Biện pháp nâng cao chất lượng tiếp nhận văn học thiếu nhi cho học sinh lớp 5 trường tiểu học tường phù phù yên sơn la - Pdf 38

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LƯỜNG THANH MAI

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾP NHẬN VĂN HỌC
THIẾU NHI CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC
TƯỜNG PHÙ - PHÙ YÊN - SƠN LA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LƯỜNG THANH MAI

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾP NHẬN VĂN HỌC
THIẾU NHI CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC
TƯỜNG PHÙ - PHÙ YÊN - SƠN LA

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. Điêu Thị Tú Uyên

SƠN LA, NĂM 2016




THPT

: Trung học phổ thông


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................3
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .................................................................4
6. Giả thuyết khoa học .....................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4
8. Đóng góp của khóa luận .............................................................................................. 5
9. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................6
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................6
1.1.1. Văn học thiếu nhi, tiếp nhận văn học thiếu nhi .....................................................6
1.1.2. Vấn đề bồi dưỡng năng lực tiếp nhận văn học thiếu nhi trong trường tiểu học ............. 13
1.1.3. Nhiệm vụ và nội dung bồi dưỡng chất lượng tiếp nhận văn học thiếu nhi thông qua giờ
Tập đọc .......................................................................................................................................... 18
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................21
1.2.1. Thực trạng bồi dưỡng năng lực tiếp nhận văn học thiếu nhi cho học sinh lớp 5 ở
Trường Tiểu học Tường Phù - Phù Yên - Sơn La .........................................................21
1.2.2. Khảo sát điều tra ..................................................................................................22
1.2.3. Phân tích kết quả điều tra ....................................................................................23
1.2.4. Một số vấn đề rút ra từ thực trạng khảo sát .........................................................25
TIỂU KẾT .....................................................................................................................26

và lâu dài để các em học tiếp Trung học cơ sở. Hiện nay, đất nước ta đang bước vào
thời kì mới, chất lượng giáo dục là vấn đề số một trong nội dung công tác của ngành
giáo dục.
Trong hệ thống các môn học ở tiểu học thì môn Tiếng Việt là môn học rất quan
trọng, được coi là môn học công cụ để học tốt các môn học khác. Môn Tiếng Việt gồm
nhiều phân môn, trong đó phần cảm thụ văn học là phần nhằm phát triển tư duy cho
học sinh, nhằm bồi dưỡng để các em có thể trở thành HS giỏi môn Tiếng Việt. Khi
cảm thụ được tác phẩm văn học, HS không chỉ được thức tỉnh về mặt nhận thức mà
còn rung động về tình cảm. Từ đó, HS sẽ nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy
những năng lực hành động, cũng như được bồi dưỡng về tâm hồn.
Việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS nhằm hướng tới việc khám
phá nghệ thuật của tác phẩm. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS chính là
giúp các em nhận biết nhanh nhạy và chính xác các chi tiết trong tác phẩm, giúp HS
xác định nội dung chính của tác phẩm, hình thành một số kĩ năng sơ giản trong phân
tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó hình thành ở HS tình yêu và
niềm say mê đối với văn học, sự phong phú, nhạy cảm, tinh tế về tâm hồn tình cảm.
Môn Tiếng Việt sẽ dần dần xây dựng được những tâm hồn, nhân cách theo mục tiêu
giáo dục đề ra trong chiến lược phát triển con người.
1.2. Bồi dưỡng năng lực tiếp nhận văn học cho HS lớp 5 là một vấn đề khó vì ở
HS tiểu học tư duy trừu tượng đang được hình thành và phát triển. Hơn nữa, ở tiểu học
chưa có phân môn văn như bậc trung học cơ sở, nội dung tác phẩm văn học được giáo
viên hướng dẫn lồng ghép trong nội dung của các phân môn như Tập đọc, Kể chuyện,
Tập làm văn. Không những thế, cảm thụ văn học cũng được đánh giá là một vấn đề
khó đối với giáo viên.
Trên thực tế cho thấy, khả năng cảm thụ văn chương của giáo viên và HS còn
nhiều hạn chế. Khi được tiếp nhận tác phẩm văn học cách cảm nhận của mỗi người
có sự khác nhau. Vì vậy, những cái hay, cái đẹp của từ ngữ, ý thơ, câu văn trong văn
1



đầu tiên nghiên cứu những vấn đề lí luận về cảm thụ văn học và phương pháp dạy văn
trong trường phổ thông.
2


