Truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh trên báo in ( khảo sát báo gia đình và xã hội, phụ nữ việt nam và phụ nữ thủ đô từ tháng 6 2012 tháng 6 2014) - Pdf 35

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

NGUYỄN VIỆT QUỲNH

TRUYỀN THÔNG VỀ MẤT CÂN BẰNG
GIỚI TÍNH KHI SINH TRÊN BÁO IN
(Khảo sát báo Gia đình và Xã hội, Phụ nữ Việt Nam và
Phụ nữ Thủ đô từ 6/2012 - tháng 06/2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

NGUYỄN VIỆT QUỲNH

TRUYỀN THÔNG VỀ MẤT CÂN BẰNG
GIỚI TÍNH KHI SINH TRÊN BÁO IN
(Khảo sát báo Gia đình và Xã hội, Phụ nữ Việt Nam và
Phụ nữ Thủ đô từ 6/2012 - tháng 06/2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

thư ký tòa soạn báo Gia đình & Xã hội), Nguyễn Thu Hà (Phó ban Hôn nhân
& Gia đình Báo Phụ nữ thủ đô), Nguyễn Văn Hải (Phó trưởng đại diện Báo
Tuổi Trẻ TP.HCM tại miền Bắc), Nguyễn Lan Anh (báo Tuổi Trẻ), Võ Thu
(báo Gia đình và Xã hội), Nguyễn Tiến Hưng (báo An ninh thủ đô), Nguyễn
Hằng (báo Lao động), nhà báo Nguyễn Trọng Tùng (báo Kinh tế và Đô thị)
và bà Đặng Thị Bích Thuận – Vụ phó Vụ Truyền thông giáo dục, Tổng cục
DS-KHHGĐ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thiện luận văn thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 9
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 9
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................10
7. Kết cấu luận văn .......................................................................................................11
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG BÁO CHÍ VÀ GIỚI
TÍNH KHI SINH........................................................................................................12
1.1. Báo chí và chức năng của báo chí .......................................................................12
1.1.1 Các khái niệm......................................................................................................12
1.2. Đặc điểm, nguyên nhân và hệ luỵ của mất cân bằng giới tính khi sinh ..........13
1.2.1. Các khái niệm ....................................................................................................13
1.2.2. Đặc điểm, nguyên nhân và hệ lụy ....................................................................17
1.3. Lý thuyết về giới và phát triển .............................................................................22
1.4. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới và kiểm soát thực trạng
mất cân bằng giới tính khi sinh ...................................................................................23

3.4. Ngành Dân số, Y tế cần chủ động tổ chức cung cấp thông tin về MCBGTKS...77
3.5. Nhóm giải pháp phối hợp.....................................................................................77
3.6. Đầu tư nguồn lực ..................................................................................................81
3.6.1. Đầu tư nguồn lực về công nghệ .......................................................................81
3.6.2. Đầu tư nguồn lực về nhân sự ............................................................................81
Tiểu kết chương 3.........................................................................................................84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................88

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐDS

– Biến động dân số

DS

– Dân số

DS-KHHGĐ

- Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

ĐTDS

– Điều tra dân số

GTKS


3


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.2.1.1. Số lượng tin, bài của các tờ báo được khảo sát về vấn đề
MCBGTKS trong 2 năm. ............................................................................................36
Bảng 2.4.1. Tần suất độc giả đọc tin bài về vấn đề MCBGTKS trên báo in: ........65
Bảng 2.4.2. Đánh giá của công chúng về việc chuyển tải thông tin về vấn đề
MCBGTKS trên báo in: ..............................................................................................66
Bảng 2.4.3. Đánh giá sự hài lòng của công chúng về việc chuyển tải thông tin về
vấn đề MCBGTKS trên báo in: ..................................................................................67
Bảng 2.4.4. Nguyên nhân dẫn đến MCBGTKS: ......................................................68
Bảng 2.4.5. MCBGTKS ảnh hưởng đến gia đình, xã hội: .......................................69
Bảng 2.4.6. Sự lựa chọn của công chúng ...................................................................70
Bảng 2.4.7. Ý kiến công chúng về các biện pháp nâng cao hiệu quả truyền thông
kiểm soát MCBGTKS: ................................................................................................70

