Giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn qua thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ (LV thạc sĩ) - Pdf 46

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH ĐÀO

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
KHI LY HÔN QUA THỰC TIỄN XÉT XỬ
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số

: 60.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ THỊ MAI HIÊN

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập
của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THỊ BÍCH ĐÀO



***
STT

Ký hiệu viết tắt

Nguyên văn

1

BLDS

Bộ luật dân sự

2

BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự

3

HĐXX

Hội đồng xét xử

4

TAND

Tòa án nhân dân

Bảng 2.4

Tên bảng
Thống kê giải quyết tất cả các vụ án hôn nhân gia
đình hệ thống TAND hai cấp tỉnh Phú Thọ (cả sơ
thẩm, phúc thẩm của TAND hai cấp tỉnh Phú Thọ)
Thống kê số vụ án tranh chấp hôn nhân gia đình trên
tổng số án đã thụ lý của TAND hai cấp tỉnh Phú Thọ
Thống kê giải quyết các vụ án hôn nhân gia đình tại
TAND tỉnh Phú Thọ (vụ)
Các vụ án có tranh chấp chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn tại TAND tỉnh Phú Thọ (vụ)

Trang

37

37

38

39

Tỷ lệ giải quyết các vụ án có tranh chấp chia tài sản
Bảng 2.5

chung của vợ chồng khi ly hôn tại TAND tỉnh Phú
Thọ (%)

39

1


định về tài sản của vợ chồng nói chung và tài sản chung của vợ chồng nói riêng,
càng cần có những nghiên cứu làm rõ vấn đề này. Đây là một trong những đề tài
nghiên cứu rất hay và thiết thực. Bởi, hôn nhân gia đình luôn gắn bó mới mỗi
chủ thể trong cuộc sống.chúng ta đối diện với mối quan hệ hằng ngày, hằng giờ.
Chính bởi sự thiết thực của đề tài này, cùng với sự thay đổi của pháp luật trong
thời gian gần đây, sự phát triển của xã hội, số lượng các vụ án ly hôn có tranh
chấp về tài sản khi ly hôn tăng lên, giá trị tranh chấp ngày càng lớn tạo ra nhiều
khó khăn và áp lực cho các cơ quan tiến hành tố tụng, do vậy việc nghiên cứu về
vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là vấn đề có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Tuy vậy, đây cũng là đề tài gây nhiều tranh
cãi, có khá nhiều quan điểm khác nhau của những nhà nghiên cứu luật pháp liên
quan đến nội dung tài sản chung của vợ chồng; đặc biệt, thực tiễn xét xử của
Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ cho thấy tranh chấp nảy sinh xung quanh nội
dung này vô cùng đa dạng, phức tạp. Vì những lý do trên, học viên lựa chọn đề
tài: "Giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn qua thực
tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ" làm luận văn thạc sĩ Luật
học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học về việc giải quyết tranh
chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn như: "Chế độ tài sản của vợ chồng
theo pháp luật" của tác giả Nguyễn Văn Cừ, "Thời kỳ hôn nhân – Căn cứ xác
lập tài sản chung" của tác giả Nguyễn Văn Cừ, "Nguyên tắc suy đoán tài sản
chung trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và luật dân sự Pháp" của tác
giả Đoàn Thị Phương Diệp, "Chia nhà đất khi vợ chồng ly hôn" của tác giả
Nguyễn Hồng Nam. Trong các giáo trình giảng dạy luật học tại các cơ quan đào
tạo luật học ở nước ta những năm qua như giáo trình Luật dân sự, Luật hôn nhân
gia đình của trường Đại học Luật Hà Nội, đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh,

quyền và lợi ích của các đương sự.

3


3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận và làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành bao gồm pháp luật về nội dung và pháp luật về hình thức được áp
dụng trong việc giải quyết các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn.
- Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành vào việc giải quyết các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn qua thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ;.
- Đề xuất và luận giải những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và
tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài
sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các công trình khoa học về tài sản chung của vợ chồng và giải quyết
tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hôn; các quy định của pháp luật hiện
hành bao gồm pháp luật nội dung và pháp luật hình thức, các căn cứ pháp lý khi
giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn và thực tiễn xét
xử tại Tòa án.
- Các vụ án cụ thể mà Tòa án nhân tại tỉnh Phú Thọ đã xét xử giải quyết
tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
- Các báo cáo tổng kết công tác xét xử và nhiệm vụ trọng tâm của hệ
thống Tòa án nhân dân trong 05 năm từ 2011 đến 2016.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài thực hiện trên phạm vi nghiên cứu các vụ án cụ thể của Tòa án
nhân dân tại tỉnh Phú Thọ khi giải quyết các tranh chấp về tài sản chung của vợ

các bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ khi giải quyết các tranh chấp về
tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

