đánh giá khả năng hấp thụ kim loại nặng của cây cà chua - Pdf 35

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN

BÙI THỊ YẾN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẤP THỤ
KIM LOẠI NẶNG CỦA CÂY CÀ CHUA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2015


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN

BÙI THỊ YẾN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẤP THỤ
KIM LOẠI NẶNG CỦA CÂY CÀ CHUA
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số

: 60620110

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam, đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt mọi mục tiêu nghiên cứu và mọi
thủ tục để có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi rất biết ơn những người thân trong gia đình tôi, đã luôn bên tôi
quan tâm và tạo điều kiện tốt cho tôi học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các tập
thể và cá nhân đã dành cho tôi.
Tác giả

Bùi Thị Yến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 4
1.2. Giá trị dinh dưỡng cây cà chua............................................................. 4
1.3. Sự phân bố và sản xuất cà chua ........................................................... 5

3.1.1. Hiện trạng Pb trong đất trồng cà chua ở Đông Anh............................. 36
3.1.2. Hiện trạng Cd trong đất trồng cà chua ở Đông Anh ............................ 41
3.2. Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây cà chua ........... 46
3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thí nghiệm cà chua trong nhà lưới ............. 46
3.2.2. Các yếu tố ngoại cảnh trong điều kiện vụ thu đông 2014 .................... 47
3.2.3. Khả năng chống chịu sâu bệnh và tỷ lệ đổ gãy của thí nghiệm ........... 57
3.2.4. Ảnh hưởng của hàm lượng Cd trong đất đến sự tích lũy Cd trong
các bộ phận của cây cà chua ................................................................. 67
3.2.5. Ảnh hưởng của hàm lượng Pb trong đất đến sự tích lũy Pb trong
các bộ phận của cây cà chua ................................................................. 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 76

PHỤ LỤC.................................................................................................... 81
Một số hình ảnh theo dõi cà chua và phân tích kim loại nặng ....................... 81

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BTNMT

:


Đối chứng

Pb

:

Chì

KLN

:

Kim loại nặng

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v

Bảng 3.4 Kết quả phân tích hàm lượng Pb trong nguồn nước ngầm tại
một số xã huyện Đông Anh - Hà Nội ......................................................39

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


Bảng 3.5 Kết quả phân tích hàm lượng Pb trong nguồn nước mặt tại một
số xã huyện Đông Anh - Hà Nội ..............................................................40
Bảng 3.6 Kết quả phân tích hàm lượng Cd trong đất trồng rau tại một số
xã huyện Đông Anh - Hà Nội....................................................................41
Bảng 3.7 Kết quả phân tích hàm lượng Cd trong phân gà tại một số xã
huyện Đông Anh - Hà Nội .........................................................................42
Bảng 3.8 Kết quả phân tích hàm lượng Cd trong phân hóa học tại một số
xã huyện Đông Anh - Hà Nội....................................................................43
Bảng 3.9 Kết quả phân tích hàm lượng Cd trong nguồn nước ngầm lấy
tại một số xã huyện Đông Anh - Hà Nội ................................................44
Bảng 3.10 Kết quả phân tích hàm lượng Cd trong nguồn nước mặt tại
một số xã huyện Đông Anh - Hà Nội ......................................................45
Bảng 3.11. Bảng theo dõi nhiệt độ và độ ẩm không khí trung bình 10
ngày ở vụ thu đông 2014 ............................................................................48
Bảng 3.12. Thời gian sinh trưởng của cây cà chua trong các công thức
nhiễm Cd (ngày) ...........................................................................................50
Bảng 3.13 Thời gian sinh trưởng của cây cà chua trong các công thức
nhiễm Pb (ngày) ............................................................................................52
Bảng 3.14 Tăng trưởng chiều cao của cây các công thức ô nhiễm Cd..............54
Bảng 3.15 Tăng trưởng chiều cao của cây trong các công thức nhiễm Pb .....56
Bảng 3.16. Tỷ lệ sâu bệnh và đổ gẫy trong thí nghiệm cà chua ..........................58
Bảng 3.17 Các yếu tố cấu thành năng suất trong các công thức ô nhiễm Cd ..... 62


