Một số khuyến nghị đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục –Lao động xã hội . - Pdf 31

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU VỀ CỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI
I. CHỨC NĂNG ,NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC
PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI ...................................................................3
1.Chức năng........................................................................................................3
2. Nhiệm vụ ........................................................................................................3
3. Cơ cấu , tổ chức của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.................................5
II. HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH GIÁO DỤC- LAO ĐỘNG
XÃ HỘI.....................................................................................................................6
1. Vai trò , nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo
dục - Lao động xã hội..............................................................................................6
2. Điều kiện thành lập của trung tâm .........................................................11
III .SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI .
1. Thực trạng tình hình tệ nạn mại dâm và nghiện ma túy hiện nay
1.1 Thực trạng nghiện ma túy ............................................................................12
a. Về số lượng người nghiện ma túy ..........................................................12
b. Đặc điểm tình hình nghiện ma túy..........................................................12
c. Tình hình buôn bán ma túy vẫn diễn ra hết sức phức tạp........................13
1.2 Thực trạng tệ nạn mại dâm.........................................................................14
a. Tình hình................................................................................................14
b. Đặc điểm người bán dâm.......................................................................15
2. Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Giáo
dục - Lao động Xã hội ..........................................................................................16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
I. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM GIÁO
DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI..................................................................................18

Tài liệu tham khảoLI M U
Trong nhng năm gần đây, ở nớc ta tình hình tệ nạn xã hội, nhất là tệ mại dâm,
ma tuý phát triển rất nhanh chóng và trở thành quốc nạn. Theo đánhgiá của các bộ,
ngành trực tiếp tham gia vào công tác phòng chống tệ nạn ma tuý nh: Công an, toà
án, viện kiểm sát, Bộ Lao động - Thơng binh v à Xã hội thì tình hình nghiện hút
ma tuý trong xã hội, cũng nh tội phạm ma tuý cho đến nay vẫn gia tng về mặt số l-
ợng và đang diễn biến với tính chất ngày càng phức tạp. Do đó việc thực thi các biện
pháp phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm trong đó có sự đẩy mạnh hiệu quả hoạt
động của các Cơ sở chữa bệnh nhằm ngăn chặn sự phát triển tệ nạn xã hội là một đồi
hỏi khách quan và vô cùng cần thiết.
Vai trò của các c s cha bnh trong việc loại trừ dần đối tợng nghiện hút là
quan trọng và mang tính quyết định. Chính vì vậy, sự tồn tại và phát triển các Cơ sở
chữa bệnh trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu khách quan. Đồng thời, cũng theo
kết quả tính toán dự báo thì dù có tăng công suất cai nghiện của toàn bộ các c s
cha bnh trong cả nớc lên 2 lần, cùng với giải pháp đồng bộ khác thì cũng phải 20
năm nữa chúng ta mới có thể giải quyết cơ bản tình trạng nghiện hút ma tuý. Vỡ vy,
vic tng cng u t phỏt trin h thng Trung tõm Cha bnh Giỏo dc
Lao ng xó hi l cn thit .
Xut phỏt t nhng vn mang tớnh thi s ca t nn xó hi trờn c s
nhng kin thc ó hoc cựng vi nhng kin thc trong khuụn kh ti liu cho
phộp , em xin trỡnh by ti :u t phỏt trin h thng Trung tõm Cha
bnh Giỏo dc Lao ng xó hi .Thc trng v gii phỏp.
Em xin chõn thnh cm n cụ giỏo Nguyn Th Thu H cựng ton th cỏc thy
cụ trong khoa Kinh t u t ó giỳp em hon thnh chuyờn ny .
Kết cấu của chuyên đề : ngoài lời mở đầu, lời cảm ơn và kết luận, kết cấu của
chuyên đề dự kiến gồm 3 chương như sau:
Chương 1:Giới thiệu về cục phòng chống tệ nạn xã hội và sự cần thiết phải tiến

- Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn
bán từ nước ngoài trở về;
d) Quy hoạch và hướng dẫn quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục lao động
xã hội ( cơ sở quản lý người nghiệm ma tuý, người bán dâm, người sau cai nghiện
ma tuý);
đ) Điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục lao
động xã hội; thủ tục nhận đối tượng vào cơ sở giáo dục lao động xã hội và từ cơ sở
giáo dục lao động xã hội về gia đình, cộng đồng;
e) Thẩm định việc cấp, thu hồi giấy phép của các cơ sở cai nghiện ma túy
tự nguyện;
g) Quy trình, nội dung, chương trình giáo dục, dạy nghề; tạo việc làm, lao
động sản xuất; hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, phòng, chống tái nghiện, tái phạm
cho các đối tượng;
h) Chính sách xã hội hóa hoạt động cai nghiện ma túy.
• Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước, của
Bộ về hỗ trợ hoà nhập cộng đồng; phòng, chống tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy
và phòng, chống HIV/AIDS; tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em là nạn
nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về theo phân công của Bộ.
• Thông tin, tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân
công của Bộ.
• Giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ Thường trực về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn
mại dâm của Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy,
mại dâm; thực hiện nhiệm vụ thường trực về công tác phòng chống HIV/AIDS và
công tác phòng chống tội phạm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
• Tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của
ngạch viên chức chuyên ngành, chế độ chính sách đối với cán bộ công chức, viên
chức trong lĩnh vực được phân công; tiêu chí xếp hạng, định mức biên chế đơn vị
sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý;
• Tổ chức cập nhật, thống kê đối tượng quản lý theo sự phân công của Bộ.
• Thực hiện hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học; tham gia đào tạo, bồi

biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh; người nghiện ma túy và người bán dâm là
người chưa thành niên và người nghiện ma túy, người bán dâm tự nguyện vào cơ
sở chữa bệnh để cai nghiện, chữa trị.
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội có chức năng, nhiệm vụ:
- Tiếp nhận, phân loại, tổ chức chữa trị, phục hồi sức khoẻ cho người vào
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội; tổ chức lao động trị liệu, lao
động sản xuất cho người vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội;
tổ chức học tập, giáo dục, dạy nghề; bảo đảm các điều kiện vật chất, sinh hoạt tinh
thần cho họ.
- Nghiên cứu thực nghiệm mô hình, quy trình chữa trị, cai nghiện, phục hồi;
tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức và nhân
viên của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.
- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định; giữ gìn an ninh trật tự
an toàn xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức quản lý, chữa
bệnh, giáo dục, lao động, dạy nghề và hướng nghiệp cho người vào Trung tâm.
1.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội bao
gồm:
Ban giám đốc gồm có: Giám đốc; Các Phó giám đốc.
Tùy theo quy mô tổ chức, số lượng, đặc điểm, tính chất của người bị đưa
vào Trung tâm và đặc thù của từng địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế cần thiết
Phân khu trong Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tổ chức khu vực dành
riêng cho những đối tượng sau:
a) Phụ nữ;
b) Người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
c) Người đã tái phạm nhiều lần hoặc có hành vi gây rối trật tự;
d) Người chưa thành niên.

a. Về số lượng người nghiện ma túy .
Theo thống kê báo cáo của các địa phương, tính đến hết tháng 8/2008 cả nước
có 132.651 người nghiện có hồ sơ quản lý tăng 69.323 người (49%) so với năm
2000 (chưa tính 30.049 người nghiện tại các Trại giam, Cơ sở Giáo dục, Trường
Giáo dưỡng hiện do Bộ Công an quản lý, từ năm 2001 đến nay các trại giam, cơ sở
giáo dục, trường giáo dưỡng đã tổ chức 624 lớp điều trị, cai nghiện cho 30.136 đối
tượng nghiện ma tuý. Ngoài việc thực hiện tốt công tác chăm sóc y tế, nâng đỡ cơ
thể, tuyên truyền giáo dục cho số đối tượng nghiện, đã tổ chức 1.387 lớp học khai
báo tố giác do 42.625 đối tượng và đã thu được 8.312 nguồn tin có giá trị phục vụ
có hiệu quả công tác quản lý, giáo dục phòng, chống ma tuý trong các trại giam, cơ
sở giáo dục, trường giáo dưỡng và đấu tranh phòng chống ma tuý ngoài xã hội.
Tuy nhiên, số phạm nhân, trại viên nghiện ma tuý vào các trại giam, cơ sở giáo dục
ngày càng tăng nhanh, phần lớn cơ thể bị suy kiệt, phát sinh nhiều bệnh tật nguy
hiểm như: Bệnh lao, bệnh viên gan B, C... Đặc biệt tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS rất cao
“trên 80%”).
Đến nay, toàn bộ 63/63 tỉnh, thành phố, 90% quận, huyện và 58% xã,
phường, thị trấn có người nghiện ma tuý. Một số địa phương có số người nghiện
tính trên 100.000 dân rất cao như Điện Biên 1.120 người, Lai Châu 1.173 người,
Sơn La 916 người, Thái Nguyên 574 người….
b. Đặc điểm tình hình nghiện ma tuý:
- Người nghiện ma túy có độ tuổi ngày càng trẻ, năm 2005 số người nghiện
dưới 30 tuổi chiếm 45%, năm 2008 là 60,7% nay tăng lên 68,3%. Tỷ lệ nữ nghiện
ma túy đang có xu hướng gia tăng, năm 2005 chiếm 3,1% trong tổng số ngưòi
nghiện, năm 2001 chiếm 4,5% và đến nay là 5,6%. Trong số phụ nữ nghiện ma túy
có 60% thường xuyên hoạt động mại dâm và 50% nhiễm HIV đang là một trong
những nguyên nhân làm lây truyền HIV/AIDS ra cộng đồng xã hội.
- Tỷ lệ người nghiện ma tuý sử dụng qua đường tiêm chích ngày một tăng (năm
1996 chỉ có 7,6% trong tổng số người nghiện, năm 2001 là 46,4% và đến nay đã
tăng lên 86,3%, đây là nguyên nhân chủ yếu làm lây truyền HIV/AIDS và các
bệnh truyền nhiễm khác. Một số địa phương có tỷ lệ tiêm chích ma tuý rất cao như

