PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC 2006 - 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 - Pdf 31

BỘ THƯƠNG MẠI
ĐỀ ÁN
"PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC 2006 - 2010,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020"
Mười năm qua, thương mại trong nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo
nên sự biến đổi sâu sắc trên thị trường, góp phần phục vụ ngày một tốt hơn sản xuất và đời
sống cũng như sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Vị trí, vai trò của thương mại trong nước được nhận thức rõ hơn, nhất là vào những
năm cuối của thập kỷ 90, khi xẩy ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực làm cho
hoạt động ngoại thương của Việt Nam sút giảm. Nhờ mở rộng thị trường nội địa mà giữ
được nhịp độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế giai đoạn 1996 - 2000 ở mức 7%/năm.
Thương mại trong nước phát triển đã tiếp tục góp phần đưa tốc độ tăng trưởng GDP giai
đoạn 2001-2005 cao hơn giai đoạn 1996 - 2000 với tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm là
7,5%/năm.
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đối chiếu với vai trò, vị trí
của mình trong nền kinh tế quốc dân, thương mại trong nước đang còn những hạn chế và
yếu kém, trong đó chủ yếu là về tổ chức và hoạt động. Xét về tổng thể, thương mại trong
nước còn yếu về năng lực tài chính, kém về hạ tầng kỹ thuật và thấp về trình độ chuyên
nghiệp.
Tiếp theo Nghị quyết 12 của Bộ chính trị về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động
thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng XHCN (1996), Quyết định 311/QĐ-
TTg ngày 20/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tiếp tục tổ chức thị trường
trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010", để phát triển mạnh
hơn nữa thương mại trong nước, qua đó tạo cơ sở cho phát triển xuất khẩu, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng, tạo tiền đề cho chủ động
hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Thương
mại xây dựng và triển khai thực hiện Đề án "Phát triển thương mại trong nước giai đoạn
2006-2010, định hướng đến năm 2020".
PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRONG
NƯỚC 10 NĂM QUA (1996 - 2005)

Giai đoạn 2001-2005:
- Năm 2001: có 4.046.500 lao động,
- Năm 2005: có 5.192.200 lao động,
- Số lao động tăng thêm trong 5 năm: trên 1.100.000 người,
- Tỉ lệ lao động tăng bình quân hàng năm: 6,3%/năm.
Đến năm 2005, lao động của ngành chiếm trên 12% tổng lao động xã hội, tương
đương với ngành công nghiệp chế biến và bằng 1/6 số lao động trong ngành nông nghiệp.
Khả năng tạo việc làm của ngành thương mại cao hơn so với bình quân chung của toàn nền
kinh tế quốc dân. Nếu như tỉ lệ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 về việc làm
của toàn nền kinh tế là 2,6%, thì tỉ lệ đó của thương mại trong nước là 6,3% (biểu 3 phần
Phụ lục).
2. Cơ cấu nền thương mại biến đổi sâu sắc, từng bước tạo ra một thị trường
ngày càng cạnh tranh và hoạt động thương mại ngày càng hiệu quả
Sự phát triển nhanh của khu vực kinh tế tư nhân, sự xuất hiện các nhà đầu tư có vốn
nước ngoài và quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã làm cho ngành thương
mại biến đổi sâu sắc. Từ chỗ một nền thương mại chủ yếu do nhà nước độc quyền đã chuyển
sang một nền thương mại đa thành phần. Nhờ đó đã từng bước tạo ra một thị trường ngày
càng cạnh tranh, tạo ra nhiều cơ hội ngày càng thuận tiện cho người tiêu dùng trong việc lựa
chọn hàng hoá, tạo ra một hệ thống thương mại hoạt động ngày càng có hiệu quả.
Đến năm 2004 cả nước có khoảng 54.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trên
1.000 DN có cổ phần của nhà nước, trên 15 doanh nghiệp FDI và 1,16 triệu hộ gia đình
(trong tổng số 2,9 triệu hộ kinh doanh của cả nước) hoạt động trong lĩnh vực thương mại
trong nước. Ngoài ra, còn có trên 50 chi nhánh và trên 5.000 văn phòng đại diện của thương
nhân nước ngoài tham gia các hoạt động hỗ trợ như nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương
mại…
Nếu như năm 1996 tỉ trọng trong TMBLHH của khu vực kinh tế nhà nước là 21,3%,
của khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 77,5% và của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là
3
1,2% thì 10 năm sau (2005) tỉ trọng trên đã có sự chuyển dịch mạnh, tương ứng là 13% -
83,3% và 3,7%.

