Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk (LV thạc sĩ) - Pdf 47

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Y HƯNG NIÊ

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
THUỘC THẨM QUYỀN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYÊN CƯ M’GAR, TỈNH ĐĂK LĂK

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

ĐẮK LẮK - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Y HƯNG NIÊ


TÁC GIẢ

Y Hưng Niê


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THUỘC
THẨM QUYỀN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN ...................... 11
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai .............. 11
1.2. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục của Ủy ban nhân dân cấp huyện về giải
quyết tranh chấp đất đai .................................................................................. 20
1.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyển
của UBND cấp huyện...................................................................................... 33
Chương 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THUỘC THẨM
QUYỀN CỦA UBND HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK .................. 41
2.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết giải quyết tranh chấp đất đai
thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện Cư M’ gar, tỉnh Đắk Lắk ..... 41
2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân huyện Cư M’ gar, tỉnh Đắk Lắk ...................................................... 58
2.3 Đánh giá chung về giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân huyện Cư M’ gar, tỉnh Đắk Lắk................................................ 66
Chương 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT
ĐAI THUỘC THẨM QUYỀN CỦA UBND HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH
ĐẮK LẮK ....................................................................................................... 87
3.1. Quan điểm bảo đảm giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của
Ủy ban nhân dân huyện Cư M’ gar, tỉnh Đắk Lắk.......................................... 87

Uỷ Ban Nhân Dân

HĐND

Hội Đồng Nhân Dân

VLXD

Vật Liệu Xây Dựng

SDĐ

Sử Dụng Đất

TC

Tố cáo

TCĐĐ

Tranh Chấp Đất Đai

KN

Khiếu nại

CT

Công Trình


Bảng 2.2: Đơn tranh chấp đất đai UBND huyện Cư M’gar tiếp nhận ............ 61
Bảng 2.3: Kết quả giải quyết đơn của các cơ quan hành chính nhà nước huyện
Cư M’gar ......................................................................................................... 64
Bảng 2.4: Kết quả giải quyết đơn tranh chấp của Ủy ban nhân dân huyện Cư
M’gar ............................................................................................................... 65

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
đặc biệt là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng
của mỗi quốc gia. Đất đai đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
của nhân loại. Nhiều nước trên thế giới đã giành sự quan tâm đặc biệt đến vấn
đề đất đai, đã xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật về đất đai
được điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội của thế giới.
Vì vậy quản lý nhà nước bằng pháp luật về đất đai ngày càng hoàn
thiện, đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, hệ thống quản lý nhà nước về đất đai
được tăng cường, từng bước phân cấp và phát huy tính tự chủ của địa phương.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình hình quản lý và sử dụng đất đai
hiện nay đang có những hạn chế. Vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
chưa có tính chiến lược lâu dài và ổn định hoặc thiếu tính khả thi; cơ chế quản
lý về đất đai thiếu hiệu quả; cơ quan quản lý đất đai các cấp nhìn chung còn
nhiều yếu kém. Chính vì thế tình trạng tranh chấp, khiếu nại về quản lý và sử
dụng đất đai có xu hướng diễn biến phức tạp. Việc giải quyết tranh chấp,
khiếu nại còn chưa kịp thời, thiếu hiệu quả. Những yếu kém trong công tác
quản lý và sử dụng đất nói chung cũng như những yếu kém trong giải quyết
tranh chấp, khiếu nại về đất đai nói riêng có nhiều nguyên nhân, trong đó có

dân) từ tình hình đó làm mất ổn định gây bức xúc trong nhân dân đối với công
ty đóng trên địa bàn của tỉnh. Điều đó trở thành vấn đề hết sức bức xúc xã hội
gây ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh, chính trị, trật tự và ổn định xã hội ở
một số địa phương trong cả nước; có nơi đã trở thành điểm nóng của xã hội,
thậm chí đã có dấu hiệu chuyển sang ảnh hưởng về chính trị- xã hội. Vấn đề
cơ bản hiện nay là phải hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh
5


