Nâng cao hiệu quả dạy học theo chủ đề tích hợp cho học sinh trường THPT kiến an ở môn ngữ văn - Pdf 35

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến : “Nâng cao hiệu quả dạy học theo chủ đề tích hợp cho học
sinh trường THPT Kiến An ở môn Ngữ văn”.
2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Áp dụng vào tổ chức hoạt động dạy học
môn Ngữ văn lớp 11 C1, 11 C8 - trường THPT Kiến An.
3.Tác giả :
Họ và tên : Bùi Thị Hà Phương
Sinh ngày : 07/01/1982
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THPT Kiến An
Điện thoại : 0968396458
4.Đơn vị áp dụng sáng kiến :
Tên đơn vị : Trường THPT Kiến An
Địa chỉ : 175 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng
Điện thoại :
I.Mô tả giải pháp đã biết:
Môn Ngữ Văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội có tầm quan
trọng trong việc giáo dục nhân sinh quan, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn
Ngữ Văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ có mối quan hệ sâu sắc với
các môn học khác. Học môn Ngữ Văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học
tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ Văn.
Vì vậy, dạy môn Ngữ văn cần đạt trong mối liên hệ với lĩnh vực khác, gắn với
thực tiễn cuộc sống.
Hơn nữa, Ngữ Văn cũng là môn học góp phần cung cấp những kiến thức cơ
bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em
một hành trang để bước vào đời. Đó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho
tương lai.
Thấy được tầm quan trọng của việc dạy và học môn Ngữ văn nói chung và
1





các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo
đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh
vực khoa học giáo dục (GD), khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng,
dùng để chỉ một quan niệm GD toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm
cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành
lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình
nhà trường vốn có.
Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp
các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền
thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung
cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung
giáo dục dân số, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông trong các
môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội… xây dựng môn học tích
hợp từ các môn học truyền thống.
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong
việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng
chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây
dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy
học. Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết.
Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp
trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những
vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so
với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một
trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp
đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề
của cuộc sống hiện đại. Nhiều nước trong khu vực Châu Á và trên thế giới đã
thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học và cho rằng quan điểm này đã đem

cho các em quan tâm hơn đến con người và xã hội ở xung quanh mình, việc học
gắn liền với cuộc sống đời thường là yếu tố để các em học tập. Những thắc mắc
nảy sinh từ thực tế làm nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề của các em.
4


* Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn:
Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng
nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm,
thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện để
chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát
triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học
Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi
hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp,
chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung
riêng rẽ thuộc “nội bộ phân môn”.
Ngày nay nhiều lí thuyết hiện đại về quá trình học tập đã nhấn mạnh rằng
hoạt động của học sinh trước hết là học cách học. Theo ý nghĩa đó, quan điểm
dạy học tích hợp đòi hỏi giáo viên phải có cách dạy chú trọng phát triển ở học
sinh cách thức lĩnh hội kiến thức và năng lực, phải dạy cho học sinh cách thức
hành động để hình thành kiến thức và kĩ năng cho chính mình, phải có cách dạy
buộc học sinh phải tự đọc, tự học để hình thành thói quen tự đọc, tự học suốt
đời, coi đó cũng là một hoạt động đọc hiểu trong suốt quá trình học tập ở nhà
trường.
Quan điểm dạy học tích hợp hay dạy cách học, dạy tự đọc, tự học không
coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho học sinh. Vấn đề là phải xử lí đúng đắn mối
quan hệ giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển
năng lực cho học sinh. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành
quá trình học sinh tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ
năng. Muốn vậy, chẳng những cần khắc phục khuynh hướng dạy tri thức hàn