cao, ổn định, gắn kết chặt chẽ giữa các khâu trên cơ sở phân chia thị trường theo khu vực địa
4
lý, có các kho hàng bán buôn, các trung tâm logistics làm nhiệm vụ đặt hàng, phân loại, bao
gói, chế biến và cung ứng hàng hoá cho mạng lưới bán lẻ, kèm theo các chương trình chăm
sóc khách hàng, tiếp thị, phát triển thương hiệu... cho toàn hệ thống của doanh nghiệp.
Thương mại điện tử mới xuất hiện nhưng đang có xu hướng phát triển tích cực.
Ngoài việc xây dựng Website giới thiệu hình ảnh công ty, lĩnh vực kinh doanh, tìm kiếm bạn
hàng, ký kết hợp đồng (giao dịch B2B- “doanh nghiệp với doanh nghiệp”), các sàn giao dịch
điện tử và các chợ "ảo" mua bán trên mạng (giao dịch B2C - “doanh nghiệp với người tiêu
dùng” và C2C – “người tiêu dùng với người tiêu dùng”) xuất hiện ngày một nhiều, thu hút
đông khách hàng, nhất là giới khách hàng trẻ tuổi tham gia với số lần giao dịch thành công
ngày càng tăng. Các nhóm, mặt hàng được giao dịch qua phương thức này chủ yếu là sản
phẩm công nghệ thông tin, kỹ thuật số, sách, báo, ảnh, hoa, quà lưu niệm, hàng thủ công mỹ
nghệ…Nếu như năm 1999, doanh số của phương thức mua bán này mới chỉ đạt 8,2 tỉ đồng
thì đến năm 2003 đã tăng đến 52,56 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao (2000:
38,5%, 2001: 42%, 2002: 61% và năm 2003: 102,5%).
4. Hệ thống phân phối của doanh nghiệp có bước phát triển mới, sự liên kết để
tạo ra hệ thống phân phối giữa các doanh nghiệp từng bước được hình thành
Hệ thống phân phối theo "chuỗi" bắt đầu được hình thành và có xu hướng phát triển
như là một tất yếu khách quan của lý thuyết "qui mô kinh tế" trong lĩnh vực phân phối. Liên
hiệp HTX Thương mại và Dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh với chuỗi hơn 15 siêu thị và
hàng chục cửa hàng tiện lợi mang tên Saigon Co.op, Công ty XNK INTIMEX với chuỗi 8
siêu thị mang tên INTMEX, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ An Phong với chuỗi 5
siêu thị MAXIMARK, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đông Hưng với chuỗi 10
siêu thị và cửa hàng chuyên doanh mang tên CITIMART, Tổng công ty Dệt may Việt Nam
với chuỗi 17 siêu thị và 19 cửa hàng chuyên doanh thời trang mang tên VINATEX…Quá
trình thành lập, kéo dài các chuỗi vẫn đang trên đà tiếp tục phát triển trong những năm tới.
Sử dụng phương thức nhượng quyền thương mại để mở rộng mạng lưới bán hàng,
khai thác và kết hợp nguồn lực của nhiều doanh nghiệp nhỏ trở thành hệ thống có qui mô
lớn và có trình độ tổ chức cao đang ngày một phát triển, như Công ty TNHH Cà phê Trung

thương mại cũng theo đó mà tự phát hình thành là chủ yếu.
