Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu xét xử trên địa bàn tỉnh quảng nam) - Pdf 39

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THU BA

TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN THEO
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(trên cơ sở số liệu xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THU BA

TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN THEO
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(trên cơ sở số liệu xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH TIẾN VIỆT

HÀ NỘI - 2016



1.1.1.

Quan hệ sở hữu với tư cách là khách thể được bảo vệ bằng luật
hình sự Việt Nam ................................................................................ 9

1.1.2.

Khái niệm tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự Việt Nam ............ 10

1.1.3.

Sự cần thiết của việc quy định tội trộm cắp tài sản trong luật
hình sự Việt Nam .............................................................................. 16

1.2.

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Luật hình sự
Việt Nam từ Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến nay về tội
trộm cắp tài sản ................................................................................ 18

1.2.1.

Giai đoạn từ Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến trước pháp điển
hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự năm 1985 .................................... 18

1.2.2.

Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước
khi pháp điển hóa lần thứ hai – Bộ luật hình sự năm 1999 .............. 22

2.1.1.

Các dấu hiệu pháp lý hình sự ............................................................ 36

2.1.2.

Hình phạt ........................................................................................... 43

2.2.

Thực tiễn xét xử tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.... 48

2.2.1.

Khái quát chung về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội… trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .................................................. 48

2.2.2.

Tình hình xét xử tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ...... 50

2.2.3.

Một số tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn xét xử tội trộm cắp tài
sản và những nguyên nhân cơ bản .................................................... 55

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN ....... 62
3.1.

Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
của BLHS Việt Nam về tội trộm cắp tài sản ................................ 70

3.3.1.

Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành áp dụng thống nhất pháp luật ... 70

3.3.2.

Giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ ................................................ 72

3.3.3.

Các giải pháp khác ............................................................................ 74

KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 85


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

ADPL

:

Áp dụng pháp luật


TNHS

:

Trách nhiệm hình sự

TAND

:

Tòa án nhân dân

TANDTC

:

Tòa án nhân dân tối cao

THTT

:

Tiến hành tố tụng

VKSND

:

Viện kiểm sát nhân dân



52

Bảng 2.4: Tỷ lệ (%) số vụ án và số bị can của các tội nằm trong
nhóm tội xâm phạm sở hữu từ năm 2011 đến 2015

52

Bảng 2.5: Số liệu xét xử sơ thẩm tội trộm cắp tài sản tại tỉnh
Quảng Nam từ năm 2011 đến 2015

53

Bảng 2.6: Cơ cấu về loại và mức hình phạt được áp dụng

54


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện công cuộc đổi mới trong những năm qua, tình hình kinh tế,
văn hóa và xã hội của tỉnh Quảng Nam đã có những bước phát triển mạnh
mẽ và đạt được những thành tựu đáng kể. Đời sống kinh tế, văn hóa, của
người dân được cải thiện một bước quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế
đạt tỷ lệ cao, vấn đề giáo dục đạt được những thành tựu đáng kể, tình hình
an ninh trật tự được giữ vững, công tác phòng, chống tội phạm đạt được
những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, tình hình tội phạm những năm gần đây có xu hướng tăng lên
và diễn biến ngày càng phức tạp. Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Quảng Nam trong 5 năm qua (từ năm 2011 đến 2015) trên địa bàn tỉnh Quảng

chiến sĩ lực lượng chuyên trách còn hạn chế, yếu kém, sa sút. Điều kiện hậu
cần - kỹ thuật bảo đảm cho công tác phòng, chống tội phạm còn nhiều khó
khăn, hạn chế. Chính sách đãi ngộ đối với lực lượng trực tiếp đấu tranh
phòng, chống tội phạm còn chưa phù hợp [38, tr. 1].
Mặc dù các cơ quan chức năng đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa,
đấu tranh, nhất là việc phát hiện và làm hạn chế các nguyên nhân làm phát
sinh tội trộm cắp tài sản như đã phân tích ở trên song chưa đem lại hiệu quả
cao. Bên cạnh đó, thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử đã cho thấy việc định tội
danh cũng như quyết định hình phạt của những người tiến hành tố tụng trong
Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án còn nhiều hạn chế, có vụ định tội
danh chưa chính xác, quyết định hình phạt ít nhiều còn mang tính chủ quan.
Trước tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội trộm cắp tài sản có
diễn biến phức tạp như vậy, đồng thời để triển khai thực hiện Chỉ thị số 48CT/TW, ngày 22/10/2010 và Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Bộ
Chính trị, Quyết định số 1217/QĐ-TTg ngày 06/9/2012 của Thủ tướng Chính

