Tìm hiểu và khai thác giá trị lịch sử văn hóa một số di tích thờ nữ tướng lê chân góp phần phát triển du lịch nhân văn hải phòng - Pdf 35

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Trong văn hóa cổ truyền của dân tộc, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng là
tín ngưỡng khá phổ biến ở các làng xã người Việt. Thờ Thành Hoàng làng là
tín ngưỡng chính của cộng đồng làng. Xuất xứ Thành Hoàng làng có nhiều
nguồn gốc khác nhau: Thiên thần, Nhiên thần, Nhân thần. Thần Thành hoàng
dù có hay không có họ tên, lai lịch và dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào, thì
cũng là chủ thể trên cõi thiêng của làng và đều mang tính chất chung là hộ
quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó. Vì vậy, thần Thành
hoàng đã trở thành một biểu tượng tâm linh; bởi theo nhân dân, chỉ có thần
mới có thể giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; giúp cho cuộc
sống của họ ngày một thêm ổn định, thịnh vượng.
Trong số các đấng thần linh được nhiều dân tộc thờ làm Thành hoàng
làng thì có rất nhiều các vị có gốc xuất phát là anh hùng dân tộc như: Lý
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo,…Việc thờ các anh hùng dân tộc đã có ảnh
hưởng và mang lại nhiều giá trị về mặt văn hóa, lịch sử. Trong lịch sử đấu
tranh dựng nước và giữ nước bên cạnh những trang hào kiệt, đến nhi đồng,
nữ nhi cũng trở thành anh hùng. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, họ là ngon cờ
quy tụ toàn dân đứng lên đánh đuổi quân thù bảo vệ nền độc lập, tự chủ của
dân tộc. Nữ tướng Lê Chân là một trong những anh hùng như vậy. Trong
tâm thức người dân Hải Phòng, nữ tướng Lê Chân là hiện thân của thánh
mẫu Liễu Hạnh, là con của Ngọc hoàng thượng đế giáng trần. Bà không chỉ
có công giúp vua Trưng Trắc chống quân Hán xâm lược mà còn là người đã
chiêu mộ dân cư khai phá đất hoang, lập nên trang An Biên - tiền thân của
nội thành Hải Phòng ngày nay và trấn giữ, bảo vệ vùng duyên hải Hải
Phòng. Vậy nên Lê Chân còn được suy tôn là thành Hoàng bản địa của Hải
1


2


việc tìm hiểu những quy trình tổ chức lễ hội, ý nghĩa tâm linh của lễ hôi, vai
trò của Nữ tướng Lê Chân đối với người dân Hải Phòng hay Lễ hội đền Nghè
trong việc phát triển du lịch ở Hải Phòng, … Một số ấn phẩm điển hình sau:
Cuốn “Hồn sử Việt – Các truyền thuyết, giai thoại nổi tiếng” của tác giả
Trần Quốc Quân – NXB Lao Động đã nhắc tới Lê Chân là một nữ tướng miền
biển của Hai Bà Trưng và đền Nghè là nơi thờ nữ tướng.
Cuốn “Nhân vật lịch sử Hải Phòng” của tác giả Ngô Đăng Lợi – Trịnh
Minh Hiên – NXB Hải Phòng cũng đề cập tới Nữ tướng Lê Chân.
Luận văn tốt nghiệp “Tìm hiểu và khai thác giá trị lịch sử - văn hóa
một số di tích thờ Nữ tướng Lê Chân góp phần phát triển du lịch nhân văn
Hải Phòng” của tác giả Nguyễn Bảo Ngọc – lưu tại Thư viện trung tâm Đại
học Hải Phòng đã đề cập tới giá trị lịch sử văn hóa của một số di tích thờ
Nữ tướng Lê Chân tại Hải Phòng, trong đó có đền Nghè. Từ đó nêu ra một
số đề xuất trong việc bảo trọng giá trị của di tích, góp phần phát triển du
lịch nhân văn của thành phố Hải Phòng.
Ngoài ra, một số trang thông tin mạng cũng ít nhiều đề cập tới tiểu sử,
sự nghiệp của Nữ tướng Lê Chân và giới thiệu khái quát về đền Nghè.
Tuy nhiên, các công trình và bài viết trên vẫn chưa từng nghiên cứu về
cách giáo dục để giúp các em học sinh tiểu học có cái nhìn sâu sắc hơn về giá
trị văn hóa của đền Nghè. Vì vậy đề tài tìm hiểu về “Lễ hội đền Nghè với việc
giáo dục nhân cách cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận Lê
Chân, thành phố Hải Phòng” là một đề tài mới mẻ và đóng vai trò quan trọng
với việc giáo dục những giá trị tốt đẹp của đền Nghè đến học sinh các trường
tiểu học trên địa bàn quận trong thời điểm hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3


5. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Thu thập thông tin từ tạp chí, tác
phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ và thông tin đại chúng có liên quan đến nội
dung nghiên cứu.

-

Phương pháp phân tích, đánh giá.

-

Phương pháp điền dã: quan sát, ghi chép, chụp ảnh, ghi hình, phỏng vấn, sưu
tầm trên các phương tiện truyền thông.

6. Giả thuyết khoa học
-

Nếu chúng ta đưa vào giảng dạy các nội dung về di sản văn hóa, di tích lịch
sử hay tổ chức cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận Lê Chân
4


tham quan tại đền Nghè thì sẽ giúp cho quá trình học tập của học sinh trở
nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát
triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, nhân cách và đạo đức cho
học sinh.
7. Những đóng góp khoa học mới của đề tài

Lê Chân là một quận nội thành của Hải Phòng với vị trí tiếp giáp
quận Ngô Quyền và một phần quận Dương Kinh ở phía Đông; Quận Kiến
An, huyện An Hải ở phía Tây; quận Dương Kinh ở phía Nam và Quận
Hồng Bàng ở phía Bắc. Là quận duy nhất của thành phố Hải Phòng không
có "ruộng", cũng chẳng có "trâu", diện tích đất tự nhiên nhỏ lại không có
các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn, song Quận Lê Chân lại là nơi
tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thế
mạnh ấy chính là động lực giúp Lê Chân vượt qua mọi khó khăn và phát
triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân luôn ở mức hai con
số trong nhiều năm qua (25 - 31%/năm). Diện tích tự nhiên: 12 km 2.
Quận Lê Chân vốn nổi tiếng là mảnh đất anh hùng với tinh thần quật
khởi, ý chí đấu tranh anh dũng, kiên cường. Trong lịch sử hình thành, phát
triển, người dân Lê Chân luôn sát cánh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp giải
phóng và bảo vệ Tổ quốc.
Cũng chính trong các cuộc đấu tranh đó đã xuất hiện nhiều người con
ưu tú, là niềm tự hào của ngườ i dân quận Lê Chân nói riêng, của dân tộc Việt
Nam nói chung, đồng thời cũng là người mở đầu cho truyền thống đánh giặc
ngoại xâm của Hải Phòng và người dân quận Lê Chân. Đó là nữ tướng Lê
Chân chống quân đô hộ nhà Hán (40 - 43). Noi gương nữ anh hùng dân tộc
Lê Chân, trong suốt những thế kỷ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, người dân
Lê Chân, Hải Phòng luôn có mặt trong các cuộc nổi dậy của Lý Bí (năm 542),
Mai Thúc Loan (năm 722). Đặc biệt, năm 938, trong cuộc kháng chiến chống
quân Nam Hán, nhân dân các làng An Biên, Niệm Nghĩa, An Dương, Hàng
Kênh, Dư Hàng đã tích cực tham gia đóng góp sức người, sức của cho trận
tuyến của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng.