Nhìn chung, trên thị trường nội địa chưa xác lập được các mô hình tổ chức hoạt động
thương mại có tính hệ thống với mối liên kết cao và ổn định, gắn bó với sản xuất, bám sát
với tiêu dùng, phù hợp với dung lượng thị trường trên từng địa bàn cụ thể nhằm bảo đảm lưu
thông thông suốt và ngày càng mở rộng, bảo đảm mua bán thuận lợi và ngày càng phát triển
theo hướng văn minh, hiện đại. Nhiều hàng hoá chưa định hình được kênh lưu thông. Mối
liên kết giữa lưu thông với sản xuất, giữa các khâu và các công đoạn trong quá trình lưu
thông hàng hoá, giữa các loại hình tổ chức và các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh
vực lưu thông chưa được xác lập một cách hợp lý, dựa trên cơ sở hài hoà về lợi ích. Các
6
hình thức tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… ra
đời theo kiểu "mạnh ai nấy làm", thiếu qui hoạch và định hướng phát triển.
2. Đại bộ phận các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại có qui
mô kinh doanh nhỏ, tính chuyên nghiệp trong quản lý và kinh doanh thấp
Phần lớn doanh nghiệp thương mại có qui mô nhỏ, vốn ít, nguồn nhân lực thiếu về
số lượng, yếu về trình độ để tổ chức hệ thống phân phối phát triển theo hướng hiện đại. Năm
2004, bình quân 1 doanh nghiệp có 72 lao động và 24 tỉ đồng tiền vốn, trong đó doanh
nghiệp của ngành ngành thương mại có qui mô nhỏ nhất: 18 lao động và 6 tỉ đồng vốn. Nếu
tính cả hộ kinh doanh cá thể thì qui mô trên sẽ còn nhỏ đi rất nhiều.
Do qui mô nhỏ, vốn ít nên mua bán qua nhiều tầng nấc và chồng chéo; bán chịu, bán
trả chậm và bán qua đại lý vẫn là phương thức kinh doanh phổ biến. Hoạt động thương mại
được thực hiện chủ yếu thông qua phương thức giao dịch, mua bán theo kiểu truyền thống;
hàng hoá lưu thông chủ yếu vẫn qua các kênh truyền thống (chợ, cửa hàng độc lập của hộ
kinh doanh, cửa hàng của các công ty bán buôn và bán lẻ truyền thống, nhà sản xuất trực tiếp
bán thẳng). Các phương thức kinh doanh tiến bộ như liên kết "chuỗi", nhượng quyền
thương mại; các loại hình tổ chức giao dịch thương mại hiện đại như sàn giao dịch, trung
tâm đấu giá, mua bán trung gian trên mạng, chợ “ảo”… chỉ mới manh nha hình thành, chưa
nhiều và chưa mạnh.
Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thương mại trong nước chưa áp
dụng quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO; việc quản trị hàng tồn kho, xử lý đơn đặt hàng,

nhỏ, trung bình chỉ 11,8 m2/ cửa hàng với trang thiết bị thô sơ, lao động chân tay là chủ yếu.
TTTM và siêu thị mới chỉ bắt đầu phát triển ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với
qui mô chưa lớn, trình độ quản lý, công nghệ, thiết bị kỹ thuật và phương thức kinh doanh
chưa theo được chuẩn mực quốc tế.
Hiện cả nước có trên 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics nhưng đều
là doanh nghiệp có qui mô nhỏ, chỉ đảm nhận những khâu đơn lẻ trong chuỗi hoạt động
logistics dưới dạng đại lý, làm thuê cho các hãng nước ngoài. Hoạt động logistics hiện đại
theo đúng nghĩa hoàn chỉnh của dịch vụ này chưa được các doanh nghiệp trong nước ứng
dụng, triển khai.
Hàng hoá đến người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ (khoảng 40%) và qua
hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống (khoảng 44%), qua hệ thống phân phối hiện đại
(TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,..) mới chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại 6% là do nhà sản
xuất trực tiếp bán thẳng.
Ngoại trừ một số ít doanh nghiệp như UNILEVER, P & G, Công ty Sữa Việt Nam
VINAMILK, Tổng công ty Xăng dầu PETROLIMEX…có hệ thống thống phân phối được
tổ chức chặt chẽ, tạo được sự gắn kết giữa các khâu, quản lý theo địa bàn, phát triển theo
8
mục tiêu, còn lại đại bộ phận là hoạt động tự phát, mối liên kết giữa các thành viên trong
kênh còn lỏng lẻo, tùy thuộc vào lợi nhuận kiếm được tại từng thương vụ.