2


phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai
đoạn 2012-2015, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng
Nam đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch về công
tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó các ban,
ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố đều có kế hoạch triển khai thực hiện
cụ thể đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng với tội phạm các loại. Kết
quả đạt được trên lĩnh vực an ninh, trật tự ở Quảng Nam những năm qua là
không thể phủ nhận. Tuy vậy, tình hình tội phạm trên thực tế vẫn không hề
thuyên giảm, tình hình tội trộm cắp tài sản vẫn có diễn biến phức tạp.
Do đó, để làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội trộm cắp tài
sản, phân tích khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự Việt
Nam từ năm 1945 đến nay và thực tiễn xét xử các loại tội phạm này ở Quảng

GS.TSKH. Lê Cảm, Một số vấn đề lý luận chung về định tội danh, Chương I Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tái bản 2007; 2)
GS.TSKH. Lê Cảm, Một số vấn đề lý luận chung về định tội danh, Phần 2,
Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 2000; 3) PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, Một số vấn đề lý luận về
định tội danh và hướng dẫn giải bài tập về định tội danh, Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội, 1999; 4) PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí, Chương VI - Các tội xâm
phạm sở hữu, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội
phạm), Tập thể tác giả do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2003; 5) ThS. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự
Phần các tội phạm, Tập II - Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb. Thành phố Hồ
Chí Minh, 2002; v.v...
* Nhóm thứ ba (sách giáo trình, bài viết) bao gồm: 1) Giáo trình Luật
hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001; 2) Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội,
4


2010; 3) Trần Mạnh Hà, Định tội danh tội trộm cắp tài sản qua một số dấu
hiệu đặc trưng, Tạp chí Nghề luật, số 5/2006; 4) Nguyễn Văn Trượng, Một
số vấn đề cần hoàn thiện đối với tội trộm căp tài sản, Tạp chí TAND số 4,
tháng 2/2008; v.v...
Ngoài ra còn có các bài viết về tội xâm phạm quyền sở hữu được đăng
tải trên các tạp chí: Nhà nước và Pháp luật, Luật học, Cảnh sát nhân dân,
Công an nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Dân chủ và
Pháp luật trong những năm gần đây.
Các công trình đã nêu không thể thiếu được cho việc thực hiện đề tài
luận văn. Bởi vì, trong đó không chỉ chứa đựng lý luận về các vấn đề cơ bản
luận văn phải giải quyết mà còn có những chỉ dẫn cho việc xác định phương

tài sản với với một số tội phạm khác trong BLHS, đồng thời đi sâu vào phân
tích thực tiễn xét xử tội trộm cắp tài sản từ năm 2011 đến 2015 trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại
trong thực tiễn xét xử để đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp
luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS
Việt Nam về loại tội phạm này.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Tội trộm
cắp tài sản trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa
bàn tỉnh Quảng Nam).
4. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách
hình sự; quan điểm, đường lối xử lý các tội xâm phạm sở hữu nói chung, tội
trộm cắp tài sản nói riêng.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp mà luận văn sử dụng bao gồm: phương pháp phân
6


tích quy phạm, phân tích vụ việc, và phân tích lịch sử; phương pháp tổng hợp,
thông kê, tập hợp các thông tin, số liệu và vụ việc; phương pháp hệ thống hóa
các quy phạm pháp luật; phương pháp so sánh pháp luật; và phương pháp
đánh giá thực trạng pháp luật.
Với phương pháp phân tích quy phạm, luận văn đã phân tích quy định
của pháp luật hiện hành về tội trộm cắp tài sản, qua đó chỉ ra các khiếm
khuyết, bất cập.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các văn bản pháp luật, các
công trình nghiên cứu, các tài liệu khác có liên quan đến tội trộm cắp tài sản