- Tác giả Hoàng Hòa Bình (1997) với Dạy văn cho học sinh tiểu học nghiên cứu
phương pháp dạy văn nói chung mà chưa tập trung nhiều vào nội dung cảm thụ văn
học cho học sinh.
- Tác giả Lê Phương Nga (2000) với Dạy học tập đọc ở tiểu học đã giới thiệu
những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phân môn tập đọc vừa mới mẻ lại
phong phú đa dạng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn này.
- Tác giả Hoàng Văn Cẩn (2005) với Dạy học tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi
cuốn sách đã nói đến phương pháp dạy các tác phẩm văn học cho lứa tuổi thiếu nhi nhưng
chưa chuyên sâu về cách cảm thụ văn học cho các em.
- Tác giả Phạm Minh Diệu và Hoàng Thị Mai, Nguyễn Đình Mai, Lê Thị Lan
Anh (2012) đồng biên soạn cuốn Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho học
sinh tiểu học. Nội dung cuốn sách trình bày các phương pháp bồi dưỡng cảm thụ
văn học cho HS tiểu học thông qua các phân môn thuộc môn Tiếng Việt.
Mỗi tác giả, trong các bài viết, công trình của mình đều đề cập đến nhiều khía
cạnh, phương diện khác nhau của vấn đề lí luận về cảm thụ văn học giúp người dạy
văn, học văn có phương hướng đúng về phương pháp dạy các tác phẩm văn học. Tuy
nhiên, các tác giả vẫn chưa đề cập nhiều tới vấn đề nội dung cảm thụ văn học qua các
tác phẩm.Với khóa luận này, tôi tiếp tục nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nâng
cao chất lượng tiếp nhận văn học thiếu nhi cho đối tượng là HS lớp 5 với mong muốn
góp một phần nhỏ nâng cao chất lượng tiếp nhận văn học thiếu nhi cho học sinh thông
qua giờ Tập đọc.
3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu nhằm mục đích:
- Khảo sát và đánh giá thực trạng tiếp nhận văn học thiếu nhi của học sinh lớp 5
Trường Tiểu học Tường Phù - Phù Yên - Sơn La.

phân môn tập đọc nói riêng của học sinh chưa được nâng cao. Nếu biện pháp tôi đề
xuất trong khóa luận nghiên cứu này được ứng dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả của việc tiếp nhận văn học thiếu nhi, cũng như chất lượng học môn Tiếng
Việt cho học sinh lớp 5 tại Trường Tiểu học Tường Phù - Phù Yên - Sơn La.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài, hệ thống hoá tài liệu để xây dựng cơ sở
lý luận cho khóa luận.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp khảo sát bằng phiếu Anket
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
4


- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
8. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận đạt chất lượng và được nghiệm thu sẽ bổ sung một số biện pháp nâng cao
chất lượng tiếp nhận văn học thiếu nhi cho học sinh lớp 5; là tài liệu tham khảo cho sinh
viên chuyên ngành giáo dục tiểu học, khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc
và những người quan tâm đến vấn đề này.
9. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
Chương 2: Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiếp nhận văn học thiếu nhi
cho học sinh lớp 5 thông qua giờ Tập đọc.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.


hình tượng với các văn cảnh đời sống và kinh nghiệm cá nhân để thể nghiệm, đánh giá
ý nghĩa lớn, nhỏ, sâu, nông của tác phẩm. Cuối cùng liên hệ tác phẩm với truyền
thống văn học, bối cảnh văn hóa để đánh giá vị trí tác phẩm trong đời sống nghệ
thuật. Điều này đòi hỏi phải có trình độ cao. Tùy trình độ và điều kiện mà người
đọc vươn tới các mức độ tiếp nhận.
6