Kiểu tích hợp giữa các phân môn trong cùng một bộ môn (chẳng hạn ở môn
Ngữ văn có Văn - Tiếng Việt -Tập làm văn). Điều này thể hiện trong việc bố trí
các bài học giữa các phân môn một cách đồng bộ và sự liên kết với nhau trên
nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau. Phân môn này sẽ
củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn khác và đều hướng đến mục
đích cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực cảm thụ
văn học cho học sinh.
6


Hình thức tích hợp được các giáo viên vận dụng và hiện đang được đẩy
mạnh là tích hợp liên môn. Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong
bài học với các kiến thức của các bộ môn khác, các ngành khoa học, nghệ thuật
khác, cũng như các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống
cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học
sinh.
c. Các giải pháp đã làm để nâng cao hiệu quả của dạy học tích hợp liên
môn:
Với định hướng dạy học tích hợp, giáo viên cần dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ
năng và định hướng phát triển năng lực của học của học sinh để lựa chọn kiến
thức tích hợp một cách phù hợp, tránh tích hợp tùy tiện, vụn vặt, khiên cưỡng,
lan man xa chủ đề mượn cái này để nói cái kia…Qua thực tế giảng dạy và thử
nghiệm dạy học tích hợp theo chủ đề, tôi đề xuất một số hướng tích hợp sau:
* Tích hợp Văn – Lịch sử: Quan niệm “Văn Sử bất phân” không phải là
thiếu căn cứ. Một tác phẩm văn học bao giờ cũng ra đời trong một hoàn cảnh
lịch sử cụ thể và để hiểu được tác phẩm một cách sâu sắc và cặn kẽ rất cần thiết
huy động những kiến thức lịch sử có liên quan. Ví dụ khi dạy bài “Phú sông
Bạch Đằng” (Ngữ văn 10) cần tích hợp kiến thức lịch sử về những chiến thắng
lịch sử trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo; khi dạy bài “Đại
cáo bình Ngô” (Ngữ văn 10) cần cho học sinh tìm hiểu về khởi nghĩa Lam Sơn;

bức tranh trong SGK, so sánh với bức tranh của mình… Hình thức này có thể
vận dụng khi dạy “ Thu điếu” (Mùa thu câu cá)“ Chiều tối” (Mộ), “Chiếc thuyền
ngoài xa” (Ngữ văn 12), “Tây Tiến” (Ngữ văn 12), “Vợ nhặt” (Ngữ văn 12),…
* Tích hợp gắn với đời sống xã hội: Sự tích hợp này đối với môn Ngữ văn là
rất tự nhiên vì cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là đích đến của văn học. Không
phải chỉ có hiện nay mới tích hợp những kiến thức xã hội và bài học cuộc sống
vào môn Ngữ văn mà việc làm này đã được tiến hành từ khi có nghề dạy học.
Tuy nhiên cùng với yêu cầu về dạy học theo định hướng phát triển năng lực và
nhiệm vụ giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh thì yêu cầu gắn văn
học với đời sống càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một giáo viên giỏi sẽ
tích hợp các vấn đề của cộc sống trong giờ văn một cách mềm mại, nhuần
8


nhuyễn, tránh biểu hiện tích hợp một cách máy móc, khiên cưỡng, xã hội hóa
dung tục tác phẩm văn học. Hình thức này có thể vận dụng trong hầu hết các giờ
đọc văn như giáo dục về tình yêu và cách ứng xử có văn hóa trong tình yêu khi
dạy bài “Tôi yêu em” (Ngữ văn 11), “Bài thơ số 28 của Tagor” (Ngữ văn 11),
“Tương tư” (Ngữ văn 11), “Sóng” (Ngữ văn 12); giáo dục về ý thức bảo vệ môi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu khi dạy bài Thao tác lập luận bình luận,
bác bỏ, so sánh…
Một vấn đề mà nhiều giáo viên băn khoăn là nên tích hợp ở khâu nào trong
tiến trình dạy học để đạt được hiệu quả cao nhất? Theo tôi, dạy học tích hợp
cũng có thể được thực hiện một cách linh hoạt và sáng tạo trong tất cả các khâu
của tiến trình dạy học:
* Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài cũ là bước đầu tiên trong tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
một bài cụ thể. Mục đích của hoạt động này là để kiểm tra việc học ở nhà cũng
như mức độ hiểu bài của học sinh. Ngoài ra, đây cũng là hoạt động có tính chất
kết nối giữa bài đã học và bài đang học (bài mới). Vì vậy, việc thực hiện tích

còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng trường. Ví dụ khi dạy các
tác phẩm đã chuyển thể điện ảnh như “Chí Phèo” (Ngữ văn 11), đoạn trích
“Hạnh phúc của một tang gia” (Ngữ văn 11), “Vợ chồng A Phủ”, (Ngữ văn 12),
đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Ngữ văn 12) có thể cho học sinh xem
các bộ phim điện ảnh và sau đó viết bài so sánh giữa tác phẩm văn học và điện
ảnh để tăng thêm hiểu biết toàn diện cho học sinh.
*Tích hợp thông qua nội từng phần và tổng kết giờ học.
Đây là hình thức tích hợp thông qua lời thuyết giảng của GV, vừa có ý nghĩa
khái quát lại vấn đề, vừa có ý nghĩa chuyển tiếp.GV có thể tích hợp dưới dạng
liên hệ, so sánh đối chiếu. Ví dụ khi dạy đến chi tiết âm thanh tiếng sáotrong tác
phẩm “Vợ chồng A Phủ”, (Ngữ văn 12) giáo viên có thể liên hệ đến nét văn hóa
đặc sắc của người Mông ở Tây Bắc hoặc âm thanh cuộc sống thức tỉnh tâm hồn
Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” (Ngữ văn 11)…
* Tích hợp thông qua hệ thống bài tập ( ở lớp cũng như ở nhà )
Đây là điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên tiến hành phương pháp tích hợp
10


sau khi học xong một tiết học hoặc học xong một bài học, giúp học sinh nắm
chắc kiến thức ấy để tích hợp trong việc rèn luyện kỹ năng: nghe, đọc, nói, viết .
Ví dụ sau khi học các tiết về bài “Văn thuyết minh” (Ngữ văn 10) có thể cho học
sinh tích hợp kiến thức Lịch sử, Địa lí và văn học để viết bài văn thuyết minh về
di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hay trò chơi dân gian ở địa phương mình.
Trước khi học bài “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” hãy yêu cầu học sinh về tìm hiểu
về bối cảnh lịch sử mà tác giả sống để từ đó hiểu sâu hơn những tư tưởng tiến bộ
của nhà thơ.
*Tích hợp thông qua hình thức kiểm tra.
Khi xây dựng ma trận đề kiểm tra cần chú ý đến yêu cầu tích hợp để học
sinh có thể vận dụng kiến thức của nhiều môn, phân môn để giải quyết nhiệm vụ
đặt ra.

trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết, hữu ích. Điều đó đòi hỏi người
giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng
trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết
các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả
nhất.
-Học theo chủ đề tích hợp, học sinh sẽ được đặt vào trong tình huống có vấn
đề. Để giải quyết, các em phải tự học, tự đọc và vận dụng kiến thức liên môn để
tìm ra chân lí, vì thế kích thích hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến
thức và sáng tạo. Từ đó, các em vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn và phát
triển những năng lực, phẩm chất cần thiết.
- Bên cạnh đó, việc tiến hành dạy học theo chủ đề tích hợp sẽ tăng cường
khả năng hợp tác, giao lưu giữa các giáo viên ở các bộ môn khác nhau, tạo nên
môi trường sinh hoạt chuyên môn sâu rộng, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên.
c . Giá trị làm lợi khác
Khi thực hiện tiết dạy tích hợp với công nghệ thông tin như cho học sinh
xem vi deo, xem hình ảnh, phóng sự về những địa danh, sự kiện, thông tin liên
quan đến bài học thì học sinh đã rất hào hứng, phấn khởi và tự các em đã có
thêm những cảm nhận, những hiểu biết mà bản thân tự khám phá về bài học.
12


CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
BẠCH ĐẰNG DÒNG SÔNG KẾT NỐI
NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ VĂN HỌC

I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Nội dung chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề
a) Cơ sở xây dựng chủ đề
- Bạch Đằng là dòng sông - địa chiến lược, đã ghi dấu những chiến công

chiến công của những trận chiến đấu chống giặc ngoại xâm ở các thế kỉ X –
XVIII, đã trở thành những huyền thoại, nghệ thuật quân sự, sự đoàn kết toàn
dân trong truyền thống yêu nước của dân tộc ta – ½ tiết)
*Môn Địa lý:
Bài 15. Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
Một số sông lớn trên Trái Đất. (Tích hợp nội dung:miền khí hậu nóng hoặc
nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa.
Nơi có địa hình dốc lớn, nước chảy mạnh, lũ lên nhanh… - ½ tiết).
Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển. (Tích hợp nội dung: hiểu biết cơ bản
nhất về hiện tượng Thủy triều – ½ tiết).
*Môn Ngữ văn:
+Tiết 58, 59: Bài Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu (Mở rộng,
qua một số tác phẩm văn học tiêu biểu viết về sông Bạch Đằng từ thế kỉ X –XV,
từ đầu thế kỉ XX đến nay)(theo chương trình nhà trường)
- Phương án kế hoạch dạy học chủ đề:
+ Thời lượng dạy học chủ đề này gồm 3 tiết, được lấy từ quỹ thời gian của
môn Địa lí (1/2 tiết), Lịch sử (1/2 tiết) và Ngữ văn (2 tiết)
+ Thời điểm thực hiện chủ đề: Học kì II lớp 10.
+ Người thực hiện: GV môn Ngữ văn và Lịch sử
b) Nội dung chủ đề:
-Chủ đề tích hợp liên môn: Bạch Đằng – dòng sông kết nối những giá trị
lịch sử và văn học bao gồm các nội dung sau:
+ Tìm hiểu những tri thức địa lí và lịch sử của dòng sông Bạch Đằng.
+ Từ những hiểu biết về địa lí và lịch sử, từ đó tìm hiểu những giá trị văn
14


học về sông Bạch Đằng từ thế kỷ X - XV.
+ Định hướng nhận thức, tư tưởng, tình cảm và hành động của thế hệ trẻ
trong việc trân trọng những giá trị lịch sử của dân tộc ta, trong sự nghiệp xây

- Vận dụng, liên hệ thực tế để định hướng nhận thức, tư tưởng của thế hệ
trẻ trong việc gìn giữ những giá trị lịch sử, văn học cũng như sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
2. Kỹ năng, năng lực
a. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích sử liệu, từ đó hiểu được bản chất, ý nghĩa của
sự kiện lịch sử.
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích, đối chiếu, đánh giá để hiểu được đặc
điểm và bản chất của vấn đề.
- Rèn kĩ năng thuyết trình một nội dung học tập.
b. Năng lực
- Năng lực chung: Hình thành năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực nhận xét, đánh giá, vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử để học và
giải quyết những vấn đề thực tiễn.
+ Năng lực làm việc theo nhóm.
+ Năng lực quan sát và tổng hợp.
+ Năng lực cảm thụ văn học
+ Năng lực sử dụng công nghệ nghệ thông tin
+ Năng lực khảo cứu thực tế
3. Tư tưởng
- Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của lịch sử, đấu tranh cho sự
chính nghĩa.
- Nhận thức được sự mất mát, sự hy sinh, khó khăn và gian khổ của dân tộc
ta trên con đường đấu tranh giành độc lập. Từ đó, học sinh hiểu được giá trị vĩnh
hằng của chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
- Trân trọng những giá trị lịch sử, văn học; giữ gìn, tôn tạo, kế thừa, phát
huy, từ đó giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.
16


được
ảnh
hưởng
của
sông
Bạch
Đằng đến các
hoạt động sản
xuất và đời
sống thế kỷ X
– XV.
- Ảnh hưởng
- Biết được thế của thủy triều
nào là hiện đến sản xuất và
tượng thủy triều. quân sự.

