DẤU HIỆU TRẦM cảm và một số yếu tố LIÊN QUAN ỞSINH VIÊN đa KHOATRƯỜNG đại học y dược hải PHÒNG,NĂM học 2015 2016 - Pdf 35

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THỊ MƠ

DẤU HIỆU TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở SINH VIÊN ĐA KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI
PHÒNG, NĂM HỌC 2015- 2016

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BÁC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG

HẢI PHÒNG - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THỊ MƠ
DẤU HIỆU TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN ĐA KHOA TRƯỜNG
ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG, NĂM HỌC 20152016
Chuyên ngành: Bác sỹ y học dự phòng
Mã số:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô giáo đã tận tình
hướng dẫn, giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
rèn luyện tại trường.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Minh
Ngọc và ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo, người đã trực tiếp hướng dẫn
dạy bảo, tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện khóa
luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị em, cùng bạn
bè đã luôn ở bên, động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi rất nhiều
trong suốt sáu năm học, cũng như trong thời gian tôi làm khóa luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn
chỉnh nhất. Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu
khoa học, cùng với những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm do
đó khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa tự
thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô và các
bạn đồng nghiệp để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.


Sau cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô trong khoa Y tế công
cộng thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh
cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Hải Phòng, ngày 28 tháng 5 năm 2015


DANH MỤC VIẾT TẮT
CES-D
C.I
SV
SVY1
SVY2

Bảng 3.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn
của cha/mẹ
Bảng 3.4: Nhóm dấu hiệu tích cực trong thang đo CES-D
Bảng 3.5: Nhóm dấu hiệu về khó khăn giao tiếp trong thang
đo CES-D
Bảng 3.6: Nhóm dấu hiệu chán nản trong thang CES-D
Bảng 3.7: Nhóm dấu hiệu về hoạt động bản thân trong thang
đo CES-D
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa khối lớp và dấu hiệu trầm cảm
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa giới tính và dấu hiệu trầm cảm
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa tôn giáo và dấu hiệu trầm cảm
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa nơi sống và dấu hiệu trầm cảm
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa hôn nhân bố mẹ và dấu hiệu
trầm cảm
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố mẹ và
dấu hiệu trầm cảm
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa nơi sống của gia đình và dấu
hiệu trầm cảm
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa bạn bè, xã hội và dấu hiệu trầm
cảm
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa các yếu tố thuộc về gia đình và
dấu hiệu trầm cảm
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa các yếu tố thuộc về bản thân
sinh viên và dấu hiệu trầm cảm
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa các yếu tố liên quan đến học
tập và dấu hiệu trầm cảm


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Proposed model of causes and consequences of student

2020 trầm cảm là căn bệnh gây mất sức lao động đứng hàng thứ 2
trên thế giới [4]. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau từ những
biến động tâm lý, cảm xúc cho tới những thách thức trong cuộc
sống thường ngày. Đặc biệt là khi kéo dài với cường độ vừa hoặc
nặng, trầm cảm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, giảm
khả năng vốn có tại nơi làm việc, trường học cũng như trong gia
đình. Nặng nề nhất, trầm cảm có thể dẫn đến việc tử tự. Với khoảng
1 triệu ca mỗi năm trên thế giới, tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử
vong ở độ tuổi 15-29 [19].
Tuy nhiên, hiện nay trầm cảm chưa được nhìn nhận một cách
khoa học. “Cảm giác buồn” vẫn chỉ được nhìn nhận như một sắc
thái bình thường của tâm trạng, chưa được xem như tiêu chí đánh
giá dấu hiệu sớm của trầm cảm. Việc đánh giá sớm các dấu hiệu
trầm cảm có thể phòng ngừa được sự xuất hiện của bệnh cũng như
tạo sự hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh. Vì thế việc phát hiện
các dấu hiệu trầm cảm giai đoạn sớm có ý nghĩa vô cùng quan
trọng.
Cho đến nay có rất ít nghiên cứu về dấu hiệu trầm cảm ở sinh
viên Việt Nam, đặc biệt là sinh viên ngành Y. Đây là ngành đào tạo