Nhược điểm chung của hệ thống phân phối hiện nay là có quá nhiều cấp trung gian
trong cùng một khâu (bán buôn, bán lẻ), quá nhiều đầu mối trên cùng một khu vực địa lý, có
sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các đơn vị thành viên thuộc cùng một doanh nghiệp, khả năng
kiểm soát (các chi phí chủ yếu, giá bán, chất lượng, chương trình bán hàng…) toàn bộ hệ
thống từ nhà sản xuất, nhập khẩu qua bán buôn đến bán lẻ còn bất cập, do vậy đã không tạo
ra được sức mạnh chung trong việc nghiên cứu thị trường, tập trung đơn đặt hàng, định
hướng cho sản xuất và hướng dẫn cho tiêu dùng.
5. Trật tự thị trường và văn minh thương mại còn nhiều yếu kém
Kỷ cương, pháp luật trong kinh doanh còn bị vi phạm; tình trạng buôn lậu, gian lận
thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm vệ sinh an
toàn cho sức khoẻ con người và môi trường sống còn khá phổ biến, gây thiệt hại cho nhà

ương đến địa phương cả về nhận thức, nội dung lẫn phương pháp và công cụ quản lý. Đã
chuyển đổi căn bản từ việc chỉ chú trọng trực tiếp quản lý doanh nghiệp, quản lý các mặt
hàng thuộc diện cấm, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện sang việc xây dựng thể
chế và chính sách, hướng dẫn và tổ chức thực hiện, kiểm tra và kiểm soát việc thực thi luật
pháp; thu thập, xử lý và cung cấp thông tin; xây dựng và từng bước hoàn chỉnh cơ chế điều
tiết cung - cầu, giá cả thị trường các mặt hàng trọng yếu; từng bước chú trọng nghiên cứu,
tham mưu đề xuất các chính sách nhằm thúc đẩy mở rộng thị trường, phát triển hoạt động
thương mại trong nước phù hợp với điều kiện kinh tế trong và ngoài nước ở từng giai đoạn.
Các nguyên nhân chủ yếu của tồn tại là:
1. Quan điểm, nhận thức chung về vị trí, vai trò của hoạt động thương mại trong
nước đối với nền kinh tế quốc dân chưa đầy đủ và sâu sắc. Quan niệm thương mại là khâu
trung gian, không tạo ra sản phẩm hàng hoá, do đó không cần khuyến khích, ưu đãi vẫn còn
tác động đến tư duy và hành động của nhiều cấp quản lý đã kìm hãm sự phát triển rất cần
thiết và rất quan trọng của thương mại trong nước. Thời gian qua Nhà nước chưa xây dựng
được một hệ thống chính sách định hướng và phát triển đồng bộ cho thương mại trong nước.
Hệ quả là thương mại trong nước phát triển mang tính tự phát cao, chưa thực sự trở thành
cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng.
Trong những năm qua, Nhà nước có nhiều chương trình phát triển sản xuất, dịch vụ
khác nhau (cho các ngành công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp, du lịch…) với sự hỗ trợ
trực tiếp từ nguồn ngân sách và nhiều ưu đãi trong chính sách đầu tư, tín dụng (đất đai, tiếp
cận các nguồn vốn, hỗ trợ lãi suất tín dụng, miễn, giảm các loại thuế...). Đối với hoạt động
thương mại trong nước, chỉ mới vài năm gần đây, lần đầu tiên, có một số chính sách hỗ trợ
phát triển chợ, còn lại toàn bộ kết cấu hạ tầng thương mại nói chung không được quan tâm
10
trong khâu quy hoạch, bố trí không gian, diện tích mặt bằng cũng như không được hưởng
bất cứ sự ưu đãi đầu tư phát triển nào.
2. Quản lý nhà nước về thị trường và thương mại chưa được quan tâm đúng mức nên
chưa đáp ứng và giải quyết tốt các yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển. Nhiều vấn đề bất
cập trong quản lý chưa được giải quyết đồng bộ, như công tác qui hoạch phát triển thương
mại theo vùng lãnh thổ và theo loại hình kết cấu hạ tầng, chính sách đầu tư phát triển hệ

kinh tế này, thương mại trong nước (dịch vụ phân phối) có tác động rất lớn và là một phận
rất quan trọng của tăng trưởng kinh tế.
