Đề cương gợi ý trả lời câu hỏi Cuộc thi tìm hiểu 85 năm truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Pdf 34

Đề cương gợi ý trả lời câu hỏi Cuộc thi tìm hiểu 85 năm
truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Câu 1: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập vào ngày, tháng, năm
nào? Do ai sáng lập? Bạn hãy nêu tên 8 Đoàn viên TNCS đầu tiên?
Gợi ý trả lời:
* Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan
trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những
quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa
phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn.
Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam,
ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và
một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Sự phát
triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong
trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng
nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được
Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề
nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc
lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một
ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn
bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm
ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ
Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập ngày 26/3/1931 do Đảng Cộng sản
Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập.
* Tám đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh đầu tiên gồm:
- Đ/c Lê Hữu Trọng, với bí danh là Lý Tự Trọng
- Đ/c Đinh Chương Long, với bí danh là Lý Văn Minh
- Đ/c Vương Thúc Thoại, với bí danh là Lý Thúc Chất
- Đ/c Hoàng Tự, với bí danh là Lý Anh Tự

chức thành công 09 kỳ đại hội đại biểu toàn quốc.
- Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ I (nhiệm kỳ 1950 - 1956): Tên
gọi khi đó là Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam, diễn ra từ ngày 7 đến ngày
14/2/1950 tại xã Cao Văn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Dự đại hội có hơn
400 đại biểu đại diện cho đoàn viên, thanh niên trên khắp mọi miền đất nước.
Đại hội đã bầu ra BCH Trung ương Đoàn gồm 05 đồng chí, đồng chí Nguyễn
Lam được bầu làm Bí thư Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam.
- Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ II (nhiệm kỳ 1956 - 1961) diễn
ra từ ngày 25/10 đến ngày 4/11/1956 tại Hà Nội, với sự tham dự của 479 đại
biểu đại diện cho gần 500 nghìn đoàn viên, thanh niên trong cả nước. Đại hội đã
bầu ra BCH Trung ương Đoàn gồm 30 đồng chí, đồng chí Nguyễn Lam được
bầu lại làm Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn.
- Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ III (nhiệm kỳ 1961 - 1980) diễn
ra từ ngày 22 đến ngày 25/3/1961 tại Hà Nội, với sự tham dự của 677 đại biểu
đại diện cho một triệu đoàn viên, thanh niên trong cả nước. Đại hội đã bầu ra
BCH Trung ương Đoàn gồm 71 đồng chí. Được sự đồng ý của Bộ Chính trị và
Bác Hồ, Đại hội đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là Ngày thành lập Đoàn. Sau
đại hội, đồng chí Nguyễn Lam được Đảng điều động nhận nhiệm vụ mới, đồng
chí Vũ Quang được cử làm Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn.
- Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ IV (1976) đã ra quyết định
Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh mang tên Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh. Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ IV
(nhiệm kỳ 1980 - 1987) diễn ra từ ngày 20 đến ngày 22/11/1980 tại Hà Nội với
sự tham dự 623 đại biểu đại diện cho 4,3 triệu đoàn viên, thanh niên cả nước đã
về dự đại hội. Đại hội đã bầu BCH Trung ương Đoàn gồm 113 đồng chí, đồng


chí Đặng Quốc Bảo, Ủy viên BCH Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư thứ
nhất BCH Trung ương Đoàn.
- Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ V (nhiệm

Thưởng được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn thay đồng chí
Đào Ngọc Dung được Đảng phân công nhiệm vụ mới.
- Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ IX (nhiệm
kỳ 2007 - 2012) diễn ra từ ngày 17 đến ngày 21/12/2007 tại Hà Nội. Dự đại hội
có 1.033 đại biểu. Đại hội đã bầu BCH Trung ương Đoàn gồm 145 đồng chí,
đồng chí Võ Văn Thưởng được bầu lại làm Bí thư thứ nhất. Đại hội đã phát
động hai phong trào "Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ
quốc" và "Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp".
Ngày 5/10/2011, tại Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ 11, khóa IX,
đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng được
bầu làm Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn (khóa IX) thay đồng chí Võ
Văn Thưởng được Đảng phân công nhiệm vụ mới.


- Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ X(nhiệm kỳ 2012 2017) diễn ra từ ngày 11 đến ngày 14/12, tại Hà Nội, với sự tham gia của 1.000
đại biểu đoàn viên ưu tú. Đại hội đã bầu BCH Trung ương Đoàn gồm 151 đồng
chí, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng
được bầu lại làm Bí thư thứ nhất.
Câu 4: Hãy nêu tóm tắt nội dung 2 phong trào lớn: “xung kích phát
triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tổ quốc” và “đồng hành với Thanh niên lập
thân lập nghiệp” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động?
Gợi ý trả lời:
- Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc
+ Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế;
+ Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng;
+ Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội;
+ Xung kích lao động sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ;
+ Xung kích bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
- Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp:

đồng chí Nguyễn Danh Ký được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh đoàn.
- Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV
(nhiệm kỳ 1983 - 1987) diễn ra trong tháng 5/1983. Dự đại hội có 253 đại biểu
đại diện cho 75.853 đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh. Đại hội đã bầu BCH
Tỉnh đoàn gồm 41 đồng chí, đồng chí Nguyễn Danh Ký được bầu làm Bí thư
Tỉnh đoàn.
- Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ninh lần thứ V
(nhiệm kỳ 1987 - 1992) diễn ra từ ngày 10 đến ngày 12/11/1987. Dự đại hội có
246 đại biểu đại diện cho 80.853 đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh. Đại hội
đã bầu BCH Tỉnh đoàn gồm 43 đồng chí, đồng chí Hà Văn Hiền được bầu làm
Bí thư Tỉnh đoàn. Năm 1990, đồng chí Hà Văn Hiền chuyển công tác, đồng chí
Nguyễn Hồng Quân được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh đoàn.
- Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ninh lần thứ VI
(nhiệm kỳ 1992 - 1997) diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17/4/1992 tại thị xã Hòn
Gai. Dự đại hội có 251 đại biểu đại diện cho 56.181 đoàn viên, thanh niên trong
toàn tỉnh. Đại hội đã bầu BCH Tỉnh đoàn gồm 39 đồng chí, đồng chí Nguyễn
Hồng Quân được bầu làm Bí thư Tỉnh đoàn. Năm 1994, đồng chí Hà Minh Sơn
được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh đoàn thay đồng chí Nguyễn Hồng Quân
chuyển công tác. Năm 1996, đồng chí Đặng Huy Hậu được bầu giữ chức vụ Bí
thư Tỉnh đoàn thay đồng chí Hà Minh Sơn chuyển công tác.
- Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII
( nhiệm kỳ 1997 - 2002) diễn ra từ ngày 08 đến ngày 10/10/1997 tại thành phố
Hạ Long. Dự đại hội có 289 đại biểu đại diện cho 56.262 đoàn viên, thanh niên
trong toàn tỉnh. Đại hội đã bầu BCH Tỉnh đoàn gồm 39 đồng chí, đồng chí Đặng
Huy Hậu được bầu làm Bí thư Tỉnh đoàn. Tháng 9/2000, đồng chí Đặng Huy
Hậu chuyển công tác, đồng chí Ngô Thị Minh được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh
đoàn.
- Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ninh lần thứ VIII
(nhiệm kỳ 2002 - 2007) diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16/8/2002 tại thành phố Hạ
Long. Dự đại hội có 248 đại biểu tiêu biểu đại diện cho trí tuệ và niềm tin của


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status