11

mang tính đặc thù cao, sinh viên trường y vừa phải trang bị một vốn
kiến thức khổng lồ để hình thành nên những kĩ năng nghề nghiệp,
lại vừa phải tu dưỡng đạo đức để có thể trở thành một bác sĩ tốt.
Những yếu tố đó đã tạo nên một áp lực không nhỏ tác động mạnh
đến sức khỏe tinh thần và tâm lý của sinh viên. Một số nghiên cứu
trên thế giới đã cho thấy rằng sinh viên y khoa có tỷ lệ cao có nguy
cơ với trầm cảm trong suốt những năm đại học [9,17,37]. Nghiên


Theo Tổ chức y tế giới (WHO): “Trầm cảm là một rối loạn
tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi nỗi buồn, mất hứng thú và niềm
vui, cảm giác tội lỗi, đánh giá thấp giá trị bản thân, khó ngủ, chán
ăn, cảm giác mệt mỏi và kém tập trung” [18].
Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, làm suy yếu đáng kể
khả năng của cá nhân trong các hoạt động tại nơi làm việc, trường
học hay cuộc sống hằng ngày. Nghiêm trọng nhất, trầm cảm có thể
dẫn tới tự tử. Nếu bệnh nhẹ, mọi người có thể được điều trị mà
không cần dùng thuốc nhưng khi trầm cảm vừa hoặc nặng thì người
bệnh cần thuốc và phương pháp trị liệu bằng tâm lý [18].
Theo Nguyễn Minh Tuấn [2], trầm cảm là một trạng thái rối
loạn cảm xúc có những đặc điểm sau:
Nỗi buồn sinh thể (đau khổ tâm thần vô biên)
- Ức chế tư duy và hoạt động (chậm chạp, mất trí)
- Rối loạn giấc ngủ và các chức năng sinh học
Tiên lượng: Có nguy cơ tự sát. Nguy cơ này hiện diện suốt quá trình
bệnh lý. Do vậy cần giám sát chặt chẽ bệnh nhân.
-

-

Về quá trình hình thành các cơn trầm cảm, các tình huống xuất
hiện có thể bao gồm:
Thông thường tiến triển âm ỉ.
- Đôi khi đột ngột (khởi đầu bằng tự sát).
- Có thể kế tiếp sau cơn hưng cảm.
Sau một sang chấn tâm thần hoặc cơ thể (bệnh tật, về hưu, tang tóc).
-


1.1.2.

Lịch sử bệnh trầm cảm

Lịch sử nghiên cứu từ xa xưa cho đến hiện nay có rất nhiều
nhà khoa học, nhà nghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau
tìm hiểu và nghiên cứu về bệnh trầm cảm [4].
-

Thời cổ đại: Các rối loạn cảm xúc đã được nhận dạng như một
bệnh, Saul đã mô tả các triệu chứng, biểu hiện của bệnh trầm cảm.


14

-

-

-

-

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (gọi tắt là bệnh trầm cảm), trước đây
gọi là loạn thần hưng – trầm cảm, đã từng được các thầy thuốc và
các triết gia người Hi Lạp nhận biết, đặc biệt là Hippocrates vào thế
kỷ IV trước công nguyên. Theo quan điểm thể dịch thời bấy giờ,
ông ta cho rằng đó là do mất thăng bằng hoặc loạn thăng bằng thể
dịch với sự góp mặt của môi trường, cơ thể và cảm xúc. Ông mô tả
mỗi cơn hưng cảm có liên quan đến việc tiết sữa lại có vẻ thích hợp

Yếu tố sinh học: Sự sụt giảm các chất dẫn truyền thần kinh có
thể dẫn đến trầm cảm.
Yếu tố tâm lý: Trầm cảm là một rối loạn tâm lý, tất cả những
suy nghĩ của con người đều có thể khởi đầu cho bệnh trầm cảm.
Nếu có suy nghĩ lệch lạc về mọi thứ xung quanh, về chính bản thân
và về những gì có trong tương lai thì cảm xúc trở lên buồn,chán nản
và dẫn tới trầm cảm.
Yếu tố nguy cơ dẫn tới trầm cảm:
-

