de thi HSG truong 07-08 - Pdf 44

VĂN HỌC VIẾT TIỀN GIANG TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN 1945
VĂN HỌC VIẾT TIỀN GIANG
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN 1945
VÕ PHÚC CHÂU (biên soạn)
1
***
1. Văn học viết Tiền Giang trên đường hiện đại hóa
Từ đầu thế kỷ XX đến 1945, theo sự vận động chung của nền văn học dân tộc, văn học viết
Tiền Giang cũng làm cuộc chuyển mình trên đường hiện đại hóa.
Lúc này, văn học Việt Nam thực sự thốt khỏi ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Trung Hoa
cổ; chuyển sang tiếp nhận thành tựu tiến bộ của văn hóa phương Tây với tinh thần nhân văn sâu
sắc.
Đây là nền “văn học mới”, còn được gọi là văn học ở các đơ thị. Bởi lực lượng tác giả chủ
yếu là trí thức tân học; cơng chúng là những thị dân. Ở Tiền Giang, đời sống văn học chủ yếu tập
trung ở thị xã Mỹ Tho và Gò Cơng.
Lúc này, sự phát triển của chữ Quốc ngữ, báo chí, nhà in… tiếp sức cho văn học đổi thay
tồn diện. Thay văn tự Hán – Nơm, nhà văn chuyển sang dùng chữ Quốc ngữ. Thể loại cũ được
cách tân (thơ, tiểu thuyết, tùy bút …), thể loại mới được đẩy mạnh (truyện ngắn, kịch nói, phóng
sự, dịch thuật, phê bình …). Nhà văn cũng mạnh dạn thay đổi cách chọn đề tài, cách nhìn, cách
cảm, cách nghĩ về hiện thực. Lần đầu tiên, viết văn được xem là một nghề; nhà văn có thể sống
nhờ nhuận bút …
Lúc này, do hồn cảnh chính trị – xã hội tác động, văn học phân hóa phức tạp thành nhiều
khu vực (hợp pháp, bất hợp pháp, bán hợp pháp); tách ra nhiều xu hướng (lãng mạn, hiện thực,
cách mạng).
Những đặc điểm trên, nhìn chung, đều hiện diện ở văn học viết Tiền Giang.
2. Điều kiện phát triển thuận lợi của văn học viết Tiền Giang
Văn học viết Tiền Giang nửa đầu thế kỷ XX có nhiều thành tựu là nhờ khởi hành và vận
động trong một mơi trường văn hóa đầy thuận lợi.
2.1. Sự hình thành và phát triển đơ thị – trung tâm kinh tế - văn hóa
Từ đầu thế kỷ XX, Mỹ Tho đã là vùng đất thịnh vượng về cả kinh tế và văn hóa:
“Mỹ Tho ngun tỉnh Định Tường

Sau nữa, thư qn cũng có vai trò tiếp sức cho cơng cuộc hiện đại hóa văn học. Người đọc
biết đến tác phẩm, tác giả nhờ thường xun giao lưu, mua và đọc sách ở các thư qn. Từ 1928
đến 1945, Mỹ Tho có nhiều thư qn: Chiêu Anh thơ qn, Đơng Phương thơ xã, Nam Cường thơ
xã, Ánh sáng thơ viện. Ở Gò Cơng, nổi tiếng nhất là Nữ lưu thơ qn .
2.3. Tinh thần dân tộc của các nhà văn
Lúc này, Nam Bộ là nơi thực hiện tích cực nhất, có hiệu quả nhất chủ trương của các nhà
văn: viết bằng thứ “tiếng An Nam ròng”. Đây là chủ trương đề cao lối văn đơn sơ, dễ hiểu, ít điển
tích, ít chữ Nho. Nó chú ý khai thác những từ ngữ mà mọi người hằng nói. Nó là một cách chống
lại sự ảnh hưởng q sâu đậm của tiếng Hán, là cách hiệp sức để tiêu hóa tình trạng “phát ách
tiếng chệch”. Nó gắn liền với ước vọng chân thành: “muốn cho tiếng nước ta đứng riêng một cõi,
chẳng còn làm mọi Tàu nữa” (Nguyễn Háo Vĩnh), để “cái hồn của tiếng mẹ đẻ” khơng chết mất.
Ủng hộ chủ trương này, các nhà văn đã phổ cập được văn chương đến với rộng rãi nhân dân, nhất
là giới bình dân. Thực tế, các nhà văn Tiền Giang đều định hình văn phong của mình qua “tiếng
An Nam ròng” ấy.
3. Đặc điểm, thành tựu của các thể loại
3.1. Truyện ngắn, tiểu thuyết
Đây là lĩnh vực gắn liền với cơng cuộc hiện đại hóa văn học đầu thế kỷ XX. Trong văn học
viết Tiền Giang, nó tập hợp được nhiều tác giả nhất, có số lượng tác phẩm nhiều nhất. Những tìm
tòi, đổi mới của các nhà văn Tiền Giang hầu hết được ghi nhận qua lĩnh vực này. Đặc biệt, đây là
nơi các nhà văn thể hiện rõ nhất thứ tiếng “An Nam ròng”. Nó gắn liền các tên tuổi: Hồ Biểu
Chánh, Nguyễn Văn Nguyễn, Sơn Vương, Trần Quang Nghiệp, Bửu Đình, Trần Thiên Trung,
Huỳnh Khắc Dụng, …
3.2. Thơ ca
Đây là thể loại truyền thống của văn học Việt Nam. Hầu hết tác giả Tiền Giang đầu thế kỷ
XX vẫn theo lối mòn xưa cũ của thơ ca trung đại. Phổ biến vẫn là những bài thơ Đường luật, đề tài
ngâm vịnh quen thuộc, chưa phát minh gì về hình thức. Tác giả theo lối thơ này là những người
am tường Hán học: Hồ Biểu Chánh (di cảo), Trần Quang Văn, Võ Thành Ký (Gò Cơng phụng
cảnh vịnh), Trần Phong Sắc (Hậu Lục Vân Tiên), …
Thời gian từ 1932 đến 1945, “Thơ Mới” phát triển mạnh ở miền Bắc và miền Trung nhưng
khơng khí ấy chưa đến được đất Tiền Giang. Có lẽ nơi đây thịnh cho việc bn bán, phát hành báo

