Giải quyết vụ án ly hôn qua thực tiễn xét xử của tòa án tại hải phòng - Pdf 36

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ THU TRANG

GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LY HÔN
QUA THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN
TẠI HẢI
PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT
HỌC

HÀ NỘI - 2014


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ THU TRANG

GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LY HÔN
QUA THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN
TẠI HẢI
PHÒNG
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số
: 60 38 30

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU

1
C
h
ư
ơ
1 n
1 g
1
1 :
1

N
H

N
G
V

N
Đ


8


8

1.4.1.

n

9

Giai

ăn

2

đoạn



2

6

13

từ

1


1.4.2.

1

Giai

.t

đoạn

4r

từ

.ở

năm

4

1954



đến

i

năm

nĐỊNH

Giai
đoạn
từ

HEO QUY
PHÁP

T


2.1.

Đặc trưng về thụ lý vụ

án ly hôn

4

24


2.2.

Đặc điểm về thủ tục chuẩn bị xét xử

33

2.3.


toàn ngành Tòa án Hải Phòng
3.1.2. Những thành tựu đạt được

54

3.1.3. Những vướng mắc, bất cập và những hạn chế trong việc giải

56

quyết án ly hôn của ngành Tòa án Hải Phòng
3.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Tòa án

83

Hải Phòng
3.2.

Yêu cầu của việc nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án tại

86

Hải Phòng
3.3.

Một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật và các giải pháp về

87

nâng cao hiệu quả xét xử vụ án ly hôn tại Tòa án ở Hải Phòng


: Tòa án nhân dân

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Số hiệu
bảng
3.1

Số liệu số vụ án ly hôn đã thụ lý và giải quyết của Tòa án
Hải Phòng trong các năm 2010 - 2013

Trang
53

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ

Số hiệu
sơ đồ

Trang


2.6

Thủ tục giải quyết vụ án ly hôn tại giai đoạn xét xử phúc

48

thẩm

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

Số hiệu
biểu đồ
3.1

Biểu đồ về số án ly hôn đã thụ lý, số án ly hôn đã giải
quyết và số án còn lại của Tòa án Hải Phòng trong các
năm 2010 - 2013

7

Trang
53


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là môṭ hình thức tồn taị của hôn nhân ; và hôn nhân là cơ sở

tụng cũng trong tình trạng báo động. Bởi vậy, cần phải điều chỉnh quy định
pháp luật để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nhằm tiếp tục thực hiện
Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020, tiếp tục hoàn thiện một cách căn bản hệ thống pháp
luật tố tụng dân sự, đảm bảo tốt hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên đương sự khi tham gia tố tụng.
Từ thực tế trên, thông qua công tác xét xử, giải quyết án ly hôn trên
địa bàn thành phố Hải Phòng, tôi chọn đề tài: "Giải quyết vụ án ly hôn qua
thực tiễn xét xử của Tòa án tại Hải Phòng" để có một cách đánh giá cụ thể
hơn trong việc thực hiện thủ tục tố tụng tại Tòa án trong giải quyết án ly hôn,
từ đó có một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự nói
chung và thủ tục giải quyết án ly hôn nói riêng; và đưa ra một số giải pháp cụ
thể nâng cao chất lượng xét xử trong ngành Tòa án Hải Phòng.
2. Tình hình nghiên cứu luận văn
Đề tài "Giải quyết vụ án ly hôn qua thực tiễn xét xử của Tòa án tại
Hải Phòng" là một đề tài mang ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Luận văn phân tích một cách toàn diện, sâu sắc các khía cạnh pháp lý
về trình tự tố tụng trong việc giải quyết án ly hôn thông qua thực tiễn công tác
giải quyết án ly hôn tại Tòa án hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Trên cơ sở đó luận văn chỉ ra những điểm còn hạn chế trong quy định của
pháp luật về thủ tục giải quyết vụ án ly hôn nói riêng và pháp luật tố tụng dân
sự nói chung. Và cũng từ những bất cập, tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp
luật tố tụng trong giải quyết án ly hôn tại Tòa án Hải Phòng, tác giả có một số
kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử tại Tòa án Hải Phòng nói
riêng và toàn ngành Tòa án nói chung để có thể đảm bảo quyền lợi của các
bên đương sự khi tham gia tố tụng, hạn chế những tồn tại có thể xảy ra