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) là vấn đề mang tính toàn
cầu tác động nghiêm trọng đến cơ cấu dân số ở nhiều nước, đặc biệt là các
nước đang phát triển, được các quốc gia và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc rất
quan tâm. MCBGTKS ở Việt Nam xảy ra muộn hơn so với một số nước khác
có nền văn hóa tương đồng với Việt Nam, nhưng diễn biến với tốc độ nhanh.
Xuất hiện từ năm 1999 ở nước ta nhưng đến năm 2006, vấn đề MCBGTKS
mới trở nên “nóng”. Từ năm 2006 đến nay, tỉ số giới tính khi sinh (TSGTKS

vẫn là phương tiện truyền thông đại chúng hết sức quan trọng trong việc
truyền tải những thông tin thời sự đến với đông đảo công chúng. Đặc điểm
nổi bật của báo in chính là tính công khai và sự lan tỏa nhanh chóng, rộng
khắp. Sự phản ánh và phân tích, mổ xẻ đối với thông tin thời sự, những sự
kiện diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên toàn thế giới và trên cả nước luôn có tác
động với bạn đọc.
Kiểm soát MCBGTKS hiện nay là vấn đề quan trọng của quốc gia
trong thời kỳ khoa học – kỹ thuật phát triển, thời kỳ công nghệ số. Vì vậy,
công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi
trong công tác DS-KHHGĐ, nhất là giảm thiểu MCBGTKS càng phải được
chú trọng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề MCBGTKS được đề cập trên
báo chí chưa được quan tâm nhiều.
Từ lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Truyền thông trên
báo in về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh” (Khảo sát Báo Gia đình và
Xã hội, Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thủ đô từ 6/2012 đến 06/2014) cho luận
văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

 Nghiên cứu về vấn đề MCBGTKS
Tại nhiều khu vực trên thế giới, tình trạng MCBGTKS đã xảy ra từ
2


những năm 1980 và các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước bắt đầu
xuất hiện từ những năm 2000. Theo khảo sát của người thực hiện nghiên cứu
này, có hai hướng đi chính khi nghiên cứu vấn đề MCBGTKS là nghiên cứu
về thực trạng và nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến thành công trong việc
kiểm soát MCBGTKS.
Nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân dẫn đến MCBGTKS
Nghiên cứu ngoài nước

Năm 2009, tác giả Christophe Guimoto xuất bản cuốn sách “Thời kỳ
quá độ của Tỷ số giới tính ở Châu Á”, khu vực địa lý nghiên cứu là Đông Á,
Nam Á và Tây Á. Tác giả đã rà soát so sánh về đăng ký khai sinh hoặc các
ước tính về lịch sử sinh từ các cuộc điều tra lớn và số liệu tổng điều tra. Từ
đó, tác giả xây dựng các chiến lược nhằm hạn chế việc cung cấp các dịch vụ
lựa chọn giới tính, các quy định của chính phủ về cấm lựa chọn giới tính và tổ
chức các chiến lược truyền thông nâng cao nhận thức.
Ngoài những tác phẩm trên, còn có các tác phẩm như “Nhận xét về
chiến dịch chống lựa chọn giới tính và thăm dò các biện pháp đối phó trong
tương lai” (Joseph, Josantony; Mattam, Matthew; Mathew, Sofy; Siradhna,
Kavita; Patkar, Rohini; Kulkarni, Vidya; Radhakrishnan, E.M.), “Sự mất cân
bằng tỷ số giới tính khi sinh và các biện pháp can thiệp phổ biến ở Trung
Quốc” (Li, Shuzhuo), "Lựa chọn giới tính thông qua y học cổ truyền ở nông
thôn miền Bắc Ấn Độ" (Attané l. C.Z. Guilmoto), "Sự thiếu hụt trẻ em gái ở
Trung Quốc hiện nay" (Banister, Judith), Về chiều hướng mức sinh giảm
không ngừng ở Nam Á (Basu D., A.M.)... Các tài liệu trên là những nghiên
cứu tại Châu Á, Ấn Độ, Trung Quốc, chỉ ra thực trạng MCBGTKS nghiêm
trọng ở các nước này và đưa ra nhiều khuyến nghị như can thiệp thúc đẩy
bình đẳng giới, hạn chế việc cung cấp các dịch vụ lựa chọn giới tính, nâng cao
giá trị của trẻ em gái…
Nghiên cứu trong nước

