Tìm hiểu về nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người được bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm được thể hiện trong Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) và thực tế hiện nay - Pdf 33

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, Việt Nam
đang trong điều kiện nền kinh tế thị trường, kinh doanh bảo hiểm đã và đang trở
thành một trong những hoạt động sôi động, mục đích đạt được lợi ích tối đa
trong việc tham gia quan hệ kinh doanh bảo hiểm trở thành động lực chính của
các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay. Nhưng có thể thấy người tham gia bảo
hiểm nói chung và người được bảo hiểm nói riêng lại luôn ở vào thế yếu so với
người khổng lồ - bên bảo hiểm. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với pháp luật nói
chung, pháp luật kinh doanh bảo hiểm nói riêng là phải bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm, giúp cho quan hệ đó
ổn định và phát triển phù hợp với tình hình của đất nước.
Pháp luật Việt Nam hiện nay đã có những quy định về kinh doanh bảo
hiểm cụ thể là Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010. Một
trong những nguyên tắc cơ bản được thể hiện xuyên suốt, nổi bật trong quá trình
xây dựng, ban hành và trong các chế định của Luật kinh doanh bảo hiểm là
nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm. Với việc thực hiện
nguyên tắc này, Luật kinh doanh bảo hiểm đã góp phần quan trọng vào việc bảo
đảm sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, văn hóa, xã hội, đặt nhân tố con người và
lợi ích chính đáng của họ vào vị trí trung tâm của mọi chế độ, chính sách tạo
điều kiện cho người được bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm phát huy mọi
khả năng của mình, đảm bảo an toàn cho cuộc sống của mỗi con người, của các
tổ chức, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, nguồn
an ủi và bồi thường kịp thời khi họ gặp phải những rủi ro, thiệt hại – điều mà họ
không bao giờ mong muốn. Trên cơ sở đảm bảo ổn định đời sống cho họ, đảm
bảo trật tự xã hội vì mục tiêu dân giầu nước mạnh xã hội công bằng , dân chủ
văn minh.
Với ý nghĩa đó, nhóm chúng em lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu về nguyên
tắc bảo vệ quyền lợi người được bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm được
thể hiện trong Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) và thực tế hiện nay”.

1

khách hàng, sản phẩm bảo hiểm là những dịch vụ mang tính đặc thù, riêng có,
1

Theo: www. Wikipedia.com
2


trừu tượng nhưng lại rất cụ thể, và thực tế hơn tất cả những sản phẩm khác trên
thị trường một khi những điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm được thực thi kịp
thời, hiệu quả sẽ đảm bảo được lợi ích của các bên.
2. Khái niệm người được bảo hiểm.
Theo định nghĩa tại Khoản 7, Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm năm
2000, sửa đổi bổ sung năm 2010 thì người được bảo hiểm là “tổ chức, cá nhân
có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo
hiểm”. Tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng của người được bảo hiểm chính là
đối tượng của hợp đồng bảo hiểm, được doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý bảo
hiểm theo các quy định trong Quy tắc và Điều khoản bảo hiểm. Tên Người được
bảo hiểm phải được thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có
thể nhưng không nhất thiết là bên mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm. Người
được bảo hiểm có thể đồng thời là bên mua bảo hiểm và/hoặc Người thụ hưởng.
Vào lúc được cấp hợp đồng bảo hiểm hoặc vào Ngày hiệu lực hợp đồng,
Người được bảo hiểm phải đang cư trú tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam và trong độ tuổi từ 18 Tuổi đến 65 Tuổi (nằm trong độ tuổi bảo hiểm
theo Quy tắc và Điều khoản của Hợp đồng bảo hiểm). Người được bảo hiểm và
Bên mua bảo hiểm phải có quan hệ có thể được bảo hiểm tuân theo yêu cầu của
Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm hiện hành.2
II. NGUYÊN TẮC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM
TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM THEO LUẬT KINH DOANH
BẢO HIỂM.
1. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người được bảo hiểm

Theo khoản 7 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000: “Người được
bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được
bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là
người thụ hưởng”. Điều 3 cũng quy định người được bảo hiểm có thể đồng thời
là bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người được bảo hiểm trong kinh doanh bảo
hiểm chỉ ra rằng người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo
hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong
đối tượng bảo hiểm. Đây là một nguyên tắc cơ bản trong pháp luật kinh doanh
bảo hiểm, tuy không được đưa ra trực tiếp như là một điều luật cụ thể nhưng
nguyên tắc này được thể chế hóa thông qua những quy định cụ thể về hợp đồng
bảo hiểm, trong đó nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tại Điều 17 và Điều 18