Một sản phẩm từ lúc nghiên cứu đến khi đưa ra thị trường có 3 công đoạn chính: xác
định nhu cầu - tổ chức sản xuất và cuối cùng là tiến hành tiêu thụ. Thay vì trước đây, các
nước phát triển chỉ quan tâm đến sản xuất thì nay chuyển công đoạn này sang các nước kém
phát triển, nơi có các yếu tố đất đai, lao động rẻ thông qua con đường tự do hoá đầu tư. Các
tập đoàn đa quốc gia tập trung khai thác các phát minh, sáng chế, kiểu dáng, giải pháp hữu
ích (gắn với đăng ký độc quyền và bảo hộ sở hữu trí tuệ) và đưa sản phẩm đó vào một hệ
thống phân phối mạnh cùng với việc triển khai các chiến dịch tuyên truyền, giới thiệu hàng
hóa và phương thức phục vụ khách hàng, khuyến mại và quảng bá thương hiệu một cách
chuyên nghiệp...theo đó, sản phẩm sẽ được tiêu thụ với giá cao hơn nhiều lần so với giá
thành sản xuất. Vì vậy, hệ thống phân phối ngày càng trở nên quan trọng, có ý nghĩa quyết
định và được các nước phát triển đặc biệt quan tâm.
1.2. Xu thế toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng mà bản chất của nó là sự mở rộng thị
trường theo các định chế song phương, khu vực và toàn cầu. Thông qua các cam kết về mở
cửa thị trường mà sự phát triển của các tập đoàn xuyên quốc gia và đa quốc gia trong lĩnh
vực phân phối ngày càng lớn mạnh. Sự hình thành nên các hãng phân phối lớn xuyên quốc
gia và đa quốc gia có mạng lưới phủ khắp toàn cầu đã trở thành một thế lực mạnh, áp đặt
cuộc chơi cho các nhà sản xuất. Nếu Việt Nam không sớm củng cố, phát triển hệ thống phân
phối trong nước tốt trước khi mở cửa thị trường thì Việt Nam chỉ có thể hưởng lợi trong thu
hút nguồn vốn FDI do quá trình phân công lại cơ cấu sản xuất trên phạm vi toàn cầu, còn
việc để các tập đoàn phân phối nước ngoài vào và chi phối thị trường trong nước là điều
khó tránh khỏi trong một tương lai gần. Từ chi phối về phân phối sẽ dẫn đến chi phối về sản
xuất. Các nhà sản xuất Việt Nam (chủ yếu có qui mô nhỏ) khó tạo ra lợi nhuận cao để có thể
tích tụ, mở rộng qui mô do giá trị gia tăng trong công đoạn sản xuất ngày một thấp, nhất là
sản xuất chỉ dừng ở dạng gia công, lắp ráp, thậm chí còn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ
sản phẩm nếu không liên kết được với hệ thống phân phối trong nước.
1.3. Xu hướng phát triển chung của hệ thống phân phối diễn ra ở các nước từ những
năm giữa thập kỷ 90 đến nay là:
12

- Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao là
cơ sở kinh tế để phát triển thương mại trong nước. Năm 2005 Việt Nam được xếp thứ 3
13
trong số 30 thị trường bán lẻ phát triển nhanh nhất (vượt 5 bậc so với năm 2004) và là 1
trong 7 quốc gia hấp dẫn nhất về đầu tư thương mại trên toàn cầu .
- Việt Nam sẽ sớm trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới
WTO, theo đó sẽ mở cửa thị trường đối với hàng hoá và dịch vụ phân phối. Bên cạnh các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện đang hoạt động, với một thị trường được đánh
giá là đầy tiềm năng phát triển, chắc chắn trong thời gian tới Việt Nam sẽ đón nhận thêm
nhiều nhà phân phối lớn nước ngoài khác, như Wal-Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp), Tesco
(Anh) và các tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Châu á như Dairy Farm (Hồng Công), South Asia
Investment Pte (Singapore)...