4


Những nghiên cứu có liên quan đến tình trạng MCBGTKS ở Việt Nam
bắt đầu xuất hiện từ năm 2002 với nhiều tác phẩm như "Sự ưa thích con trai ở
một làng quê nông thôn Việt Nam" (Danielle Bélanger), "Chế độ phụ hệ và
mô hình định cư ở nhà chồng và tỷ lệ sinh giảm ở Việt Nam" (John Bryant).
Trong đó, tác giả Danielle Bélanger đã phân tích số liệu thứ cấp từ cuộc Khảo

cán bộ y tế về TSGTKS, tăng cường giám sát dịch vụ tư vấn cho phụ nữ
muốn sàng lọc giới tính và nạo thai…
Báo cáo tổng quan về MCBGTKS ở Việt Nam của Tiến sỹ Dương
Quốc Trọng (Tổng cục trưởng tổng cục DS-KHHGĐ) đã chỉ ra tình hình và
đặc điểm của MCBGTKS ở Việt Nam, từ đó nêu ra một số nhóm giải pháp
giúp khắc phục tình trạng này, trong đó có nhóm biện pháp liên quan đến
truyền thông như phối hợp các cơ quan truyền thông đại chúng ở Trung ương
và địa phương nhằm tuyên truyền phản ánh tình hình về giới tính khi sinh [6].
Các nghiên cứu, báo cáo như: “Mất cân đối giới tính khi sinh trong 5 năm qua
ở một số địa phương – thực trạng và giải pháp” [9], “Vai trò của hội liên hiệp
phụ nữ Việt Nam trong công tác tuyên truyền nhằm góp phần hạn chế tình
trạng mất cân bằng giới tính khi sinh” [9, tr 51], “Thực trạng và giải pháp can
thiệp tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh Nam Định”
[9, tr 69], “Kết quả bước đầu và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực
hiện đề án “Can thiệp giảm thiếu mất cân bằng giới tính khi sinh” tại tỉnh Bắc
Ninh” [9, tr 78], “Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích phụ nữ và
trẻ em gái góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại Quảng
Ngãi” [9, tr 95], “Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Hà Nội – Thực trạng và
giải pháp” [9, tr 105]… cũng chỉ ra tình hình MCBGTKS cụ thể của từng địa
phương trong cả nước, đề xuất biện pháp giảm thiểu tình trạng này.

6


Nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến thành công trong việc kiểm soát
MCBGTKS
Trong các nghiên cứu về MCBGTKS ở ngoài nước, chúng tôi tách
riêng các nghiên cứu tại Hàn Quốc do đến thời điểm này đây là quốc gia duy
nhất thành công trong việc đưa TSGTKS trở về mức cân bằng tự nhiên. Tình
trạng MCBGTKS ở Hàn Quốc diễn ra và lên đến đỉnh điểm vào năm 1990 khi

- Hệ thống hóa lý luận về báo chí, truyền thông về MCBGTKS; đường lối,
chủ trương của Đảng, Nhà nước về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh;
phân tích vai trò, trách nhiệm của báo chí trong truyền thông nâng cao nhận
thức về mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Khảo sát thực trạng truyền thông trên báo in về MCBGTKS thông qua các
tờ báo Gia đình và Xã hội, Phụ nữ Việt Nam và Phụ nữ Thủ đô từ 6/2012 đến
tháng 06/2014) nhằm làm rõ những ưu điểm, hạn chế về nội dung, hình thức
của các tác phẩm báo chí trong truyền thông về mất cân bằng giới tính khi
sinh. Đánh giá mức độ, hiệu quả tác động của báo chí về vấn đề này qua điều
tra công chúng.
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục tồn tại và phát huy vai trò, hiệu quả của
báo in trong truyền thông về MCBGTKS.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về vấn đề truyền thông trên báo in vấn đề MCBGTKS.
- Phạm vi: Đề tài tập trung khảo sát 3 tờ báo: Báo Gia đình và Xã hội, Phụ nữ
Việt Nam, Phụ nữ Thủ đô từ 6/2012 - tháng 06/2014.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm học thuyết Mác – Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước ta về vai trò, tính chất và nhiệm vụ của báo chí. Luận văn còn sử dụng
một số lý thuyết về báo chí học và xã hội học truyền thông đại chúng của các