biệt là Tòa án trong việc định tội danh giải quyết vụ án hình sự được khách
quan, có căn cứ pháp luật. Ngoài ra, luận văn còn cơ sở để đưa ra các kiến
nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến tội trộm
cắp tài sản, qua đó, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm nói chung, việc bảo vệ các quyền tài sản của tổ chức và công dân nói
riêng, cũng như phòng, chống oan, sai và vi phạm pháp luật trong giải quyết
vụ án hình sự.
Đặc biệt, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên
cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự tại
các cơ sở đào tạo luật trên cả nước.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm ba chương với tên gọi như sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về tội trộm cắp tài sản trong luật hình
sự Việt Nam
Chương 2: Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999 và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả
áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản.

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định tội trộm cắp tài sản
trong luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Quan hệ sở hữu với tư cách là khách thể được bảo vệ bằng luật
hình sự Việt Nam

cũng đáp ứng được yêu cầu do thực tiễn xét xử đặt ra trong những năm qua,
nhiều hành vi xâm phạm tài sản của các đơn vị kinh tế thuộc sở hữu chung
của nhiều thành phần kinh tế như: Công ty cổ phần, Công ty có vốn đầu tư
nước ngoài, liên doanh, liên kết... nhưng không thể xác định người phạm tội
xâm phạm tài sản thuộc sở hữu thuộc về thành phần kinh tế nào, nên việc định
tội và quyết định hình phạt không chính xác [28, tr. 2].
Dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, các tội xâm phạm sở hữu được
khái niệm như sau: “Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho
xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm đến quan hệ sở hữu của cơ quan, tổ chức và của công dân” [28, tr. 4].
1.1.2. Khái niệm tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự Việt Nam
Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực nhất trong xã hội. Theo quy định
tại Điều 8 BLHS năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì tội phạm
được định nghĩa như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị,

10


chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã
hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp
pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa [32, Điều 8].
Khái niệm tội phạm phản ánh những đặc điểm cơ bản: tội phạm là hành
vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong BLHS, do người có năng lực

Thứ hai, đối tượng mà tội phạm hướng tới để thực hiện hành trộm cắp
Đối tượng mà tội phạm hướng tới để thực hiện hành vi trộm cắp là chủ
sở hữu và người quản lý tài sản
- Chủ sở hữu tài sản: theo quy định tại Điều 164 BLDS 2005 thì “quyền
sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản
của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp
nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền
định đoạt tài sản”. Hay nói một cách khác, chủ sở hữu là người có quyền: tự
nắm giữ, quản lý, chi phối tài sản theo ý mình mà không bị hạn chế, gián đoạn
về thời gian; có quyền khai thác các công dụng, lợi ích, giá trị của tài sản và
quyết định về số phận của tài sản đó.
- Người quản lý tài sản: là người đang nắm giữ hoặc trông coi tài sản,
họ không phải là chủ sở hữu tài sản nên họ không có được đầy đủ ba quyền
năng của chủ sở hữu. Vì vậy, người quản lý tài sản không được định đoạt tài
sản. Họ có thể được định đoạt tài sản trong phạm vi ủy quyền của chủ sở hữu.
Xét dưới góc độ pháp lý thì người quản lý tài sản được chia ra hai trường hợp
là quản lý tài sản hợp pháp và quản lý tài sản bất hợp pháp.
Người quản lý tài sản hợp pháp: là trường hợp người được chủ sở hữu
giao cho quản lý tài sản một cách hợp pháp; hoặc tuy không phải do chủ sở
hữu giao cho nhưng việc sử dụng, quản lý tài sản được coi là hợp pháp (VD:
Trường hợp con lấy xe máy của bố để đi chơi mà không hỏi ý kiến…);