-

-

-

Giới: Tỷ lệ phụ nữ mắc trầm cảm cao gấp đôi so với nam giới, điều
đó được giải thích là do người phụ nữ có trọng trách quan trọng
như: người nội trợ, người nuôi dạy con cái và làm vai trò nghĩa vụ
của người vợ [35]. Ngoài ra, liên quan đến sự giảm nồng độ Omega
3 trong những phụ nữ sau sinh, là một trong những nguyên nhân
dẫn đến trầm cảm [39].
Tuổi: Độ tuổi trung bình cho sự khởi đầu của bệnh trầm cảm là từ
20 đến 40 năm [35]. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã khẳng định
rằng trầm cảm cũng có thể xảy ra trong thời thơ ấu [35].
Tình trạng hôn nhân: Người ly thân và người ly dị có nguy cơ mắc
trầm cảm cao nhất. Người độc thân và người có gia đình nguy cơ
thấp hơn [35].
Hoàn cảnh gia đình: người sống cùng với gia đình có thành viên
mắc trầm cảm có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn. Hầu hết các

1.1.4.1.Đối với bệnh nhân
Trầm cảm là một căn bệnh thuộc về sức khoẻ tinh thần không
chừa bất cứ một ai, không phân biệt người già, trẻ em, người trưởng
thành... Trầm cảm ảnh hưởng về ý thức, cảm giác, tư duy, trí nhớ,
ngôn ngữ, tình cảm...của người bệnh. Làm cho bệnh nhân trầm cảm
nhìn thế giới xung quanh với cái nhìn vô hồn, vô cảm, thế giới trong
mắt họ bị thu hẹp, sức khoẻ cơ thể giảm sút nghiêm trọng, giảm ăn
ngủ, giảm cân nặng, giảm hứng thú với tất cả các hoạt động xã hội
và tất cả các hoạt động khác đối với họ đều trở nên vô cảm. Trầm
cảm được coi là một rong những nguyên nhân chủ yếu gây loạn


17

thần và các chứng bệnh khác liên quan đến sức khoẻ tinh thần.
Nặng nề nhất, trầm cảm dễ dấn tới hành vi tự sát [4].
1.1.4.2. Đối với xã hội
+ Trầm cảm kết hợp với các bệnh mãn tính khác gây hậu
quả xấu nhất về việc mất sức khỏe đây là một vấn đề mà y tế công
cộng rất quan tâm và đưa vào chương trình trọng điểm ( 2- 15% tỉ lệ
mắc phải ) [4]. Trầm cảm có khuynh hướng trở thành bệnh mãn
tính, tái phát hoặc nhiều hậu quả làm gia tăng trầm trọng tình trạng
tàn phế trong đội ngũ lao động mà đặc biệt là lao động trẻ.
+ Bệnh nhân trầm cảm là một gánh nặng cho gia đình và xã
hội. Gia đình phải bỏ công sức, tiền bạc, của cải nhiều trong việc
chữa trị thời gian lâu dài, xã hội phải bỏ nhiều chi phí nghiên cứu,
dự đoán, điều trị và phòng chống bệnh. Bệnh trầm cảm làm cho xã
hội tụt hậu, chậm phát triển, kinh tế khó khăn.
+ Bệnh trầm cảm là nguyên nhân, nền tảng xấu để từ đó
làm nảy sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm khác liên quan đến sức

