Dạy học chính tả, luyện từ và câu qua ngữ liệu vui ở tiểu học (LV02108) - Pdf 42

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ THU TRANG

DẠY HỌC CHÍNH TẢ, LUYỆN TỪ VÀ CÂU
QUA NGỮ LIỆU VUI Ở TIỂU HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ THU TRANG

DẠY HỌC CHÍNH TẢ, LUYỆN TỪ VÀ CÂU
QUA NGỮ LIỆU VUI Ở TIỂU HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc Tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ LAN ANH

Hà Nội, 2016


i


iii

MỤC LỤC
MỞ ÐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 6
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6
5. Khách thể nghiên cứu ................................................................................. 6
6. Giả thuyết khoa học.................................................................................... 6
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7
8. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
CHÍNH TẢ VÀ LUYỆN TỪ VÀ CÂU QUA NGỮ LIỆU VUI Ở TIỂU
HỌC ............................................................................................................. 8
1.1. Cơ sở lí luận của việc dạy học Chính tả, Luyện từ và câu qua ngữ liệu
vui ở Tiểu học ................................................................................................ 8
1.1.1. Một số khái niệm liên quan .................................................................. 8
1.1.2. Từ tiếng Việt ...................................................................................... 10
1.1.3. Câu tiếng Việt..................................................................................... 13
1.1.4. Cơ sở tâm lí học.................................................................................. 14
1.1.5. Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học .. 16
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc dạy học Chính tả, Luyện từ và câu qua ngữ liệu
vui ở tiểu học................................................................................................ 17
1.2.1. Nội dung chương trình dạy học Chính tả và Luyện từ và câu ở tiểu học
..................................................................................................................... 17
1.2.2. Việc dạy học Chính tả và Luyện từ và câu qua Ngữ liệu vui ở tiểu học
..................................................................................................................... 21
1.2.3. Ý nghĩa của ngữ liệu vui trong dạy học Chính tả và Luyện từ và câu ở

nghĩa từng thành tố này ................................................................................ 77
2.4.5. Bài tập tìm từ có cùng từ loại, tiểu loại ............................................... 77
2.4.6. Bài tập tìm từ có cùng đặc điểm cấu tạo ............................................. 77
2.4.7. Bài tập chữa lỗi dùng từ ...................................................................... 78
Kết luận chương 2 ........................................................................................ 78


v
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................. 79
3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................... 79
3.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm ............................................................ 80
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ....................................................................... 80
3.2.2. Địa bàn thực nghiệm........................................................................... 80
3.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm ...................................................... 81
3.4. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 82
3.4.1. Thực nghiệm thăm dò ......................................................................... 82
3.4.2. Thực nghiệm kiểm tra đánh giá .......................................................... 82
3.5. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 91
3.5.1. Thực nghiệm thăm dò ......................................................................... 91
3.5.2. Thực nghiệm kiểm tra đánh giá .......................................................... 91
3.6. Kết luận chung về thực nghiệm ............................................................. 94
KẾT LUẬN ................................................................................................. 95
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .......................................... 97
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................... 98


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


5

Sách giáo viên

SGV

6

Thực nghiệm

TN


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Phân bố chương trình dạy học các phân môn Tiếng Việt theo tuần
trong chương trình sách giáo khoa hiện hành................................ 17
Bảng 1.2. Thống kê ngữ liệu vui trong sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành.
..................................................................................................... 18
Bảng 1.3. Bảng thống kê kết quả lựa chọn của giáo viên về ưu điểm của việc
sử dụng ngữ liệu vui ..................................................................... 23
Bảng 1.4. Bảng tỉ lệ sử dụng nguồn ngữ liệu vui .......................................... 24
Bảng 2.1. Bảng hình thức bài chính tả âm – vần ........................................... 49
Bảng 2.2 Hệ thống bài tập Luyện từ và câu .................................................. 67
Bảng 3.1. Kết quả sự hứng thú ở các lớp thực nghiệm và đối chứng ............ 92
Bảng 3.2. Bảng thống kê phần trăm mức độ khi làm các bài tập về Chính tả
qua ngữ liệu vui ............................................................................ 93
Bảng 3.3. Bảng thống kê phần trăm mức độ thích khi làm các bài tập về
Chính tả trong sách giáo khoa ....................................................... 93

