Đề thi thử đại học môn lịch sử - đề 6 - Pdf 36


Đề thi thử ĐH môn Sử 2012 -2013
1. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH.
Câu 1
Từ kiến thức lịch sử về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954),
hãy:
+ Trình bày bối cảnh lịch sử ra đời Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí
Minh (19-12-1946)
+ Phân tích đường lối kháng chiến do Đảng ta xây dựng trong những năm đầu của cuộc
kháng chiến. (3 điểm)
Câu 2
Phong trào đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ (1945 – 1950) (2 điểm)
1. PHẦN TỰ CHỌN.
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b)
Câu 3a:
Trình bày tóm tắt các giai đoạn phát triển chủ yếu của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược từ năm 1946 đến năm 1954. (5 điểm)
Câu 3b:
Trình bày đối sách của Đảng và Chính phủ ta nhằm chống thù trong, giặc ngoài để bảo vệ
chính quyền, giữ gìn độc lập dân tộc trong giai đoạn 1945 – 1946. (5 điểm)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SỬ 2012-2013
Câu Ý Nội dung Điểm
1 Từ kiến thức lịch sử về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
(1946 – 1954), hãy:
+ Trình bày bối cảnh lịch sử ra đời Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của
Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946)
+ Phân tích đường lối kháng chiến do Đảng ta xây dựng trong những năm
đầu của cuộc kháng chiến.
3.0
1 Bối cảnh ra đời lời kêu gọi:
- Sau Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ướ 14-9, chấp hành chủ trương của

động toàn dân. Một khi toàn dân tham gia kháng chiến thì thực dân Pháp đặt
chân đến đâu cũng đều bị dân ta đánh và chính nhân dân là nguồn cung cấp
sức người, sức của dồi dào cho cuộc kháng chiến…(0.5 điểm)
- Kháng chiến toàn diện: Nghĩa là kháng chiến về mọi mặt: quân sự, kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội, ngoại giao…Bởi vì địch đánh ta không chỉ về
quân sự mà còn đánh ta trên nhiều lĩnh vực khác: phá hoại kinh tế của ta,
tìm cách làm cho ta suy yếu về chính trị, dụ dỗ, ru ngủ dân ta, nhất là thanh
thiếu niên quên đi nỗi nhục mất nước bằng cách truyền bá văn hoá đồi truỵ,
tìm cách cô lập nước ta với quốc tế…Mặt khác, ta vừa kháng chiến lại vừa
2.0

phải kiến quốc, xây dựng chế độ quân chủ nhân dân…(0.25 điểm)
- Kháng chiến lâu dài: Sở dĩ như vậy là vì, trên thực tế vào lúc đầu chiến
tranh, địch mạnh hơn ta rất nhiều về quân sự, chúng có cả một đội quân xâm
lược nhà nghề, trang bị hiện đại, vũ khí tối tân, lại có các đế quốc khác giúp
đỡ. Âm mưu của chúng là đánh nhanh thắng nhanh để kết thúc chiến tranh.
Ngược lại, quân đội ta còn non trẻ, vũ khí thô sơ. Ta đánh lâu dài để vừa
đánh, vừa tiêu hao dần lực lượng địch, phát triển dần lực lượng của ta, đợi
đến khi ta mạnh hơn địch mới đánh bại được chúng. (0.25 điểm)
- Kháng chiến dựa vào sức mình là chính: nghĩa là, lấy chính sức người, sức
của bản thân và của toàn dân tộc, để phục vụ kháng chiến nhằm phát huy
tiềm năng vốn có của cả dân tộc; tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế nhưng
không ỷ lại vào sự giúp đỡ đó. (0.25 điểm)
- “Lấy sức ta mà giải phóng cho ta” là quan điểm xuyên suốt trong tiến trình
cách mạng của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo. Đây là con đường duy nhất
đúng để phát huy tiềm năng vốn có của dân tộc: truyền thống yêu nước, tinh
thần tự lực tự cường…Sức mạnh nội sinh một khi được khơi dậy thì sự giúp
đỡ của bên ngoài mới được phát huy. Hơn nữa, chỉ khi biết dựa vào chính
mình thì mới không trông chờ, ỷ lại. (0.25 điểm)
- Bốn mặt trên đây của đường lối kháng chiến là một thể thống nhất có liên

được giữ vững, bộ đội ta trưởng thành, ảnh hưởng của Chính phủ kháng
chiến lên cao (0.25 điểm)
- Ý nghĩa: là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta, đánh bại hoàn toàn
âm mưu muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng của địch, so sánh lực lượng
địch – ta bắt đầu có sự thay đổi có lợi cho ta. (0.25 điểm)
c. Từ sau chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 đến trước chiến cuộc Đông –
Xuân 1953-1954
- Từ sau chiến dịch Việt Bắc đến chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 (0.75
điểm)
+ Âm mưu của thực dân Pháp…
+ Chủ trương của ta: xây dựng, củng cố, phát triển lực lượng trên các mặt
trận, đẩy mạnh chiến tranh du kích…
+ Tháng 6-1950, Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt
một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở
rộng củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Thắng lợi của chiến dịch Biên giới đánh
dấu một bước phát triển nhảy vọt về sức chiến đấu của quân ta, về nghệ
thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng. Từ đây, ta giành thể chủ động chiến
lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.
- Từ sau chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 đến Đông – Xuân 1953 –
1954 (0.75 điểm)

+ Thắng lợi trên các mặt trận Bình – Trị – Thiên, Tây Nguyên…
+ Chiến dịch Trần Hưng Đạo (12-1950), chiến dịch Hoàng Hoa Thám (4-
1951), chiến dịch Quang Trung (6-1951)
+ Tháng 10-1952, ta mở chiến dịch Tây Bắc; tháng 4-1953, ta phối hợp với
quân Pathét Lào mở chiến dịch Thượng Lào thắng lợi.
d. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954, chiến thắng Điện
Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ. Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến (0.5
điểm)
3 Câu 3b. Trình bày đối sách của Đảng và Chính phủ ta nhằm chống thù


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status