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường ngày càng trở nên bức
xúc không chỉ cho sự bảo vệ bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà
còn cho cả các vấn đề kinh tế-xã hội và thương mại. Người ta nói nhiều đến
sự nhiễm bẩn các nguồn nước sạch, nông sản bị nhiễm bẩn do sự tích luỹ quá
mức cần thiết chất dinh dưỡng khoáng nitrat, thuốc bảo vệ thực vật và kim
loại nặng... Đối với môi trường đất của Việt Nam, vấn đề kim loại nặng được
đặt ra do quá trình thâm canh và công nghiệp hoá, các làng nghề tái chế kim
loại hoặc chất thải công nghiệp và đô thị.
Do áp lực về tăng trưởng kinh tế và dân số ở Việt Nam, kéo theo nó là
sự xuất hiện một loạt các khu đô thị và công nghiệp mới cũng như việc gia
tăng năng suất và sản lượng cây trồng. Điều đó đồng nghĩa với việc môi
trường đất phải gánh chịu một lượng chất thải cũng như tích luỹ các kim
loại nặng ngày càng lớn từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chất thải
công nghiệp, đô thị..., và sự tích luỹ các chất kim loại nặng này thông qua
một số con đường cụ thể như: sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sử
dụng nước thải để tưới, sử dụng rác thải và bùn thải làm phân bón, sự tích
đọng từ khói bụi trong khí quyển...
Cà chua (Solanum lycopersicum L.) là loại cây trồng mà chúng tôi
muốn thử nghiệm vì đây là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều
chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như carotene, lycopene, vitamin C, vitamin
A,... và được trồng rộng khắp các châu lục. Thêm nữa, cây cà chua còn mang
lại hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều

luận cứ khoa học để ban hành quy chuẩn quốc gia về dư lượng kim loại nặng
cho phép trên đất trồng cà chua, đồng thời góp phần xây dựng hướng dẫn kỹ
thuật quản lý dư lượng kim loại năng trong đất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn: giúp nông dân khắc phục ô nhiễm kim loại nặng trong
đất để sản xuất cà chua an toàn về chỉ tiêu dư lượng kim loại nặng thông qua
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


việc quản lý đất trồng và chất lượng các nguồn vật tư sử dụng, từ đó bảo vệ và
sử dụng bền vững các vùng đất nông nghiệp phục vụ sản xuất nông sản an
toàn nói chung vả cà chua nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài đã sử dụng 2 muối cúa kim loại nặng Pb và Cd là: PbCl2 và CdCl2
- Giống cà chua: Là giống F1 do công ty Seminis của Mỹ sản xuất.
Giống chịu nhiệt (20 - 30ºC) được công ty giống rau Bình Minh nhập khẩu và
phân phối độc quyền.- Đất xám bạc màu lấy ở Bắc Hồng - Đông Anh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu đưa ra các công thức trong thí nghiệm để xác định được
khả năng thu hút Cd và Pb trong các bộ phận của cây.
- Thực hiện các phân tích hàm lượng Cd và Pb trên các bộ phận khác
nhau của cà chua: thân, rễ và quả của cây cà chua.
4.3. Địa điểm nghiên cứu
Khu thực nghiệm của Viện Môi trường Nông nghiệp - Phú Đô - Nam
Từ Liêm Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: 2014 - 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


