F9o5P
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status