Với sự xuất hiện các mô hình phân phối tiến tiến này, khả năng tiếp cận với công
nghệ mới, phương thức mới trong phân phối và quản lý phân phối, khả năng chia sẻ kinh
nghiệm và hợp tác với nhà phân phối hiện đại sẽ ngày một gia tăng. Đây cũng là nhân tố góp
phần làm thay đổi bộ mặt bên ngoài và cấu trúc bên trong của thương mại trong nước.
14
2.2. Thách thức:
- Kết cấu hạ tầng thương mại yếu, thiếu đồng bộ; tính liên kết trong và giữa các
doanh nghiệp với nhau còn kém; đại bộ phận doanh nghiệp thương mại nhỏ bé trong điều
kiện nguồn vốn lại hạn hẹp. Khả năng tích tụ và tập trung các nguồn lực chưa bảo đảm đủ
sức để cạnh tranh và hợp tác.
- Phương thức kinh doanh lạc hậu, thiếu tính chuyên nghiệp, trình độ đội ngũ quản lý
không bắt kịp yêu cầu phát triển thương mại theo xu hướng hiện đại và tiến trình hội nhập
quốc tế.
- Thông tin thị trường mang tính hệ thống chậm được xác lập, chưa đủ tin cậy, làm
giảm giá trị dự báo, tiên lượng…
- Sức ép hội nhập về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối và mở cửa thị trường hàng
hoá ngày càng rõ rệt, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Sự
hiện diện của các nhà phân phối lớn, chuyên nghiệp nước ngoài cùng với luồng hàng hoá

2. Tăng trưởng kinh tế:
Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 là 7,5% -
8%. Theo đó, đến năm 2010, tổng GDP đạt trên 1.400 nghìn tỉ đồng, đến năm 2020 đạt
khoảng 2.600 nghìn tỉ đồng
Theo tính toán, đến năm 2010, GDP cao gấp hơn 2,1 lần so với năm 2000 (theo giá
so sánh), đến năm 2020 cao gấp 4 lần so với năm 2000 và 8 lần so với năm 1990.
GDP bình quân đầu người năm 2010 dự kiến đạt khoảng 1.050 - 1.100 USD (theo
giá hiện hành), đến năm 2020 sẽ tăng khoảng 3,3 - 3,6 lần so với
năm 2000 (phụ thuộc vào tỉ lệ tăng dân số hàng năm của cả thời kỳ này).
Tổng GDP và GDP bình quân đầu người là những là căn cứ quan trọng để dự báo
Quỹ tiêu dùng cuối cùng và TMBLHH.
3. Đầu tư xã hội:
Dự báo trong giai đoạn 2006 - 2010 tỉ lệ huy động vẫn giữa ở mức cao, khoảng 40%
so với tổng GDP. Đến năm 2010, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước khoảng gần 500.000 tỉ
đồng.
Trạng thái đầu tư của xã hội ảnh hưởng đến hoạt động thương mại trong nước. Nếu
tổng mức và tỉ lệ đầu tư của xã hội tăng cao, về ngắn hạn, làm giảm tương đối mức tiêu
dùng của dân cư đối với hàng tiêu dùng nhưng lại làm tăng khả năng tiêu thụ các mặt hàng
16
là tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu xây dựng, về dài hạn, đầu tư làm cho sản xuất phát triển
sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm mới, tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, là cơ sở kinh tế để mở
rộng lưu thông hàng hoá. Trong trường hợp tổng mức và tỉ lệ đầu tư giảm thì hiệu ứng sẽ có
tác động ngược chiều với xu hướng trên.
Như vậy, trong giai đoạn 2006 - 2010, về tổ chức thị trường, cần phải chú ý tập trung
xây dựng các kênh phân phối đối với loại hàng hoá là vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản
xuất và xây dựng (là những kênh hiện còn rất yếu kém).
4. Tiêu dùng của dân cư:
Quỹ tiêu dùng cuối cùng là "cận" trên của TMBLHH. Tỉ lệ Quỹ tiêu dùng cuối cùng
so với GDP của Việt Nam thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (trên 70%) trong khi
của Singapore là 55,9%, Malaysia là 58,2% và Thái Lan là 67,7%...Trong giai đoạn 2001 -


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status