nhiều. Tỷ lệ khoảng 4,5% trên 100.000 dân [3].
Ở các nước châu Á - Thái Bình Dương, theo tác giả Chiu E
(2004), tỷ lệ mắc trầm cảm trong vòng 1 tháng từ 1,3% đến 5,5%,
trong vòng 1 năm qua từ 1,7% đến 6,7% và tỷ lệ mắc trầm cảm
trong cả cuộc đời từ 1,1% đến 19,9% trung bình là 3,7%, thấp hơn
nhiều khu vực trên thế giới. Ở Australia thì tỷ lệ trầm cảm cao hơn
một số nước khác (20 - 30% dân số), trong đó 3-4% là trầm cảm
vừa và nặng. Ớ một số nước châu Á như Trung Quốc, theo tác giả
Chen R, tỷ lệ trầm cảm ở người già trên 60 tuổi khu vực nông thôn
là 6%, ở khu vực thủ đô là 3,6% [5].
1.2.2. Tình hình trầm cảm tại Việt Nam
Ở Việt Nam, theo nhiều nghiên cứu khác nhau về dịch tễ học
trầm cảm cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm trong cộng đồng
khoảng từ 3 đến 8%. Đối với các nghiên cứu ở đối tượng đặc biệt


19

như người cao tuổi, phụ nữ sau sinh cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm
cao hơn nhiều [6].
Theo nghiên cứu của Trần Văn Cường và cộng sự (2002) trầm
cảm chiếm 13,2% dân số.
Theo Nguyễn Văn Siêm (2010) nghiên cứu tại xã Quất Động,
Thường Tín Hà Tây cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm là 8,35%
dân số > 15 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân nữ/nam là 5/1. Tỷ lệ mắc ở độ
tuổi 30-59 là 58,21%, từ 60 tuổi trở lên là 36,9%, tỷ lệ mới mắc là
0,48%. Đa số bệnh nhân (94,24%) mắc bệnh trên 1 năm, số mắc
bệnh trên 4 năm có tỷ lệ 70,3%. Tính chất tiến triển mạn tính rất rõ
rệt (93,6% là trầm cảm tái diễn). Các giai đoạn trầm cảm đơn độc
chiếm 6,3% số ca. Trầm cảm tái diễn có loạn thần tỷ lệ 2,3% và rối

học ở trường y. Trầm cảm thường gặp ở thời điểm tốt nghiệp hơn so
với lúc bắt đầu đi lâm sàng (36% so với 17%). Vào cuối thời gian
đào tạo tiền lâm sàng, 47% sinh viên được phỏng vấn cảm thấy
căng thẳng rất mạnh. Tổng cộng có 36% sinh viên cảm thấy căng
thẳng rất nhiều vào đầu và 40% sinh viên cảm thấy rất căng thẳng

-

-

-

vào cuối thời gian đào tạo lâm sàng.
Theo nghiên cứu ở trường đại học y tại Saudi Arabia trong 5 năm
học thì tỉ lệ bị stress năm thứ nhất cao nhất chiếm 74,2%, sinh viên
năm 2 chiếm 69,8%, sinh viên năm 3 chiếm 48,6%, năm 4 chiếm
30,4%, sinh viên năm 5 chiếm 49% [14].
Nghiên cứu của một trường trung cấp Y Thái Lan cho thấy 61,4%
sinh viên cảm thấy có căng thẳng, 2,4% cảm thấy rất căng thẳng
[13].
Hiện ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về sức khỏe tâm thần
trên sinh viên Y khoa nhưng điều tra ở quy mô nhỏ, ở 1 hoặc 2
trường [7].
Có tới 39,6% sinh viên có triệu chứng trầm cảm trong nghiên
cứu về sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Y Dược thành phố Hồ
Chí Minh [15].
Tại trường Đại học Y Hà Nội, số sinh viên các khối đa khoa
có nguy cơ trầm cảm là khá cao với tỷ lệ lần lượt của khối sinh viên
Y2, Y4, Y6 là 51%, 50% và 40% [3].