4


Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Điều 21 Về giải thích hợp đồng bảo hiểm.
Các điều khoản khác về cơ chế giải quyết tranh chấp, các yêu cầu về an toàn tài
chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, xử lý vi phạm,...
2. Nội dung của nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người được bảo hiểm trong
kinh doanh bảo hiểm được thể hiện Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa
đổi).
Nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là tư tưởng chủ đạo
trong việc kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm và tham gia bảo
hiểm của tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm
là hoạt động mang tính rủi ro cao nên các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các
nguyên tắc kinh doanh trong đó có nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người được bảo
hiểm.
Nguyên tắc này xuất phát từ mục đích của người tham gia bảo hiểm khi
mua bảo hiểm là xử lý các rủi ro, khắc phục khó khăn về tài chính khi có rủi ro

bảo hiểm dành cho bên mua bảo hiểm nói chung và người được bảo hiểm nói
riêng.
Thứ hai, Trường hợp bên được bảo hiểm chính là bên mua bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép kiện đòi nộp phí khi bên mua bảo
hiểm không tiếp tục đóng phí cho dù đó có là lý do chính đáng hay không mà
phải trả lại cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hoạt động. Đóng phí bảo
hiểm là một trong những nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm nhưng pháp luật không
quy định cho bên bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua đóng phí bảo hiểm theo
đúng thỏa thuận. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không tiếp tục đóng phí
dù đó có là lí do chính đáng hay không có nghĩa là bên mua bảo hiểm đã không
thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, do đó theo Khoản 2 Điều 23 Luật kinh doanh
bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm chấm dứt hiệu lực, bên bảo hiểm phải trả lại giá trị
hoàn lại của hoạt động. Quy định này nhằm tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho bên mua bảo hiểm khi họ không còn khả năng tài chính để tiếp tục mua
bảo hiểm.
Thứ ba, Bảo đảm cho việc được bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ
của mình là thanh toán số tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời gian
thỏa thuận ở hợp đồng kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm, nếu quá hạn mà vẫn

6


không chi trả số tiền đó thì doanh nghiệp phải chịu mọi trách nhiệm vật chất về
số tiền.
Theo Khoản 2 Điều 6 Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) quy định:
“Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện
các cam kết của mình đối với bên mua bảo hiểm”.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 45/2007/NĐ-CP cũng quy định như sau: “Tổ
chức, cá nhân muốn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm,

(nghĩa vụ này đã được quy định trong BLDS). Vì vậy quyền lợi của bên được
bảo hiểm vẫn được bảo đảm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thanh
toán chẫm trễ. Ngoài nghĩa vụ bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm, doanh nghiệp
bảo hiểm còn có nghĩa vụ trả những chi phí cần thiết như: Chi phí cần thiết hợp
lí để đề phòng hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo
hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm. Chi phí liên
quan đến việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba và lãi
phải trả chi người thứ ba do người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo
chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
Ngoài ra, hiện nay Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2010
cũng đã quy định thêm về việc thành lập quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.Theo
Khoản 3 Điều 97 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010 đã
quy định: “Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thành lập để bảo vệ quyền
lợi của người được bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản
hoặc mất khả năng thanh toán.
Nguồn để lập Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được trích lập theo tỷ lệ
phần trăm trên phí bảo hiểm áp dụng đối với tất cả hợp đồng bảo hiểm.
Chính phủ quy định việc trích lập và quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người
được bảo hiểm.”
Điều đó cho thấy nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người mua bảo hiểm đã được
đặt lên hàng đầu, ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm trong những
trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán. Đây
cũng là một trong những quy định thể hiện được tính quan trọng trong vấn đề
bảo vệ quyền lợi người mua bảo hiểm.

8


3. Ý nghĩa của nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong
luật kinh doanh bảo hiểm.



tạo nên nguồn đóng góp từ cộng đồng, chuyển giao tiềm năng rủi ro một
cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm.
Với những ý nghĩa như thế, nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người được bảo
hiểm trong kinh doanh bảo hiểm đã được thể hiện xuyên suốt trong các chế định
của pháp luật kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt trong các chế định về hợp đồng bảo
hiểm.
III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM
ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM.
1. Những thành tựu trong việc áp dụng nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người
được bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm được thể hiện trong Luật
kinh doanh bảo hiểm.
Thị trường bảo hiểm ở nước ta trong những năm gần đây đã rất sôi động,
đa dạng. Số lượng công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng tăng; các
loại hình sở hữu đa dạng ở cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, thuộc cả ba
lĩnh vực bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự;
tính cạnh tranh của các công ty đã và đang từng bước thoả mãn tốt hơn nhu cầu
của các khách hàng. Trên thị trường bảo hiểm đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới
và khá độc đáo trên cơ sở kết hợp giữa các yếu tố tiết kiệm – đầu tư bảo vệ,
được công luận đánh giá cao như sản phẩm bảo hiểm tai nạn cá nhân cho người
sử dụng thẻ ATM, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm của người chăn nuôi và sản
xuất thức ăn gia cầm, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo…
Một số công ty bảo hiểm tuy mới đi vào hoạt động nhưng cũng đã đạt
được tốc độ tăng trưởng cao như Bảo Minh, Prudential, PJICO… Vốn đầu tư
cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng lên và theo đó khả năng giữ lại phí bảo
hiểm trong nước cũng được nâng lên tương ứng. Qui định của nhà nước về tái
bảo hiểm bắt buộc qua VINARE đã giúp mức phí giữ lại của toàn thị trường
tăng đều qua các năm. Tổng mức phí giữ lại chiếm khoảng 70% tổng phí bảo