vụ, các cơ sở lưu trú, gái mại dâm đi theo các tour du lịch trong và ngoài nước.
Hiện tượng mại dâm nơi công cộng có chiều hướng giảm nhưng mại dâm trong các
khách sạn liên doanh nước ngoài gia tăng thông qua các đường dây có tổ chức từ
khâu bố trí sẵn tiếp viên khêu gợi tình dục với khách, môi giới, thu xếp phòng ngủ
đến cách phân chia lợi ích và tạo chứng cứ ngoại phạm. Hình thức hoạt động phổ
biến là môi giới mại dâm tại các cơ sở karaoke, vũ trường, và hẹn hò bán dâm tại
các cơ sở lưu trú như nhà khách, nhà nghỉ, khách sạn. Gần đây, hiện tượng bán
dâm thông qua các đường dây gái gọi sử dụng điện thoại di động, lập các trang
web đang trở thành cách thức thuận lợi và rất khó kiểm soát. Hàng năm, lực lượng
Công an ở các cấp triệt phá trên 1.300 vụ hoạt động mại dâm có tổ chức và xử lý
tránh nhiệm hình sự. Hiện còn tồn tại gần 200 tụ điểm mại dâm công cộng tập
trung ở các tỉnh, thành phố lớn.
b. Đặc điểm người bán dâm:
Trong những năm gần đây, độ tuổi người bán dâm có xu hướng trẻ hơn trước, số
dưới 18 tuổi năm 1997 là 12%, năm 2007 là 17,5%. Trình độ văn hóa của người
bán dâm có tăng lên, năm 2001 là 5,9% người có văn hóa cấp 3, năm 2007 là 8%.
Nhìn chung, trình độ văn hóa thấp, khoảng 80% văn hóa cấp 1 và cấp 2, 10% mù
chữ. Phụ nữ bán dâm xuất thân từ thành phố có xu hướng gia tăng, trước năm 2005
khoảng 25%, năm 2007 – 2008 là 40%. Trên 50% đã bị bắt từ 2 – 4 lần trở lên. Số
phụ nữ không có nghề nghiệp trước khi bán dâm có xu hướng giảm, các năm 2000
– 2003 là 70%, đến nay là 50%. Số có nghề trước khi bán dâm có 15% làm ruộng,
buôn bán nhỏ là 18,5%, công nhân 8,6%.... Động cơ làm mại dâm để kiếm được
nhiều tiền hơn có chiều hướng tăng thay vì trước năm 2000 chủ yếu do nghèo đói
(theo điều tra 200 đối tượng năm 2007 tại thành phố Hồ Chí Minh, 74% cho rằng
bán dâm do dễ kiếm tiền hơn nhiều công việc khác). Hầu hết người bán dâm có thu
nhập trên 2 triệu đồng/ tháng, một số có thu nhập cao hơn.
Trong số đối tượng vào Trung tâm chiếm tới 30% nghiện ma túy và nhiễm
HIV. Hầu hết đều mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Số đã có con
chiếm 39%. Trên 70% đối tượng cho rằng sẽ từ bỏ mại dâm nếu có việc làm ổn
định, kinh tế không còn khó khăn và có tổ ấm gia đình. Hầu hết người bán dâm đều

