Nguyên nhân - giải pháp bạo hành trong gia đình - Pdf 32

A>Nguyên nhân của bạo hành trong gia đình
Nói đến bạo lực gia đình người ta thường nghĩ ngay tới những hành vi
như lăng mạ, đánh đập, ngược đãi… mà nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em.
Bạo lực gia đình hiện đang là vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, trở thành mối
quan tâm, lo ngại của cộng đồng quốc tế.
Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, bạo lực gia đình ở nước ta tồn tại từ
lâu đời, nhưng trong nhận thức của người dân, đây vẫn được coi là vấn đề
riêng tư của mỗi nhà và có xu hướng giải quyết theo suy nghĩ không “vạch áo
cho người xem lưng”. Vì vậy, bạo lực gia đình ngày càng phát triển với cấp
độ nghiêm trọng hơn. Theo đánh giá từ kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả
trong nước, phần lớn số đơn ly hôn của phụ nữ ở nhiều địa phương khác nhau
do xung đột gia đình, do chị em bị đánh đập, hành hạ. Số vụ ly hôn do bạo lực
gia đình ngày càng gia tăng. Ở các thành phố, hiện tượng bạo hành về thể xác
đang giảm dần trong khi bạo hành về tinh thần và tình dục lại trên đà phát
triển. Điều đáng nói là đa số các vụ bạo hành về tinh thần tập trung ở các gia
đình đô thị và đối tượng có trình độ học vấn cao gây ra. Đây là một bạo lực
rất tinh vi, bới nó diễn ra âm thầm trong mỗi gia đình và chỉ có người trong
cuộc mới cảm nhận được
Ở một số quốc gia, vào thời kỳ mà quan niệm “tứ đức tam tòng” được
ăn sâu vào tâm thức, khi mà triết lý Khổng Mạnh được tuân theo triệt để, thì
người vợ thường được coi như là sở hữu của người chồng. Người chồng có
bổn phận hoặc có quyền “dậy vợ từ thuở bơ vơ mới về” thì việc bạo hành
trong hôn nhân được coi như là chuyện thế gian sự thường.
Cùng ý nghĩ đó, người Hy Lạp xa xưa thường dạy vợ bằng chân tay rồi
cười, giải thích: “Đàn ông ở đây chúng tôi đều hành động như vậy vì đó là
làm điều tốt để giúp vợ tu thân”!
Dân Nga có câu châm ngôn: “Người vợ có thể yêu người chồng không
bao giờ đánh đập, nhưng bà ta không bao giờ kính trọng ông ta”. Luật tập tục
1
ở Anh cho phép người chồng trừng phạt vợ bằng khí giới không lớn quá ngón
tay cái.

đường vắng vẻ nguy hiểm.
Lạm dụng tinh thần. Nạn nhân bị nghe những lời khủng bố đến nỗi bị
hoảng loạn tâm thần như là dọa cắt nguồn tài trợ tài chánh; không cho thăm
nom hoặc kiếm cách đòi lại con; nhục mạ trước công chúng, dùng lời lẽ chỉ
trích quá đáng; dùng lời đường mật hứa hẹn cho có hy vọng rồi nuốt lời; liên
tục truy hỏi, nói nặng lời để hạ nhân phẩm, làm mất niềm tự trọng, kể lại một
cách diễu cợt những vụ tình ái riêng tư.
Bao vây kinh tế. Tạo ra hoàn cảnh mà người phối ngẫu phải lệ thuộc về
tiền nong, không cho giữ tiền, bắt phải hỏi xin và chứng minh mọi mua sắm
chi tiêu lớn nhỏ, tìm cách không cho vợ có việc làm để phải lệ thuộc vào
mình.
Lạm dụng tình dục. Cưỡng bách làm tình, dầy vò bộ phận sinh dục,
không cho dùng thuốc ngừa thai, làm tình hậu môn. Cưỡng hiếp khi nạn nhân
ngủ, đau ốm; coi vợ như một thứ đồ chơi, chê bai cách làm tình của vợ; đi với
vợ mà để ý hay nói tới đàn bà khác; không quan tâm tới nhu cầu sinh lý của
vợ.
Cô lập. Kiểm soát từ việc làm tới giao du, di chuyển, không cho thăm
viếng họ hàng bạn bè.
Hăm dọa cho sợ hãi bằng lời nói, cử chỉ cũng như khóe mắt; đập phá đồ đạc
để thị uy, đánh chó chửi mèo.
Hành động quyền uy, độc tài. Chồng chúa vợ tôi, coi người phối ngẫu
như tôi tớ, mình như chủ nhân ông của lâu đài, độc đoán mọi việc lớn nhỏ
Hành hạ pháp lý. Gây khó dễ bằng cách bắt người phối ngẫu phải liên
tục ra tòa vì những lý do không đâu như trễ nãi trả tiền trợ cấp, không cho
thăm con vì bị gán cho là người mẹ bất xứng.
Bạo hành đối với trẻ em.
3
Bạo hành trẻ bao gồm nhiều hành vi. Có thể là những hành vi trực tiếp
gây tổn hại đến thân thể trẻ như: Đánh đập lên thân thể, bắt quỳ, úp mặt vào
tường, nhịn ăn, chửi mắng, miệt thị, khinh rẻ, chê bai. Bạo hành cũng có thể