chua với trứng...), chế biến đồ hộp (paste, cà chua quả hộp, đồ uống cà chua,
đặc biệt cà chua ketchup ăn với bánh mì và các loại spageti rất ngọt do vị của
loài cà chua L. pennelli), làm mứt, cà chua khô, phụ gia thực phẩm, đặc biệt là
thành phần trong nhiêu loại bánh như Pizza.
1.3. Sự phân bố và sản xuất cà chua
1.3.1. Tình hình phân bố và sản xuất cà chua trên thế giới
Cà chua là loại cây rau quan trọng thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau
cây khoai tây, được phân bố hầu như khắp các nước trên thế giới. Đó là một
loại cây rau ăn quả dễ trồng và có giá trị dinh dưỡng cao, hàng năm trên thế
giới trồng khoảng 3,7 triệu ha cà chua, cho sản lượng khoảng trên 120 triệu
tấn (Database, 2008). Trung Quốc là nước có diện tích và sản lượng cà chua
lớn nhất trên thế giới với khoảng 1.255.100 ha và sản lượng tương ứng
31.644.040 tấn (năm 2005) và Ấn Độ là nước tăng nhanh cả về diện tích
(300%) và năng suất (54%) so với năm trước. Sáu nước đứng đầu sản xuất cà
chua trên thế giới đó là: Trung Quốc, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập Ấn Độ và Ý.
Ngoài ra các nước tăng nhanh về diện tích còn có Úc (15%), Indonexia,
Brazil và Mexico. Hà Lan và Bỉ là hai nước đứng đầu về năng suất cà chua
trên thế giới (4.961, 513 kg/ha)
1.3.2. Tình hình phân bố và sản xuất cà chua ở Việt Nam
Về tình hình sản xuất cà chua ở nước ta hiện nay có thể điểm ra một số
nét chính sau:
Sản xuất và tiêu thụ: Cà chua được trồng ở hầu hết các tỉnh thành trên
cả nước. Diện tích trồng cà chua hàng năm vào khoảng 100-1200 ha với năng
suất đạt được là 14 tấn/ha (Trần Khắc Thi, 2005). Cho đến nay cà chua ở nước
ta sản xuất ra gần như chỉ để tiêu thụ tại chỗ mà vẫn chưa thể xuất khẩu do sản

của một số quá trình: rửa trôi, tích luỹ Fe, Al; tích luỹ chất hữu cơ và mùn,
hoá chua.
Trong bảng phân loại đất năm 1996, nhóm đất xám được chia ra 5 đơn vị:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Bảng 1.1 Các loại đất xám của Việt Nam
Tên Việt Nam

Tên Fao- Unesco

Diện tích (ha)

Phân bố

Đất xám bạc màu
(X)

Haplic Acrisols
(ACh)

1.791.021

Trung du Bắc
Bộ, Đông Nam
Bộ, Tây Nguyên



Đất xám mùn trên
núi (Xh)

Humic Acrisols
(ACu)

3.139.285

Độ cao > 7000m

Nguồn: Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000. Đất Việt Nam.
Đặc điểm chung của nhóm đất xám Acrilsols là đất có thành phần cơ
giới nhẹ, đất chua, độ no bazơ thấp, dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu nghèo, khả
năng hấp thu không cao, các chất hoà tan dễ bị rửa trôi. Tuy nhiên, tuỳ theo
đặc điểm phát sinh học và nông học của từng loại đất xám phát triển trên các
nhóm đá mẹ khác nhau ở các vùng khí hậu, sinh vật khác nhau mà tính chất
của từng loại đất xám cũng khác nhau.
1.4. Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của kim loại nặng trong đất đến
đời sống cây trồng
1.4.1. Ô nhiễm đất trồng rau do tích lũy kim loại nặng (KLN)
Trong quy trình sản xuất rau, mặc dù đã chọn vùng không bị ô nhiễm kim
loại nặng nhưng một số yếu tố khách quan trong quá trình sản xuất có thể đưa
nguồn kim loại nặng vào đất nông nghiệp từ nguồn nước tưới, thuốc bảo vệ thực
vật, từ bụi khí quyển, giao thông… đặc biệt từ phân bón.
Trong quá trình canh tác, kim loại nặng xâm nhập vào rau quả qua
phân bón chứa kim loại nặng tỷ lệ khá cao. Phân hoá học N, P, K được sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Dạng hạt màu vàng nhạt

20-20-0

0,3

6,5

Vết

0,08

Dạng hạt mà xanh, trắng

Phân lân

0,35

4

2,2

0,07

Dạng hạt màu nâu, trắng, xám

20,9

3,5


Việt Nam

Mô tả

(Nguồn: Trương Thị Nga, Trương Hoàng Đan (2005))
Khi bón vào đất loại phân lân có hàm lượng KLN tương đối thấp, với
công thức phân lân là 60, khi bón cho 1 ha đất đã vô tình đưa môi trường 105 mg
asen; 1,2 g chì; 660 mg cadimi và 21 mg thủy ngân. Có thể thấy với lượng như
vậy là không nhiều, tuy nhiên xét về lâu dài, hàng năm cứ đưa 3 - 4 lần như trên
cho 3 - 4 vụ rau và trong nhiều năm thì sẽ phải đối mặt với một lượng kim loại
nặng khá lớn trong tương lai.
Theo Huỳnh Thanh Hùng (2001), trong thành phần một số thức ăn tổng
hợp (gia súc, gia cầm) qua điều tra có hàm lượng Cu biến động: 182,9 - 308,9