chính sách đặc thù dành cho đối tượng và cán bộ làm công tác cai nghiện .Về tình
trạng nhà cửa thì ngoài một số Trung tâm được xây dựng mới đảm bảo quản lý tốt
đối tượng như Thanh Hoá, Nghệ An,… còn lại số Trung tâm nhà cửa xuống cấp,
kiến trúc bất hợp lý do được chuyển giao mục đích sử dụng từ khu chăn nuôi, bảo
trợ xã hội, trại giam…, không có điều kiện phân khu riêng biệt cho từng loại đối
tượng, không đủ diện tích cho đối tượng ở và công tác quản lý. Về trang thiết bị
dạy nghề ,lao động sản xuất ,y tế cũng được đầu tư ít . Điều kiện ở, trang thiết bị
thiếu dẫn đến cai nghiện, chữa trị đạt hiệu quả không cao.Rõ ràng việc tăng cướng
đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Chữa bệnh là thực sự cần thiết ,mang tính
khách quan .
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
TRUNG TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI
I. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM CHỮA
BỆNH GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
1. Cơ sở pháp lý
+ Quyết định 156/2007/QĐ-TTg ngày 25/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống tệ nạn ma túy đến
năm 2010.
Mục tiêu của chương trình:
a) Mục tiêu tổng quát:
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tầng lớp
nhân dân về công tác đấu tranh phòng, chống ma tuý và tác hại của tệ nạn ma tuý
để tự phòng, chống, làm giảm tệ nạn ma tuý trong đời sống xã hội;
- Đấu tranh làm giảm tội phạm ma tuý và nguồn cung cấp chất ma tuý;
- Kiềm chế và giảm người nghiện ma tuý;
- Từng bước đẩy lùi và xoá bỏ tệ nạn ma tuý ra khỏi đời sống xã hội, tạo môi
trường lành mạnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia,
giữ gìn trật tự, an toàn xã hội vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:
- Giảm từ 20 đến 30% số người nghiện ma tuý so với năm 2005, khống chế

phòng tránh bệnh lao, nhiễm HIV và mắc STD;
d) Giáo dục nâng cao kỹ năng thực hiện các hành vi an toàn về phòng, chống
bệnh lao, nhiễm HIV và mắc STD;
đ) Giáo dục pháp luật về phòng, chống bệnh lao, HIV/AIDS và STD;
e) Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế về dự phòng bệnh lao, nhiễm
HIV và mắc STD;
g) Xử lý các đồ dùng, chất thải có dính máu, dịch tiết, kể cả đồ dùng (chăn,
ga, gối, đệm...) trước khi cấp cho học viên khác sử dụng theo đúng quy định của
Bộ Y tế.
- Đối với cán bộ của Trung tâm
a) Không phân biệt đối xử với người mắc bệnh lao, nhiễm HIV và mắc STD;
thường xuyên gần gũi, an ủi, động viên, giúp đỡ họ để họ an tâm chữa trị, cai
nghiện tại Trung tâm;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về giữ bí mật thông tin liên quan đến
phòng, chống bệnh lao, HIV/AIDS và STD;
c) Tuân thủ các biện pháp dự phòng lây nhiễm bệnh lao, HIV và STD theo
hướng dẫn của Bộ Y tế;
d) Hướng dẫn học viên thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh của
Trung tâm.
- Đối với học viên đang cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm
Trong thời gian cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm, học viên phải thực hiện
các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh lao, nhiễm HIV và STD cho bản thân
và mọi người như sau:
a) Tích cực rèn luyện sức khỏe để nâng cao sức đề kháng bệnh;
b) Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về vệ sinh phòng bệnh tại Trung
tâm:
- Giữ vệ sinh chung, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi;
- Các vật dụng có dính máu, dịch tiết như quần áo, chăn màn, ga, gối... phải
được ngâm nước xà phòng hoặc nước javen 30 phút trước khi giặt;
- Các chất thải có dính máu, dịch tiết như bông, băng vết thương, băng vệ