thần nặng hơn sau khi sinh viên bắt đầu đi học trường y và vẫn còn
tiếp tục trầm trọng hơn trong quá trình đào tạo. Sinh viên y trầm
cảm chiếm tỷ lệ từ 21%- 56% tùy theo quốc gia và trường theo học
[33]. Xét trên mức độ ảnh hưởng cá nhân, các vấn đề sức khỏe này
có thể đẩy sinh viên vào hành vi lạm dụng các chất kích thích, mất
định hướng nghề nghiệp và nghiêm trọng nhất là tự tử. Trên một
mức độ nghề nghiệp, các nghiên cứu cho thấy rằng sinh viên bị các


22

vấn để về sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến việc chăm sóc, điều trị,
ảnh hưởng đến năng lực làm việc và phá vỡ các đạo đức cơ bản của
ngành y tế [21].
Sự thay đổi về môi trường học tập: sinh viên y cần phải học
tập để tiếp thu khối lượng lớn kiến thức, thời gian giải trí. Tuy
nhiên, các kiến thức học được lại không đầy đủ để làm việc, mà chỉ
phục vụ cho những kì thi, gây nên cảm giác chán nản [33]. Sinh
viên năm thứ nhất thì phải đối mặt với cuộc sống xa gia đình, bạn
bè và thích nghi với một môi trường học tập mới. Một số nguyên
nhân khác có thể do khối lượng công việc học tập và áp lực do
thành tích học tập. Việc cố gắng làm chủ một khối công việc lớn
cũng tạo áp lực cho sinh viên y. Các thách thức này tăng lên trong
những năm học tiền lâm sàng do áp lực phải vượt qua các kì thi.
Trong những năm học lâm sàng sinh viên phải làm quen với môi
trường học tập mới đó là tại bệnh viên, đối mặt với bệnh nhân, đối
mặt với những bệnh có các biểu hiện khác nhau. Giai đoạn này đòi
hỏi sinh viên phải nắm vững kiến thức đã học ở những năm tiền lâm
sàng và phải có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học. Sinh viên phải
tiếp xúc với nỗi đau của người bệnh nhân cũng là yếu tố làm thay

sống cá nhân. Trong một nghiên cứu của hơn 1000 sinh viên y khoa,
nhiều sinh viên phải trải qua cái chết của một thành viên trong gia
đình (15%), bị bệnh hoặc chấn thương (25%), hoặc sự thay đổi của
sức khỏe trong năm qua (42%), ngoài ra còn có đính hôn, kết hôn
và có con . Vào năm 1995, Hiệp hội các trường Đại học y tại Mỹ
điều tra trên sinh viên tốt nghiệp các trường y, 30% sinh viên tốt
nghiệp y khoa đã kết hôn, và 14% đã đính hôn hoặc đã có con. Tỉ
lệ sinh viên đã kết hôn ít căng thẳng hơn so với những sinh viên độc
thân [21].
Mặc dù hôn nhân là tương đối phổ biến trong giới sinh viên y
khoa, số sinh viên có con trước khi tốt nghiệp chiếm 10% [21], vì
những trường hợp này ít được biết về những hậu quả sức khỏe tâm
thần của thời kỳ mang thai hoặc nuôi con trong trường y. Có con sẽ
ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh viên. Trong 1 nghiên cứu của


24

sinh viên y khoa năm thứ hai, sinh viên nữ có nhiều khả năng bị
trầm cảm nếu họ có con [21].
1.3.2. Hậu quả của trầm cảm đối với sinh viên y khoa
Hiệu suất học tập kém: Căng thẳng, lo âu và hiệu suất học tập
liên quan chắt chẽ với nhau. Hiệu suất học tập kém dẫn đến kết quả
học tập không được như mong muốn gây ra căng thẳng, chán nản.
Và sự ảnh hưởng các các yếu tố trên còn phụ thuộc vào tính cách
riêng của từng người.
Sự vô cảm trong sinh viên y khoa: Mặc dù nghĩa vụ cao đẹp
mà sinh viên lựa chọn một ngành nghề thuộc lĩnh vực y học là“
quan tâm giúp đỡ mọi người”. Giảm sự đồng cảm ở sinh viên y
khoa bắt đầu từ những năm học trước lâm sàng và tiến triển trong



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status