chấp về đất đai; khắc phục những điểm bất hợp lý, những bất cập về cơ chế,
thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp dẫn đến việc áp dụng
các quy định pháp luật vào thực tế gặp những khó khăn, vướng mắc. Nâng
cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp bằng các giải pháp hữu hiệu.
Đắk Lắk là tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên chủ yếu là phát triển nhờ đất
nông nghiệp và công nghiệp nhưng thời gian gần đây với sự phát triển công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đất đai trở nên có giá trị kinh tế cao, với sự
quản lý và sử dụng đất của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn hiện nay chưa đồng nhất
giữa các cơ quan từ tỉnh xuống cơ sở, sử dụng và quy hoạch xây dựng đất ở,
đất nông nghiệp cho người dân chưa có sự đồng nhất còn gây tranh cãi, phiền
toái cho nhân dân ở một số huyện còn diễn ra phức tạp như; huyện Cư Kiun
tranh chấp đất đai giữa nhân dân và công ty cafe Việt Đức, công ty cafe Ea
K’tur, công ty cafe Ea Tiêu..., Ở huyện Ea H’Leo tranh chấp giữa nhân dân
với công ty cao su Ea H’Leo cũng diễn ra phức tạp, ở Cư M’gar có tranh chấp
giữa người dân với công ty cafe Ea Pốk, tranh chấp giữa người dân với công
ty lâm nghiệp Buôn Ya Wâm........
Cư M’gar là huyện thuộc tỉnh Đăk Lăk, chủ yếu là phát triển đất nông
nghiệp chiếm hơn 70% tổng diện tích đất của huyện, nông dân chủ yếu sản
xuất nông nghiệp nên rất gắn bó với đất đai. Những năm gần đây thực hiện
chủ trương của Đảng về mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút các nhà đầu
tư trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Vì thế

cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề đất đai, quản lý nhà nước về đất đai luôn là mối quan tâm
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các sinh viên thí sinh của
các trường đại học, vì vậy những năm gần đây đã có nhiều công trình khoa
học được công bố liên quan đến lĩnh vực đất đai, được nghiên cứu ở nhiều
7


góc độ khác nhau. Các công trình tiêu biểu được chia thành các nhóm vấn đề
sau: Nhóm công trình khoa học nghiên cứu quản lý nhà nước về đất đai; pháp
luật về đất đai có các công trình như:
Các công trình khoa học đăng tải trên các tạp chí: Một số vấn đề quản
lý nhà nước về đất đai trong giai đoạn hiện nay của tiến sĩ Nguyễn Đình Bồng,
Tạp chí Quản lý nhà nước, 4/2001; Phạm Hữu Nghị với bài viết tiêu đề Về thực
trạng chính sách đất đai ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 8/2002; Ths
Trần Quang Huy với bài Luật Đất đai năm 2003 và vấn đề hội nhập kinh tế quốc
tế, Tạp chí luật học số 3/2005; Ths Trần Văn Sơn với bài Tăng cường giám sát
việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước - giải pháp
tăng cường pháp chế XHCN, Tạp chí Lập pháp tháng 8/2005…
Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Hà Văn Khanh, năm 2007 với đề
tài Áp dụng pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước về đất đai ở thành
phố Hà Nội;
Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Trần Nam Khởi, năm 2008 với
đề tài Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan hành
chính nhà nước ở cấp huyện, huyện Bạc Liêu hiện nay... Với những công
trình khoa học đã được nghiên cứu, đề cập của nhiều nhà khoa học, nhà quản
lý liên quan đến đất đai nêu trên đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề cả lý
luận và thực tiễn về chính sách quản lý nhà nước đối với đất đai, về hoàn
thiện pháp luật và áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đai.

Cư M’gar thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân huyện Cư M’gar
+ Về thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn
- Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Các
quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về pháp chế và xây dựng
9


nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, nhất là quan
điểm chỉ đạo của Đảng về chính sách quản lý nhà nước về đất đai và giải
quyết tranh chấp về đất đai. Đồng thời luận văn còn dựa trên những vấn đề lý
luận chung về áp dụng pháp luật xã hội chủ nghĩa.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp của
triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trong đó chú trọng các phương
pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lịch sử và các phương pháp của các
bộ môn khoa học khác như so sánh, thống kê, trao đổi với chuyên gia….,.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn có ý nghĩa góp phần làm phong phú thêm lý luận giải quyết
tranh chấp về đất đai . Đồng thời luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho hoạt động nghiên cứu hay phục vụ cho công tác giảng dạy ở các
trường như: Trung cấp chính trị; quản lý nhà nước của huyện tổ chức. Đây
cũng là tài liệu có giá trị nâng cao lý luận và nghiệp vụ đối với cán bộ làm
công tác thực tiễn.
7. Kết cấu cuả luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn
gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm
quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chương 2: Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền

sống của xã hội loài người.
Trong bất kỳ xã hội nào, đất đai luôn có vai trò và vị trí quan trọng đối
với con người, góp phần xây dựng và phát triển phồn vinh của mỗi quốc gia.
Cùng với sự phát triển của sản xuất và đời sống, nhu cầu sử dụng đất của con
11


người ngày càng da dạng và phong phú hơn, xuất phát từ lợi ích của giai cấp,
tầng lớp trong xã hội và dựa trên đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển
đất nước. Nhà nước đã sử dụng pháp luật để quản lý và điểu chỉnh mối quan
hệ đất đai nhằm tạo môi trường pháp lý lành mạnh trong khai thác và sử dụng
đất đai hợp lý và hiệu quả theo đúng pháp luật. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý
vững chắc để giải quyết dứt điểm và có hiệu quả trong việc giải quyết tranh
chấp đất đai.
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng trong xã hội xảy ra bất kỳ hình
thái - kinh tế nào. Trong xã hội tồn tại lợi ích giai cấp đối kháng thì tranh chấp
đất đai mang tính chính trị, đất đai luôn là đối tượng tranh chấp giữa giai cấp
bóc lột và giai cấp bị bóc lột. việc giải quyết tranh chấp đất đai triệt để ở xã
hội có quản lý của pháp luật thì mang tính chất pháp luật, chính vì vậy nhà
nước việt Nam xã hội chủ nghĩa đã xây dựng pháp luật và quản lý đất đai
bằng pháp luật.
“Tấc đất, tấc vàng”, xưa nay đất đai vốn luôn là tư liệu sản xuất cực kỳ
quan trọng trong đời sống xã hội. Chính vì giá trị đặc biệt của đất đai rất to
lớn nên những tranh chấp liên quan đến vấn đề này phát sinh một cách phổ
biến trong xã hội. Việc giải quyết thỏa đáng những tranh chấp về đất đai sẽ
giúp cho các bên giải quyết những xung đột, mâu thuẫn, qua đó góp phần tạo
ra sự ổn định cho xã hội.
So với Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 có một số sửa đổi
về cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai; trong đó có những điểm mới về thẩm
quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.

tranh chấp quyết định hành chính; hoặc là không xác định rõ giai đoạn nào
được gọi là thời hiệu, giai đoạn nào là thời hạn như Luật khiếu nại quy
định.Tương tự, trong khi Luật đất đai quy định về thời hiệu, thời hạn tranh
chấp và giải quyết tranh chấp quyết định hành chính, hành vi hành chính về
13


quản lý đất đai nhưng lại không có một quy định nào về thời hiệu yêu cầu và
thời hạn giải quyết tranh chấp lần đầu, giải quyết tranh chấp tiếp theo về đất đai.
Theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất
bao gồm:
“1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân
dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân
sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên
cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư
tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh
đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở
của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức
năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của
tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan
đại diện của tổ chức liên chính phủ;
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về
quốc tịch;

mang những đặc điểm và đặc trừng riêng khác với tranh chấp dân sự, tranh
chấp lao động, tranh chấp kinh tế… sự khác biệt đó thể hiện ở đặc điểm sau:
Thứ nhất, chủ thể của tranh chấp đất đai chỉ có thể là chủ thể của quyền
quản lý, quyền sử dụng đất mà không phải là chủ thể của quyền sở hữu đất
15


đai. Quyền sử dụng đất của các chủ thể được xác lập và dựa trên quyết định
giao đất, cho thuê đất của nhà nước hoặc được nhà nước cho phép nhận
chuyển nhượng đất từ các chủ thể khác hoặc nhà nước thừa nhận quyền sử
dụng đất hợp pháp đối với diện tích đất đang sử dụng. Như vậy, chủ thể của
tranh chấp đất đai là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia với tư cách là
người quản lý hoặc đang sử dụng đất.
Thứ hai, tranh chấp đất đai rất đa dạng và phức tạp. hoạt động quản lý
và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường diễn ra rất đa dạng, phong phú với
việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau, với diện tích, sử dụng khác
nhau. Trong nền kinh tế thị trường, việc quản lý và sử dụng đất không dơn
thuần chỉ là việc quản lý và sử dụng một tư liệu sản xuất. đất đai trở thành
một hàng hóa đặc biệt, có giá trị thương mại, giá đất lại biến động theo quy
luật cung cầu trên thị trường, nên việc quản lý và sử dụng đất không đơn
thuần là khai thác giá trị sử dụng mà bao gồm cả giá trị sinh lời của đất thông
qua các việc mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tất nhiên, khi nội
dung quản lý và sử dụng đất phong phú và phức tạp hơn thì những mầu thuẫn,
bất đồng xung quanh việc quản lý và sử dụng đất đai trở nên gây gắt và trầm
trọng hơn.
Thứ ba, tranh chấp đất đai phát sinh gây ra hậu quả xấu về nhiều mặt
như: Có thể gây mất ổn định về chính trị, phá vỡ mối quan hệ xã hội, làm mất
đoàn kết nội bộ trong nhân dân, phá vỡ trật tự đất đai, gây đình trệ sản xuất
của gia đình, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích không những của bản thân các
bên tranh chấp mà còn gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước và xã hội.