biệt khó khăn);
- nội dung công việc, chuyên môn, nghiệp vụ cần khuyến khích, động viên
và thu hút cán bộ, viên chức yên tâm làm việc tại trung tâm.
• Phụ cấp ưu đãi y tế:
Phụ cấp ưu đãi y tế gồm 06 mức 70%, 60%, 50%, 40%, 35%, 30% được
thực hiện như sau:
a) cán bộ, viên chức chuyên môn y tế trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc
(phục vụ, cho ăn, uống thuốc), xét nghiệm đối với người nghiện ma túy, người bán
dâm bị bệnh aids tại các trung tâm có phân khu riêng biệt:
- theo phân loại lâm sàng giai đoạn iv, được hưởng mức 70%;
- theo phân loại lâm sàng giai đoạn iii, được hưởng mức 60%.
việc phân loại lâm sàng bệnh aids giai đoạn iv, giai đoạn iii thực hiện theo
quy định tại quyết định số 06/2005/qđ-byt ngày 07 tháng 3 năm 2005 của bộ
trưởng bộ y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm hiv.
trường hợp trung tâm chưa phân khu riêng biệt theo giai đoạn lâm sàng thì
thực hiện phụ cấp theo quy định tại điểm b khoản 2 này.
b) cán bộ, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế (khám, chữa bệnh, chẩn
đoán, điều trị, chăm sóc, tư vấn phục hồi tâm lý, thay đổi hành vi cho người nghiện
ma túy, người bán dâm bị nhiễm hiv/aids) và cán bộ, viên chức trực tiếp làm công
việc trông coi, bảo vệ, vận chuyển, phục vụ người nghiện ma túy, người bán dâm
bị nhiễm hiv/aids (bao gồm cả việc quản lý, điều trị tại bệnh viện, truy bắt, can
thiệp khi đánh nhau, xử lý kỷ luật, vệ sinh buồng bệnh, vệ sinh môi trường) tại các
trung tâm:
- trung tâm ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, được hưởng mức 50%;
- trung tâm ở đồng bằng, thành phố, thị xã, được hưởng mức 40%.
c) cán bộ, viên chức chuyên môn y tế trực tiếp khám bệnh và chẩn đoán, xét
nghiệm cận lâm sàng trong quá trình điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện ma
túy (bao gồm cả việc phục hồi sức khỏe, tâm lý, hành vi; tiêm và cấp phát thuốc)
và cán bộ, viên chức trực tiếp phục vụ (trông coi, bảo vệ, vận chuyển, chăm sóc,
cho ăn, uống thuốc, tắm giặt, vệ sinh buồng bệnh, vệ sinh môi trường và các công

được hưởng mức phụ cấp ưu đãi như sau:
- trung tâm ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, được hưởng mức 25%;
- trung tâm ở đồng bằng, thành phố, thị xã, được hưởng mức 15%.
+ Ngày 3 tháng 6 năm 2008 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Lụât Phòng ,chống ma túy và Nghị quyết số 16/2008/QH12 ngày
03 tháng 6 nă m2008 về việc giải quyết mọt số vấn đề sau khi Nghị quyết số
16/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội về việc thực hiện thí điểm
Đề án tổ chức quản lý ,dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma
túy ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh , thành phos khác trực thuộc Trung
ương hết hiệu lực thi hành luật sửa đổi ,bổ sung một số điều của Luật phòng chống
ma túy có hiệu lực thi hành từ ngày 01 năm 2008
2 . Mục tiêu
Tăng số người nghiện ma túy được đưa vào các chương trình cai nghiện và
nâng cao chất lượng cai nghiện phục hồi trên cơ sở tăng cường tổ chức đầu tư ,xã
hội hóa công tác cai nghiện nhằm giảm rõ rệt tỷ lệ tái nghiện tiến tới giảm cơ bản
số người nghiện một cách bền vững .
Đầu tư mở rộng và tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và
điều trị nhằm kéo dài cuộc sống cho người nhiễm HIV, dự phòng lây nhiễm HIV
trong cộng đồng, góp phần khống chế số người nhiễm HIV ở mức dưới 0,3% dân
số vào năm 2010 và không tăng hơn vào các năm sau.
Tăng cương công tác giáo dục gắn kết chặt chẽ với tái hòa nhập công đồng cho
đối tượng mại dâm ở trung tâm .

Trích đoạn Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Nguồn vốn và sử dung vốn Khuyến nghị về cơ chế ,chớnh sỏch
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status