2. Dòng sông - Là nơi diễn ra
kết nối những 3 trận thuỷ chiến
giá trị lịch sử của nhà Ngô,
Tiền Lê, Trần.

- Xác định mối
liên hệ giữa
Địa lý - Lịch
sử.

17

Vận dụng thấp
- Tìm hiểu sự

trong đời sống
và quân sự.
- Đánh giá
được sự kế
thừa, bài học
kinh nghiệm
trong
nghệ


3. Sông Bạch
Đằng trong
văn học từ
thế kỉ X ->
XV và Bạch
Đằng giang
phú.

- Thống kê
những sáng tác
tiêu biểu viết về
sông Bạch Đằng
trong văn học
Việt Nam từ thế
kỉ X -> XV.

4. Sông Bạch
Đằng trong
văn học hiện
đại và những

liên hệ giữa
lịch sử và văn
học.

-Lí giải ý nghĩa,
tầm quan trọng
của những tác
phẩm văn học đó
đối với thời đại
bấy giờ.
- Bạch Đằng
giang phú được
xem là tác phẩm
hay nhất viết về
Bạch Đằng, em
nêu ý kiến của
mình.
- Tại sao trong
kháng
chiến
chống Mỹ và
thời bình, sông
Bạch Đằng vẫn
tiếp tục là nguồn
cảm hứng của
văn học, âm nhạc
và hội họa…?

-Phân
tích

trên
sông
Bạch
Đằng.
-Liên hệ để
đưa ra các bài
học về lòng tự
hào dân tộc và
trách nhiệm
bảo vệ đất
nước.

- Ý thức, trách
nhiệm trong
việc kế thừa,
bảo tồn, phát
huy những giá
trị lịch sử và
văn học của
thế hệ trẻ
ngày nay đối
với quá khứ


hào hùng, vẻ
vang của cha
ông.
2.Một số câu hỏi
*Môn Địa lí:
- Vị trí địa lí sông Bạch Đằng đã ảnh hưởng như thế nào đối với các hoạt

a. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy tính, máy chiếu.
- Tranh ảnh, lược đồ, bản đồ, video clip về tư liệu địa lí và lịch sử của dòng
sông Bạch Đằng.
- Phấn, bút nhớ, thiết kế hoạt động của giáo viên và học sinh, trình chiếu
Power Point.
- Kế hoạch phân công , tổ chức nhiệm vụ cho học sinh.
- Các tài liệu, website cần thiết giới thiệu cho học sinh.
- Giấy Ao, bút dạ, phiếu học tập để học sinh thảo luận nhóm.
- Các phiếu sử dụng trong quá trình thực hiện dự án:
+Hợp đồng học tập, nhật kí cá nhân.
+Phiếu định hướng học tập, biên bản làm việc nhóm, phiếu đánh giá cá nhân
trong hoạt động nhóm, phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động định hướng,
phiếu đánh giá sản phẩm.
+ Phiếu ghi nhận thông tin, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, nhật
kí cá nhân, báo cáo tổng kết.
b. Chuẩn bị của học sinh
-Giấy Ao, bút màu, giấy màu, compa, thước kẻ…
-Sưu tầm các tài liệu về các vấn đề có liên quan đến bài học, clip, lược đồ,
sơ đồ.
- Các sản phẩm học sinh tự thiết kế.
2. Hoạt động học tập
Dự án được thực hiện trong 2 tuần. Dưới đây là bảng tiến trình tổ chức các
hoạt động học tập của giáo viên và học sinh, cụ thể như sau:
Thời

Tiến trình

Hoạt động của HS
20

việc.