12


người được người quản lý hợp pháp tài sản, giao tài sản cho để trông giữ;
hoặc người phát hiện và thu giữ các tài sản vô chủ, tài sản bị bỏ quên, chôn
giấu, chìm đắm… phù hợp với các điều kiện pháp luật quy định; hay các
trường hợp quản lý tài sản theo quyết định, mệnh lệnh của cơ quan Nhà
nước (VD: Các trường hợp thu giữ, tịch thu các tài sản là tang vật trong vụ

chiếm đoạt. Nếu tại thời điểm mất tài sản, chủ tài sản biết việc tài sản của
mình bị người khác chiếm đoạt, thì rất có khả năng là người chiếm đoạt
không có ý định che dấu hành vi phạm tội của mình đối với chủ tài sản. Và
như vậy, vấn đề có hay không có dấu hiệu “lén lút” cần phải đặt ra trong
trường hợp này khi định tội danh [11, tr. 2].
Thứ tư, đặc điểm về tài sản bị trộm cắp
Theo quy định tại Điều 163 BLDS thì “tài sản bao gồm vật có thực,
tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản”
Tuy nhiên, không phải tài sản nào cũng là đối tượng tác động của tội
trộm cắp tài sản, mà chỉ những tài sản thuộc các trường hợp sau mới là đối
tượng tác động của loại tội phạm này. Trước hết, về mặt vật lý, tài sản là đối
tượng tác động của tội “trộm cắp tài sản” phải là một dạng vật chất cụ thể và
tồn tại dưới dạng là một động sản; Là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của cá
nhân, tổ chức, Nhà nước; Là tài sản phải đang trong vòng kiểm soát của chủ
sở hữu, người quản lý tài sản; Là tài sản có giá trị hoặc giá trị sử dụng; Tài
sản do chiếm hữu không hợp pháp. Ví dụ như: Tài sản do phạm tội mà có; tài
sản có được do mua nhầm của kẻ gian…[11, tr. 3].
Để xây dựng được khái niệm tội trộm cắp tài sản cần xuất phát từ khái
niệm tội phạm nói chung và những đặc điểm riêng của tội trộm cắp đã được
phân tích trên, cũng như tham khảo từ những nghiên cứu trước đó.
Theo từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, trộm cắp tài sản
được hiểu là “hành vi lén lút bí mật đối với người quản lý tài sản để chiếm
đoạt tài sản”

14


Theo Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) do GS.TSKH.
Lê Cảm chủ biên thì để đưa ra được khái niệm tội trộm cắp tài sản, cần khẳng
định tội trộm cắp tài sản phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm, tức

Trộm cắp tài sản là một trong những hành vi vi phạm pháp luật hình sự
xuất hiện rất sớm trong đời sống xã hội. Điều này được thể hiện qua các văn
bản của nhà nước phong kiến điều chỉnh các hành vi trộm cắp tài sản. Trong
những năm qua, Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đã tăng cường lãnh
đạo, chỉ đạo đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn an
ninh trật tự, chú trọng công tác tuyên truyền để cán bộ, nhân dân nắm bắt kịp
thời các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm, đề cao ý thức cảnh
giác trong việc bảo vệ tài sản. Tuy nhiên, tình hình trộm cắp tài sản có diễn
biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Thủ đoạn gây án của tội phạm trộm
cắp ngày càng táo bạo, liều lĩnh, có tính chuyên nghiệp ngày càng cao và hoạt
động lưu động trên nhiều tuyến, nhiều địa bàn. Thực trạng này đã trở thành
vấn đề bức xúc cho người dân. Do đó, tội trộm cắp tài sản là một trong những
tội phạm nằm trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu và nó cần thiết được ghi
nhận trong trong luật hình sự Việt Nam để kịp thời xử lý những người có
hành vi trộm cắp tài sản của người khác nếu đáp ứng các điều kiện nhất định.
Cụ thể, tội trộm cắp tài sản được quy định ngay trong các văn bản của các
triều đại phong kiến, tiếp đến là BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 và hiện
nay là BLHS sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015, là một
trong các tội thuộc chương các tội xâm phạm sở hữu, tạo cơ sở pháp lý cho
việc điều tra, truy tố, xét xử, bảo vệ tài sản của Nhà nước, công dân.
Và để cụ thể hóa quy định về tội trộm cắp tài sản tại Điều 138 BLHS
năm 1999, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công
an, Bộ Tư pháp đã phối hợp ban hành Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLTTANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP (viết tắt TTLT số 02) ngày 25/12/2001 về

16


việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở
hữu” của BLHS và Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao còn ban
hành Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP (viết tắt NQ số 01) ngày 12/5/2006


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status