nhà văn đã nhạy bén lập danh bằng cách viết phóng sự và biên khảo. Bấy giờ, hiện thực đời sống
phong phú, đa dạng giúp các nhà văn rộng đường khai thác. Nhiều vấn đề văn hóa – xã hội trong
di sản và hiện tại vẫn còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, số nhà văn đeo đuổi và thành đạt ở lĩnh vực này
khơng nhiều. Có thể kể: Thu Giang – Nguyễn Duy Cần (đề tài tâm lý, rèn nhân cách,…); Hồ Biểu
Chánh (đề tài các nhân vật lịch sử), Nguyễn Thị Manh Manh (đề tài đời sống phụ nữ tân thời),
Nguyễn Văn Nguyễn (đề tài Cơn Đảo), Phù Ngọc Lũy (đất và người Phan Thiết), Phan Văn Gia
(đề tài Khám Lớn Sài Gòn), …
4. Những gương mặt văn học tiêu biểu
Từ đầu thế kỷ XX đến 1945, văn học viết Tiền Giang quy tụ được một lực lượng tác giả
nhiệt tình, có học thức. Họ có q qn ở Tiền Giang hoặc được sinh ra trên đất Tiền Giang. Đó là
Nguyễn Văn Nguyễn, Thu Giang, Ngơ Tấn Lương, Trịnh Hồi Nghĩa… ở Mỹ Tho; Hồ Biểu
Chánh, Nguyễn Thị Manh Manh, Sơn Vương, Trần Quang Văn, Lê Sum … ở Gò Cơng; Trần
Quang Nhiễu, Trần Quang Nghiệp ở Chợ Gạo; Phan Văn Gia ở Châu Thành … Đặc biệt, nhà văn
Bửu Đình người gốc Huế nhưng lấy vợ Gò Cơng, được vợ động viên, chăm sóc, càng thêm nhiệt
tình sáng tạo. Ơng là con rể của đất Tiền Giang.
Về tư tưởng, các tác giả Tiền Giang đều có nền tảng Hán học vững chắc, có kiến thức Tây
học rất bài bản từ nhà trường. Về nghề nghiệp xuất thân, họ là giáo viên trung học, ký lục, luật sư ,
nhà báo … Phần lớn họ mới có tác phẩm riêng lẻ chứ chưa đủ bút lực để trình làng một sự nghiệp
đầy đặn, một phong cách nghệ thuật riêng. Tuy nhiên, một số đã thành cây bút nổi tiếng khắp khu
vực và cả nước.
Dưới đây là lai lịch, sự nghiệp của một số nhà văn Tiền Giang tiêu biểu.
4.1. Hồ Biểu Chánh
Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958) tên thật Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, là nhà văn, nhà báo
theo xu hướng hiện thực. Bút hiệu khác: Thứ Tiên.
Ơng sinh ngày 1/10/1885 (Ất Dậu), (theo khai sinh là 15/8/1884) tại làng Bình Thành, tỉnh
Gò Cơng. Là con thứ năm trong số 12 anh chị em. Nhà nghèo, thuở nhỏ chịu nhiều vất vả, thiếu
thốn. Chín tuổi, học chữ Nho. Mười tuổi, học quốc ngữ. Sau vào trường trung học Mỹ Tho và Sài
Gòn. Năm 1905, đậu Thành chung, thi vào ngạch ký lục của Sối phủ Nam Kỳ. Từ 1906, làm việc
trong Dinh Thượng thơ ở Sài Gòn. Năm 1911, bị nghi thân thiện với nhóm “nghịch Pháp” của
Trần Chánh Chiếu, bị đổi đi Bạc Liêu. Năm 1912, xuống Cà Mau làm việc tám tháng rồi đổi đi