6


Bên cạnh đó, quận Lê Chân cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn

phố Hải Phòng. Đền Nghè là di tích lịch sử văn hóa thờ nữ tướng Lê Chân –
vị tướng giỏi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ 1 (40 – 43), đã đến
vùng đất ngã ba sông Tam Bạc, sông Cấm, lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên
Trang, tiền thân của thành phố Hải Phòng sau này.
Đền Nghè mặt quay hướng đông, cùng phía với tượng đồng nữ tướng
Lê Chân cao 7,5 mét, cầm kiếm oai nghi, mắt dõi ra biển như ngày đêm canh
giữ vùng cửa biển phía đông tổ quốc.
Đền Nghè ban đầu là một miếu nhỏ nằm trên bãi soi, nơi ngã ba sông Tam
Bạc gặp sông Cấm, cũng là nơi đầu tiên khi Lê Thánh Công chúa từ làng quê
của mình đặt chân đến vùng đất ven biển. Tương truyền rằng: Bà sống khôn chết
thiêng, khi Bà gieo mình xuống sông thì hóa đá trôi trên mặt sông Kinh Thầy. Từ
đoạn sông vùng Đông Triều quê cũ của Bà đến bến Đá (nay là Bến Bính) thì bập
bồng xoay tròn trên mặt nước. Nhân dân làng An Biên biết bà đã hiển thánh, liền
rủ nhau mang đòn, chão ra sông vớt và khiêng đá thiêng về. Khiêng đến khu vực
đền Nghè hiện nay thì trời bỗng nổi cơn giông gió, chão đứt. Dân làng bèn chọn
khu đá rơi ấy để dựng đền thờ Bà. Năm 1919, đền được xây dựng khang trang
gồm 2 nhà chính – Tiền tế và Hậu cung (năm 1919 xây dựng Hậu cung gồm 3
gian, năm 1926 đền lại xây thêm tòa Tiền Tế 5 gian).
Đền Nghè hiện nay được tu bổ, tôn giáo thành một công trình mang
phong cách kiến trúc thời Nguyễn đầy thế kỷ 20. Trải qua thời gian, chiến
tranh, dich tích bị xuống cấp nghiêm trọng. Đến năm 2007 – 2009, đền
Nghè đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư cấp kinh phí tu bổ,
tôn tạo như hiện nay, bao gồm: tam quan, tòa bái đường, thiên hương, hậu
cung, giải cũ, nhà bia, nơi đặt tượng voi đá, ngựa đá. Phía sau làm thêm tòa
tứ phủ. Tòa bái đường gồm 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim, kê trên
16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ. Chính giữa nóc nhà bái đường đắp
nổi hàng chữ Hán lớn “An Biên cổ miếu”. Sau khi tu bổ, tôn tạo những nét

8




thế tung bay. Tất cả các linh vật đều hướng về phía trung tâm trong tư thế
chuyển động. Trung tâm bờ nóc là cuốn thư lớn đề 4 chữ Hán “An Biên cổ
miếu”, các chữ được dát những mảnh sứ màu lam long lanh.
Tiền tế có kiểu nóc “chồng rường con thuận”, trung tâm là ban thờ
Công đồng, các quan – những tướng đã phò tá và chinh chiến cùng Nữ tướng
Lê Chân. Ban thờ có một nhang án lớn thờ Công đồng, hai bên là hai lọng
che, phía trước nhang án là một hệ thống bát biểu. Tòa Tiền tế được dựng
năm Khải Định cửu niên (1924) dưới thời Nguyễn, đến năm 2007 được trùng
tu tôn tạo lại. Hai gian bên cạnh là nơi đặt Long kiệu và Phượng kiệu tượng
trung cho âm dương đối đãi. Kiệu phục vụ cho những ngày lễ chính của đền.
Ngoài ra tiền tế còn đặt chuông và một khánh đá.
Qua nhà Tiền bái một khoảng bước chân, nằm chính diện cân đối trên
đường thần đạo về phía trong là tòa thiêu hương. Tòa thiêu hương cấu trúc
theo kiểu phương đình. Tòa thiêu hương gồm 4 cột gỗ lớn đỡ các xà liên kết
ngang và kẻ góc thu về tạo thành hai tầng mái có kiểu chồng diêm. Phần góc
đao trang trí đề tài “long phụng hồi chầu”, phần chồng diêm ghép các bức
tranh theo đề tài đạo giáo: Ngọc Hoàng Thượng đế, Tam thanh… Các bức
tranh này xoay quanh nguồn gốc và xuất xứ ly kỳ của Mẫu Lê Chân có ảnh
hưởng của đạo giáo. Thiêu hương đạt một sập đá lớn, trên sập đá đặt đồ tế
khí, các đồ tế khí đặt theo nguyên tắc đăng đối qua trục thần đạo. Phần trên là
một bức đại tự lớn: Thượng đẳng tôn thần, dẫn theo bản sắc phong của Vua
Khải Định phong năm 1924.
Trung tâm của thiêu hương đặt sập thờ, đây là sập thờ khổ lớn bằng đá,
kiểu chân quỳ dạ cá. Mặt sập phẳng ở ra bốn góc, dưới mặt sập là các đường
chỉ trang trí cánh sen, hoa cúc dây nổi, thân sập trang trí ở bốn mặt. Bốn góc
sập là bốn mặt hổ phù trang trí trên mặt sập được khác nổi lấy vân mây và hoa
cúc dây làm nền trang trí, các linh vật có hồn sống động.