5


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Nội dung của luận văn có ý nghĩa thiết thực, là cơ sở để có cái nhìn toàn
diện hơn, thống nhất hơn về hệ thống pháp luật được áp dụng qua khảo sát thực
tiễn xét xử các tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉnh Phú
Thọ, qua đó phát hiện những vướng mắc bất cập, sai sót trong quá trình thực tiễn
xét xử các vụ án tranh chấp về chia tài sản chung khi ly hôn, đề cập những kiến
nghị hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn để có thể đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của các bên đương
sự, đảm bảo sự khách quan, công bằng, có tình, có lý, tiết kiệm được thời gian
và chi phí giữa các bên đương sự.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1.Cơ sở lý luận và pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn.
Chương 2.Thực trạng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp tài
sản chung của vợ chồng khi ly hôn của Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ.
Chương 3.Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, đảm bảo hiệu
quả khi giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ở Việt Nam
hiện nay.

6




bằng, bình đẳng giữa các chủ thể (có thể thấy người vợ thường thiệt thòi về tài
sản khi ly hôn). Cùng với đó, số lượng và độ phức tạp của các vụ việc liên quan
đến tranh chấp tài sản vợ chồng ngày càng gia tăng gây khó khăn và tốn kém
cho ngành tư pháp. Sự ra đời của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cùng với
một số văn bản hướng dẫn thi hành đã phần nào đó giúp cải thiện tình trạng
trên, tuy nhiên, việc mới có hiệu lực trong một thời gian ngắn của các văn bản
pháp luật mà những mối quan hệ hôn nhân vợ chồng đã tồn tại trước đó rất
lâu, khiến việc áp dụng gặp không ít khó khăn. Trước khi nghiên cứu giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật, khắc phụ tình trạng nêu trên thì việc
làm rõ các khái niệm chế độ tài sản vợ chồng, chế độ tài sản chung của vợ
chồng và các hình thức là cần thiết.
Nhìn chung, có thể hiểu chế độ tài sản vợ chồng thực chất là sự tổng hợp
các qui phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, trong đó gồm:
các qui định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với
tài sản chung, tài sản riêng; nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ chồng. [39]
Tài sản vợ chồng được phân loại thành: tài sản chung và tài sản riêng. Đối với
quan hệ tài sản chung, vợ chồng cùng tham gia vào việc tạo lập, duy trì và phát
triển khối tài sản mà họ có quyền sở hữu chung. Trong khi quan hệ tài sản riêng
bảo tồn sự độc lập của mỗi người trong việc xác lập và thực hiện quyền sở hữu
đối với tài sản. Việc qui định chế độ tài sản vợ chồng ở các quốc gia đều có
những khác biệt, tùy thuộc vào chế độ kinh tế, xã hội cũng như tập quán, thuần
phong, mỹ tục, cũng như tư tưởng lập pháp của mỗi thời kì. Tuy nhiên, riêng đối
với việc xác lập tài sản của vợ chồng, pháp luật hôn nhân gia đình nói chung qui
định hai cách thức tương ứng với hai chế độ tài sản vợ chồng : chế độ tài sản vợ
chồng theo pháp luật (chế độ tài sản pháp định) và chế độ tài sản vợ chồng theo
thỏa thuận (chế độ hôn tài sản ước định).[37, tr.18]
Trong quá trình vợ chồng chung sống, tình cảm giữa vợ chồng luôn là yếu
tố quan trọng nhất, chi phối toàn bộ những vấn đề liên quan đến đời sống hôn
8