9





Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, với khuôn khổ của
luận văn thạc sĩ luật học tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu các quy định về
thủ tục tố tụng theo pháp luật hiện hành trong việc giải quyết án ly hôn tại
Tòa án với đối tượng nghiên cứu bao gồm các vấn đề lý luận và thực tiễn áp
dụng các quy định của BLTTDS trong thủ tục giải quyết các vụ án ly hôn của
Tòa án tại Hải Phòng.
Về thủ tục giải quyết vụ án ly hôn theo quy định của BLTTDS thì có
rất nhiều vấn đề, bao gồm nhiều khâu, nhiều bước, qua nhiều giai đoạn tố tụng
khác nhau. Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ đi sâu, giới hạn việc tìm hiểu các
quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết vụ án ly hôn qua công tác xét xử
thực tiễn của ngành Tòa án Hải Phòng ở hai giai đoạn xét xử sơ thẩm và xét
xử phúc thẩm. Luận văn cũng không đề cập sâu đến những vụ án ly hôn có yếu
tố nước ngoài. Nếu có điều kiện, tác giả sẽ nghiên cứu chuyên sâu vấn đề này ở
một đề tài khác.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp luận, phân
tích, so sánh, tổng hợp, lịch sử. Lấy lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam làm phương
pháp luận trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Phương pháp lịch sử: Áp dụng phương pháp này khi nghiên cứu đề tài nhằm
làm rõ sự phát triển có tính kế thừa của pháp luật trong việc điều chỉnh các thủ tục
liên quan trong việc giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình (HN&GĐ).
Phương pháp phân tích: Các vấn đề mà đề tài đặt ra sẽ được phân tích
về mặt lý luận để thấy rõ tính khoa học của việc điều chỉnh các thủ tục giải
quyết quan hệ HN&GĐ nói chung và vấn đề ly hôn nói riêng.
Phương pháp so sánh: so sánh nội dung các quy định pháp luật hiện hành
với những vấn đề lý luận pháp luật nhằm rút ra những điểm đã và chưa phù
hợp trong quy định của pháp luật so với lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật.

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN
VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LY HÔN

1.1. KHÁI NIỆM THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LY HÔN

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, hôn nhân (trong đó có ly
hôn) là một hiện tượng xã hội, mang tính giai cấp sâu sắc. Ly hôn là một mặt của
quan hệ hôn nhân. Nếu kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan
hệ vợ chồng, thì ly hôn là hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của quan hệ
hôn nhân nhưng không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ
[44, tr. 250-251]. Tại khoản 8 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000 giải thích về "ly
hôn" như sau: "Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận
hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng"
[24]. Như vậy, Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết việc ly
hôn.
Tại Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) năm 2002 quy định:
Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân địa phương, các
Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là các cơ quan xét
xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án xét xử
những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh
tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của
pháp luật… [26].
Với chức năng là cơ quan xét xử, Tòa án chính là cơ quan thực hiện,
tiến hành theo các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để giải quyết các
loại án trong đó có các quan hệ tranh chấp về HN&GĐ.
Pháp luật tố tụng dân sự phân chia thẩm quyền giải quyết các vụ việc
dân sự của Tòa án làm hai loại đó là "vụ án dân sự" và "việc dân sự". Trong


Tòa án thực hiện việc giải quyết các quan hệ tranh chấp về ly hôn theo thủ

14


tục giải quyết vụ án dân sự, bao gồm các thủ tục thụ lý, chuẩn bị xét xử sơ
thẩm, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm hoặc được xét lại ở thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên, không phải bất kỳ vụ án ly hôn nào cũng phải trải
qua tất cả các giai đoạn tố tụng trên. Tùy theo quyền tự định đoạt của đương sự
hoặc các căn cứ phát sinh trong quá trình tố tụng mà việc giải quyết vụ án ly
hôn tại Tòa án có thể kết thúc ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, phiên tòa sơ
thẩm hoặc xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LY HÔN