vấn đề này còn chưa được các địa phương quan tâm. Họ nghĩ rằng đó là
chuyện riêng của mỗi nhà, không thuộc chức năng, nhiệm vụ giải quyết của
chính quyền. Có những cán bộ tư pháp đã hồn nhiên nói với cán bộ phụ nữ
rằng, xung đột gia đình là điều... bình thường, chồng có tát vợ một đôi cái
cũng không sao. Xung đột gia đình chỉ nên tự giải quyết trong gia đình, và
chín bỏ làm mười cho gia đình trong ấm ngoài êm. Chỉ những người không
biết suy nghĩ mới đi trình báo chính quyền.
Hậu quả sự bạo hành
Nạn nhân của bạo hành sẽ mang những thương tích về thể chất cũng
như giao động về tinh thần.
Trên người có nhiều vết bầm, vết sẹo trên da, những gẫy xương, thương
tích trong miệng, dưới cơ quan sinh dục. Có nạn nhân bị hư thai, sanh non
hoặc mang thai ngoài ý muốn sau khi bị hành hiếp hay đau yếu lặt vặt như
nhức đầu, đau mình, rối loạn tiêu hóa.
Về tinh thần, họ trở nên hoảng sợ, thiếu tự tin, thụ động, buồn rầu, lo
nghĩ. Nhiều khi họ tự trách mình đã gây ra những lỗi lầm với chồng cho nên
mới có chuyện. Nhiều người nói là cái đau về thể xác thì có thể chịu đựng
được nhưng cái đau tinh thần thì quá mãnh liệt, họ không kham nổi nên đôi
khi đưa đến tìm quên trong rượu chè, hút xách. Họ thường là thân chủ trung
thành của phòng cấp cứu hay bác sĩ gia đình.
Ngoài ra bạo hanh trong gia đinh còn để lại hậu quả của nó với những
đứa trẻ được sinh ra trong gia đình có bạo hành.
Ảnh hưởng của bạo hành lên sức khoẻ, tinh thần và nhân cách của trẻ
Bạo hành trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất của trẻ
hoặc nguy hại hơn, khiến trẻ có thể bị nguy hiểm đến tính mạng, trẻ không thể
phát triển về thể chất một cách bình thường. Bạo hành chẳng khác nào những
5
chỉ dẫn sai, khắc dấu ấn rất tiêu cực lên sự phát triển của não. Vì thế, đứa trẻ
khi trưởng thành mất cân đối cả về thể lý lẫn tâm lý. Hậu quả về thể lý xảy ra
ngay nhưng lại dễ chữa lành. Còn những hậu quả tâm lý thường để lại những

mẹ con cô đến tàn bạo. Tận mắt chứng kiến những cảnh đòn roi hung hãn của
người cha, Huệ từ một cô bé trong trẻo đã trở thành cô gái u uất, ít tiếp xúc
với mọi người.
Huệ mất niềm tin vào cuộc sống và đã nhiều lần tự cắt tay, tự tử hành
hạ bản thân. Để rồi khi gặp tên ma cô lừa đảo ngon ngọt dụ dỗ cô đi đến miền
đất hứa là thành phố để làm ăn và thoát khỏi cảnh khổ nhục này. Huệ khăn
gói bỏ nhà đi để rồi nhanh chóng bị tiêm nhiễm rượu chè, ma túy và có thai ở
tuổi vị thành niên rồi trở thành gái mại dâm. Huệ mắc vào đường dây buôn
ma túy và trở thành mắt xích chuyển hàng do không thoát khỏi ảo vọng do ma
túy đem lại.
Khi bị bắt Huệ chỉ còn biết khóc nấc lên nghẹn lời bởi thương người
mẹ lam lũ ở quê chỉ có mình cô là con, và mất đi niềm hy vọng cuối cùng bởi
bản án nghiêm khắc 30 năm tù giam dành cho Huệ khi mới chớm bước sang
tuổi 22.
Hầu hết người phạm tội thuộc lứa tuổi vị thành niên thường sinh ra và lớn lên
trong điều kiện thiếu sự quan tâm chăm sóc chu đáo từ phía gia đình hoặc
chịu sự tác động tiêu cực từ môi trường xung quanh. Một gia đình luôn có
những xung đột, những màn bạo hành thô bạo, chửi bới xỉ vả nhau hoặc sự
lạnh nhạt giữa bố mẹ cũng làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý phát triển của các
em.
Ngay bản thân những người lớn trong gia đình không có quan điểm
giáo dục thống nhất như: Bố nghiêm khắc thường xuyên đánh đòn, còn mẹ lại
chỉ trích nhiếc móc suốt ngày cũng là nguyên nhân rối loạn tâm lý của trẻ vị
thành niên. Biện pháp giáo dục bằng đánh đập thô bạo không phải là biện
7
pháp tốt, thậm chí đây là nguyên do dẫn đến các trạng thái tâm lý phản ứng
tiêu cực, hung hăng, liều lĩnh của các em.
Kiềm chế các em bằng kỷ luật hà khắc hay sự vô tâm của cha mẹ lại
đẩy các em tới chỗ tách biệt thụ động với bên ngoài và khi gặp được sự gợi ý
từ những kẻ xấu các em dễ bị hư hỏng, phạm tội


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status