tiền bái là gian thờ các ông Hoàng, bên trái thờ ông Hoàng Mười, bên phải
thờ ông Hoàng Bảy.
11


Từ trung tâm của Tiền bái đi vào Hậu cung là một tòa ống muống
hai gian kiểu chồng rường giá chiêng. Gian phía trước là nơi thờ Ngũ vị
Tôn ông. Gian trong cùng Hậu cung và là trung tâm của di tích là nơi đặt
ban thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Bên cạnh các Mẫu có các hầu cô, tiên cô,
nàng Hương, nàng Thị… giúp việc.
Hai gian bên cạnh Tam tòa, gian bên trái là ban thờ Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn, thần tượng đặt trong khám thờ trong tư thế ngồi,
tượng mặc văn phục, tay cầm hốt lệnh điều quân… Gian bên phải là thờ Mẫu
Sơn trang, vị Mẫu cai quản miền núi rừng.
Ngoài ra, đền Nghè còn lưu giữ hai vật tích độc đáo, đó là khánh đá
và sập đá. Khánh làm bằng một tấm đá nguyên dày 5cm được tách ra thành
hình chiếc khánh. Mặt trước khánh khắc nổi hai con rồng chầu mặt nguyệt
và hình mây bay xung quanh. Mặt sau khánh khắc hình mây bay và sóng
nước. Cả hai mặt có hai núm tròn, lồi cao là chỗ để gõ. Ngoài ra nơi đây
còn lưu giữ tấm bia đá có kích thước lớn được tạc vào thời Nguyễn, ghi
tiểu sử của nữ tướng Lê Chân.
Đền Nghè sở hữu một công trình kiến trúc đặc sắc mang phong cách
của thời Nguyễn, nơi thờ tự Nữ tướng Lê Chân – vị tướng tài ba của dân tộc,
vị Thành Hoàng của người dân Hải Phòng.

12


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Bằng việc giới thiệu vị trí địa lý, lịch sử hình thành và các công trình

linh thiêng, được nhân dân tôn kính thờ phụng đó là Nam Hải uy linh Thánh
Chân công chúa. Bà được coi là người đầu tiên có công khai phá ra mảnh
đất An Biên trang (nay là thành phố Hải Phòng) và có công dạy bảo nhân
dân làm ăn, phát triển kinh tế cuộc sống. Ngày nay, hình tượng của bà đã trở
thành biểu tượng tiêu biểu của nhân dân thành phố cảng. Một quận của
thành phố được mang tên bà đó là quận Lê Chân và tượng của bà cũng được
dựng lên rất hoành tráng tại giữa khu vực trung tâm thành phố để ghi nhớ
công ơn về một vĩ nhân, đã có công đầu tiên xây dựng nên mảnh đất quê
hương Hải Phòng. Cũng giống như thần Tô Lịch là Thành hoàng của đất
Thăng Long – Hà Nội thì Lê Chân Thánh Mẫu cũng đã trở thành Thành
hoàng của cả vùng đất An Biên xưa kia – Hải Phòng ngày nay.
Lê Chân nguyên quán ở xã An Biên, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn,
trấn Hải Dương (nay là xã Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Bà
sinh vào khoảng đầu công nguyên, cha là ông Lê Đạo, mẹ là bà Trần Thị
Châu, gia đình chuyên nghề dạy học, làm thuốc dốc lòng làm việc thiện với
nhân dân.
14