Thủ tục tố tụng dân sự bao gồm thủ tục giải quyết vụ án dân sự và thủ
tục giải quyết việc dân sự. Bản chất của việc dân sự là không có tranh chấp
mà là do tổ chức, cá nhân có yêu cầu; còn bản chất của vụ án dân sự là có
tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên (cá nhân, tổ chức…). Thủ tục
giải quyết vụ án dân sự là thủ tục giải quyết các tranh chấp phát sinh từ lĩnh
vực dân sự theo nghĩa rộng (bao gồm các tranh chấp trong lĩnh vự dân sự,
HN&GĐ, kinh doanh thương mại, lao động). Các tranh chấp này đều có cùng
đặc điểm đó là:
Thứ nhất, chủ thể của các quan hệ này bình đẳng về quyền và lợi ích.
Họ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tham gia tố tụng, bảo vệ
quyền lợi ích hợp pháp của mình. Đi cùng với quyền lợi được hưởng là nghĩa vụ
phải thực hiện, không có sự phân biệt chủ thể quyền và chủ thể thực hiện nghĩa
vụ.
Thứ hai, mối quan hệ tranh chấp giữa các mâu thuẫn được giải quyết
theo thủ tục này đều là các tranh chấp về lợi ích tư giữa các đương sự với

được sửa đổi, bổ sung năm 2011 khác với các tranh chấp dân sự thuần túy
khác; nó bị chi phối bởi quan hệ nhân thân, quan hệ tình cảm thân thuộc giữa vợ
và chồng. Khi giải quyết tranh chấp về ly hôn, Tòa án phải giải quyết hai mối
quan hệ là quan hệ nhân thân (bao gồm quan hệ hôn nhân giữa vợ, chồng và về
con chung) và quan hệ tài sản (nếu có). Mặc dù có giải quyết quan hệ tài sản
song trong tranh chấp ly hôn quan hệ tài sản vẫn bị ràng buộc bởi quan hệ hôn
nhân, nó không mang tính chất "đền bù ngang giá" trên cơ sở hàng hóa

16


tiền tệ như các tranh chấp dân sự thông thường khác. Đây cũng là tính chất
đặc thù riêng chỉ có trong tranh chấp về ly hôn, không có ở bất kỳ quan hệ
dân sự nào khác.
Trong tranh chấp ly hôn, các chủ thể tranh chấp với nhau về tình cảm,
và hệ quả của việc giải quyết tranh chấp về tình cảm chính là các mối quan hệ về
con chung và tài sản chung. Do có sự mâu thuẫn, bất đồng trong tình cảm vợ
chồng, các bên không thể tự thỏa thuận giải quyết một cách triệt để được mà
cần có sự "can thiệp" của Tòa án. Khi xác định tình cảm vợ chồng không còn,
một bên vợ (hoặc chồng) làm đơn khởi kiện xin ly hôn, đề nghị Tòa án giải
quyết để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho mình. Xuất phát từ quan hệ
HN&GĐ nên mặc dù thuộc tranh chấp về dân sự song tranh chấp ly hôn có
những đặc trưng riêng không có ở các quan hệ dân sự khác.
Một là, do tính chất đặc thù của tranh chấp ly hôn là tranh chấp về tình
cảm, quan hệ nhân thân nên các bên đương sự không được ủy quyền cho
người thứ ba tham gia tố tụng tại Tòa án để giải quyết quan hệ nhân thân.
Điều đó có nghĩa khi xác định tình cảm vợ chồng không còn, đời sống chung
không thể kéo dài, một bên đương sự có yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn
(giải quyết quan hệ hôn nhân) thì chủ thể tham gia tố tụng tại Tòa án chỉ gồm có
hai bên đương sự có mối quan hệ đặc biệt với nhau đó là vợ và chồng (nếu như