10


và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà
vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường
hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông
qua giao dịch bằng tài sản riêng. 2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu
chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa
vụ chung của vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài
sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó
được coi là tài sản chung”. [28, Đ33]
Từ những phân tích trên, cùng với quy định của pháp luật hôn nhân và gia
đình, có thể hiểu rằng “Tài sản chung vợ chồng là những tài sản do vợ chồng có
được trong thời kỳ hôn nhân mà việc hình thành hoặc tạo ra phù hợp với những
căn cứ xác lập tài sản chung vợ chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
Tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hôn là những mâu thuẫn, xung
đột của vợ chồng về việc chia tài sản chung mà họ không tự thỏa thuận được và
yêu cầu tòa án giải quyết.
1.1.2 Khái niệm giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn
Nếu kết hôn là sự kiện pháp lý đánh dấu quan hệ hôn nhân giữa hai cá
nhân nam, nữ được thiết lập thì ly hôn là sự kiện làm chấm dứt quan hệ hôn
nhân giữa nam và nữ, cùng với sự chấm dứt về quan hệ hôn nhân thì chế độ tài
sản chung của vợ chồng cũng chấm dứt kể từ thời điểm ly hôn. Khi ly hôn, bởi
có sự mâu thuẫn về quan hệ tình cảm nên vợ chồng khó có thể tìm được tiếng
nói chung trong việc phân chia tài sản chung, kéo theo đó là các tranh chấp chia
tài sản chung.
Tranh chấp về tài sản vợ chồng là sự mâu thuẫn, xung đột về tài sản giữa
vợ chồng thường xảy ra chủ yếu và gần như đồng thời với việc ly hôn, điều này

chồng hay của gia đình (trong trường hợp vợ chồng sống chung cùng gia đình
mà ly hôn, đây là trường hợp khá đặc thù).
- Thứ ba, tranh chấp về việc phân chia hiện vật.
12


- Thứ tư, tranh chấp về việc thỏa thuận giá trị tài sản tranh chấp.
- Thứ năm, tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với người thứ ba.
Khi vợ chồng đã có tranh chấp về chia tài sản chung thì có nghĩa là họ
khó thỏa thuận trong việc phân chia tài sản chung nên cần có một cơ quan Nhà
nước có đủ thẩm quyền tiến hành giải quyết việc chia tài sản chung của vợ
chồng. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 trước đây, tranh
chấp tài sản khi ly hôn được xếp vào loại việc tranh chấp dân sự thuộc thẩm
quyền của Tòa án nhân dân. Khi vợ, chồng có đơn gửi đến Tòa án yêu cầu giải
quyết ly hôn và cùng với việc giải quyết ly hôn họ yêu cầu giải quyết về tài sản
thì Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án, thực hiện các thủ tục, quy trình tố tụng đã
được pháp luật quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng dân sự như lấy lời khai,
thu thập chứng cứ, hòa giải, định giá, mở phiên tòa... Các bước tố tụng này giúp
Tòa án có thể xem xét, đánh giá chứng cứ, cân nhắc kỹ, quyết định về tính hợp
pháp, hợp lý trong lời khai, chứng cứ do các bên đưa ra. Nếu đủ cơ sở pháp lý
xác định tài sản tranh chấp là tài sản chung của vợ chồng thì Tòa án căn cứ vào
quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành để giải quyết chia tài sản
chung của vợ chồng. Xuất phát từ việc tranh chấp tài sản chung khi quan hệ vợ
chồng không còn tồn tại nữa nên pháp luật xác định đây là một quan hệ dân sự,
tài sản được xác định là tài sản chung giữa các đồng chủ sở hữu, việc phân chia
tài sản chung áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự về tài sản chung.
Cùng với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Luật tổ chức Tòa án nhân
dân năm 2014 các quan hệ tranh chấp phân chia tài sản chung của vợ chồng khi
ly hôn thuộc loại quan hệ tranh chấp hôn nhân và gia đình, việc phân chia tài sản
chung được áp dụng các nguyên tắc theo quy định của Luật Hôn nhân và gia

nhân và gia đình. Hai bên chủ thể trong tranh chấp tài sản chung khi ly hôn phải
thỏa mãn các điều kiện quy định theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình đối với sự tồn
tại và phát triển của xã hội, nhà nước bằng pháp luật quy định chế độ tài sản của
vợ chồng đều xuất phát từ mục đích trước tiên và chủ yếu nhằm bảo đảm quyền
14