9


tác giả trong và ngoài nước làm cơ sở nghiên cứu nhằm khái quát, bổ sung hệ
thống lý thuyết về nghiên cứu báo chí trong hoạt động truyền thông; phân tích
văn bản để xây dựng hệ thống lý thuyết hoạt động báo chí về truyền thông
kiểm soát MCBGTKS; so sánh và khảo sát, thống kê, tổng hợp, phân tích các
tác phẩm báo chí về về truyền thông kiểm soát MCBGTKS, từ đó rút ra

báo chí hiệu quả trong hoạt động kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.
Với các cơ quan báo chí: Thấy rõ những ưu điểm, những tồn tại, từ đó
đề ra các phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin,
hình thức thể hiện nhằm truyền thông tốt nhất về vấn đề mất cân bằng giới
tính khi sinh.
Với đội ngũ phóng viên: Nâng cao ý thức trách nhiệm của người cầm
bút với tờ báo và công chúng; trách nhiệm của báo chí trước xã hội.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về báo chí và giới tính khi sinh
trong cơ cấu dân số
Chương 2: Thực trạng truyền thông về vấn đề mất cân bằng giới tính khi
sinh trên báo in
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông trên báo in về vấn đề
kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

11


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG BÁO CHÍ VÀ GIỚI TÍNH
KHI SINH

1.1.

Báo chí và chức năng của báo chí

1.1.1. Các khái niệm
Báo chí

một số khái niệm cơ bản, thường được sử dụng khi đề cập đến vấn đề này.
Giới (Sex)
Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới WHO, “Giới là sự khác nhau
giữa nam giới và nữ giới dựa trên những mong đợi, giá trị và chuẩn mực xã
hội”.
Sự khác nhau giữa con trai và con gái không phải xuất phát từ sự khác
biệt trong sinh lý, giải phẫu hay năng lực của con trai và con gái mà hoàn toàn
là dựa trên sự mong đợi của xã hội, sự đánh giá của xã hội về năng lực và giá
trị khác nhau của con trai và con gái. Tương tự như vậy, con trai thường được
hưởng nhiều quyền lợi trong gia đình hơn con gái do con trai được coi trọng
hơn. Chính sự mong đợi và đánh giá khác nhau này là nguồn gốc của bất bình
đẳng giới trong xã hội.
Giới tính (Gender)
Cũng theo WHO, định nghĩa về giới tính được hiểu như sau:
“Giới tính là sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học. Giới tính là
một khái niệm khoa học ra đời từ môn sinh học, chỉ sự khác biệt giữa nam và
nữ về mặt sinh học. Sự khác biệt này chủ yếu liên quan tới quá trình sinh đẻ
và di truyền nòi giống. Con người khi sinh ra đã có những đặc điểm về giới
tính (nam hay nữ)”.

13


Giới tính khi sinh là chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học
của trẻ em khi sinh.
Tỷ số giới tính (Sex Ratio)
Nếu phân chia toàn bộ dân số thành hai bộ phận là dân số nam và dân
số nữ thì có cơ cấu dân số theo giới tính. Trong nghiên cứu dân số, tiêu thức
phân chia này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cơ cấu giới tính được xác định
thông qua “Tỷ số giới tính” hay tỷ lệ nam hoặc nữ trong tổng số dân.