Các hoạt động tiếp nhận này chịu sự chi phối của những quy luật:
Trước hết là tính tích cực chủ động của người tiếp nhận. Tác phẩm văn học tuy
là miêu tả cuộc sống cụ thể, toàn vẹn, sinh động, song vẫn còn có những điều bí ẩn mà
tác giả gửi vào trong đó. Người đọc phải quan sát, tri giác để làm nổi lên những nét
mờ, làm rõ những chỗ bị bỏ lửng, nhận ra mối liên hệ của những phần xa nhau, ý thức
được sự chi phối, tác động của chỉnh thể đối với các bộ phận. Tính chất không đầy đủ
ấy đòi hỏi người đọc phải xác định rõ, cụ thể hóa bằng tri thức bổ sung về tác giả và ý
đồ sáng tác, tự đối chiếu với văn bản khác, kinh nghiệm sống… để tìm đến mạch tư
duy, cảm xúc, biểu hiện. Ở đây không chỉ có tác phẩm tác động đến người đọc , mà
còn có việc tác động, tìm tời của người đọc đối với văn bản.
Thứ hai là kết quả tìm tòi của người đọc có thế dẫn đến những cách hiểu khác
nhau về một tác phẩm hay một đoạn trích, do mỗi thời đại, mỗi con người tìm đến
những khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn khi đọc truyện Tấm Cám thì đa số HS đều ca
ngợi cô Tấm với những phẩm chất tốt đẹp, dịu dàng, chịu thương chịu khó, giàu lòng
nhân ái…, nhưng cũng có HS (có thể do ảnh hưởng suy nghĩ của người lớn) mà không
đồng ý với các ý kiến trên mà cho rằng cô Tấm là một cô gái ác độc trong cách trả thù
mẹ con cô Cám ở cuối truyện. Tấm Cám quả là có nhiều khía cạnh nội dung phong
phú để cho người ta tiếp nhận khác nhau tùy theo cách nhấn mạnh, góc độ tiếp nhận.
Đó chính là điều làm nên tính đa nghĩa của tác phẩm. Ở đây, người đọc không chỉ đọc
ra cái ý mà tác giả muốn gửi gắm, mà còn có thể đọc ra cái nghĩa của tác phẩm như nó
bộc lộ ra cho mình.
Thứ ba, việc tiếp nhận văn học phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, thị hiếu của

gia lao động tự phục vụ bản thân và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà
cửa,...Ngoài ra, trẻ còn tham gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng
cây, trồng hoa và hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào
của trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong. Không
những thế trong gia đình các em luôn cố gắng là một thành viên tích cực, có thể tham
gia các công việc trong gia đình. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các gia đình neo
đơn, hoàn cảnh, các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn,... các em phải tham gia lao động
sản xuất cùng gia đình từ rất nhỏ. Trong nhà trường do nội dung, tính chất, mục đích
của các môn học đều thay đổi so với bậc mầm non đã kéo theo sự thay đổi ở các em về
phương pháp, hình thức, thái độ học tập. Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý
thức học tập tốt, tham gia vào một số các hoạt động xã hội mang tính tập thể. Đặc biệt
là các em muốn thừa nhận mình là người lớn, muốn được nhiều người biết đến mình.
Khi quá trình nhận thức cảm tính của các em phát triển các cơ quan cảm giác:
Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình
hoàn thiện. Tri giác của HS tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính
8


không ổn định, ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến
cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật
hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có
phương hướng rõ ràng - Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp
xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó,...)
Nhận thức lý tính bao gồm: Tư duy và tưởng tượng. Tư duy mang đậm màu sắc
xúc cảm và chiếm ưu thế, các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy
trừu tượng khái quát. Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt
đầu biết khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn
sơ đẳng ở phần đông HS tiểu học. Tưởng tượng của HS tiểu học đã phát triển phong
phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng
dày dặn. Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau: Ở

- Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau,
chẳng hạn những thuộc tính về thể lực, về trí tuệ (quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng
tượng, ngôn ngữ…) là những điều kiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động
có kết quả.
- Năng lực riêng biệt (năng lực chuyên biệt, chuyên môn) là sự thể hiện độc đáo
các phẩm chất riêng biệt, có tính chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực
hoạt động chuyên biệt với kết quả cao chẳng hạn: năng lực toán học, năng lực thơ văn,
năng lực hội hoạ, năng lực âm nhạc, năng lực thể dục, thể thao…
Cùng với năng lực thì tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thích hợp cũng rất cần thiết cho
việc thực hiện có kết quả một hoạt động. Có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong một lĩnh
vực nào đó là điều kiện cần thiết để có năng lực trong lĩnh vực này. Tri thức, kĩ năng,
kĩ xảo không đồng nhất với năng lực nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Ngược lại,
năng lực góp phần làm cho tiếp thu tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với
lĩnh vực của năng lực đó được nhanh chóng và dễ hơn. Như vậy, giữa năng lực và tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo có sự thống nhất biện chứng nhưng không đồng nhất. Năng lực
của mỗi người dựa trên cơ sở tư chất, nhưng điều chủ yếu là năng lực hình thành, phát
triển và thể hiện trong hoạt động tích cực của con người dưới sự tác động của rèn
luyện, dạy học và giáo dục. Cần tiếp cận vấn đề phát triển năng lực theo cách tiếp cận
nhân cách. Việc hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách là phương tiện có
hiệu quả nhất để phát triển năng lực.
Năng lực tiếp nhận văn học thiếu nhi được hiểu là khả năng nắm bắt một cách
nhanh, nhạy, chính xác các đặc điểm, đặc trưng, bản chất của tác phẩm về nội dung và
nghệ thuật; là khả năng hiểu, rung cảm một cách sâu sắc, tinh tế với những điều tâm sự
thầm kín nhất của tác giả gửi gắm qua hình tượng, là khả năng đánh giá chính xác và