và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc cho
giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
Ở cấp tiểu học, Tiếng Việt là môn học quan trọng nó là cơ sở để đào
tạo nên những con người phát triển toàn diện cả về tri thức và nhân cách. Môn
Tiếng Việt đòi hỏi sự tìm tòi, trau chuốt ngôn ngữ và khả năng cảm thụ ngôn
ngữ văn học của cả giáo viên và học sinh. Tiếng Việt ta giàu và đẹp, nhưng
cũng rất phức tạp. Ngữ liệu vui là một trong những thành tố của ngữ liệu được
sử dụng khá nhiều trong môn Tiếng Việt, nó đem đến cho học sinh nhận thức
về thế giới xung quanh hình thành tư tưởng, tình cảm tốt đẹp dựa trên những
cách viết hài hước, dễ nhớ, dễ hiểu và dễ thuộc phù hợp với tâm lí lứa tuổi
của học sinh tiểu học.
Các ngữ liệu vui trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học thường xuất
hiện nhiều ở hai phân môn Chính tả và phân môn Luyện từ và câu. Bởi hai
phân môn này đòi hỏi sự kiên trì và sự tiếp thu kiến thức sâu, khó khiến học
sinh dễ chán. Vì vậy, việc đưa các ngữ liệu vui vào hai phân môn này là vô


2

cùng hợp lí, giúp các em hứng thú hơn với bài học đồng thời nó góp phần vào
việc tiếp thu kiến thức của nhân loại.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng ngữ liệu dạy học trong sách giáo
khoa Tiếng Việt tiểu học hiện nay đa phần là những văn bản nghệ thuật (thơ,
văn xuôi) có chất lượng của Việt Nam và thế giới. Đội ngũ biên soạn đã điều
chỉnh, gia giảm (dung lượng, câu chữ) cho phù hợp với tư duy, nhận thức của
học sinh từng khối lớp, đặc trưng của các phân môn (Học vần, Tập đọc, Chính
tả, Luyện từ và câu...).
Theo Nguyễn Minh Thuyết [19] cho rằng khi lựa chọn ngữ liệu cho
HS, ngoài tiêu chí chọn nội dung hay, còn phải quan tâm tới những yếu tố
khác như phải chuẩn xác, dễ hiểu đối với HS ở từng độ tuổi; bài thơ, bài văn

và trò ở trường tiểu học. Tác giả cũng cho rằng công năng tích cực của truyện
cười, mảng sáng tác này đã trở thành ngữ liệu sát hợp để giáo viên sử dụng,
làm sinh động, hấp dẫn giờ dạy. Đó cũng là cơ hội thú vị để thầy cô trải
nghiệm những tình huống sư phạm đa dạng, phong phú và bổ ích nhằm tạo
được vị thế của một người thầy - nghệ sĩ trên bục giảng.
Với đề tài Giá trị các ngữ liệu vui trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu
học, Nguyễn Thị Ngọc Ánh [2] trong khóa luận tốt nghiệp đã trình bày một
cách tương đối khoa học về giá trị của ngữ liệu vui mà tác giả đã nghiên cứu.
Đóng góp của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh đã bổ sung, hệ thống hóa ngữ
liệu vui theo phân môn Tiếng Việt tại trường tiểu học cũng như đưa ra kết quả
điều tra thực nghiệm của mình tại trường tiểu học Ngô Quyền - thành phố
Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.
Cuốn Ngữ liệu vui trong dạy học Tiếng Việt Tiểu học do Lê Thị Lan
Anh làm chủ biên [1] đã làm rõ giá trị của ngữ liệu vui trong toàn bộ sách
giáo khoa Tiếng Việt tiểu học để từ đó nhận thấy việc sưu tầm các câu chuyện
hài hước, những mẩu chuyện cười, những câu đố vui là rất cần thiết và bổ ích.