quan tâm đến các thông tin về giới tính của trẻ em theo thứ tự sinh. Ở Việt
Nam, TSGTKS của trẻ đầu lòng khá cao và ở tất cả các thời kỳ, nó đều cao
hơn giá trị trung bình. Nói chung, TSGTKS của những đứa con thứ hai đều có
giá trị thấp nhất và giá trị này tăng dần theo lần sinh thứ 3 và thứ 4.
Mất cân bằng giới tính khi sinh (Imbalanced sex ratio at birth)
Mất cân bằng giới tính khi sinh là số trẻ trai sinh ra còn sống cao hơn
hoặc thấp hơn ngưỡng bình thường so với 100 trẻ gái. MCBGTKS xảy ra khi
tỷ số giới tính nam khi sinh lớn hơn 106 hoặc nhỏ hơn 103 so với 100 trẻ nữ.
Theo quy ước, TSGTKS ở một vùng/thành phố từ 110 trở lên là MCBGTKS.
Cơ cấu dân số (Population Structure)
Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân
tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác.
(Pháp lệnh dân số)
Có rất nhiều loại cơ cấu dân số như: Cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính,
tình trang hôn nhân, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, mức
sống, thành thị nông thôn… Việc nghiên cứu cơ cấu dân số cho phép chúng ta
nghiên cứu một cách tỷ mỉ và kỹ lưỡng hơn dân số của một địa phương.
Trong các loại cơ cấu dân số thì hai cơ cấu quan trọng nhất là cơ cấu tuổi và
cơ cấu giới tính. Bởi vì cơ cấu theo tuổi và giới tính là các đặc tính quan trọng
của bất kỳ nhóm dân số nào, nó ảnh hưởng đến mức sinh, mức chết, di dân
trong nước và quốc tế, tình trạng hôn nhân, lực lượng lao động, thu nhập quốc
dân thuần tuý, kế hoạch phát triển giáo dục và an sinh xã hội.
 Cơ cấu dân số theo tuổi

15


Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo
những lứa tuổi nhất định. Trong dân số học, cơ cấu theo tuổi có ý nghĩa quan

Đặc điểm
Theo kết quả Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009 (ĐTDS-2009),
tình trạng MCBGTKS đã xảy ra trên phạm vi cả nước (TSGTKS là
110,6/100), trong đó 45/63 tỉnh, thành phố bị MCBGTKS, thậm chí có tỉnh
như Hải Dương, Hưng Yên tỷ số này vượt trên mức 120/100.
Giai đoạn năm 2010 đến năm 2012, ở nước ta tình trạng MCBGTKS
đã xảy ra ở cả khu vực nông thôn, thành thị, cả đồng bằng và miền núi. Theo
báo cáo năm 2011 của Tổng cục Dân số-KHHGĐ (thu thập riêng theo báo
cáo của hệ thống cộng tác viên dân số) cũng phản ánh 1 xu hướng
tương tự, đó là 10 tỉnh xảy ra MCBGTKS cao nhất, trong đó có 5 tỉnh đã
xảy ra MCBGTKS từ năm 2009 (Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam
Định, Hòa Bình) và 5 tỉnh mới gia nhập, đó là (Lạng Sơn, Lào Cai, Thanh
Hóa, Quảng Bình, Hậu Giang).
Kết quả của 2 cuộc Tổng Điều tra dân số năm 1979 và 1989 cho
thấy TSGTKS đều trong giới hạn bình thường (năm 1979 là 105/100, năm
1989 là 106/100).
Theo kết quả Tổng Điều tra dân số 1999, TSGTKS là 107/100 – cao
hơn tỷ số chuẩn chút ít và đã có có 36 tỉnh ít nhiều xảy ra MCBGTKS.
Kết quả Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009 đã cho thấy tỷ số
giới tính khi sinh đã ở mức 110,5/100. Các cuộc Điều tra biến động dân số
(BĐDS) hàng năm cũng phản ánh xu hướng tăng liên tục của TSGTKS.
Như vậy, từ năm 1999, TSGTKS có dấu hiệu tăng nhẹ, nhưng giai
đoạn từ năm 2006 đến 2012, TSGTKS tăng liên tục từ 110/100 lên 112/100.
Ở Việt Nam, mặc dù TSGTKS đã có dấu hiệu gia tăng từ năm 1999,
tuy nhiên, bắt đầu từ 2006, tỷ số giới tính khi sinh bắt đầu tăng và trở
thành thách thức lớn với công tác dân số và nỗi lo lớn với các nhà hoạch
17




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status