10


sâu sắc tài năng cũng như sự độc đáo trong phong cách của tác giả. Năng lực tiếp nhận
văn học thiếu nhi cũng có ba mức độ: năng lực bình thường, tài năng và thiên tài.

11


thích của học sinh đối với tác phẩm văn học, đa phần là do sáng tác đề cập đến những
con người, sự vật tốt đẹp, tích cực, có tình tiết li kì, hóm hỉnh nhiều yếu tố gây cười
nhẹ nhàng, gần gũi với các em.
Một số nhược điểm trong tiếp nhận văn học của HS tiểu học các em ít đánh giá
tác phẩm và nhà văn, thường chỉ nhận xét về nhân vật và những nhận xét này dễ cực
đoan, một chiều. Các em không hiểu và không thích những nhân vật mâu thuẫn, phức
tạp, giàu suy tư. Những truyện kết theo lối để ngỏ cũng không được các em yêu thích
các em muốn mọi chuyện phải đi đến kết thúc với sự phân biệt rạch ròi.
Trước khi đến trường, HS tiểu học đã có vốn văn học nhất định. Đây không
phải là lần đầu tiên, các em được tiếp xúc với hình tượng văn học. Ngay từ nhỏ, HS đã
được nghe bố, mẹ, ông, bà kể chuyện cổ tích, truyện kể nhi đồng, nghe và thuộc các
bài đồng dao, ca dao, dân ca.
Ngay cả khi còn chưa biết chữ, mỗi lần được đắm mình vào thế giới những câu
chuyện cổ tích kì diệu, trong trí tưởng tượng của các em có thể phần nào hình dung và nhớ
được một số chi tiết, một số nhân vật. Sở dĩ, các em có cảm giác yêu nhân vật này hơn nhân
vật khác, thích câu chuyện này hay không thích câu chuyện kia… là vì các em bắt đầu có
những “cảm nhận chủ quan” về câu chuyện được nghe.
Đến bậc tiểu học, lần đầu tiên các em tự tiếp xúc với tác phẩm (có thể tự mình
đọc được văn bản tác phẩm), chữ viết tiếp tục đưa các em đi xa hơn trong việc cảm thụ
thế giới văn chương. Điều đó khiến các em thấy tự tin hơn, hứng thú hơn trong việc
tiếp nhận và cảm thụ văn chương.
Ở trường Tiểu học, GV sẽ trang bị cho các em một số tri thức và rèn luyện một
số kĩ năng, năng lực cần thiết cho việc tiếp nhận văn học thiếu nhi. HS bắt đầu làm quen
với các thao tác tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Đó là những câu hỏi, những
bài tập yêu cầu phát hiện ý của đoạn thơ, đoạn văn, ý chính hay đại ý của cả bài thơ, câu
chuyện, hoặc tìm từ ngữ “chìa khoá” làm nên cái hay, cái đẹp của đoạn văn bản…HS
cũng được trang bị một số tri thức về hình tượng, về ngôn ngữ nghệ thuật thông qua hệ

độ cao hơn, sâu hơn là nội dung tư tưởng (nội dung khái quát). Đó chính là sự khái
quát những gì đã trình bày trong nội dung cụ thể thành những vấn đề của đời sống và
giải quyết những vấn đề ấy theo một khuynh hướng tư tưởng nhất định. Như vậy có
thể nói nội dung của tác phẩm là toàn bộ những hiện tượng thẩm mĩ được phản ánh
bằng hình tượng thông qua sự lựa chọn, đánh giá chủ quan của nhà văn bao gồm
những cảm xúc, tâm trạng, lí tưởng, khát vọng của tác giả về hiện thực đó.
Nội dung tác phẩm văn học có vai trò quan trọng trong việc tác động đến sự
phát triển nhận thức và thái độ, tư tưởng, tình cảm của HS tiểu học nói chung, học sinh
lớp 5 nói riêng. Bởi văn học có tác dụng tích cực trong việc làm giàu tâm hồn, phong
phú tình cảm, rèn luyện tính cách, nhân cách con người, có ý nghĩa giáo dục rất lớn về
13