Cũng giống như bao vị thần khác, thần tích về sự sinh nở của bà cũng
có nhiều điểm thần kỳ. Lấy nhau lâu ngày không có con, ông bà đã phải sửa
lễ lên tận đỉnh Yên Tử để cầu tự. Đêm ấy, ông nằm mơ thấy thiên sứ nhà
Trời dẫn ông lên Thiên đình, đến trước một vị đại quan mặc áo bào vàng và
được truyền bảo rằng: “Nhà ngươi làm việc thiện tiếng đến Thiên đình,
Ngọc Hoàng ban phúc cho tiên thánh giáng trần đầu thai làm con nhà ngươi,
ngày sau làm nên nghiệp lớn, rạng rỡ gia đình, không bậc nam nhi nào sánh
kịp”. Bỗng chuông, trống nổi lên làm ông chợt tỉnh mới biết mình nằm mơ.
Sáng hôm sau, bà Châu ra ngoài ấp thấy vết chân lớn lạ thường bèn đưa
chân ướm thử, cảm động rồi mang thai. Ngày mùng 8 tháng 2, sau 12 tháng
mang thai, bà sinh được một nữ nhi má phấn, môi son, dung mạo khác

Bắc nhưng thế giặc rất mạnh, bà phải rút về bảo vệ căn cứ Mê Linh và Cẩm
Khê. Tại đây, một trận chiến vô cùng các liệt đã xảy ra giữa ta và địch,
nhưng vị lực lượng nhỏ hơn, tướng lĩnh và quân sĩ lần lượt hy sinh. Hai Bà
Trưng cũng tự tận trên dòng sông Hát (sông Đáy ngày nay) để giữ tròn tiết
nghĩa, còn nữ tướng Lê Chân đã anh dũng chiến đấu phá tan vòng vây của
giặc, chạy về lập căn cứ cố thủ để chống giặc ở núi rừng Lạt Sơn (ngày nay
thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam). Chẳng bao lâu, Ma Viện kéo quân

16


tiến đánh căn cứ, tướng quân Lê Chân cùng các quân sĩ cảm tử chiến anh
dũng tiêu diệt nhiều quân giặc, xong do lực lượng quá chênh lệch nghiêng
về phía giặc, quân của Lê Thánh Công chúa bị thất trận, nữ tướng Lê Chân
đã noi gương Hai Bà Trưng gieo mình xuống chân núi Giát Dâu tuẫn tiết,
đó là ngày 25 tháng chạp, Trưng Vương năm thứ 4 (năm 43).
Về cái chết của nữ tướng Lê Chân, theo truyền ngôn còn có một số giả thiết:
-

Bà trầm mình theo Hai Bà Trưng tự vẫn.
Sau khi chống quân Mã Viện ở vùng sông nước Bạch Đằng không
thành, bà phải lui về vùng Hồ Tây rồi Mai Động (thuộc Hà Nội ngày
nay) và hy sinh ở đây.

-

Sau khi bà tuẫn tiết trên núi Giát Dâu, Mã Viện đã sai người ném xác bà
xuống sông Dâu…
Sau khi mất, Thánh Chân Công chúa hiển linh báo tin cho dân làng
An Biên. Truyền thuyết kể rằng: khi cuộc khởi nghĩa tan rã, Thánh Chân

Công chúa mỹ hiệu là Nam Hải uy linh, sai rước sắc về xã An Biên, cấp
thêm 100 quan tiền để sửa sang đền miếu thờ tự. Từ đó về sau thường tỏ ra
linh ứng, giúp nước, che chở cho dân, các triều đại về sau có sắc phong
tặng mỹ hiệu. [ 3; tr. 81–84]
2.2. Lễ hội đền Nghè

Lễ hội là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam, là một nét sinh hoạt
văn hóa cộng đồng, có tính phổ biến trong đời sống xã hội và có sức lôi cuốn
đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