4

Trong bài viết “Dạy ngoại khóa Luyện từ và câu ở trường Tiểu học” [15],
Trần Thanh Phong – Bùi Thị Thúy có đề cập đến các hình thức hoạt động
ngoại khóa ở phân môn Luyện từ và câu như Thi kể chuyện vui về từ và câu;
thi viết và thể hiện kịch bản;…. Trong đó phần thi kể chuyện vui về từ và câu
thể hiện sự sáng tạo của giáo viên trong dạy học Luyện từ và câu rất hiệu quả.
Bài viết “Hiện trạng và những đề xuất về đổi mới nội dung chương
trình Tiếng Việt tiểu học sau 2015” [14] của Phan Thị Quỳnh Như có mục nói
về kiến thức còn nặng tính hàn lâm, ngữ liệu thiếu tính chọn lọc, tranh vẽ
chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học. Và đặc biệt
là phần chú thích, giải nghĩa từ không chuẩn xác và sai về quy tắc chính tả, hệ

vận dụng các qui luật đó. Chương II phân tích sơ qua tình hình dạy - học từ
ngữ ở tiểu học hiện nay và một số vấn đề có liên quan. Chương III đề cập tới
việc dạy một số nội dung lí thuyết về từ, dạy kiểu bài lí thuyết về từ ở tiểu
học. Chương IV bàn về việc dạy từ ngữ theo phương hướng thực hành, trao
đổi về nội dung dạy thực hành từ ngữ ở tiểu học, về cách dạy kiểu bài thực
hành từ ngữ ở tiểu học. Trong phần đề cập tới nội dung dạy thực hành từ ngữ
ở chương này, các tác giả đã đi vào phân loại hệ thống bài tập từ ngữ trong
sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học hiện hành, phân tích cơ sở khoa học, đặc
trưng, tính chất của từng kiểu loại bài tập, trên cơ sở đó trao đổi về cách dạy
từng kiểu loại bài tập nói trên.
Con người ta sinh ra chào đời bằng tiếng khóc vì thế suốt đời người ta đi
tìm tiếng cười.Vì vậy ngữ liệu vui được đưa vào chương trình giáo dục là rất cần
thiết. Nó giúp con người ta làm quen dần với cái “cười” trong cuộc sống.
Như vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng
ngữ liệu vui, các phân môn Chính tả và Luyện từ và câu ở tiểu học. Tuy nhiên
chưa có công trình nghiên cứu việc sử dụng các ngữ liệu vui vào dạy học hai
phân môn Chính tả và Luyện từ và câu ở tiểuhọc. Chính vì những lí do trên,


6

chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Dạy học Chính tả, Luyện từ và câu qua ngữ
liệu vui ở Tiểu học” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống ngữ liệu vui trong dạy học Chính tả và Luyện từ và câu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc dạy học Chính tả và Luyện từ và câu
qua ngữ liệu vui ở tiểu học.
- Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của việc dạy học Chính tả và Luyện từ và
câu qua ngữ liệu vui ở tiểu học.

- Phương pháp xử lí số liệu: sử dụng hàm toán thống kê cùng các phần
mềm chuyên dụng để xử lí kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung luận văn gồm:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học Chính tả, Luyện
từ và câu qua ngữ liệu vui ở Tiểu học.
Chương 2. Hệ thống ngữ liệu vui trong dạy học Chính tả, Luyện từ và
câu ở tiểu học.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.


8

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC CHÍNH TẢ
VÀ LUYỆN TỪ VÀ CÂU QUA NGỮ LIỆU VUI Ở TIỂU HỌC
1.1. Cơ sở lí luận của việc dạy học Chính tả, Luyện từ và câu qua ngữ
liệu vui ở Tiểu học
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm ngữ liệu
Ngữ liệu là tư liệu ngôn ngữ được dùng làm căn cứ để nghiên cứu ngôn
ngữ [12, tr.673].
Như vậy, ngữ liệu có thể được hiểu là một tập hợp văn bản viết hoặc lời
nói đã được văn bản hóa (hay phiên âm) dùng làm rõ cơ sở ho việc phân tích
và miêu tả ngôn ngữ học.
1.1.1.2. Khái niệm ngữ liệu vui
Vui là trạng thái thấy thích thú của người đang gặp việc hợp nguyện
vọng hoặc đang có điều làm cho hài lòng [12, tr.1091].
Theo từ điển Tiếng Việt: hài hước là xu hướng của nhận thức đặc biệt
để kích thích tiếng cười và cung cấp giải trí.

