Soạn bài khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 - Pdf 31

Soạn bài khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945
I. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam trong giai đoạn trên
1. Hiện đại hóa văn học
Cơ sở xã hội của quá trình hiện đại hóa:
- Đầu thế kỉ XX, dưới tác động của cuộc khai thác của thuộc địa do thực dân Pháp thực hiện, trong nước xuất
hiện nhiều đô thị mới và những tầng lớp mới. Nhu cầu về văn hóa, thẩm mĩ ở trong nước cũng có sự thay
đổi.
- Những nghề phục vụ cho văn học như nghề báo, nghề in, xuất bản… cũng có sự phát triển; đời sống văn
học trở nên sôi nổi. Đó chính là điều kiện thuận lợi để văn học Việt Nam vận động và phát triển theo hướng
hiện đại.
Các giai đoạn phát triển: gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: từ đầu đến thế kỉ XX đến năm 1920.
- Giai đoạn thứ hai: những năm 20 của thế kỉ XX
- Giai đoạn thứ ba: từ năm 1930 đến năm 1945.
a. Giai đoạn thứ nhất
- Chữ quốc ngữ được truyền bá rộng rãi, đó chính là mảnh đất màu mỡ cho văn xuôi phát triển.
- Báo chí xuất hiện và phong trào dịch thuật cũng phổ biến tạo điều kiện làm phong phú văn học tiếng Việt.
- Đáng chú ý trong giai đoạn này là sự xuất hiện phong trào văn xuôi và truyện kí ở miền Nam.
- Dòng văn học chính thời kì này là bộ phận văn chương yêu nước của các sĩ phu như Phan Bội Châu, Phân
Châu Trinh, Lương Văn Can, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng.
b. Giai đoạn thứ hai
- Thành tựu văn xuôi nổi bật là sự xuất hiện một số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách;
những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học; tùy bút, bút kí của Phạm Quỳnh, Tương Phố, Đông
Hồ…
- Về thơ có đại diện là Tản Đà và Á Nam Trần Tuấn Khải.
- Kịch nói là loại hình mới được du nhập từ phương Tây. Tiêu biểu về thể loại này là tác phẩm Chén thuốc
đôc của Vũ Đình Long.
- Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm của các nhà yêu nước đang hoạt động ở nước ngoài như Ngục trung thư,
Tùng Quang tâm sử, Việt Nam vong quốc sử của Phan Bội Châu; hàng loạt các truyện kí, phóng sự của Phan
Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc.
c. Giai đoạn thứ ba

cả dân tộc.
- Sự hình thành nhân tố mới là chủ nghĩa anh hùng, tư tưởng này đến thời kì này mang tinh thần dân chủ
sâu sắc.
2. Thành tựu văn học thể hiện qua sự đa dạng của thể loại và ngôn ngữ văn học.
- Tiểu thuyết:
+ Người đầu tiên có công trong việc hiện đại hóa tiểu thuyết là Hồ Biểu Chánh. Tuy nhiên hạn chế của ông là
còn mang nặng lối viết xưa cũ.
+ Tác giả Hoàng Ngọc Phách với tiểu thuyết Tố Tâm đã chú ý đến diễn biến tâm lí nhân vật nhưng vẫn còn
ảnh hưởng của cách viết cũ.
+ Tiết thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn thực sự là cuộc cách mạng trong tiểu thuyết, tuy nhiên hạn chế của
họ là rơi vào sáo mòn, xa rời cuộc sống con người.
+ Các nhà tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa có công đưa tiểu thuyết xích lại gần với cuộc sống nhân dân hơn.


Tiểu thuyết được nâng lên ở trình độ cao hơn với các tác giả xuất sắc như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố…
- Truyện ngắn:
+ Đạt đến trình độ cao với phong cách viết đa dạng, phản ánh hiện thực cuộc sống của người dân một cách
chân thực.
+ Những cây bút xuất sắc như Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao,
Nguyễn Tuân, Tô Hoài… đã nâng truyện ngắn lên một tầm cao mới.
- Thơ:
+ Thơ ca gắn liền với tên tuổi của Tản Đà, ông là người đầu tiên phá vỡ cách viết chịu ảnh hưởng của lối
Đường luật.
+ Thời kì Thơ mới là đỉnh cao của sự phát triển thơ Việt Nam.
+ Thơ ca cách mạng cũng có nhiều thành tưu đáng kể, nhất là thơ ca được sáng tác trong tù trong Như kí
trong tù của Hồ Chí Minh.
- Phóng sự phát triển từ những năm 30 của thế kỉ XX. Tuy mới ra đời nhưng thể loại này đã khẳng định được
chỗ đứng của mình.
- Bút kì, tùy bút với đại diện tiêu biểu là Nguyễn Tuân.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status