18


Việc tổ chức lễ hội đền Nghè hàng năm nhằm thể hiện những tình cảm,
tấm lòng biết ơn, ngưỡng mộ đối với những người có công với nước, với dân
được nhân dân làm đền thờ cúng. Đồng thời trong đó còn chứa đựng cả những
ước mong, những nguyện vọng của nhân dân về môt cuộc sống ấm no, hạnh
phúc thông qua các hoạt động trong phần lễ và phần hội.
Lễ hội đền Nghè được tổ chức theo quy mô cấp quận, những người
tham gia lễ hội không chỉ là người dân trong quận Lê Chân, trong thành phố
mà còn nhiều du khách tới tham dự.
Không gian của lễ hội thay đổi từ trầm lắng trang nghiêm khi thực hiện
các nghi lễ cho tới náo nhiệt của không gian hội đã tạo ra niềm vui, sự hào
hứng cho những người tham gia lễ hội. Không những thế, không gian của lễ
hội với sự tái hiện lại quá khứ oai hung của dân tộc đã tạo ra trong mỗi người
lòng tự hào cũng như động lực để xây dựng tổ quốc ngày một giàu đẹp hơn.
Vào ngày mồng 6 tháng 5 năm 2016 Lễ hội đền Nghè đón nhận Bằng
công nhận Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.

2.2.1. Lễ Thánh đản

chi phối vởi các hoạt động trong những ngày này.
2.2.1.1.

Về phần lễ

Trước khi tiến hành Lễ Thánh đản, nhân dân trong làng cử ra một Ban
hành lễ để điều hành lễ hội. Người đứng đầu trong Ban hành lễ được gọi là
Tiên Chỉ. Những người tham gia trong thời gian diễn ra lễ hội phải kiêng kị
nhiều điều: gia đình không có tang ma, con cái song toàn, mạnh khỏe,…
Lễ Thánh đản được tiến hành theo trình tự các nghi lễ:
Lễ Nhập tịch
Ngày 7 tháng 2 (Âm lịch) nhân dân thực hiện Lễ Nhập tịch (Lễ vào
đám) chuẩn bị cho ngày chính lễ. Trong ngày này, Thủ từ biện lễ cáo thần xin
20


phép được chuẩn bị cho ngày chính hội. Thủ từ cùng những người trông coi
đền chỉ đạo việc quét dọn vệ sinh khu đền, loại bỏ những đồ hư hỏng trong
đề, sắm sửa bổ sung các trang thiết bị phục vụ lễ hội,...
Lễ Mộc dục
Trong ngày mồng 7, Thủ từ làm lễ Mộc dục (lễ tắm tượng), một nghi lễ
quan trọng trong lễ vào đám. Thủ từ thắp nhang, gieo quẻ âm dương để xem
thần có ứng trì cho việc làm lễ Mộc dục không. Nếu được đồng ý (bằng quẻ
âm dương), Thủ từ sẽ đưa tượng ra tòa Đại bái hoặc ra sân. Nước tắm tượng
do một trai đinh bơi ra giữa sông Tam bạc lấy chóe đựng nước, sau đó rước về
tắm tượng, sau khi tắm tượng, dùng nước thơm (ngũ vị hương) để xông, thay
áo mới cho thần tượng. Đây là nghi thức mà dân gian trong truyền thuyết làm
với hy vọng rằng thần tượng sẽ mang lại nhiều phúc ấm cho nhân dân.
Lễ Cáo yết
Đây là lễ báo cáo với thần linh mọi công việc chuẩn bị đã hoàn tất