thẩm mĩ, về lòng yêu con người, yêu quê hương đất nước… hơn rất nhiều so với
những lời giáo huấn khô khan, mang lại cho các em những bài học nhân sinh nhẹ
nhàng, tự nhiên nhưng cũng không kém phần tế nhị, sâu sắc. HS tiểu học là lứa tuổi
thích noi gương, chính vì vậy, văn học đã mang đến cho các em những hình ảnh đẹp,
cao thượng, những tấm lòng nhân ái… để các em ngưỡng mộ, từ đó biết học hỏi
những điều hay lẽ phải và trở thành người có ích trong cuộc sống. Bên cạnh đó, các
em cũng cần định hướng để nhìn thẳng vào những hiện tượng, tính cách xấu, những
điều chưa hoàn thiện ở một cá nhân hay một kiểu người nào đó trong xã hội thông qua
những nhân vật, những câu truyện trong tác phẩm văn học. Từ đó các em biết tự trang
bị cho mình khả năng chống đỡ trước sự cám dỗ của những thói hư tật xấu, tự trang bị
cho mình một thái độ phê phán, tẩy chay cái xấu, cái sai …Đó cũng là một con đường
để giúp các em trưởng thành hơn, hoàn thiện hơn những cảm xúc yêu, ghét, vui, buồn.
Đến với văn học các em không chỉ biết đến những nụ cười mà còn biết xót xa khi nhìn
thấy những cảnh đời thiếu thốn, khốn khó nuôi dưỡng những tình cảm nhân ái cao đẹp
ở các em. Những tác phẩm văn học hay luôn khơi dậy trong tâm hồn các em HS khả
năng đồng cảm và niềm tin vào cái thiện cái cao cả.
Bồi dưỡng năng lực tiếp nhận văn học giúp HS tiểu học xác định đúng nội dung

c. Bồi dưỡng năng lực tiếp nhận văn học giúp học sinh hình thành một số
kĩ năng sơ giản trong cảm thụ, phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm
Thế nào là kĩ năng sơ giản trong cảm thụ, phân tích, đánh giá nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm? Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS tiểu học quy định nên ở bậc
tiểu học, HS chỉ dừng lại ở việc đọc và xác định những nội dung và đặc sắc nghệ thuật
cơ bản chứ chưa phải phân tích, đánh giá tác phẩm văn học. Tuy nhiên, việc hình
thành một số kĩ năng sơ giản trong phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm sẽ giúp tăng cường năng lực cảm thụ đối với văn học của HS, tăng cường khả
năng tiếp nhận nhanh nhạy, sâu sắc đối với các vấn đề của đời sống và con người được
thể hiện trong văn học. Trong chương trình tiểu học, việc hình thành những kĩ năng sơ
giản đó được lồng ghép trong hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài và bài tập ở phân môn tập
đọc và tập làm văn. Trong đó, yêu cầu HS tìm các khía cạnh của nội dung và hình
thức, nêu ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh giàu tính nghệ thuật, khái quát các ý nhỏ thành
ý lớn hơn… Đó thực chất là những bước đi ban đầu của thao tác phân tích, tổng hợp,
đánh giá đối với nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Nhưng hiện nay, HS thích xem
truyện tranh hơn đọc các tác phẩm văn học thiếu nhi nên các em thiếu cái nền cơ bản
khi cảm nhận cái hay, cái đẹp của bài tập đọc. Chính vì thế tiết tập đọc trở nên khô
khan, nhàm chán và HS không phát huy được khả năng cảm thụ văn học của bản thân
cũng như sẽ gặp khó khăn trong việc tìm hiểu văn bản ở các bậc học trên.
15


d. Bồi dưỡng năng lực tiếp nhận văn học giúp học sinh hình thành và phát
triển tình cảm, tâm hồn và nhân cách
Dạy văn là dạy người, vì vậy, việc hình thành và phát triển tình cảm, bồi
dưỡng đời sống tâm hồn cho HS tiểu học có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bồi dưỡng
năng lực tiếp nhận văn học chính là nhiệm vụ gắn liền với bồi dưỡng tâm hồn, nhân
cách cho HS.
Ở tiểu học, việc dạy học văn và bồi dưỡng năng lực tiếp nhận văn học thiếu nhi