thơng ngơn ký lục, giới thượng lưu trưởng giả… Ở nơng thơn là cảnh khổ của tá điền, là tội ác của
bọn điền chủ, cường hào ác bá, hương chức hội tề… Ngồi ra, có một số tác phẩm tuy lấy bối
cảnh ở Việt Nam nhưng được phóng tác từ tiểu thuyết phương Tây.
Về tư tưởng, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh vận dụng triết lý của cả Nho, Phật và Đạo giáo. Tuy
nhiên, ơng tập trung đề cao đạo làm người: nhân ái hiếu nghĩa, trong sạch thẳng ngay. Ơng xây
dựng nhân vật và giải quyết vấn đề theo quan điểm: lòng thương người, sự rộng lượng, sự tu thân
lập chí, sự hiếu hạnh, sự cải tà quy chánh, ở hiền gặp lành, thiện ác đáo đầu chung hữu báo…
Nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh thường có tính cách điển hình. Tên nhân vật
thường nhất qn hoặc nghịch với tính cách, phẩm chất (Thủ Nghĩa trong Chúa tàu Kim Quy ăn ở
thủy chung, thằng Được trong Cay đắng mùi đời là đứa trẻ xí được, Kỳ Tâm trong Tỉnh mộng có
tâm tính khác thường, Thái Dương trong Hai khối tình lại có những hành vi ám muội …). Nhân
vật là những mẫu người thực, đa diện, nhiều dục vọng, sản phẩm đích thực của xã hội thuộc địa
miền Nam đầu thế kỷ XX.
Về nghệ thuật, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh thường chọn những cốt truyện gay cấn, éo le với
những biến cố ly kỳ, tai họa bất ngờ nhưng rồi kết cục hợp lý, ln có hậu. Cách kể vẫn nghiêng
về truyền thống, theo kiểu phân tuyến và thời gian trình tự. Văn phong của ơng thực sự là “tiếng
An Nam ròng”, đậm đặc từ ngữ địa phương và khẩu ngữ. Ơng thích dùng nhiều thành ngữ, tính từ,
từ láy, từ tượng hình, tượng thanh. Hạn chế của ơng là thỉnh thoảng dùng chữ khơng đúng nghĩa
hoặc sai chính tả.
Nhiều tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh được người đọc các thế hệ u mến, gần đây được
dựng thành phim. Riêng Con nhà nghèo và Cha con nghĩa nặng được chọn giảng dạy trong nhà
trường.
Nhìn chung, về lĩnh vực tiểu thuyết, Hồ Biểu Chánh là nhà tiểu thuyết bình dân, đã sớm khơi
dậy khơng khí sáng tác và tiếp nhận tiểu thuyết giữa lúc truyện ngắn và đoản thiên bằng tiếng Việt
còn ít ỏi và lạ lẫm. Ơng có cơng góp phần hình thành thể loại tiểu thuyết trên chặng đường phơi
thai bằng chữ Quốc ngữ.
Ở lĩnh vực báo chí và biên khảo, Hồ Biểu Chánh quan tâm đặc biệt đến các vấn đề lịch sử –
xã hội. Làm báo, ơng thường bênh vực quyền lợi thương mãi cho đồng bào nhà nơng. Viết biên
khảo, ơng nêu cảm nhận của mình về tư tưởng, sự nghiệp của các nhân vật lịch sử như Pétain, Võ
Tánh, Hai Bà Trưng, Mạc Đăng Dung, Gia Long… Các bài viết tuy còn nặng cảm tính chủ quan,

dùng lối lặp đi lặp lại nhóm từ ngữ hoặc cả câu thơ để gợi tả tâm trạng phức tạp của những cơ gái,
chàng trai tân thời: vấn vương, hồi tưởng, nhớ nhung, xao xuyến, trăn trở, chơi vơi … Dường như
bà làm thơ chỉ để nhằm chứng minh sự trẻ trung, linh hoạt của “Thơ mới” chứ khơng nhằm định
hình phong cách riêng cho mình.
Điểm lại vài vần thơ. Đây là dòng suy tưởng của người khách đến căn phòng xưa, nơi ở của
người bạn u q cố:

“Gió lọt phòng khơng
Tạt hơi đơng
Lạnh như đồng
Ngồi mơ tưởng
Ngày xưa phất phưởng
Dấy động tơ lòng
Gió lọt phòng khơng
Tạt hơi đơng
Lạnh như đồng
Ngồi mơ tưởng
Tình xưa phất phưởng
Ấm dịu cõi lòng”
(Viếng phòng vắng)
Còn đây là nỗi lạnh vắng của một tâm hồn cơ đơn lúc canh tàn:

“Canh tàn, nghe lòng nghe
Gió đêm thống qua cửa
Lụn tàn một góc lửa
Lạnh ngắt chốn buồng the
5


Nhờ tải bản gốc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status