Ra: từ chỉ hướng
Da: chỉ một bộ phận cơ thể bao bọc bên ngoài.
Gia: chỉ sự tăng thêm
c. Nguyên tắc truyền thống lịch sử
Nguyên tắc này liên quan đến những trường hợp bất hợp lí của chữ
quốc ngữ. Chữ quốc ngữ sử dụng bộ chữ cái La tinh cùng một hệ thống chữ
viết với các ngôn ngữ Pháp, Bồ Đào Nha… và bị ảnh hưởng bởi các quy tắc
viết chữ ngôn ngữ này.
Ví dụ 1: Trong tiếp Pháp chữ cái e đi với i, e, ê không biểu thị âm - /k/
mà hiển thị âm vị /s/: cinema.


10

Những người sáng lập chữ quốc ngữ đã tạo ra chữ k cho đi với chữ i, e,
ê để biểu thị âm vị /k/.
Ví dụ 2: Chữg khi đi với i, e, ê không biểu thị âm vị / / mà biểu thị âm
vị /z/ như là: gì.
Những người sáng lập chữ h và g để tạo ra “gh” (và chữ h gọi là h câm)
cho đi với i, e, ê để biểu thị âm vị /f/ như: gh, ngh + i, e, ê .
1.1.2. Từ tiếng Việt
Có thể định nghĩa: Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý
nghĩa dùng để tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền
[17, tr.69]
*Đặc điểm của từ và việc dạy từ ở tiểu học:
Từ là đơn vị cơ bản, đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Đây là đặc trưng
có tính chất bao trùm, đặc trưng nổi bật nhất của từ.
Từ là đơn vị hiển nhiên của ngôn ngữ. Trên thế giới hiện nay, có trên
200 định nghĩa về từ, nhưng chưa có định nghĩa nào có thể đem áp dụng cho
mọi ngôn ngữ. Như thế dù thấy rằng việc nhận diện từ là rất phức tạp.

(đất): chỉ hoạt động  động từ, cái cuốc, con cuốc (chỉ sự vật)  danh từ.
Đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt thể hiện ở bên ngoài từ, tức dựa
vào khả năng kết hợp. Ví dụ: đang thắng lợi (động từ), những thắng lợi (danh
từ); rất đẹp (tính từ), vẻ đẹp, cái đẹp (danh từ).
* Đặc điểm cấu tạo: Xác định từ về nghĩa, về ngữ pháp. Mỗi từ tiếng
Việt đều thuộc về một kiểu cấu tạo từ nào đó (từ đơn, từ ghép, từ láy,..).
Những từ có cùng một kiểu cấu tạo thường có cùng một kiểu ý nghĩa (ví dụ:
những từ ghép đẳng lập kiểu: nhà cửa, ruộng vườn, quần áo, đi đứng,… có ý
nghĩa mang tính khái quát; những từ ghép chính phụ kiểu: xe đạp, máy cày,
thợ mộc, thợ săn,… có ý nghĩa mang tính phân loại; những từ láy có cùng mô
hình cấu tạo kiểu: khấp khểnh, thập thò, lập lòe, bập bềnh,… diễn tả một
trạng thái không ổn định: ẩn - hiện, sáng - tối, có - không… của sự vật, hiện
tượng… Như thế, các từ khác nhau về cấu tạo nên khác nhau về ngữ nghĩa.


12

* Đặc điểm ngữ nghĩa: Đây là đặc trưng quan trọng nhất để khẳng định
tư cách từ của một hình thức ngữ âm nào đấy. Ví dụ: lĩm, nghiễng, tều, quáo,
tườm… không có nghĩa nên không phải là từ.
* Đơn vị nhỏ nhất để tạo câu: Chức năng của từ là đơn vị dưới cấp độ
cú pháp (từ là đơn vị độc lập để tạo câu). Đặc trưng này phân biệt từ với hình
vị (thiên và trời, thủy và nước, ái và yêu…). Ví dụ:
Tôi nhìn trời (+)
Tôi nhìn thiên (-)
g) Đặc điểm có sẵn của từ: Từ có sẵn trong tiềm năng ngôn ngữ của
mỗi người, khi cần thiết, người ta huy động chúng để tạo câu. Câu không có
sẵn, là sự lắp ghép các từ với nhau.
Tóm lại: Khi xác định một đơn vị nào đấy có phải là từ hay không, cần
xem xét tất cả các đặc điểm nói trên. Nói cách khác, không thể chứng minh tư