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


mg/kg, Zn: 385,4 - 705,4 mg/kg tùy vào loại thức ăn mà gia súc, gia cầm sử
dụng một phần sẽ thải ra môi trường theo phân bón từ chăn nuôi. Hàm lượng
Cu, Zn tích lũy trong đất và trong rau xà lách, cải ngọt, cải xanh trong các thí
nghiệm biến thiên cùng chiều với liều lượng phân chuồng sử dụng. Kết quả
điều tra, phân tích và thí nghiệm đã chứng tỏ phân chuồng có nguồn gốc từ
thức ăn chăn nuôi tổng hợp là một trong những nguyên nhân gây tích lũy
KLN trong đất.
Dự án ACIAR No. LWR/1998/199 tại Việt Nam (2002 - 2005) đã cung
cấp nguồn số liệu về KLN trong phân gà như sau: 48,5 mg Cu/kg phân khô,
263 mg Zn/kg phân khô và 3,4 mg Cd/kg phân khô, trong phân lợn chứa 45
mg Cu/kg phân khô, 190 mg Zn/kg phân khô và 3,45 mg Cd/phân khô. Như


2

Phân bắc

36,6

23,5

19,2

0,91

3

Phân bò

67,1

20,0

152,9

0,48

4

Hữu cơ sông Gianh

40,9


Nguồn: Hà Mạnh Thắng, Phạm Quang Hà (2005)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


* Tồn dư kim loại nặng trong đất
Nguyễn Xuân Hải và Tô Thị Cúc (2005), bước đầu xác định được
nguyên nhân ô nhiễm chủ yếu tại vùng chuyên canh rau xã Minh Khai, huyện
Từ Liêm, Hà Nội là do quá trình thâm canh rau lâu năm có sử dụng lượng lớn
phân gà, trung bình sử dụng 33.800 kg phân gà/ha/năm và hàm lượng Cd
trong phân gà tại địa phương là 6,743 mg/kg thì một năm đã làm tăng hàm
lượng Cd trong đất ở tầng mặt (độ sâu 15 cm, dung trọng đất là 1,2 g/cm3) là
0,095 mg/kg. Như vậy, liên tục sử dụng phân gà trong quá trình canh tác với
lượng như trên (chưa kể Cd có sẵn trong đất nền, trong nước tưới, trong thuốc
bảo vệ thực vật và một số loại phân bón khác...) thì sau 30 năm canh tác
lượng Cd trong đất sẽ là 2,850 mg/kg vượt tiêu chuẩn cho phép theo TCVN
7209:2002 (đối với đất nông nghiệp 2,0 mg/kg).
Nguyễn Xuân Hải (2006), việc thâm canh hoa ở xã Tây Tựu đã làm
gia tăng sự tích lũy KLN trong môi trường đất, hầu hết hàm lượng các
KLN như Cu, Pb, Cd đều vượt ngưỡng TCVN 7209:2002, đặc biệt ở các
mẫu đất trồng hoa hồng, hàm lượng Cu tổng số ở tầng đất 0 - 20 cm vượt
ngưỡng cho phép 2,14 - 3,01 lần, Cd vượt ngưỡng 1,39 - 1,89 lần, Pb vượt
ngưỡng 1,18 - 1,63 lần. Các KLN như Zn, As, Hg trong các mẫu đất trồng
hoa chưa vượt ngưỡng TCVN 7209:2002, tuy nhiên đã có sự tích lũy các
kim loại này khá cao trong đất trồng hoa hồng. Nói chung, với mức thâm
canh cao KLN tích lũy nhiều nhất trong đất trồng hoa hồng, tiếp đến là hoa
cúc và thấp nhất ở hoa đồng tiền.
1.4.2. Mối quan hệ giữa các tác nhân ô nhiễm với chất lượng nông sản