vấn đề hòa giải luôn được đề cao, khuyến khích các đương sự trở về chung
sống. Đó cũng chính là mục đích của việc giải quyết các tranh chấp về ly hôn.
Ba là, Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
ly hôn. Tranh chấp về ly hôn là tranh chấp về mối quan hệ tư giữa hai con
người (là vợ và chồng). Nếu như trong tranh chấp dân sự thông thường (tranh
chấp về tài sản, tranh chấp về hợp đồng…) các bên đương sự có thể tự thỏa thuận
với nhau về việc giải quyết tranh chấp hoặc có thể yêu cầu bên thứ ba (như tổ
chức trọng tài) đứng ra giải quyết tranh chấp mà không cần đến phán quyết của
Tòa án thì trong vụ án ly hôn, các bên muốn chấm dứt mối quan hệ hôn nhân thì
bắt buộc phải ra Tòa; hai bên không thể tự thỏa thuận chấm dứt quan hệ hôn
nhân cũng không thể nhờ một cơ quan, tổ chức khác ngoài Tòa án giải quyết
tranh chấp về ly hôn cho mình.

18


Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn, chứng nhận cuộc hôn nhân
hợp pháp là xã, phường, thị trấn nơi một trong hai bên cư trú, sinh sống, nhưng
khi có tranh chấp ly hôn xảy ra thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Tòa án.
Trong vụ án ly hôn, hòa giải là thủ tục bắt buộc phải có, hòa giải tại cơ
sở là một thủ tục mặc dù không bắt buộc nhưng được khuyến khích thực hiện.
Khi có tranh chấp ly hôn xảy ra, nếu thông qua hòa giải cơ sở các bên có thể
quay trở về đoàn tụ thì không phải ra Tòa nữa. Tuy nhiên nếu không qua hòa
giải cơ sở hoặc hòa giải cơ sở không thành thì tranh chấp về ly hôn sẽ được
Tòa án giải quyết. Tại Tòa án, thủ tục hòa giải vẫn được tiến hành khuyến
khích các bên đương sự quay trở về đoàn tụ. Trường hợp không thể hàn gắn
được thì Tòa án sẽ xem xét mâu thuẫn mà quyết định cho ly hôn hay không.
Những tranh chấp về ly hôn không phải là những tranh chấp đơn giản,
ngay cả khi vợ chồng thuận tình ly hôn thì những tranh chấp phải giải quyết
trong vụ án ly hôn bao gồm tranh chấp về con chung, tranh chấp về tài sản

HN&GĐ). Do BLTTDS mang quy định chung, tổng quát, trong khi những quy
định của pháp luật nội dung lại có tính chất đặc thù chuyên biệt nên khi xây
dựng pháp luật nội dung cần phải có sự tương thích với quy định của pháp luật
tố tụng. Nếu như pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung mâu thuẫn nhau thì
sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Trường hợp không có hướng dẫn cụ
thể, thẩm phán được phân công giải quyết công việc không biết phải giải quyết vụ
việc như thế nào dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng xét xử; ví dụ tại
khoản 2 Điều 24 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: "Vợ chồng đại diện cho
nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm
người giám hộ" [24]. Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 75 BLTTDS
quy định: "Những người sau đây không được làm đại diện theo pháp luật: a)
nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ án với người được đại diện mà
quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của
người được đại diện" [27], như vậy, trong vụ án ly hôn theo quy định của
pháp luật tố tụng thì người vợ (hoặc người chồng) không thể là người đại diện
thay cho người còn lại tham gia tố tụng tại Tòa án trong trường hợp người kia
mất năng lực hành vi dân sự.
Mặt khác, khoản 3 Điều 73 BLTTDS quy định: "Đối với vụ án ly hôn
đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố

20


tụng" [27]. Vậy, để bảo vệ quyền lợi cho người mất năng lực hành vi trong
cuộc hôn nhân không hạnh phúc thì cha, mẹ của người mất năng lực hành vi có
quyền khởi kiện xin ly hôn thay con hay không? Đây vẫn còn là vấn đề còn nhiều
quan điểm khác nhau. Rõ ràng sự không tương thích giữa pháp luật nội dung và
pháp luật tố tụng không chỉ không đảm bảo được quyền lợi của các bên đương
sự mà còn làm cho thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc lúng túng, e
ngại, chất lượng xét xử không được đảm bảo.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status