Từ láy
Từ láy hoàn
toàn

Từ láy âm đầu

Từ láy bộ
phận

Từ láy vần

Hình 1.1 Sơ đồ phân loại từ theo cấu tạo

1.1.3. Câu tiếng Việt
Theo Diệp Quang Ban, Câu là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong
tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ [Dẫn theo 3,tr.16]
Trong môn Tiếng Việt ở tiểu học, theo cấu tạo, câu được chia thành hai
loại: câu đơn và câu ghép. Theo mục đích nói, câu đơn được chia thành bốn
kiểu: câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm.
Câu ghép: Câu ghép thông báo về nhiều sự việc có mối liên hệ với
nhau một cách chặt chẽ hoặc tương đối chặt chẽ.
Căn cứ vào cách thức liên kết các vế câu, có thể chia câu ghép thành
hai loại: câu ghép không dùng từ nối các vế câu và câu ghép dùng từ nối các
vế câu.
Ở tiểu học, có ba loại thành phần câu được giới thiệu: chủ ngữ, vị ngữ,
trạng ngữ.
Chủ ngữ: Chủ ngữ của câu thường là danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ,
chỉ sự vật, hiện tượng xác định. Do vậy, chủ ngữ có thể được thay thế bằng
đại từ xưng hô hay từ ngữ có ý nghĩa xác định tương đương; ngoài ra, nếu chủ

dần từ tính trực quan, cụ thể sang tính trừu tượng, khái quát: tính trực quan,


15

cụ thể giảm dần còn tính trừu tượng, khái quát tăng dần theo khối lớp. Điều
này được thể hiện trên tất cả các mặt của tư duy: tiến hành các thao tác tư
duy, lĩnh hội khái niệm, phán đoán và suy luận. Người giáo viên cần phải quan
tâm đến việc hình thành các yếu tố tư duy lí luận cho học sinh tiểu học.
1.1.4.3 Tưởng tượng của học sinh tiểu học
Tưởng tượng của học sinh tiểu học được phát triển, phong phú hơn
nhiều so với trẻ trước tuổi học và có sự quyện chặt giữa tưởng tượng phóng
khoáng với hiện thực. Tưởng tượng tái tạo được hoàn thiện, chúng được phát
triển đặc biệt trong hoạt động học tập theo hai khuynh hướng:
+ Tiến dần đến phản ánh một cách đúng đắn, đầy đủ, rõ ràng hiện thực
khách quan trên cơ sở những tri thức tương ứng.
+ Tiến dần đến phản ánh một cách sáng tạo, khái quát trên cơ sở của
ngôn từ và các hệ thống kí hiệu khác.
- Người giáo viên cần phải quan tâm đến việc hình thành và phát triển
tính sáng tạo trong tưởng tượng cho học sinh tiểu học.
1.1.4.4 Trí nhớ của học sinh tiểu học
Ở học sinh tiểu học, trí nhớ trực quan - hình ảnh phát triển hơn trí nhớ
từ ngữ - lô gíc, tính không chủ định vẫn chiếm ưu thế cả trong ghi nhớ lẫn tái
hiện. Tình cảm có ảnh hưởng lớn đến độ bền vững và độ nhanh của sự ghi
nhớ. trong dạy học, giáo viên cần tạo ra tâm thế thích hợp để ghi nhớ ở học
sinh bằng việc giúp các em nhận rõ được nhiệm vụ ghi nhớ, hiểu mục đích
ghi nhớ và biết sử dụng các biện pháp ghi nhớ phù hợp.
1.1.4.5 Ngôn ngữ của học sinh tiểu học
Ngôn ngữ của học sinh tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ
pháp và từ vựng. Vốn từ của các em tăng lên một cách đáng kể do được học


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status