lũy Pb, Cd chủ yếu trong rễ, thân, lá còn trong quả chủ yếu là nước do vậy
hàm lượng KLN trong quả thấp hơn.
Hàm lượng Pb, Cd trong nước tưới có quan hệ chặt chẽ với hàm lượng
Pb trong rau và đất trồng. Nước tưới có nồng độ Pb và Cd là 0,1 mg/kg bắt
đầu gây ra sự tích lũy Pb, Cd trong rau xà lách và rau muống vượt ngưỡng
cho phép. Trong khi đối với dưa chuột, tại ngưỡng nồng độ Pb trong nước
tưới là 5 mg/kg sự tích lũy Pb trong quả chưa vượt ngưỡng cho phép, còn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


nồng độ Cd trong nước tưới là 1 mg/kg sự tích lũy Cd trong quả bắt đầu vượt
ngưỡng cho phép.
Các cây trồng khác nhau, khả năng tích lũy Pb, Cd trong sản phẩm là
khác nhau: Rau ăn lá có mức độ tích lũy Pb, Cd lên cây cao hơn nhiều lần so
với cây rau ăn quả.
Hàm lượng Pb, Cd tích lũy trong rau tăng biến thiên thuận theo chiều
tăng của nồng độ Pb, Cd trong đất. Điều này có thể giải thích có sự di chuyển
mạnh các ion Pb, Cd vào cây, trong khi nguồn Pb, Cd được bổ sung từ điều
kiện bên ngoài gần như không có nên hàm lượng Pb, Cd tích lũy trong đất
chuyển dần tích tụ lên cây.
1.5. Tổng quan về các nghiên cứu Cd
1.5.1 Tính độc của cadimi (Cd)
Cadimium (Cd) là kim loại màu trắng dịu, điểm xanh, ít khi tìm thấy ở
dạng nguyên chất, thường tồn tại trong tự nhiên ở dạng Cd2+. Cd có nguyên tử
lượng là 112,40 và áp suất bay hơi là 1,4 mm Hg, sôi ở 7650C. Cd nguyên
chất không tan trong nước còn các muối Cd có nồng độ hoà tan từ 0,00013
đến 140g/100ml.

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy khi bị nhiễm độc Cd con người
có thể mắc chứng bệnh loãng xương, nứt xương, các bệnh về gan, thận,
tim, mạch, cản trở việc cố định Ca. Ngoài ra, tỷ lệ ung thư tiền liệt tuyến và
ung thư phổi cũng khá lớn ở nhóm người thường xuyên tiếp xúc với chất
độc này.
Người ta đã khẳng định rằng những tác động sinh lý của Cd xuất phát
từ sự tương đồng về hoá học của nó với kẽm. Đặc biệt là Cd có thể thay thế
Zn trong một số enzym do đó làm biến đổi cấu hình enzym, làm suy yếu hoặc
mất chức năng xúc tác của enzym .
Cd xâm nhập vào cơ thể con người thông qua nhiều con đường khác
nhau như hô hấp, thức ăn, nước uống... Với nồng độ Cd từ 0,25 - 0,5 mg/kg
khối lượng qua đường tiêu hoá đã có thể gây ra đau dạ dày và các bệnh đường
ruột nghiêm trọng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


1.5.2. Các nghiên cứu về Cd
Hàm lượng cadimi trong đất trung bình nằm trong khoảng 0,05 - 1,2
ppm. Đất podzol và đất cát có hàm lượng Cadimi thấp. Đất phù sa, đất giầu
chất hữu cơ có tỷ lệ cadimi cao hơn. Hàm lượng Cadimi trong đất phụ
thuộc thành phần đá mẹ, chất hữu cơ tỷ lệ sét và các sesqui ôxit (R2O3).
Khoáng sét và keo hữu cơ hấp phụ mạnh Cadimi. Trong quá trình
phong hoá, Cadimi sẵn sàng đi vào dung dịch đất, nằm dưới dạng Cd

++

hoặc các ion phức như CdCl + , Cd(OH) +, Cd(HCO3) +, CdCl 3-, CdCl42-,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status