của đề tài, chúng ta có khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai như sau: “Giải
quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải
pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của
17


các chủ thể trong quan hệ đất đai”.
1.1.2. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động mang tính quyền lực
nhà nước. Đó là hoạt động xem xét, giải quyết do người có thẩm quyền (chủ
tịch Uỷ ban nhân dân, thủ trưởng cơ quan tài nguyên và môi trường các
cấp…) thực hiện. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là quyết định hành
chính (bằng văn bản) khi có hiệu lực pháp luật buộc các chủ thể có liên quan
phải nghiêm chỉnh thực hiện. Trong trường hợp cần thiết nó được đảm bảo
thực hiện thông qua việc cưỡng chế bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nếu vi phạm, tuỳ theo mức độ, có thể bị xử lý bằng biện pháp hành chính
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thứ hai: Giải quyết tranh chấp đất đai phải tuân theo những hình thức,
thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định, phải công khai, dân chủ.
Thứ ba: Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động áp dụng pháp luật, do
đó nó mang tính cá biệt, cụ thể. Việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực
hiện và có hiệu lực đối với từng chủ thể, từng tình huống cụ thể và chỉ có giá
trị pháp lý đối với chủ thể xác định được nêu trong văn bản áp dụng, nó
không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các chủ thể khác.
1.1.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
1.1.3.1. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Khi thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai phải chú ý và tuần thủ
các nguyên tắc, trình tự, thủ tục thẩm quyền mà nhà nước đã quy định. Phát

tay đế quốc xâm lược.
1.1.3.3. Nguyên tắc bảo đảm lợi ích của chủ thể sử dụng đất
Luật Đất đai năm 2013 ra đời với việc thừa nhận tám quyền năng của
người sử dụng đất (Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
19


thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất) đã khẳng định tư
tưởng đổi mới trong quá trình nhà nước điều hành các mối quan hệ về đất đai,
Do đó, việc tôn trọng các quyền của người sử dụng đất và tạo điều kiện phát
huy tối đa các quyền đó là nguyên tắc quan trọng của luật đất đai, thực tiễn đã
chứng minh rằng, nếu lợi ích của người sử dụng đất không được đảm bảo, thì
việc sử dụng đất không mang lại kết quả cao, đây cũng chính là nguyên tắc cơ
bản trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.
1.1.3.4. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải
hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở
Điều 202, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định việc hòa giải tranh chấp
đất đai; Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc
giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai
mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Tôn trọng quyền định đoạt của các
chủ thể khi tham gia các quan hệ pháp luật đất đai là tôn trọng quyền tự do
thảo thuận, thương lượng của họ trên cơ sở các quy định của pháp luật, vì vậy
hòa giải trở thành cách thức và cũng là nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất
đai quan trọng và đạt hiệu quả cao.
1. 2. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục của Ủy ban nhân dân cấp huyện về
giải quyết tranh chấp đất đai
1.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân
cấp huyện
Điều 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương số: 77/2015/QH13, ngày

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương;
bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân; trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn, tiếp nhận
21


hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải
quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho
cá nhân, tổ chức.
Trách nhiệm của phòng kinh tế hạ tầng; Tham mưu, giúp Ủy ban nhân
dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công nghiệp; tiểu thủ
công nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư
xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh
tế, khu công nghệ cao (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công
nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng;
chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ;
quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật
đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; khoa học và công nghệ.
Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện
quản lý nhà nước về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi
trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của
Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 28. Luật tổ chức chính quyền địa phường số: 77/2015/QH13,
ngày 19 tháng 06 năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy
ban nhân dân huyện.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status