lợi của gia đình, trong đó có lợi ích cá nhân của vợ và chồng. Những quy định
của pháp luật giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là cơ
sở tạo điều kiện để vợ chồng chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình đối với tài sản của vợ chồng, nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích hợp
pháp của mỗi đương sự khi tham gia giải quyết tranh chấp, đảm bảo vụ án được
giải quyết hợp tình, hợp lý, công bằng cho các bên đương sự.
Thứ ba, căn cứ xác lập, chấm dứt chế độ tài sản chung của hai vợ chồng
này phụ thuộc vào sự phát sinh, chấm dứt của quan hệ hôn nhân hay nói cách
khác, tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng chỉ được giải quyết khi hai vợ
chồng ly hôn tại Tòa án.[39]
1.1.4. Ý nghĩa của chế độ tài sản vợ chồng đối với giải quyết tranh chấp
tài sản khi ly hôn
Một là, chế độ tài sản được pháp luật ghi nhận nhằm điều chỉnh các quan
hệ tài sản của vợ chồng, tạo điều kiện để vợ, chồng bảo vệ được quyền và lợi ích
chính đáng của mình mà vẫn đúng theo quy định của pháp luật và phù hợp với
đạo đức xã hội.
Hai là, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình
điều chỉnh các quan hệ về nhân thân và tài sản giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và
các con, giữa các thành viên khác trong gia đình. Việc thực hiện và áp dụng chế
độ tài sản của vợ chồng góp phần củng cố, bảo đảm thực hiện các quyền và
nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng và giữa các thành viên của gia đình với nhau,
đảm bảo quyền và lợi ích của tất cả các đương sự và những người liên quan khi

được liệu với những thành phần tài sản của vợ chồng. Dù vợ chồng lực chọn chế
độ tài sản ước định hay chế độ tài sản pháp định luôn được pháp luật quy định rõ.
Việc phân định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ và chồng của chế độ
tài sản còn nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với
các loại tài sản của vợ chồng. Nó giúp cho quá trình giải quyết tranh chấp về tài
sản chung của vợ chồng khi ly hôn đúng pháp luật và khách quan hơn.

16


Chế độ tài sản của vợ chồng được sử dụng với ý nghĩa là cơ sở pháp lý để
giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau hoặc với những
người khác trong thực tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản
cho các bên vợ chồng hoặc người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản
của vợ chồng.[39]
1.2. Cơ sở và căn cứ pháp luật của việc giải quyết tranh chấp chia tài
sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng thực chất là quá trình áp dụng pháp
luật. Do đó, giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
không chỉ liên quan đến những nguyên tắc, nội dung mà Luật hôn nhân gia đình
2014 và các văn bản hướng dẫn quy định, mà còn phải trải qua những thủ tục,
trình tự trong quy trình tố tụng, mà những quy định này lại được điều chỉnh
bằng một bộ luật hình thức khác- Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bởi vậy, để có
được kết quả nghiên cứu đầy đủ cho đề tài giải quyết tranh chấp về chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn, học viên đã tiến hành tìm hiểu theo hai phương
diện. Một là những quy định nội dung của pháp luật hôn nhân gia đình về tài sản
chung của vợ chồng, nguyên tắc, cách thức xử lý khi có tranh chấp về chia tài
sản chung của vợ chồng khi ly hôn và hai là những quy định hình thức về quyền
hạn, nghĩa vụ, thẩm quyền của các chủ thể và trình tự, thủ tục trong giải quyết
tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và
nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn trong Luật Hôn
nhân gia đình năm 2014 được chia ra làm 2 trường hợp chế độ tài sản của vợ
chồng theo luật định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận để đưa ra các
nguyên tắc giải quyết phù hợp nhất. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận
với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường
18


hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét,
quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo
luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau: Trường hợp
không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa
thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp
dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi
ly hôn; Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn
bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của
văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn
đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô
hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các
điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ
chồng khi ly hôn .[29, Đ7] .
Trong trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để
chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên
tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố xác định tỷ lệ tài sản mà vợ
chồng được chia, cụ thể: (1) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình
trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao

chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập”[27]. Đến Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014, nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly
hôn được quy định tại Điều 59. Theo đó, tài sản chung của vợ chồng được chia
đôi nhưng có tính đến các yếu tố: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài
sản chung; lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu
nhập; bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; lỗi của mỗi bên
trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. So sánh những nguyên tắc này với
Luật Hôn nhân và gia đình trước đó thì Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã bổ
sung một nguyên tắc rất quan trong trong việc phân chia tài sản của vợ chồng,
20



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status