Hoạt

phẩm dự
kiến
-Thành lập
được nhóm
-Bản
kế
hoạch hoạt
động
-Hợp
đồng
học tập được
kí kết

GV nêu tính cần
thiết của dự án và
chuyển
giao
nhiệm vụ cho HS
bằng các câu hỏi.
-Cung cấp tư liệu,
lược đồ, bản đồ
mang tính chất
định hướng hỗ trợ
HS.
GV gợi ý một số
hình thức trình

tế tại Đền
Trần, bãi cọc
sông Bạch
Đằng
tại
huyện Yên
Hưng,
Quảng Ninh;
Đền Tràng
Kênh –Thủy
Nguyên

Hải Phòng;
Cửa
biển
Bạch Đằng;
Từ
Lương
Xâm,
Hải
An,
Hải
Phòng; thu
thập và xử lí
dữ liệu, hoàn
thành
sản
phẩm về các
chủ đề: Vị trí
địa lí, thủy


22

nghe

hiện của các
nhóm có thể
là các tư liệu
cần thiết cho
dự án như
clip,
tranh
ảnh, bản đồ,
bản
thuyết
trình
Word hoặc
Power
Point…

các - Sản phẩm


Tiết 3

3:
Báo cáo sơ
bộ kết quả
việc làm của
nhóm

kết hoạt động
nhóm, giải đáp
những vấn đề học
sinh còn vướng
mắc, mở rộng
thêm những vấn
đề để học sinh tiếp
tục tìm hiểu.

Hoạt động
4: Thành lập
nhóm mới
(Nhóm mới
đảm bảo có
thành viên
tìm hiểu về
Địa lí và
Lịch sử)

-HS thành lập nhóm
mới, phân công công
việc cụ thể cho từng
thành viên.
-Sưu tầm, xử lý tư liệu,
hoàn thành các sản phẩm
về các chủ đề tìm hiểu
giá trị văn học từ dòng
sông Bạch Đằng.

-Giáo viên Ngữ

clip,
tranh
ảnh, bản đồ,
bản
thuyết
trình
Word hoặc
Power
Point…
Hoạt động HS báo cáo kết quả làm Lắng nghe các - Sản phẩm
5:
việc của nhóm trông qua nhóm trình bày.
của các nhóm
Báo cáo kết thuyết trình.
Nêu câu hỏi phản học sinh:
23


quả việc làm
của nhóm về
Chủ đề Sông
Bạch Đằng
trong
văn
học từ thế kỉ
X -> XV và
Bạch Đằng
giang phú;
sông Bạch
Đằng trong

+Bảng đánh
giá hoạt động
cá nhân trong
nhóm.
+Nhật kí hoạt
động cá nhân.
- Kết quả
đánh giá sản
phẩm
của
nhóm.

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
TUẦN 1
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ
1.Mục tiêu
-Xây dựng được các nội dung tìm hiểu
-Thành lập được các nhóm theo sở thích
-Phổ biến nhiệm vụ trải nghiệm và học tập của các nhóm
-Rèn luyện kĩ năng làm việc trong nhóm
2. Thời gian: Tuần 1 – ½ tiết 1
3. Cách thức tổ chức hoạt động
* Tạo tâm thế: GV giới thiệu dự án cho học sinh: Việt Nam là đất nước
có vị trí địa lí rất đặc biệt và đa dạng sinh học; có nhiều sông suối, kênh rạch…,
những dòng sông đã gắn liền với nền văn minh lúa nước, sự hợp tác cộng đồng
24


trong việc trị thuỷ đã ra đời nhà nước Văn Lang - Âu Lạc đầu tiên. Trên các

học sinh

lí, nhập dữ liệu cần trình bày trên Power Point. Tham gia
tìm kiếm thông tin trên mạng và SGK
-Học sinh có năng lực khá: Tham gia tìm kiếm thông tin,
tóm tắt các nội dung tìm kiếm được.
25



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status