thêu chữ: “lệnh” gọi là cờ vía. Một người dâng giá văn trên có văn tế phủ
vải điều, ba người mang gươm và kiếm. Tiếp theo là phường bát âm gồm:
kèn, sáo, nhị… thường tấu điệu nhạc lưu thủy, hành vân và ngũ đối. Sau
phường bát âm là kiệu hương. Kiệu võng do các trinh nữ mặc áo đỏ, dội
khăn đỏ, đi hài xanh, trang phục đẹp đẽ thay nhau khiêng kiệu. Sau kiệu
võng là kiệu thánh, Kiệu có lọng cắm do tám trai đinh khiêng bước theo
nhịp trống. Kiệu thánh là trung tâm của đoàn rước, với ý nghĩa rước anh
linh của Lê thánh ngự từ Đền Nghè về đình dự đại tế vì vậy kiệu mang ý
nghĩa như sự hiện hữu của Lê thánh công chúa. Tiếp theo kiệu là các đoàn
tế nam, nữ của địa phương lân cân, các chức sắc, bô lão đi theo hộ giá, sau
là nhân dân tham gia đông đảo.
22


Vào dịp rước thánh Lê Chân, nhân dân trong vùng và khác thập phương
nô nức kéo về trẩy hội, nhân dân hòa vào đoàn tế, đứng hưởng ứng hai bên
đường để chiêm ngưỡng anh linh của Lê Thánh Mẫu ban phát ơn mưa cho
mọi người.
Kiệu thánh rước về tế an vị tại đình An Biên. Trong đình, Ban hành
tế tiếp tục thực hiện lễ tế, đọc chúc văn và hóa chúc, kết thúc phần nghi lễ
của Lễ Thánh đản.
Về phần hội

2.2.1.2.

Sau khi phần lễ xong, các trò chơi diễn ra sôi nổi, các hoạt động vui
chơi thường diễn ra ở đình. Các trò chơi được tổ chức trong lễ hội dền Nghè
gắn với xuất xứ từ lúc sinh thời của Nữ tướng nhằm luyện tập sức khỏe và
giải trí ngoài giờ thao trường của quân lính.
Tuy nhiên, với quy mô của một hội làng, hầu hết tại các điểm di tích

Pháo đất
Công cụ để chơi pháo đất được làm từ các loại đất có độ quánh cao như
đất sét, đất thịt… Pháo thường có dạng như hình cái chảo không có tay cầm
hoặc hình bầu dục có thành dày hơn đáy với kích thước linh hoạt và nhiều khi
phụ thuộc vào lượng đất nguyên liệu mà trẻ em kiếm được.
Trong lễ hội, pháo đất được chế tác rất to, gọi là mâm pháo và có thể
dùng từ 20kg đến 50kg đất. Sân chơi thường là một mặt bằng càng phẳng
càng tốt để vành pháo có thể tiếp xúc khít nhằm gây tiếng nổ to. Đất được sử
dụng để nặn pháo nhiều lần do đó mặt bằng được làm sạch bụi để bụi không
làm khô đất. Khi chơi, những người chơi sẽ được chia những phần đất đều
nhau để làm quả pháo đất của mình. Những người chơi sẽ lần lượt cho pháo
nổ, pháo của ai nổ to được coi là thắng cuộc. Ở các cuộc thi, pháo đất ngoài
nổ to phải kèm theo yêu cầu vết phá ở đáy pháo càng rộng càng tốt hoặc
vành pháo sau khi nổ phải tách rời ra và nằm vắt ngang thân mà không bị

24


đứt đoạn. Pháo đất cũng có thể chia nhiều người chơi thành hai phe và cử
đại diện cho pháo nổ.
Hội thi hoa Thủy tiên
Hội thi hoa Thủy tiên ở đền Nghè là một nét đẹp văn hóa của nhân
dân Hải Phòng. Hội được tổ chức phổ biến khoảng đầu thế kỷ XX. Dấu ấn
của hội thi hoa Thủy tiên xưa kia đến nay còn lưu lại qua bức đại tự “Vạn cổ
anh phong” và đôi câu dối do Hội hoa hữu (Hội những người bạn của hoa)
cung tiến:
“Thủy ánh ngân đài lạc phố từ minh An Lĩnh nguyệt
Tiên khai ngọc vũ Giao trì hội hiến Hán cung vương”
Nghĩa của câu đối: Ngôi đền soi ánh nước lung linh từ chốn đô hộ này
như mặt trăng sáng trên núi An Lĩnh (Yên Tử) – Miếu ngọc do tiên mở hội


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status