sáng tạo, để đạt được những câu hỏi khơi gợi học sinh tìm hiểu về từ ngữ, hình ảnh,
nhân vật trong bài tập đọc. Gợi ý cho HS lựa chọn, đánh giá, phân tích về bài tập đọc
đang học nhằm phát huy năng khiếu văn học của các em. Sau khi hướng dẫn học sinh
tiếp nhận bài tập đọc giáo viên có thể cho HS nêu lên cảm nhận của mình rồi sau đó
giảng giải về bài tập đọc. Đồng thời có sự giao lưu tình cảm giữa GV và HS. Để học
sinh có hứng thú khi tiếp xúc với các bài thơ, văn, GV cần tìm đọc các tác phẩm đó,
tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm… để giới thiệu cho HS nhằm gây sự
chú ý bước đầu cho các em. Giáo viên cần hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà, để HS
có ý thức chủ động và sáng tạo tìm hiểu nội dung nghệ thuật của mỗi bài tập đọc.
Giáo viên cần yêu cầu các em soạn bài kĩ ở nhà trước giờ học. Để định hướng cho
các em chuẩn bị bài đạt hiểu quả cao, GV gợi ý những câu hỏi trong phần hướng
dẫn về nhà cho các em.
Trong phân môn Tập đọc, đồ dùng trực quan thường dùng để giới thiệu bài
giảng, nội dung bài, nhằm lôi cuốn, hấp dẫn HS vào bài giảng. GV có thể dùng trực
quan là tranh ảnh, mô hình, vật thật, băng hình… và đặc biệt chính giọng của GV
cũng làm trực quan hữu hiệu. Mặt khác, GV cần giao cho học sinh sưu tầm những
tranh ảnh liên quan đến bài tập đọc. GV có thể yêu cầu HS sưu tầm những bức
tranh theo chủ điểm (đăng trên báo, tạp chí). HS sẽ thích thú và sưu tầm được
những bức tranh đẹp theo yêu cầu từ đó các em có niềm say mê hứng thú rất lớn
khi tiếp xúc với các bài thơ, văn.
1.1.2.3. Nội dung bồi dưỡng năng lực tiếp nhận văn học thiếu nhi
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, là hình thức nghệ thuật sử dụng ngôn từ làm chất
liệu để chiếm lĩnh, tái hiện thế giới. Văn học cũng như mọi loại hình nghệ thuật khác
có đối tượng là thế giới khách quan, con người, các quan hệ đa dạng của con người với
thực tại. Nói cách khác, đối tượng của văn học là toàn bộ hiện thực khách quan trong mối
liên hệ sinh động, muôn màu với cuộc sống con người.
Chức năng quan trọng nhất và không thể thiếu của văn học là chức năng giáo
dục. Đối với văn học thiếu nhi, chức năng giáo dục giữ một vai trò quan trọng trong
việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Ở lứa tuổi ý thức đang hình thành, tư duy
còn chập chững, sự cảm nhận và thích ứng với thế giới bên ngoài chủ yếu thể hiện

nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. Tập đọc
là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành kĩ năng
đọc cho HS. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất
lượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông
hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm.
18


Bốn kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc
thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong
những kĩ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kĩ năng khác. Ví dụ, đọc đúng là
tiền đề của việc đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược
lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được.
Nhiều khi khó mà nói được rạch ròi kĩ năng nào làm cơ sở cho kĩ năng nào, nhờ đọc
đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng mà hiểu đúng hay
chính nhờ hiểu đúng. Vì vậy trong dạy học, không thể xem nhẹ yếu tố nào.
b. Giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc
với văn bản, làm việc với sách cho học sinh
Làm cho sách trở thành một sự tôn sùng ngự trị trong nhà trường. Đó là một
trong những điều kiện để trường học thực sự trở thành trung tâm văn hóa. Nói cách
khác, thông qua việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ, tiếp nhận văn học thiếu nhi qua giờ
tập đọc làm cho HS thích thú đọc văn học và thấy rằng khả năng đọc tác phẩm văn học
là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời.
c. Những nhiệm vụ khác
Việc đọc không thể tách rời khỏi việc hiểu tác phẩm, khám phá cái hay, cái đẹp
về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bồi dưỡng năng lục tiếp nhận văn học thông
qua giờ Tập đọc còn có nhiệm vụ:
- Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho HS.
- Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho HS.
- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho HS.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status