Thứ nhất, Theo Điều 28, Luật kinh doanh bảo hiểm qui định: Khi bên
mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người trong trường hợp chết của
người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền
bảo hiểm và người thụ hưởng (khoản 1). Ngoài ra, không được giao kết hợp
đồng bảo hiểm cho trường hợp chết cả những người đang mắc bệnh tâm thần
hoặc người dưới 18 tuổi (trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của cha

11


mẹ, hoặc người giám hộ của người này) (khoản 2). Cơ sở của qui định này là,
khi bên mua bảo hiểm giao kết Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp
chết của người được bảo hiểm (không đồng thời là bên mua bảo hiểm), thì bên
mua bảo hiểm đã gắn cái chết của người được bảo hiểm với việc người thụ
hưởng sẽ nhận được tiền bảo hiểm. Điều này tiềm ẩn nguy cơ người thụ hưởng
có thể cố ý gây ra cái chết của người được bảo hiểm để được nhận tiền bảo
hiểm. Do đó, người được bảo hiểm cần phải biết và đồng ý với việc mua bảo
hiểm cho sinh mạnh của mình cũng như có quyền đồng ý hay không đồng ý về
người thụ hưởng được chỉ định trong hợp đồng, như vậy sẽ hạn chế phần nào
nguy cơ người được bảo hiểm bị gây hại.3
Đối với những người đang mắc bệnh tâm thần, họ không có khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi của mình một cách bình thường, do đó pháp
luật của hầu hết các nước đều cấm mua bảo hiểm cho trường hợp chết của
những người này nhằm tránh việc tính mạng của họ bị người khác xâm hại để
trục lợi bảo hiểm. Còn những người dưới 18 tuổi là người có năng lực hành vi
dân sự không đầy đủ, khả năng bảo vệ tính mạng, sức khỏe của họ có những hạn
chế nhất định, dẫn đến dễ bị xâm hại đến các quyền, lợi ích hợp pháp. Do vậy
pháp luật quy định cần phải có sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ của người
này để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của họ.
Thứ hai, sự không thống nhất giữa quy định của BLDS và Luật kinh

Rõ ràng, trong các trường hợp như trên, doanh nghiệp bảo hiểm cũng như
cơ quan pháp luật sẽ gặp khó khăn nhất định khi giải quyết vụ việc, không bảo
vệ thỏa đánh quyền lợi của người thụ hưởng và các chủ thể liên quan.
Thứ ba, Quy định về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nếu áp dụng cho
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì chưa giải quyết được các vấn đề liên quan,
không bảo vệ thỏa đáng quyền lợi của người được bảo hiểm và người thụ
hưởng.
Trong phần quy định chung về hợp đồng bảo hiểm của Luật Kinh doah
bảo hiểm (sửa đổi) tại Điều 26, khoản 1 quy định: Bên mua bảo hiểm có thể
chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Quy định này nếu áp dụng vào hợp đồng bảo hiểm tài sản thì không có vấn đề
gì, vì đối tượng được bảo hiểm là tài sản cụ thể và các quyền, nghĩa vụ của các
bên liên quan được xác định khá rõ ràng. Nhưng nếu áp dụng vào chuyển
nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đặc biệt là trong trường hợp bên mua bảo
Trang 60 - Luận văn thạc sĩ Luật học: “Pháp luật về bảo hiểm nhân thọ trước yêu cầu bảo
vệ quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng”. Phan Thị Thanh Mai, Hà Nội 2006. Người
hướng dẫn : TS. Nguyễn Ánh Vân
4

13


hiểm không đồng thời là người được bảo hiểm, thì có rất nhiều vấn đề đặt ra như
5

:

+ Khi chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là vẫn giữ nguyên người
được bảo hiểm và chỉ thay đổi bên mua bảo hiểm, người thụ hưởng hay chuyển
nhượng toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này cho các chủ thể khác


hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm để khách hàng có thể biết rõ trước thời điểm
giao kết hợp đồng bảo hiểm để xem xét đồng ý hay từ chối tham gia bảo hiểm,
luật pháp cũng có những quy định hạn chế nhất định liên quan đến vấn đề này.
Quy định những trường hợp không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo
hiểm chính là một hạn chế như vậy với mục đích bảo vệ người tiêu dùng sản
phẩm bảo hiểm theo đúng thông lệ và đạo lý xã hội.
Tuy nhiên, quy định nói trên là chưa phù hợp, bởi nó chỉ giới hạn đối với
đối tượng là “người mua bảo hiểm”- điều này chỉ có thể đúng đối với loại hình
bảo hiểm tài sản hay bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn đối với bảo hiểm con
người thì đối tượng là “người được bảo hiểm” hay “người thụ hưởng” chưa
được điều luật này đề cập đến. Vì trong rất nhiều hợp đồng bảo hiểm con người,
người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng không trùng là
một. Thực tiễn việc áp dụng điều khoản loại trừ trong trường hợp này theo Pháp
luật về bảo hiểm các nước cũng như các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đang được
các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai tại Việt Nam và các thị trường khác thì
doanh nghiệp bảo hiểm không trả tiền bảo hiểm chỉ đối với “hành vi cố ý vi
phạm pháp luật của người được bảo hiểm”.
Như vậy, riêng đối với loại hình bảo hiểm con người thì cần phải áp dụng
điều khoản loại trừ đối với người được bảo hiểm vi phạm pháp luật do cố ý chứ
không phải bên mua bảo hiểm mới là hợp lý.
Bên cạnh đó, từ quy định của Điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm, nếu
theo tinh thần “được làm những gì mà pháp luật không cấm” thì doanh nghiệp
bảo hiểm có quyền đưa vào điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với
trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra do người được bảo hiểm hay người thụ
hưởng vi phạm pháp luật do vô ý và chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm
về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm hay không? Và như vậy, lợi ích chính đáng của
người mua bảo hiểm, người thụ hưởng, người được bảo hiểm có được bảo vệ
hay không? Rõ ràng đây là một điểm khuyết thiếu cần thiết phải xem xét bổ
sung.

thụ hưởng”.
Hai , theo Điểm c Khoản 1 Điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000
sửa đổi bố sung năm 2010 thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể từ chối trả tiền
bảo hiểm trong trường hợp “người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử

16


hình”. Điều này có nghĩa là nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra do người được bảo
hiểm có hành vi cố ý vi phạm pháp luật (ngoại trừ trường hợp họ bị thi hành án
tử hình) thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Tuy
nhiên, quy định này là quá “hẹp” vì chưa thể hiện được mục đích thứ hai của
điều khoản loại trừ đã đề cập ở trên, không phù hợp với thông lệ quốc tế và các
sản phẩm bảo hiểm con người đặc biệt là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đã và
đang được các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai. Chẳng hạn, điều khoản hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường Việt
Nam hiện nay quy định loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp: “người
được bảo hiểm tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp, chống cự khi bị bắt
giữ hay vượt ngục”, “người được bảo hiểm có hành động phạm tội”, “hành vi cố
ý vi phạm pháp luật của người được bảo hiểm”... Rõ ràng các quy định này xét
trên khía cạnh pháp luật thì chưa tương thích với quy định tại Điều 39 Luật kinh
doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010. Tuy nhiên, xét trên phương
diện lý luận về bảo hiểm nhân thọ và pháp luật cũng như thông lệ của các nước
trên thế giới thì hoàn toàn phù hợp. Do vậy, trong xu thế hội nhập như hiện nay
cần thiết phải có sự thay đổi với thực tế khách quan và sự phát triển chung của
toàn cầu.
Ba, hiện nay trên thực tế ngoài các trường hợp quy định tại các điều luật
nói trên các doanh nghiệp bảo hiểm đều mở rộng phạm vi loại trừ trách nhiệm
bảo hiểm bằng việc đưa vào điều khoản bảo hiểm mẫu các trường hợp doanh
nghiệp bảo hiểm không bồi thường hay chi trả quyền lợi bảo hiểm đối với sự


18


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN............................................................................................................2
1. Khái niệm kinh doanh bảo hiểm.................................................................................................2
2. Khái niệm người được bảo hiểm................................................................................................3
II. NGUYÊN TẮC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM
THEO LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM...................................................................................................3
1. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người được bảo hiểm trong kinh doanh bảo
hiểm................................................................................................................................................3
2. Nội dung của nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người được bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm
được thể hiện Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)........................................................................5
3. Ý nghĩa của nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong luật kinh doanh bảo
hiểm................................................................................................................................................9
III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM TRONG KINH
DOANH BẢO HIỂM ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM....................................10
1. Những thành tựu trong việc áp dụng nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người được bảo hiểm trong
kinh doanh bảo hiểm được thể hiện trong Luật kinh doanh bảo hiểm.........................................10
2. Những tồn tại và kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người
được bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm được thể hiện trong luật kinh doanh bảo hiểm (sửa
đổi)...............................................................................................................................................11

KẾT LUẬN.........................................................................................................18

19



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status